BÀI 7: CON ĐƯỜNG THẬP TỰ

BÀI 7: CON ĐƯỜNG THẬP TỰ
via dolorosa

Cố Thủ tướng Winston Churchill của nước Anh không phải là người trôi nổi không mục đích trong suốt cuộc đời ông ta. Những ai biết ông và những người thích đọc về ông đều biết rằng ông bị tiêu nuốt bởi sự thu hút của ý chí mạnh mẽ. Đối với ông, cuộc đời là một sân khấu chưa được vén lên của cá tính, mặc dù là anh hùng. Ai cũng đồng ý rằng chính việc dẫn dắt đất nước ông chống lại chủ nghĩa Phát-xít và dẫn đầu cho sự tự do, mặc dầu trở ngại phủ đầy, đã trở thành nổi ám ảnh kỳ diệu của Churchill.
Vào ngày 10 tháng 5 năm 1940, khi ông được vua King George VI mời lãnh đạo nước Anh chống lại kẻ thù đang đe dọa cả Âu Châu, ngài Churchill đã chấp nhận thách thứ một cách đầy tự tin. Như sau này ông nhắc lại sự kiện ấy rằng: “Tôi đã cảm thấy như mình đang bước đi với định mạng, và suốt cả cuộc đời trong quá khứ của tôi đã được chuẩn bị cho thời điểm này và cho thử thách này.” Một câu nói đầy ý nghĩa phải không quý vị?
Cũng vậy, Chúa Giê-xu của Na-xa-rét đã có một nổ ám ảnh: cuộc đời của Ngài được dành cho thập tự giá. Mặc dầu rất đau đớn và thống khổ như thế, nhưng Chúa Giê-xu đã thấy mình bị nuốt mất bởi sự thu hút của cảm giác cung cấp thiên thượng, và mỗi ngày trong cuộc đời đã trưởng thành của Ngài đưa Ngài càng gần hơn v9 hoàn thành sứ mạng chắc chắn phải thực hiện. Cho phép tôi đọc sứ mạng trong cuộc đời của Chúa Giê-xu như được ký thuật trong Phúc Âm Gi 19:16-22,28-30. 
“Người bèn giao Ngài cho chúng đặng đóng đinh trên thập tự giá. Vậy, chúng bắt Ngài và dẫn đi.
Đức Chúa Jêsus vác thập tự giá mình, đi đến ngoài thành, tại nơi gọi là cái Sọ,tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Gô-gô-tha.
Ấy đó là chỗ họ đóng đinh Ngài, lại có hai người khác với Ngài, mỗi bên một người,còn Đức Chúa Jêsus ở chính giữa.
 Phi-lát cũng sai làm một tấm bảng, rồi treo lên trên thập tự giá. Trên bảng đó có đề chữ rằng: Jêsus Người Na-xa-rét, Là Vua Dân Giu-đa.
Vì nơi Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh ở gần thành, và chữ đề trên bảng đó viết bằng chữ Hê-bơ-rơ, chữ La-tinh và chữ Gờ-réc, nên có nhiều người Giu-đa đọc đến.
Các thầy tế lễ cả của dân Giu-đa bèn nói với Phi-lát rằng: Xin đừng viết: Vua dân Giu-đa; nhưng viết rằng, người nói: Ta là Vua dân Giu-đa.
Phi-lát trả lời rằng: Lời ta đã viết, thì ta đã viết rồi.”
Và rồi cảnh ấy diễn ra nhanh chóng, dẫn đến sự chết của Chúa Cứu Thế trong câu 28-30.
“Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát.
Tại đó, có một cái bình đựng đầy giấm. Vậy, họ lấy một miếng bông đá thấm đầy giấm,buộc vào cây ngưu tất đưa kề miệng Ngài.
Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn.”
Không có điều gì lý thú hay hấp dẫn về việc xử tử hết.Không có cách nào để quý vị có thể trang hoàng, hay làm cho dụng cụ tử hình tội nhân trở nên quyến rũ được.
Trong chương trình nghiên cứu sách Tin Lành Giăng, hôm nay chúng ta học đến phần nói về cái chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Điều mà trong thời ấy được thực hiện bằng việc đóng đinh trên thập tự giá. Điều trớ trêu là trong khi trọng tâm của Cơ-đốc giáo là cái chết của Chúa Cứu Thế, nhưng chúng ta lại biết rất ít về sự đóng đinh. Quý vị và tôi chưa bao giờ chứng kiến hình phạt đóng đinh này cả. Và nhiều người cũng chưa hề chứng kiến tận mắt việc xử tử, ngoại trừ trong phim ảnh.
Úc Đại Lợi và các nước Âu Châu ngày nay không còn án tử hình nữa. Nhưng nhiều nơi trên thế giới, kể cả Mỹ và Việt Nam, vẫn còn áp dụng án phạt tối đa này. Về hình thức xử tử tội nhân bị kết án tử hình thì có rất nhiều phương cách khác nhau.Trong thời vua chúa, người ta xử tử tội nhân bằng việc chém đầu, hay buộc phải uống độc dược. Thời Pháp thuộc thường dùng hình thức máy chém. Sau năm 1975, có nhiều nơi tử hình tội nhân bằng cách dùng khăn xiết cổ. Phổ thông nhất là việc xử bắn. Tại những tiểu bang của Mỹ, cũng có nhiều hình thức xử tử tội nhân khác nhau. Có nơi cho tội nhân ngồi lên ghế điện. Có nơi nhốt vào phòng hơi ngạt. Có tiểu bang thì chích thuốc độc. Có chỗ vẫn còn dùng hình thức treo cổ thời xa xưa. Trong khi nhiều nơi dùng phương pháp xử bắn. Nhưng dù với bất cứ hình thức nào, thì việc này cũng không có gì hấp dẫn cả. Không phải là điều người ta thích thú. 
Tuy nhiên, việc đóng đinh vào thời Chúa Giê-xu và việc xử tử ngày nay có hai điều to lớn khác biệt nhau.
Thứ nhất, hầu hết các phương cách được áp dụng để cất lấy mạng sống tử tội ngày nay đều được thực hiện trong chỗ riêng tư, kín đáo. Ngoại trừ trường hợp tên tội phạm nổi tiếng Timothy McVeigh, người đã đặt bom tòa thị sảnh thành phố Oklahoma, Mỹ, giết chết gần 200 người. Việc xử tử Timothy được trực tiếp truyền hình cho một số người được tuyển chọn đặc biệt giữa vòng đại diện báo chí và thân nhân người chết quan sát. Còn ngoài ra thì đều được thực hiện chỗ kín đáo.Không bao giờ được trực tiếp truyền hình cho công chúng xem. Nhưng việc xử tử tội nhân bằng hình thức đóng đinh trên thập tự giá trong thời Chúa Giê-xu, thì được thực hiện chỗ công cộng để mọi người đều thấy. Nó để lại một ấn tượng sâu đậm trong trí những người chứng kiến, như để nhắc nhở rằng nếu quý vị vi phạm luật pháp, quý vị cũng sẽ bị xử như vậy. Nên điều này được thực hiện chỗ công cộng.
