BÀI 17: PHÁN QUYẾT CỦA QUÝ VỊ LÀ GÌ?

BÀI 17: PHÁN QUYẾT CỦA QUÝ VỊ LÀ GÌ?

Mời quý vị trích đoạn trong Phúc Âm Lu 1:78-79, theo Bản Dịch Mới.

“Do lòng thương xót của Đức Chúa Trời chúng ta, Bình minh từ trời cao sẽ tỏa sáng trên chúng ta.
Soi sáng cho những người ngồi trong cõi tối tăm và bóng sự chết, Để dìu dắt bước chân chúng ta vào nẻo an bình.”
Bình minh. Những tia sáng đỏ thẳm và vàng rực chiếu rọi từ chân trời, báo hiệu màn đêm chấm dứt và sự bắt đầu của một ngày mới. Nói trên phương diện thuộc linh,bình minh là một hình ảnh về đời sống mới – được dựng nên mới – trong Chúa Cứu Thế, nơi bóng đêm của sự chết từng phủ trùm trên cuộc đời chúng ta vĩnh viễn bị đẩy đi xa.
Theo Thánh Kinh, trước khi Chúa Cứu Thế Giê-xu đến, tất cả chúng ta đều “ngồi” trong bóng tối tăm của sự chết, bởi vì chúng ta có thể làm gì khác hơn được chứ? Con người bất toàn và yếu đuối của chúng ta không thể chống lại được với sự chết;cũng như không thể chạy khỏi hàm của nó. Cho nên chúng ta ngồi, chờ đợi và nhìn xem một tia hy vọng ở chân trời. Rồi Chúa Cứu Thế đã đến – Đức Chúa Con và Bình Minh của Đức Chúa Trời – Đấng đã chiến thắng sự chết bởi việc chịu chết thay cho tội lỗi của chúng ta và sống lại khải hoàn từ mồ mã.
Sự chết không là người nói câu cuối cùng, thay vào đó, Sự sống bây giờ có câu nói cuối!
Sự sống lại của Chúa Giê-xu hoàn tất những gì? Nó xác minh danh của Chúa Cứu Thế –tất cả những gì Ngài đã phán, đã làm đều được chứng minh bởi sự sống lại của Ngài. Nó xác minh sự chết của Ngài có hiệu quả cho sự tha thứ tội lỗi. Nó khuyến khích người tin, qua Thánh Linh của Ngài, sống trong quyền năng chiến thắng tội lỗi. Nó bảo đảm cho sự sống lại của chúng ta trong tương lai, khi chúng ta ở cùng Ngài luôn luôn. Và nó ban cho chúng ta một món quà, sự hy vọng sống. Giống như bình minh xóa tan bóng tối, sự sống của Chúa Giê-xu làm tan biến sự ngã lòng của chúng ta.
Nhiều người có thể đi theo một anh hùng chết vào trong cõi chết, nhưng chỉ có Chúa Cứu Thế sống mới có thể đưa chúng ta vào sự sống. Chỉ có Chúa Giê-xu mới có thể hướng dẫn chúng ta xuyên qua bóng tối đi vào bình minh.
Trong mấy mươi phút tới đây, tôi muốn quý vị tưởng tượng mình đang ở trong một tòa án, và quý vị là một thành viên trong bồi thẩm đoàn. Chúng ta sẽ mở lại vụ án xưa nhất trong lịch sử của khoa học về luật, đó là vụ án Dân chúng chống lại Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét. Vụ án căn bản liên hệ đến những gì Ngài tuyên bố; điển hình như việc Ngài tuyên bố rằng Ngài sẽ chết, và rồi sau đó Ngài thân thể Ngài sẽ sống lại cách lạ lùng từ cõi chết.
Đáng tiếc, quý vị đã bị mất phần trình bày của công tố viện. Trải qua nhiều thế kỷ,thế gian đã và đang cáo buộc trường hợp này dựa trên hai sự tuyên bố. Thứ nhất,rằng Ngài đã không thật sự chết. Hoặc thứ hai, Ngài đã không thật sự sống lại.Và để xác minh cho sự cáo buộc này, họ đã đến với ba giả thuyết. Mỗi giả thuyết đều cần phải được giải thích tóm tắt, hầu cho quý vị, trong vị thế một bồi thẩm có thể đi đến một quyết định khôn ngoan và có phán quyết đúng.