Sự khác biệt to lớn thứ hai là khi chúng ta cất đi sự sống của những kẻ tội phạm,chúng ta thực hiện cách nhanh chóng. Một cái xốc của điện cao thế, một mũi thuốc an thần cực mạnh, một viên đạn vào tim, hay một số hơi độc vào buồng phổi tội nhân, để kẻ tội phạm chết cách nhanh chóng. Nhưng trong thời Chúa Giê-xu,việc đóng đinh trên thập tự giá được thiết lập nhằm mục đích kéo dài thời gian đau đớn của tử tội. Nó có một nguyên do, và phía sau nguyên do đó là cảm giác tàn bạo và độc ác, để nếu thế giới chứng kiến diễn tiến của cái chết, người ta sẽ kinh sợ, và tội ác sẽ giảm đi. Điều đó có hiệu quả như vậy hay không thì là vấn đề khác, nhưng người La-mã khi xưa thì tin như vậy.
Khi chúng ta đến với đề tài về sự đóng đinh trên thập tự giá, là chúng ta đến một sứ điệp thống khổ và tra tấn. Không có cách nào để khiến nó trở nên hấp dẫn được cả. Thật buồn cười mỗi khi so sánh cái nhìn về thập tự giá của con người ngày nay phải không quý vị? (Trong thời đại của chúng ta, thập tự giá đã trở nên một vật đẹp đẽ. Chúng ta đặt nó trên chỗ tôn trọng. Chúng ta đánh bóng nó lên. Chúng ta chế tạo thập tự giá bằng kim loại quý, bằng vàng, để treo trên cổ, hay đặt cách trang trọng trong quyển Kinh Thánh.) Tôi tin rằng những người thuộc thế kỷ đầu tiên nếu nhìn thấy cách chúng ta đối đãi với thập tự giá ngày nay, chắc chắn họ sẽ phải há hốc miệng kinh ngạc. (Giống ngày nay nếu có ai mang hình cái máy chém của Pháp,, hay ghế điện của Mỹ lên cổ, chúng ta cũng sẽ kinh ngạc như vậy.) Bởi vì đó là biểu tượng của sự chết. Đóng đinh trên thập tự giá là hình thức tử hình đau đớn và kinh khiếp nhất trong các loại hình thức xử tử tội nhân(AIFL-868, TS).
Nhiều người có thể hiểu sai về Chúa Giê-xu, cho Ngài là một nạn nhân bị bó tay của một kế hoạch bị gãy đổ. Ngài là một người tử vì đạo đáng thương. Ngài thiết lập một chương trình, nhưng rồi đã bị thất bại. Để cuối cùng phải bị chấm dứt tại thập tự giá. Và vì là người tử vì đạo, nên dù sao thì cuối cùng Ngài cũng thành lập được một tôn giáo mới. Đó là cách mà nhiều người nhìn ngày nay. Ngay cả cũng đã có nhiều quyển sách chứa đựng tư tưởng ấy, cho rằng Chúa Giê-xu đã bị thất bại trong kế hoạch của mình, nên cuối cùng mới bị đóng đinh trên thập tự giá. Vì vậy, trước hết tôi xin xác định rõ điều này, rằng việc Chúa Giê-xu chết không phải là sự kiện chẳng đặng đừng, nhưng đó là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời đã hoạch định từ trước.
Trước khi chúng ta cùng nhau xem trong Tin Lành Giăng 19, xin xem vài câu trong Cong 2:22-23. Chúng ta có sự ký thuật bài giảng mà Phi-e-rơ đã giảng trong ngày Lễ Ngũ Tuần. Đứng trước đám đông cả người Do-thái lẫn người ngoại, Phi-e-rơ nói cùng người Do-thái đang đứng đó rằng,
“Hỡi người Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy: Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, tức là Người mà Đức Chúa Trời đã dùng làm việc quyền phép, sự lạ và dấu lạ ở giữa các ngươi, để làm chứng cho Người trong vòng các ngươi, như chính các ngươi đều biết.
Người đó bị nộp (bây giờ xin ghi chú những chữ này), theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi.” (Cong 2:22-23)
Quý vị chú ý thấy sứ đồ Phi-e-rơ, không cất khỏi trách nhiệm của một người đã phạm tội, nói rằng “các ngươi đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá và giết đi,” là ông đã công bố chương trình của Đức Chúa Trời. Nó nằm trong kế hoạch đời đời mà Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã bàn thảo và quyết định từ trong cõi đời đời của quá khứ.Cho nên sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá không phải là một tai nạn, một ý nghĩ chợt đến. Nhưng nó chẳng những đã được hoạch định, mà còn đã được nói tiên tri trước nữa.
Công 3:18.
“Nhưng Đức Chúa Trời đã dùng cách đó mà ban cho ứng nghiệm lời Ngài phán tiên tri bởi miệng các đấng tiên tri rằng Đấng Christ của Ngài phải chịu đau đớn.”
Xin ghi chú các chữ “lời Ngài phán bởi miệng các đấng tiên tri.” Quý vị có thể xem trong nhiều phần của Cựu ước, từ các sách tiên tri đến Thi Thiên, và quý vị sẽ tìm thấy nhiều chỗ chỉ về sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Có vài chỗ được viết trước đó hàng 9 thế kỷ trước khi sự kiện xảy ra nữa. Điều độc đáo khác là thời đó chưa có hình phạt đóng đinh trên thập tự giá, nhưng các tiên tri đã nói rằng Ngài sẽ chết bằng hình thức đóng đinh trên cây gỗ.
Thí dụ như vua Đa-vít đã viết trong Thi Thiên 22 hơn 9 thế kỷ rưỡi trước khi Chúa Cứu Thế đến rằng: Tay và châm Ngài sẽ bị đóng xuyên qua. Xương Ngài sẽ bị kéo đi trật khớp. áo xống Ngài sẽ bị chia ra. Họ sẽ bắt thăm về áo dài của Ngài.Ngài sẽ là đề tài cho người ta cười nhạo và chế giễu. Hãy nghĩ đến việc 950 năm trước khi sự kiện xảy ra, ông đã nói những chi tiết như vậy.
Khoảng 700 trước Chúa Giê-xu, tiên tri đã viết rằng Ngài sẽ trở nên người của sự khốn khổ, hành hạ và đau đớn. Ngài sẽ như chiên con bị dẫn đi làm thịt. Đức Chúa Trời đã hoạch định kế hoạch làm tổn thương, bầm dập Con Ngài. Ngài sẽ bị đóng đinh chung với kẻ cướp. Tất cả những điều đó được viết trong Ê-sai đoạn 53.
Vì vậy điều này không phải xảy ra cách bất đột, đột biến, do hành động cuồng nhiệt của người Giu-đa và người La-mã. Sự chết của Chúa Giê-xu đến từ chương trình của Đức Chúa Trời.
Bất kể những điều nào khác tôi sẽ nói trong sứ điệp hôm nay, thì xin quý vị nhớ một điều chính là tầm quan trọng đầy ý nghĩa của sự chết của Chúa Giê-xu. Qua sự chết của Ngài, tội lỗi của chúng ta được tha thứ và một con đường lên thiên đàng được mở ra, chuẩn bị, và lót bằng huyết của Ngài.
Trở lại với Tin Lành Giăng 19, có một vài sự kiện lịch sử chúng ta cần phải làm sáng tỏ ở đây. Một liên hệ đến địa điểm, và điều kia liên hệ đến thì giờ trong ngày.
Nơi chốn đã được nói cho chúng ta trong câu 13, là chỗ mà tiến trình đóng đinh Chúa Giê-xu bắt đầu.. Đây là chỗ kết thúc phiên tòa thứ sáu.
“Phi-lát nghe lời đó bèn dẫn Đức Chúa Jêsus ra ngoài (tức ra ngoài dinh thự của ông ta, khỏi chỗ ông đã nói chuyện với Chúa), rồi ngồi trên tòa án,tại nơi gọi là Ba-vê, . . .” (Gi 19:13)
Nhiều sự đào xới đã được thực hiện trong khu vực này, và chúng ta khám phá ra qua lưỡi cuốc của các nhà khảo cổ rằng chỗ đặc biệt này nằm về phía Tây bắc của đền thờ Hê-rốt, cách không xa pháo đài Antonia. Đó là chỗ đồn trú của quân lính. Có lẽ họ đã nhìn thấy mọi sự từ cửa sổ của trại nơi mình đang trú ngụ. Những người không có mặt bên ngoài để chứng kiến tận mắt, thì có thể nhìn thấy rất gần. Quý vị có thể nhìn thấy điều này trên khu vực hành lang. Khu hành lang này rất rộng lớn. Và đó chính là chỗ được gọi là Ga-ba-tha trong câu 13. Nơi Chúa Giê-xu nghe phán quyết cuối cùng về số mạng của Ngài, và cũng là chỗ tổng trấn Phi-lát đã rửa tay và không còn xét xử vụ kiện Chúa Giê-xu nữa. Ông ta giao Ngài lại cho đám lính.
Tin Lành Mac 15:15 cho chúng ta biết Phi-lát làm như vậy là để vui lòng dân chúng.Tận trong đáy lòng, ông biết rõ Chúa Giê-xu vô tội, nhưng sâu hơn nữa ông lại có một sự sợ hãi khác to lớn hơn, đó là sợ con người hơn là sợ Đức Chúa Trời.Cho nên ông đã làm một quyết định hết sức ngu đần và dại dột.
Về thì giờ nào trong ngày thì không được nói đến cách rõ ràng. Quý vị còn nhớ trong những bài học trước về các phiên tòa xét xử Chúa Giê-xu, rằng phiên tòa cuối cùng của Phi-lát xảy ra vào khoảng 7g30 sáng. Có lẽ khi điều này xảy ra,tức sự bắt đầu của tiến trình đóng đinh Chúa Giê-xu, là vào khoản từ 7g30 đến 8 giờ sáng ngày ấy. Chúng ta biết rõ qua ngòi viết của Mác rằng tay và chân của Chúa Giê-xu bị đóng đinh vào thập tự giá và lúc 9 giờ sáng. Khoảng nào đó giữa từ 7g30 đến 9 giờ, có nhiều điều sơ khởi đã diễn ra. Trước hết, nạn nhân đã bị đánh bằng roi.
Trong những giây phút còn lại của chương trình phát thanh, chúng ta sẽ cùng nhau bước với Chúa Giê-xu nơi mà Ngài đã đi qua. Hy vọng rằng chúng ta sẽ cảm nhận được sự hiện diện của Ngài kề cận bên. Nhưng con đường đi này thì không thích thú gì. Tôi sẽ không kéo dài ở những chỗ không cần thiết, như việc kinh nghiệm về sự tra tấn. Nhưng tôi muốn điểm chính cần được thấy rõ đang khi chúng ta đi xuyên qua nhiều bước rất phổ thông trong việc xử đóng đinh.
Việc đánh đòn bằng roi da không được sứ đồ Giăng ký thuật lại. Có lẽ bởi vì ông viết sách Tin Lành này khoảng trên dưới 60 năm sau khi các trước giả Tin Lành khác đã viết, và nó đã được bày tỏ rõ ràng bởi các trước giả khác trước ông rồi. Cho nên chúng ta quay trở lại với sách Tin Lành nào đã nhắc đến điều đó. Mời quý vị cùng mở ra trong sách Tin Lành Ma-thi-ơ đoạn 27.  Đang khi chúng ta phân tích biến cố kinh khiếp này, những gì chúng ta cần biết là, Chúng ta cần phải nhìn,để bắt đầu, chúng ta cần phải nhìn thấy bằng chứng nạn nhân đã bị đánh đòn bằng roi da rồi. Mat 27:26, ghi,
“Phi-lát bèn tha tên Ba-ra-ba cho chúng; và khiến đánh đòn Đức Chúa Jêsus, đoạn giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự.”
Trong thời đó có hai hình thức đánh đòn. Một theo của người Giu-đa được mô tả trong Phu 25:1-3. Trong phân đoạn Kinh Thánh đó, chúng ta được cho biết rằng nạn nhân không được đáng quá 40 roi. Bởi người Giu-đa rất sợ vi phạm luật pháp, nên thường thì họ chỉ đánh đến 39 roi thôi, để phòng khi anh ta có đếm lộn, thì nó cũng không vượt quá 40 roi. Nhưng trong luật của người La-mã thì không nói nạn nhân phải bị đánh bao nhiêu roi cả, điều đó tùy trường hợp và tùy người đánh.Đó là nguyên do người La-mã gọi việc đánh đòn bằng roi da là “nửa đường của sự chết.”
Trong phòng đánh đòn, hay phòng tra tấn, có một cái trụ lớn, cao khoảng đầu gối hay hơn một chút. Dưới nền của trụ đó có 4 vòng làm bằng kim loại, được dùng để buộc cổ tay hay cườm chân tội nhân. Tội phạm bị lột hết quần áo, quỳ hướng về cây trụ đó, và bị trói chặt vào đó.
Dụng cụ để tra tấn là một cây roi dài khoảng 6 hay 7 tấc. Người tra tấn là một vệ sĩ La-mã, anh ta rất chuyên nghiệp trong việc tra tấn tội nhân. Cây roi được làm bằng gỗ hình vòng cung, phía cuối có buộc những sợi dây da. Và đầu kia của các sợi dây da có buộc những mảnh xương, những mảnh kiến, những viên bi, những mảnh kim loại để tăng trọng lượng cho cây roi.
Tên vệ sĩ chịu trách nhiệm đi xuyên qua một tiến trình tra tấn được mô tả cách rõ ràng qua ngòi bút của một người như sau. Mời quý vị lắng nghe:
“Người vệ sĩ chịu trách nhiệm đánh đòn đến đứng vào một vị trí cách tội nhân khoảng 1,8 mét, và dang hai chân lấy thế vững vàng. Đoạn anh ta vung cây roi lên về phía sau lưng và đánh thẳng về phía trước, tạo nên một loại âm thanh ghê rợn,khi những sợi da có kim loại, miểng chai cào sướt trên lưng, trên sườn tội nhân. Những mảnh kiếng, những mảnh xương và kim loại ở phía cuối của các sợi dây da sẽ quấn chung quanh thân mình tội nhân, và khi tên vệ sĩ giật mạnh ra tạo nên sự chảy máu trên ngực, bụng và những phần khác trên thân thể tội nhân.”