1,Thứ nhất, giả thuyết về sự bất tỉnh.Giả thuyết bất tỉnh (đây thật sự là một giả thuyết đang được dạy trong các đại học ngày nay), giả thuyết bất tỉnh tuyên bố rằng Chúa Giê-xu đã không thật sự chết trên thập tự giá, nhưng Ngài chỉ do kiệt lực, mất máu, kiệt sức và bị bất tỉnh thôi. Trong tình trạnh bất tỉnh ấy, Ngài được đem xuống, tưởng rằng đã chết, nên chôn Ngài vào mộ. Và trong sự ẩm ướt và khí lạnh của ngôi mộ đá, Ngài đã tỉnh lại, và trong cách nào đó Ngài đã đẩy hòn đá chắn cửa mộ và trốn ra ngoài lúc ban đêm, để tuyên bố rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết bởi phép lạ, trong khi thật sự thì Ngài chỉ ở trong cơn hôn mê, bất tỉnh mà thôi.
2.Thứa hai, giả thuyết đánh cắp thi thể.Giả thuyết đánh cắp nói rằng Chúa Giê-xu quả thật đã chết, nhưng Ngài không thật sự sống lại do phép lạ. Giữa đêm khuya, có người đã đến đánh cắp thi thể Ngài. Các tên lính canh mộ không hay biết gì hết, hòn đá chắn cửa mộ được lăn đi và đặt lại chỗ cũ, sau khi đã đánh cắp thi thể, đem giấu chỗ nào đó khuất đi. Và rồi các môn đồ tuyên bố rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết, bởi vì ngôi mộ trống rỗng, trong khi thật sự, giả thuyết này bảo, Ngài không hề sống lại,chỉ bị ăn cắp mất xác mà thôi.
3.Kế đến là giả thuyết thứ ba. Giả thuyết này được gọi là thuyết ảo giác. Thuyết ảo giác cho rằng Chúa Giê-xu đã thật sự chết, nhưng Ngài thật sự không hề sống lại. Mà Ngài đã bị dời đem giấu đi nơi khác. Các môn đồ thật sự nghĩ rằng họ từng nhìn thấy Chúa Cứu Thế sống lại, nhưng thực ra thì họ chỉ thấy ảo giác thôi. Họ nhìm thấy một bóng ma. Họ nhìn thấy một ảo giác. Và những sự tuyên bố này đã tạo nên sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu chỉ là một sự bịa đặt từ trí tưởng tượng của họ mà thôi.
Công tố viện đã dựa trên trường hợp ấy, và đáng tiếc, quý vị ở về phía bị cáo. Và đang khi chúng ta mở ra trong Phúc Âm Mác đoạn 15, chúng ta sẽ trả lời những giả thuyết này trong một cách lý thú và sáng suốt nhất. Trước hết, chúng ta nhìn thấy trong Kinh Thánh rằng Chúa Giê-xu đã thật sự chết. Đó là nền tảng đầu tiên của phía chúng ta. Bởi vì tại sao phải lo chứng minh rằng Ngài đã thật sự sống lại trong khi Ngài đã không thực sự chết chứ? Và nền tảng thứ hai của sự biện hộ là Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết.
Không cần phải nói, các luật sư biện hộ trong phiên tòa này là bốn trước giả Phúc Âm:Mác, người viết trước nhất; Ma-thi-ơ, một cựu nhân viên thuế vụ; Lu-ca, một bác sĩ y khoa; Giăng, người được yêu; và sau đó là một người nữa, từng là cựu thành viên của Tòa Công luận, Sau-lơ ở Tạt-sơ, sau khi cải đạo, đổi tên là Phao-lô.Năm người này làm chứng vượt bóng tối của sự nghi ngờ rằng Chúa Giê-xu đã thật sự chết. Họ bước vào chỗ dành chỗ nhân chứng, từng người một, và sau đó họ cho đòi nhân chứng là ba nhóm người chứng kiến tận mắt.