“Cây roi được vung lên đánh lần kế ở chỗ thấp hơn, và lần nữa ở chỗ cao hơn. Nó cào sướt da thịt tội nhân. Lúc bấy giờ người vệ sĩ sẽ tiếp tục vung roi, nhưng với một cường độ mạnh hơn.”
Một sử gia viết rằng: “Nó làm cho thân thể trần truồng của tội nhân có những lằn lòi thịt xương, và máu tuôn tràn.”
Với lối tra tấn như vậy, thì việc một người bị chết ngay trên trụ tra tấn ấy cũng không có gì là lạ. Nó cũng không lạ gì khi có người bị mất trí, điên loạn sau cuộc tra tấn. Nạn nhân luôn luôn phải qua những cơn đau đớn kinh khiếp. Một người chứng kiến tận mắt sự đánh đòn theo hình thức ấy cho biết với vị trí ấy của thân thể, máu tuôn đổ tràn ngập khắp trên các lỗ trũng trên mặt, trên đầu,trên thân thể nạn nhân đang khi bị đánh. Và kết quả của sự kiện kinh khiếp này,mà nhiều người trước nay cho rằng dường như không quan trọng trong tiến trình đóng đinh, Chúa Giê-xu chắc chắn đã rơi vào tình trạng co thắt thân thể, bị giật từng cơn. Thân thể Ngài trải qua những cơn chấn động mạnh. Và tôi tin rằng răng Ngài khua lên cằm cặp có theể nghe được.
Nạn nhân sau đó được là cho tỉnh lại bằng cách bị tạc lên mình một thùng . . . nước muối, khiến cho sự đau đớn càng tăng lên. Họ dùng sự đau đớn để giữa cho nạn nhân không bị bất tỉnh.
Từ thời điểm đó trở đi, trước mặt bọn lính, Chúa Giê-xu đã trở nên một vị vua thật khôi hài, cho nên chúng không bỏ mất cơ hội có được những trận cười thỏa thích qua việc bỡn cợt. Chế giễu Ngài. Mat 27:27 ghi,
“Lính của quan tổng đốc bèn đem Đức Chúa Jêsus vào công đường, và nhóm cả cơ binh vây lấy Ngài.”
Bây giờ thì chúng ta có màn thứ hai: sự chế giễu của bọn lính. Xin quý vị nhớ cho rằng, dù trải qua tất cả những điều vừa kể, Chúa Giê-xu vẫn không nói một lời.Không có một sự ký thuật lời nói nào của Chúa Giê-xu cho đến khi lên thập tự giá. Đứng trong trại trước mặt những tên lính, Chúa Giê-xu bị lột hết áo quần Ngài ra, câu 28 cho biết như vậy. Ngài đứng trần trụi trước mặt chúng. Thân thể Ngài đã sưng vù lên. Lúc này thì mặt Ngài cũng đã sưng bầm, không còn nhìn ra hình thể một con người nữa.
Và rồi họ quyết định rằng nếu đã có nhà vua ở trong tay, thì phải đối xử với Ngài theo cách của một vị vua. Và trong hình thức mỉa mai châm biếm, họ làm bốn điều mà người ta thường làm đối với nhà vua. Họ đội cho Ngài một vương miện, họ mặc cho Ngài một long bào, họ trao cho Ngài một cây vương trượng, và rồi họ tung hô Ngài, tất cả đều trong hình thức mỉa mai châm biếm.
Mat 27:28 nhắc đến áo dài, nói rằng họ “lấy áo điều mà khoác cho Ngài.” Chữ “áo điều” trong nguyên ngữ Hy Lạp là chlamus. Nó không phải là chữ chỉ về áo khoác dài như chúng ta thường nghĩ. Nhưng nó là từ ngữ chỉ một loại áo khoác thật ngắn, không thể quá đầu cùi chỏ. Nó bao phủ đôi vai và được buộc chặt ngay tại ngực. Như vậy Chúa Giê-xu vẫn còn bị trần truồng từ ngực trở xuống. 
Đứng trong trại lính, trước mặt những con người vô đạo đức, ngạo mạn, coi trời bằng vun, và chắc chắn họ đã dùng một loại ngôn ngữ ỏnhà binhõ mà chúng ta thỉnh thoảng nghe đến. Tôi tin rằng đó là lý do mà các trước giả Phúc Âm không ghi lại những gì mà bọn lính đã nói với Ngài. Những ai từng ở trong quân đội, từng ở trong trại lính thì biết rõ loại ngôn ngữ ỏnhà binhõ được những con người không kính sợ Đức Chúa Trời sử dụng. Và quý vị có thể hình dung ra được cảnh Chúa Giê-xu đứng trong một trại lính, trước mặt những con người như thế, thì họ đã hét những câu tục tỉu, khiếm nhã, bẩn thỉu như thế nào với Ngài.
Bởi vì vị vua thì cần có vương miện, cho nên họ đã đan một cái mão bằng gai và đặt lên đầu Ngài, (Mat 27:29)
Nhiều người bạn của tôi dịp đi thăm thành Giê-ru-sa-lem và xứ thánh Do-thái, và họ thường mua những loại mão gai được kết lại theo hình thức này đem về làm kỷ niệm. Tôi có nhìn quan sát và đo các cây gai, có cây chỉ ngắn đó vài phân,nhưng có những cây dài gần cả tấc. Thời đó, cây gai có rất nhiều ở những nơi chung quanh. Khi chúng già đi, thường được người ta cắt phơi khô, trữ lại để dành làm mồi nhúm lửa. Và bên ngoài chỗ công cộng có rất nhiều chỗ chứa những loại gai khô này. Có lẽ bọn lính đã đi ra bên ngoài, nhặt một số cây gai, buộc lại với nhau thành hình mão miện, và đem vào đội lên đầu Chúa Giê-xu.
Và nhà vua cũng cần phải có vương trượng. Cho nên chúng đặt một cây sậy trong tay phải của Ngài và quỳ trước mặt Ngài tung hô: “Vua dân Giu-đa vạn tuế!” Những tên lính La-mã đã tung hô như vậy. Bởi họ thù ghét người Giu-đa. Và họ đứng trước một người tự xưng là vua, họ đã nhơn điều đó để vừa làm nhục Ngài, vừa sĩ nhục dân Chúa Giê-xu, vừa có được những trận cười thoải mái. Kinh Thánh ghi rằng,
“Họ nhổ trên Ngài, và lấy cây sậy đánh đầu Ngài.”
Điều kỳ diệu nhất đối với tôi trong tất cả những điều đó, trong sự mỉa mai châm biếm thô bĩ nhất đó, là Chúa Cứu Thế của chúng ta không hề bày tỏ sự sĩ vả, hay mắng nhiếc lại.
Sứ đồ Phi-e-rơ có lẽ là người chứng kiến gần nhất quang cảnh này so với các sứ đồ khác, và ông đã viết trong IPhi 2:22 rằng,
“Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá; 
Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề ngăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình;”
Quý vị có nghe điều đó không? Đó chính là những gì Ngài đã làm. Thứ nhất,
“Ngài cứ phó mình cho Đấng (Đức Chúa Cha) xử đoán công bình;”
He 12:2 cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-xu cũng nghĩ đến chúng ta: “Ngài vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá.” Đó chính là nguyên do Chúa Giê-xu sẵn sàng gánh chịu tất cả mọi đau đớn của thập tự giá. Ngài nghĩ đến niềm vui khi có người nhận biết tình yêu của Ngài dành cho họ, mà ăn năn quay trở lại cùng Ngài. Trở nên phần tử trong gia đình Ngài. Trở nên chi thể trong thân thể Ngài. Chúa Giê-xu nghĩ đến niềm vui cuối cùng đó, nên đã yên lặng gánh chịu tất cả mọi cực hình, đau đớn. Hướng về ngày mà quý vị và tôi trở thành con cái của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu đã vui mừng gánh chịu mà không một lời than oán.
Không có một trước giả Phúc Âm nào ghi lại chi tiết diễn tiến của việc đi đến chỗ đóng đinh cả. Có lẽ bởi gì nó cũng giống như việc đám tang trên đường đi đến nghĩa trang ngày nay vậy. Không ai dừng lại quá lâu để tìm hiểu chi tiết, có chăng cũng chỉ dừng tay giây lát nhìn đám tang đi qua mà thôi. Đó chính là những gì diễn tiến với việc bị đóng đinh.
Nhưng bây giờ chú ý, quý vị thấy họ mặc quần áo lại cho Ngài. Mat 27:31, “họ mặc áo của Ngài lại.” Một người Giu-đa bình thường có 5 loại trang phục hàng ngày: đôi dép, một khăn quấn đầu, một áo dài bên trong, một áo khoác bên ngoài, và một thắt lưng.
Bốn vật đã được bọn lính chia nhau rồi. Nhưng trong giây lát đây quý vị sẽ thấy,khi họ đến cái áo không có đường may bên trong, là chiếc áo mà các môn đồ đã làm cho Ngài, họ chơi trò đỏ đen với chiếc áo ấy. Xé ra làm 4 mảnh để chia nhau là điều thật ngu dại, và nó cũng không còn dùng được việc gì nữa. Và cả bốn người đều muốn chiếc áo ấy. Nên họ đã bắt thăm. Cũng chính từ chiếc áo ấy mà sau này có người đã sáng tác một bài thơ nổi tiếng, tựa đề “Chiếc áo dài.” Và cũng đã tạo nên nhiều câu chuyện tưởng tượng hoang đường, nhiều huyền thoại về chiếc áo dài này của Chúa Giê-xu và những gì đã xảy ra cho nó.
Chúng ta trở lại với câu chuyện. Hãy theo Ngài đến địa điểm đóng đinh. Mat 27:31 cho biết họ “đem Ngài đi đóng đinh trên cây thập tự.” Bây giờ chúng ta quay trở lại với Tin Lành Gi 19:17 ghi: “Đức Chúa Giê-xu vác thập tự giá mình, đi ra ngoài thành.” Đó là tất cả những gì Giăng ghi lại trong thời điểm đó.
Có nhiều việc đã xảy ra trên đoạn đường từ chỗ kêu án đến địa điểm đóng đinh. 
Trước hết, một lần nữa, tôi xin nhắc quý vị nhớ rằng tất cả những việc này đều được thực hiện cách công khai. Không có gì phải giấu diếm cho một kẻ có tội cả. Và một lần nữa, tôi cũng nhắc để quý vị nhớ mục đích của việc để công chúng nhìn thấy,là nhằm để giảm bớt sự phạm pháp.
Bây giờ nạn nhân đứng trong một góc, bọn lính vây chung quanh, chuẩn bị cho việc giải đi. Chúa Giê-xu, nạn nhân trong trường hợp này, vác cây thập tự bằng gỗ.Chung quanh ngực Ngài họ treo một tấm bảng có ghi tội trạng của Ngài trên ấy.Tấm bảng này dài độ 8 tấc và chiều ngang khoảng 4 tấc. Trên bảng viết tội phạm của người mang nó. Khi Ngài đến địa điểm và bị đóng đinh trên thập tự giá, thì tấm bảng này cũng được tháo ra khỏi ngực để đóng phía trên đầu Ngài. Hầu những ai đi ngang qua chẳng những nhìn thấy kẻ tội phạm, mà cũng đọc biết tội phạm của người ấy nữa.
Nhưng trái với những gì người ta tin, không ai có thể mang trọn cả cây thập tự được hết. Bởi nó rất nặng. Một khúc gỗ đặc dài 2 thước rưỡi, vuông khoảng một tấc,cộng với thanh gỗ ngang dài một thước tám, quả là rất nặng. Tội nhân không được kéo, nhưng phải vác nó trên vai. Một người sau cơn tra tấn như kể trên, chắc chắn không còn đủ sức để vác toàn bộ cây thập tự nặng như vậy. Cho nên thanh gỗ đứng vẫn ở tại Gô-gô-tha. Nạn nhân chỉ vác thanh gỗ ngang mà thôi. Vác bằng cách đặt nó nằm ngang trên đôi vai, có thể hai cánh tay dang ra cũng bị buộc chặt vào thanh gỗ. Đồng thời trước ngực nạn nhân cũng có một tấm bảng, nói về tội trạng của người ấy.
Ngoài ra, bọn lính còn chọn con đường dài nhất để đi đến địa điểm, để càng nhiều người nhìn thấy tử tội càng tốt. Chúa Giê-xu đã vác thanh gỗ của thập tự đi trên con đường thống khổ đó để đến địa điểm chịu hành hình. Đoạn Đường Thập Tự,gọi theo tiếng La-tinh là Via Dolarosa, hoàn toàn chẳng có gì gọi là đẹp đẽ hay hấp dẫn cả. Nó là con đường khúc khuỷ, lồi lỏm, rất khó đi. Quý vị đừng quên việc đánh đòn, việc tra tấn, mà Chúa Giê-xu đã chịu, bây giờ lại thêm thanh gỗ nặng trĩu của thập tự. Cho nên, cuối cùng Chúa Giê-xu đã không còn đủ sức để đi trọn con đường ấy, nên cần có người vác thanh gỗ thập tự ấy thay Ngài.
Tôi xin mở ngoặc ở đây để nói thêm một điều khá lý thú rằng trong thời đó câu “vác thập tự giá mình” là một thành ngữ quen thuộc, dùng để bày tỏ việc chết theo cách mà quý vị muốn. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu nói với các môn đồ Ngài rằng,
“Nếu ai muốn theo Ta, thì phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta.”