Trước hết, lời chứng của Mác. Mac 15:37. Sở dĩ tôi mở ra trong Mác trước là bởi vì Mác là người trước nhất viết Phúc Âm trong vị thế của một nhà truyền giảng Tin Lành – 15:37. “Đức Chúa Giê-xu kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.”Chúng ta không cần mở ra xem các trước giả khác, nhưng tôi sẽ đọc cho quý vị nghe câu nói của họ hầu như đồng ý nguyên văn với Mác. Ma-thi-ơ nói: “Chúa Giê-xu. . . trút linh hồn.” Bác sĩ Lu-ca nói: “Ngài vừa nói xong thì tắt hơi,”giống như Mác nói. Sứ đồ Giăng nói: “Ngài gục đầu mà trút linh hồn.” Phao-lô nói: “Chúa Cứu Thế chết theo lời Kinh Thánh.” Năm lời chứng không thành kiến,không thể từ chối công bố sự chết của Chúa Giê-xu.
Nhưng chắc chắn trong số quý vị, cũng như trong thế giới ngày nay, sẽ nói rằng những lời chứng này bị chi phối bởi định kiến. Chúng ta hãy lắng nghe những người có mặt ở đó. Lắng nghe lời chứng của người đã thật sự nhìn thấy thi thể đã chết.Trong Mác 15, chúng ta gọi nhân chứng đầu tiên bước lên bục. Ông ta là thầy đội. Mac 15:37,
Nhưng Đức Chúa Jêsus kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.
Màn trong đền thờ xé ra làm đôi từ trên chí dưới. 
Thầy đội đứng đối ngang Ngài, thấy Ngài trút linh hồn như vậy,thì nói rằng: Người nầy quả thật là Con Đức Chúa Trời (AIFL-889, TS).
Nếu chúng ta có một bồi thẩm đoàn trong phiên xử thật ấy hôm nay với chúng ta, và nếu chúng ta có một phiên tòa, và nếu chúng ta có một bục nhân chứng, chắc chắn chúng ta sẽ cho gọi viên thầy đội. Ông ta là một quân nhân La-mã thông minh,một sĩ quan, đã kinh nghiệm nhiều năm trên chiến trường, cũng như trong chi tiết của những điều như thế này. Ông ta được chọn trên căn bản sự linh hoạt và khả năng. Ông ta không phải là tên nô lệ ngu ngốc. Ông là một sĩ quan La-mã sáng chói. Trong rất nhiều trường hợp sống chết trên chiến trường, ông đã có những quyết định đúng đắn. Ông ta không phải là một người ‘cuốn theo chiều gió.’ Trong ngôn ngữ của người lính này, , người đứng ngay trước mặt Chúa Giê-xu, nói rằng: “Người nầy quả thật LÀ con Đức Chúa Trời.” Trong nguyên ngữ Hy Lạp, chữ LÀ thuộc thể quá khứ.
Chúng ta thường đọc câu đó và vui mừng bởi vì thầy đội nhận biết Chúa Cứu Thế. Chúng ta bảo: “Đây là một thí dụ về một người không có sự quan tâm đến vấn đề thuộc linh, nhưng khi chứng kiến biến cố đóng đinh trên thập tự giá, người ấy được biến hoá trong đức tin và đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu.” Nhưng tôi nghĩ chúng ta đã đánh mất một từ chỉ hai mẫu tự nhưng cực kỳ quan trọng trong câu nói: “Người nầy LÀ (đã là) Con Đức Chúa Trời.” Đó là chữ LÀ trong thì quá khứ,trong tiếng Anh là “WAS,” (He was the Son of God). Trong không có gì nguy hạn trong câu ấy, và dường như cũng không đáng để chú ý, nhưng cách nó được viết dưới ngòi bút của Mác bày tỏ hành động trong quá khứ. “Khi Ngài còn sống, Ngài đã là Con Đức Chúa Trời. Bây giờ Ngài đã chết. Ngài đã là Con Đức Chúa Trời.”Cho nên thầy đội làm chứng rằng: “Ngài đã chết. Ngài không còn sống nữa.”
Nhưng ngay cả trong Lời Đức Chúa Trời cũng nói rằng do miệng đôi ba người làm chứng,chứ không phải chỉ một. Cho nên chúng ta hãy nghe chi tiết từ những người lính lãnh nhiệm vụ đóng đinh hôm ấy. Mời quý vị hãy xem những lời của họ. Chúng ta xem Phúc Âm Gi 19:30-2:10. Và hãy lắng nghe lời chứng của tên lính. Chúng ta cho gọi các người lính lên bục nhân chứng. Chúng ta đã nghe từ năm vị luật sư.Chúng ta đã nghe lời chứng từ viên thầy đội La-mã. Gi 19:30,
“Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn.