Chúa Giê-xu dùng tư tưởng phổ thông đó thời ấy để nói về phương diện thuộc linh, chỉ việc một người phải từ bỏ ý muốn riêng của mình vì ý muốn của Chúa. Khi quý vị nhìn thấy một người vác thập tự giá, thì chỉ có một việc duy nhất đang chờ đợi trước mặt người ấy mà thôi - đó là sự chết! Và nó đã trở thành một loại thuật ngữ của những người thời đó.
Bây giờ chúng ta trở lại Tin Lành Giăng 19. Chúng ta đến phần mà nhà giải kinh William Barclay gọi là “thủ tục kinh khiếp” ố tức sự đóng đinh. Họ đem Ngài ra ngoài, Gi 19:17 ghi
“ .. . vác thập tự giá mình, đi đến ngoài thành, tại nơi gọi là cái Sọ, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Gô-gô-tha.
Ấy đó là chỗ họ đóng đinh Ngài, . . .”
Bốn chữ thôi, nhưng có một sự kinh hoàng trong bốn chữa ấy. Đó là bốn chữ “họ đóng đinh Ngài.”
Một sử gia Do-thái, ông Klausner nói rằng: “Sự đóng đinh là một cái chết kinh khủng và độc ác nhất mà con người từng gánh chịu.” Ông William Wilson, một người Anh,nói thêm: “Không phải chỉ việc thập tự giá làm cho cái chết đau đớn nhất, nhưng nó còn là một sự làm mất giá trị con người nhất. Người bị kết án bị để trần trụi và để lơ lửng giữa trời nắng như thiêu, như đốt của Trung đông trong sự đau đớn tột cùng. Thường thì người La-mã không cho phép chôn nạn nhân, nhưng buộc để trên trên đó cho đến khi thịt rã ra.”
Việc đóng đinh bắt đầu từ hàng ngàn năm trước đây do người Phoenician phát minh.Người Phoenician thờ một vị thần tên Ormuzd, là thần của quả đất, hay địa thần,một vị thần rất trong sạch. Không có một giọt máu tội lỗi, hay một tội nhân nào có thể làm cho quả đất bị ô nhiễm vì chết trên ấy. Cho nên trong sự thờ phượng thần Ormuzd, họ đã trải qua một loạt các loại xử án khác nhau, để tìm ra hình thức tử hình tốt nhất. Và họ đã nghĩ ra cách tử hình treo tội nhân lên khỏi mặt đất, là chỗ thánh khiết, và để nạn nhân chết lơ lửng trên không, hầu tránh làm ô nhiễm quả đất. Họ để nạn nhân treo trong vị thế đó, và không bao giờ đem chôn trở lại xuống đất, hầu giữ cho quả đất luôn thánh sạch. Hình thức này được truyền lại cho người Ai-cập, và sau đó cho người La-mã. Người La-mã đã phát huy hình thức tử hình này thành một nghệ thuật tử hình. Cho nên họ là người biết cách tốt nhất để thi hành án phạt này.
“Họ đóng đinh Ngài” tại đó. Tôi muốn đọc cho quý vị nghe một sự mô tả khác về việc đóng đinh, và tôi không muốn tâm trí quý vị đi lang thang. Mời quý vị chú ý lắng nghe.
“Kẻ hành quyết đặt thanh gỗ thập tự phía sau nạn nhân, và nhanh chóng nắm cánh tay vật ngã xuống. Đang khi nạn nhân ngã xuống, thanh gỗ đã đặt ngang dưới cổ, và mỗi bên những tên lính nhanh nhẹn quỳ xuống trên cánh tay phía trên cùi chỏ.”
“Một khi đã khởi sự, họ thực hành công tác rất nhanh chóng và hiệu quả. Kẻ hành hình mang bên mình một dây nịch da có nhiều túi trên ấy. Hắn ta móc túi lấy hai cây đinh ngậm trong miệng và tay phải cầm cây búa, quỳ gối bên cạnh cánh tay phải của nạn nhân. Tên lính đang đè cánh tay, kéo nó thẳng ra dọc theo thanh gỗ và lật ngữa lên. Kể hành hình sờ tìm trên cổ tay nạn nhân một chỗ nhỏ, nơi không có dây thần kinh, hay gân, mạch máu, hay xương. Khi tìm được rồi anh ta liền lấy một cây đinh đang ngậm trong miệng, đặt nó lên chỗ vừa tìm ra, đoạn giơ cao búa lên đóng mạnh liên tục vào đầu đinh.”
“Sau khi đã đóng chặt đủ để bảo đảm rằng nạn nhân không thể vùng vẫy vuột ra được,đoạn anh ta bắt đầu công tác trên với cánh tay còn lại.”
“Hai người lính nắm hai đầu của thanh gỗ ngang và dựng lên. Đang khi họ dựng cây thập tự lên, nạn nhân bị sức nặng của thân thể trì kéo ở cổ tay. Khi họ đã dựng chặt cây trụ đứng, bốn người lính mới khiêng hai đầu thanh gỗ ngang, họ đưa lên cao cho đến khi chân của nạn nhân hỏi khỏi đất. Thân thể trì kéo xuống với cơn đau tột cùng.”
“Khi thanh gỗ ngang đã đặt vững vàng rồi, kẻ hành quyết sẽ trèo lên để đóng tấm bảng đề tên của nạn nhân và tội người ấy đã phạm. Sau đó anh ta quỳ gối dưới chân thập tự. Hai người lính sẽ nhanh chóng chạy đến giúp, mỗi tên nắm một chân của nạn nhân chỗ bắp chuối, đặt chồng lên nhau để cho kẻ hành quyết đóng đinh. Theo nghi thức, hắn ta sẽ đóng chân phải đè lên chân trái, và có lẽ đây là phần khó nhất trong công tác đóng đinh. Nếu hai chân kéo thẳng xuống xa quá, và đóng đinh gần chân của cây gỗ, thì nạn nhân sẽ luôn luôn chết rất nhanh. Trải qua nhiều năm, người La-mã đã nghiên cứu và học biết luôn đưa chân của nạn nhân lên cao hơn. Họ cong chân nạn nhân lại khoảng đầu gối, để kẻ bị xử án sẽ nương trên đinh mà giữa cho thân mình đứng thẳng lên.”
Trong bài này không có nói đến, nhưng thỉnh thoảng các sử gia có nhắc đến việc khi nạn nhân nương trên đinh để giữ mình đứng thẳng lên, thì sẽ thấy dễ chịu hơn.Và đây là nguyên do tại sao.
“Lúc bấy giờ thì nạn nhân trong vị thế hình chữ V, với hai tay vươn xéo lên, và sẽ rơi vào hai hoàn cảnh không thể chịu đựng được. Thứ nhất, sự đau đớn ở hai cổ tay, chỗ bị đóng đinh vượt qua sự chịu đựng, và những bắp thịt ở hai cánh tay chạy đến vai bị co giật. Thứ hai là những bắp thịt và dây thần kinh ở hai bên ngực nạn nhân trở nên tê liệt. Điều này khiến cho sự đau đớn của nạn nhân càng thêm kinh khiếp. Sự trì kéo của sức nặng thân thể càng khiến cơn đau càng tăng,và nạn nhân bị nghẹt thở. Để hít được không khí, nạn nhân phải cố gắng nương trên đinh dưới chân để đứng thẳng lên, giải toả sức ép trên buồng phổi, hầu có thể hít thở được. Nhưng sự đó diễn trình lại tiếp tục, và ngày càng kiệt quệ hơn.”