Vì bấy giờ là ngày sắm sửa về ngày Sa-bát, mà Sa-bát nầy là rất trọng thể, nên dân Giu-đa ngại rằng những thây còn treo lại trên thập tự giá trong ngày Sa-bát chăng, bèn xin Phi-lát cho đánh gãy ống chơn những người đó và cất xuống.”
Câu hỏi đến với đọc giả tò mò là tại sao phải đánh gãy chân? Câu trả lời rất đơn giản. Để giữ một người tiếp tục sống trên thập tự giá, người ấy phải nâng thân mình lên để thở, và đôi chân là chỗ tựa để nâng thân mình lên. Nhiều người không ý thức được rằng người bị đóng đinh trên thập tự giá cứ phải liên tục đưa thân mình trồi lên, thụt xuống. Để có thể hìt thở được, người ấy phải đưa thân thể lên xuống, dùng tay cánh tay và đôi chân để nâng thâm mình lên để hít vào,và rồi buông thân thể xuống để thở ra. Cử động ấy được thực hiện liên tục. Có người kể lại rằng người bị đóng đinh trên thập tự giá có thể sống đến bảy ngày trong tình trạng ấy, thật không thể tưởng tượng. Để cho tội nhân mau chết, các tên lính phải đánh gãy ống xương chân, hầu người ấy không thể nâng thân mình lên để hít thở được và sẽ bị chết vì ngộp. Cho nên việc đánh gãy ống chân làm cho mau chết.
Họ đến với tổng trấn Phi-lát đề nghị: “Chúng ta phải đánh gãy ống chân họ.” Câu 32. Đây là những người thi hàng sứ mạng tàn bạo này.
“Vậy,quân lính lại, đánh gãy ống chơn người thứ nhứt(tức một trong hai tên cướp), rồi đến người kia (tức tên cướp kia), tức là kẻ cùng bị đóng đinh với Ngài.
Khi quân lính đến nơi Đức Chúa Jêsus, thấy Ngài đã chết rồi, thì không đánh gãy ống chơn Ngài;”
Quý vị chú ý sẽ thấy bốn người, ít nhất là bốn tên lính, nếu như họ sử dụng nhóm lính đóng đinh bình thường, gồm viên chỉ huy (thầy đội) và bốn người lính. Bốn tên lính đến cùng Chúa Giê-xu và nhìn thấy Ngài đã chết. Nhưng xin chú ý thêm trong câu 34, có một tên lính đa nghi – hay làm việc cẩn thận – đã muốn có bằng chứng vật lý.
“nhưng có một tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì máu và nước chảy ra.”
Đây là bằng chứng vật lý rằng sự chết đã đến. Một giới chức thẩm quyền y khoa viết:“Sự tách rời ra của hồng huyết cầu khỏi bạch huyết cầu (ở đây gọi là nước), cho thấy sự hiện diện của sự chết.” Khi họ đâm mũi giáo vào hông, hai chất ấy của máu đã phân tách nhau và cùng chảy ra, nói cho họ biết rằng sự chết đã đến.Chúa Giê-xu không bị bất tỉnh. Ngài đã thật sự chết.
Nhưng nếu điều đó chưa đủ, hãy nghe lời chứng của những người làm công tác an táng.Họ được nhắc đến trong phân đoạn này. Câu 38 bắt đầu với lời chứng của họ.Chúng ta đã nghe lời chứng của thầy đội và lời chứng của các tên lính. Bây giờ chúng ta cho gọi Giô-sép và Ni-cô-đem lên bục nhân chứng. Câu 38,
“Sau đó, Giô-sép người A-ri-ma-thê, làm môn đồ Đức Chúa Jêsus một cách kín giấu, vì sợ dân Giu-đa, xin phép Phi-lát cho lấy xác Đức Chúa Jêsus; thì Phi-lát cho phép. Vậy, người đến và lấy xác Ngài.
Ni-cô-đem,là người khi trước đã tới cùng Đức Chúa Jêsus trong ban đêm(xin chú ý là không phải họ đến với Ngài với hai tay không), bấy giờ cũng đến, đem theo độ một trăm cân một dược hòa với lư hội.”