Tác giả tiếp tục mô tả chi tiết về cách nào nạn nhân phải chịu đựng trong hoàn cảnh như vậy. Đứng bên ngoài nhìn vào, sẽ thấy nạn nhân trồi lên, tuột xuống; trồi lên, tuột xuống trên cây gỗ, cho đến khi hoàn toàn kiệt sức và tắt hơi. Như quý vị có có thể hiểu, nạn nhân không phải chết vì bị máu chảy ra quá nhiều, nhưng chết vì bị nghẹt thở. Mời quý vị nghe tiếp.
“Với mỗi giây trôi qua, sự đau đớn càng tăng, nhưng sự chết vẫn chưa đến. Hai cánh tay, hai bàn chân, các bắp thịt, cả thân mình đều quặn thắt trong cơn đau. Các dây thần kinh và mạnh máu bị căng thăng như người ta căng sợi dây đàn, ngày càng xiết chặt hơn, chặt hơn, chặt hơn nữa.”
“Từ từ và chắc chắn, nạn nhân ngày càng trở nên nghẹt thở, vì không còn đủ sức nâng thân mình lên nữa.”
Bác sĩ Merrill Unger nói trong tài liệu của ông rằng có nhiều chịu đựng như thế đến 9 ngày trước khi chết. Quả thật kinh khiếp.
Chúa Giê-xu đã chết với cái chết đau đớn kinh khiếp đó. Kinh Thánh cho chúng ta biết trong câu 30 rằng: “Khi Đức Chúa Giê-xu chịu lấy giấm rồi, bèn phán rằng: mọi việc đã được trọn!” Trong hoàn cảnh như vậy, thật ngạc nhiên khi nghĩ đến việc Chúa Giê-xu còn có thể tuyên bố được một điều, việc đó cũng đã quá sức rồi.Nhưng Ngài đã tuyên bố đến bảy điều, và tất cả đều có ý nghĩa trọn vẹn, không một lời vì sự cay đắng hay xấu xa nào cả. Và rồi Ngài phán trong Gi 19:30,
“ .. . Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn.”
Thêm một sự trích đoạn nữa trước khi chúng ta kết thúc với việc họ giải quyết như thế nào với thi thể Chúa Giê-xu.
“Vài điều kinh khiếp khác liên hệ đến việc xử tử có thể nghĩ ra như: sự đau đớn, sự khát, sự hành hại của ruồi muỗi, những lời mắng nhiếc độc ác của người qua lại,sự khô khốc vì nắng, cùng biết bao điều khác tiếp tục xảy ra. Tất cả hợp lại tạo nên một sự nhục nhã và tra tấn kinh khủng không thể tưởng tượng được.”
Cảm tạ Đức Chúa Trời, là Chúa Giê-xu đã chết rất nhanh và chỉ chịu đựng như vậy trong 6 giờ mà thôi. Các tên lính lo lắng vì sự thúc bách của người Giu-đa, bởi ngày lễ lớn đang đến. Lúc bấy giờ đã 3 giờ trưa rồi, nhưng 6 giờ chiều hôm đó họ phải giải quyết xong vấn đề các xác chết, vì người Giu-đa không muốn thấy các thi thể trong ngày Sa-bát. Cho nên các tên lính phải tìm cách giải quyết vấn đề ấy. Cho nên họ đến với Phi-lát để xin lệnh cho đem các thi thể xuống.
Gi 19:32.
“Vậy,quân lính lại, đánh gãy ống chơn người thứ nhứt, rồi đến người kia, tức là kẻ cùng bị đóng đinh với Ngài.”
Bây giờ thì quý vị chắc đã hiểu rõ tại sao đánh gãy ống chân sẽ khiến cho nạn nhân chết mau hơn. Bởi vì không còn có thể đứng thẳng lên được nữa, và như vậy sẽ bị nghẹt thở mà chết ngay. Và họ đến cùng Chúa Giê-xu, Kinh Thánh ghi,
“Khi quân lính . . . thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chơn Ngài;”
Tôi thật cảm kích vì Thánh linh của Đức Chúa Trời không dừng lại tại điểm đó. Chúa Thánh Linh thêm một khía cạnh sẽ trở nên rất quan trọng đối với bất cứ ai có đầu óc khoa học, nhất là y khoa, để chứng minh cái chết của Chúa Giê-xu. Gi 19:34 ghi,
“nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra.”
Nhưng người chết rồi thì đâu còn chảy máu. Tuy nhiên, trái tim được bao bọc bởi một màn mỏng, hay một cái bị, từ y khoa gọi là ỏpericardiumõ ố màng ngoài tim. Và vì những nguyên do lạ lùng nào đó, khi sự chết xảy ra, thì một số lượng nhỏ máu loảng tích tụ bên trong tâm thất và cứ ở đó. Cùng lúc đó các hồng huyết cầu phân tích ra với nước trong máu, tạo nên một dung dịch từ y khoa gọi là hydropericadium, mà ở đây gọi là “nước.” Bởi vì sứ đồ Giăng không phải là người của giới y khoa. Tích tụ trong cái bị bên ngoài trái tim. Và sự phân tách ấy chứng minh cho sự chết. Nói cách khác, một khi có sự phân tách đó xảy ra trong thân thể một người, tức là người đó đã chết. Nước tích tụ trong bọc ngoài tim và máu tích tụ bên trong tâm thất, vì vậy khi tên lính muốn bảo đảm rằng Chúa Giê-xu đã chết, đã đâm ngọn giáo vào hông Ngài. Ngọn giáo ấy xuyên qua bọc ngoài của tim, khiến nước chảy ra, và khi xuyên vào tâm thất, khiến máu cũng chảy ra theo, chứng minh cho mọi người thấy rằng Ngài thật sự đã chết. Chứ không chỉ bất tỉnh như một số giả thuyết nhằm chống lại sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Tại sao điều này là quan trọng như vậy? Rất dễ hiểu, nếu như Chúa Giê-xu không thật sự chết, thì Ngài cũng đã không thật sự sống lại, như vừa nói. Quý vị thấy không? Những người chống đối trải qua nhiều năm tiếp theo đó, đã xây dựng một lý thuyết cho rằng Chúa Giê-xu đã không thực sự chết, Ngài chỉ bất tỉnh mà thôi. Để rồi khi bị đặt trong mồ mã đục trong hang đá, khí lạnh của hang đã làm cho Ngài tỉnh lại, đẩy hòn đá chắn cửa mộ, và trốn thoát đi, công bố rằng Ngài đã sống lại, nhưng thực ra thì Ngài chưa hề chết. Cám ơn Chúa, sứ đồ Giăng ghi rõ: “Có máu và nước chảy ra.” Ngài thật sự đã chết!
Bài học hôm nay một lần nữa xác chứng cho chúng ta về cái chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ngài đã thật sự chết. Chết thay cho quý vị và tôi. Ngài chết để chúng ta được sống.
Không ai nghiền ngẫm sâu xa về sự thống khổ của Chúa Giê-xu bằng một nhà tu trong thế kỷ thứ 12, tên của ông ta là Bernard, một tu sĩ dòng kín, người đã để thì giờ nghiên cứu, phân tích và suy gẫm về cái chết của Chúa Cứu Thế và sau đó viết ra sự khám phá của mình, và sau đó có nhạc sĩ Bach đã phổ nhạc. Bài nhạc ấy đã trở thành một phần trong Thách ca của chúng ta, lời Việt tựa đề “Thánh Thủ Chúa.” 
“Đầu Chúa tôi sao trông gục nghiêng? / Vì đảng ác nhân mỉa mai. / Đội mão gai cho Vua thiên thượng. / Thê thảm, đau đớn, đắng cay. / Ôi đầu huyết tuôn rơi bị khinh. / Đầu Chúa tôi sao giọi hồng rơi. / Thay chỗ ác nhân đảm đương. / Vì cớ tôi vi phạm luật trời. / Nên Chúa chết thay thảm thương. / Nơi chân Ngài tôi thống hối. / Tôi đáng mang nhục hình này. / Xin Ngài lấy yêu thương nhìn tôi. / Hầu hưởng ơn Ngài dẫy đầy.” 
Câu chuyện về sự đóng đinh tự nó đã nói lên ý nghĩa đầy đủ (AIFP-869, TS). Nó là bằng chứng tuyệt vời nhất về chỗ của tình yêu, của sự vâng phục, và sự cung cấp sự sống đời đời. Một số quý vị thính giả hôm nay là lần đầu tiên nghe qua câu chuyện này. lần đầu tiên quý vị nhận ra những gì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chiụ thay cho quý vị. Đây là thời điểm,là cơ hội tốt nhất để quý vị bày tỏ lòng cảm kích và biết ơn Chúa vì sự hi sinh thay cho quý vị của Ngài. Xin hãy bày tỏ điều ấy qua việc xưng nhận đức tin nơi Ngài. Thưa với Chúa rằng quý vị đáng ra phải chịu những gì mà Chúa Giê-xu đã chịu, nhưng Chúa đã gánh thay cho quý vị. Bây giờ quý vị đến với Chúa, và tin nhận Ngài. Xin quý vị nào chưa từng cám ơn Chúa Cứu Thế Giê-xu về sự chết thay của Ngài cho quý vị, hãy làm điều đó ngay bây giờ đi.
Những điều này thật kinh khiếp những cần nói chi tiết hầu cho chúng ta một sự hiểu biết tốt hơn về việc tại sao Chúa Giê-xu đã cầu nguyện “xin cho chén này qua khỏi con” như trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Mỗi khi tôi trở lại với vườn Ghết-sê-ma-nê và hồi tưởng sự thống trong giờ phút cuối cùng của Ngài, tôi nhớ lại sự hướng dẫn của Chúa Cứu Thế trước đó nhiều tháng trước khi Ngài bị xét xẻ và bị đóng đinh trên thập tự giá. Sau khi đã cùng bước đi với Chúa Giê-xu trong suốt đoạn đường thống khổ, chúng ta khám phá thấy những lời trong Phúc Âm Mat 16:24 càng có ý nghĩa sâu đậm hơn nữa,
“Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình,vác thập tự giá mình mà theo ta.”
Trong thời Chúa Giê-xu, cụm từ “vác thập tự giá mình” là một câu nói quen thuộc có nghĩa rằng chết cho những gì một người đã muốn. Trong sự giải thích mức độ tuyệt đối và thân mật của cam kết cá nhân của các môn đệ Ngài, Chúa Giê-xu đã dùng thành ngữ quen thuộc này trong ý nghĩa thuộc linh. Nói cách khác: “Nếu các ngươi muốn theo Ta, các ngươi phải từ bỏ những ước muốn riêng của mình.” Họ đã hiểu rõ việc “vác thập tự giá mình,” bởi vì họ đã quen thuộc với cảnh tội nhân bị kết án vác cây thập tự của mình trên đường phố. Và khi nhìn thấy một người vác thập tự giá, họ hiểu ngay rằng người đó đã từng chịu sự đau đớn, thống khổ và chỉ có một việc duy nhất đang chờ phía trước thôi: sự chết! Cho nên khi Chúa Giê-xu bảo “các ngươi phải vác thập tự giá mình mà theo Ta” thì họ có rõ ràng cảnh tượng của những gì Ngài muốn nói.
Cho phép tôi hỏi quý vị. Quý vị có được cảnh rõ ràng về ý nghĩa của những gì Chúa muốn cho cuộc đời của quý vị không? Quý vị có thể nói cách mạnh mẻ rằng quý vị muốn “theo Ngài” không? Ngài sẽ ban cho quý vị ân điển đủ để chĩu đựng, nhưng quyết định chấp nhận chết cho những gì quý vị muốn – vác thập tự giá riêng của quý vị – là thuộc về quý vị, và chỉ một mình quý vị mà thôi. Tôi thách thức quý vị hãy điều đó và làm ngay bây giờ.
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát.Trước khi cầu nguyện, cho phép tôi mời quý vị hãy “các thập tự giá mình mà theo Ngài.” Bất kể phải trả giá nào. Bất kể liên hệ đến điều gì. Bất kể cần đến điều gì. Tuy nhiên, hãy tin tôi đi, nó đáng để quý vị làm như thế. Bỏ sang bên mọi ước muốn riêng của quý vị, kế hoạch riêng của quý vị và theo Ngài không chút ngần ngừ. Hãy làm điều đó ngay bây giờ đi quý vị. Hãy quyết định làm điều đó đang khi tôi cầu nguyện.
Ôi,lạy Cha yêu thương, chúng con vô cùng cảm kích về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Mặc dù quang cảnh và chúng con vừa thăm viếng đã xảy ra cách đây 20 thế kỷ rồi, thì nó vẫn tươi mới giống như chúng con vừa chứng kiến sự chết của Chúa Giê-xu bằng chính mắt của mình vậy. Nó thật kinh khủng! Quả là một sự thống khổ kinh khiếp mà Chúa Cứu Thế đã trải qua. Sự đau đớn mà Ngài mang thay cho chúng con vượt trên sự tưởng tượng của bất cứ ai. Chính vì tội lỗi của chúng con – con cá nhân con – mà khiến Ngài phải chịu như thế. “Vì tội tôi mà Ngài chịu hình.”
Trong giây phút yên tịnh này, với ngấn lệ trên mắt, chúng con muốn thưa với Chúa rằng chúng con yêu Ngài là dường nào. Và chúng con vô cùng cảm kích về giá mà Con Ngài đã trả thay cho chúng con. Ngài đã trả cách trọn vẹn. Tất cả sự ngợi khen,tôn quý thuộc về Ngài, bởi bây giờ ân điển tràn ngập, và sự tha thứ một lần đủ cả cho những ai tiếp nhận Ngài. Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh quý báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men!
BÀI 6                                                                                    BÀI 8

No comments

Powered by Blogger.