Câu hỏi được đặt ra là tại sao? Tại sao họ đem theo những hương liệu đó?,
“Vậy,hai người lấy xác Đức Chúa Jêsus, dùng vải gai và thuốc thơm gói lại(đó là câu trả lời), theo như tục khâm liệm của dân Giu-đa.” (19:40)
Chúng ta không quen với tục lệ ấy. Tất cả do sự tôn kính thi hài của Chúa Giê-xu, nên họ quấn Ngài như một xác ướp cap. Đó rõ ràng là một cách để chuẩn bị cho sự chôn cất. Việc quấn xác được sử dụng một khúc vải bề ngang khoảng 3 tấc và dài khoảng 2 mét, quấn chung quanh từ trên vai dài xuống đến mắt cá, và quấn thật chặt, vừa quấn vừa đổ thuốc thơm vào bên trong. Cho nên cuối cùng khi quấn xong, thân thể trở nên cứng chặt như khúc gỗ, giống các xác ướp Ai Cập chúng ta thường thất trong tivi, phim ảnh hay báo chí.
Nhưng cái đầu cũng không được để yên. Họ quấn đầu bằng một chiếc khăn khác và trong một hình thức đặc biệt, và mảnh vải dùng để quấn được gọi là khăm quấn đầu. Họ quấn từ trên đỉnh đầu, phủ trùm bên dưới hàm, và bọc lên chung quanh, để giữa hàn không cử động. Sau khi quấn xong, thi hài được đặt trong ngôi mộ đá đục trong vách núi, và để nằm yên trong tình trạng như thế. Thi hài của Chúa Giê-xu, được quấn liệm, tẩm thuốc thơm, và đặt vào trong một ngôi mộ do Giô-sép người A-ri-ma-thê làm chủ.
Tại sao tôi nhắc đến điều này? Tại sao chúng ta cần gọi họ lên bục nhân chứng? Bởi vì những người này là môn đồ của Chúa Giê-xu. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống, dù nhỏ nhất, hay cử động nhỏ nhất, điều nhỏ nhất của sự sống, thì trong một ngàn năm, họ cũng không bao giờ chôn Ngài vào trong mộ cả. Nhưng Ngài đã chết! Và họ đã đem Ngài xuống, ướp xác Ngài, quấn khăn liệm chung quanh Ngài,cuối cùng đặt Ngài trong một ngôi mộ. Do không hề nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào của sự sống còn sót lại trong Chúa Giê-xu cả. Câu trả lời cho thuyết bất tỉnh là bằng chứng không chối cãi được của Thánh Kinh và hữu lý dẫn một người đến chỗ tin rằng Ngài thật sự đã chết.
Bây giờ chúng ta đến với phần lý thú nhất trong câu chuyện này. Đang khi làm điều đó, mời quý vị xem câu kế. Câu 41,
“Vả,tại nơi Ngài bị đóng đinh, có một cái vườn, trong vườn đó có một cái huyệt mới,chưa chôn ai.
Ấy là nơi hai người chôn Đức Chúa Trời, vì bấy giờ là ngày sắm sửa của dân Giu-đa,và mộ ấy ở gần.”
Để cảm kích những gì họ đã làm, chúng ta cần phải hiểu rõ về ngôi mộ thời Chúa Giê-xu. Tôi nghĩ thay vì dùng từ ngữ “ngôi mộ,” chúng ta nên dùng từ “hang đá”tốt hơn. Thật sự thì đây chính là từ được sử dụng để mô tả nơi La-xa-rơ được đặt trong Phúc Âm Gi 11:38.
“Bấy giờ, Đức Chúa Jêsus lại đau lòng nữa, bèn đến phần mộ; mộ bằng một cái hang,trước cửa hang có một hòn đá chận lại.”
Gi 11:38, mô tả nơi thi hài của La-xa-rơ được an táng. Ông được an táng trong một hang đá và một tảng đá chặn bít cửa hang.
Ngày nay chúng ta chôn người chết dưới ‘ba lớp đất,’ thi thể đặt trong một quan tài.Chúng ta dựng một mộ bia ở trên, để biết ai đang nằm bên dưới mộ. Nhưng thời Chúa Giê-xu, người ta không chôn theo cách đó. Bên cạnh sườn đồi, thường là chỗ có một khoảng vách đá trơn láng, họ thường đụt những cái hang trên trong vách đá ấy.
Ngày nay tại một số địa điểm ở các nước Đông Nam Á vẫn còn chôn cất theo hình thức này. Bên trong hang đá có một phiến đá bằng phẳng, cửa hang thường để trống,cho người vào bên trong để chuẩn bị việc liệm xác. Và thi hài được đặt trên phiến đá ấy. Một tảng đá khác, thường là hình tròn, nặng ít nhất một tấn, đặt vừa khít vào miệng hang, được đặt bên cạnh cửa, có một cái nêm giữ lại. Khi công tác chôn cất hoàn tất, việc than khóc chấm dứt, mọi sự đã xong, mọi người đi ra ngoài, thì người ta kéo cái nêm đi, tảng đá lăn vào đóng kín cửa hang lại, giữ xác chết bên trong. Tại sao họ làm như thế? Để giữ không có kẻ trộm mộ ban đêm đến trộm cắp những đồ vật tống táng theo người chết. Chuyện trộm mộ không phải chỉ có trong thời đại của chúng ta, nhưng từ xưa cũng đã xảy ra tình trạng này. Họ niêm cửa mộ lại cũng để giữ không cho thú dữ vào phá phách xác chết, đó cũng là một trong những nguyên do chính.
Trong trường hợp của Chúa Giê-xu thì ngôi mộ của Ngài không được hàn kín, nhưng có một con dấu của La-mã niêm phong trên ấy, cùng với hai tên lính canh liên tục ngôi mộ này, hầu tránh bất cứ sự trộm xác nào. Bởi vì có một điều mà người La-mã không muốn xảy ra, đó là nhìn thấy ngôi mộ trống, xác chứng lời nói của Chúa Giê-xu rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết.
Bây giờ, với tất cả những điều đó trong trí, chúng ta đến với bằng chứng của sự sống lại. Nếu quý vị là thám tử sống trong thời đó và được yêu cầu phá án, quý vị chắc chắn sẽ xem đến ít nhất ba bằng chứng rất rõ ràng. Bằng chứng đầu tiên được nói đến trong Gi 20:1.
“Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, lúc rạng đông, trời còn mờ mờ, Ma-ri Ma-đơ-len tới mộ,thấy hòn đá lấp cửa mộ đã dời đi.”
Một số người nói rằng giống như một người đàn bà, vào buổi sáng sớm, đã vội vã kết luận. Vì lợi ích của quý vị, tôi cho quý vị những lời của Ma-thi-ơ, người nói rằng: “Một thiên sứ của Chúa đến và lăn hòn đá sang bên.” Mác đồng ý, ghi: “Khi ngó xem thấy hòn đá lăn ra rồi, vả, hòn đá lớn lắm.” Bác sĩ Lu-ca thêm: “Họ thấy hòn đá đã lăn ra khỏi mộ.” Lời làm chứng của ba nhân chứng có giá trị.Ma-ri nói rằng trời còn mờ mờ và bà nhìn thấy hòn đá đã lăn đi khỏi mộ.
Cho nên bằng chứng lịch sử thứ nhất là hòn đá đã bị dời đi. Quý vị sẽ làm việc với điều đó, nếu quý vị đang phân tích bằng chứng. Tại sao ít nhất bảy lần trong Phúc Âm nói đến điều này? Hòn đá đã được lăn đi.
Có một nguyên nhân. Đáng tiếc là nhiều người tin rằng nó cần được dời đi hầu để Chúa Giê-xu có thể đi ra. Nhưng, quý vị biết không, tôi tin chắc rằng Chúa Giê-xu đã ra khỏi mộ trước khi hòn đá được lăn đi. Tôi cho rằng hòn đá chắn cửa mộ được lăn đi để cho các môn đồ có thể bước vào bên trong, chứ không phải để cho Chúa Giê-xu có thể đi ngoài. Có cách nào khác để họ biết rằng ngôi mộ trống chứ? Thân thể vinh hiển của Chúa Giê-xu cho phép Ngài chẳng những rời khỏi vải liệm, mà còn đi ra bên ngoài và sau này đi xuyên qua cửa đang đóng kín nữa.Trong tình trạng được biến hóa ấy, Ngài không hề bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Ngài có khả năng di chuyển trong nháy mắt và xuyên qua vật chất.Nhưng hòn đá được lăn sang một bên để người chứng kiến có thể đi vào bên trong.
Điều này đem chúng ta đến bằng chứng thứ hai. Và rất rõ ràng, đó là ngôi mộ trống.Tôi nghĩ rằng đây là bằng chứng rất quan trọng nếu quý vị đang đối phó với vấn đề sống lại. Nhưng xin quý vị chú ý trong câu 2,
“Vậy,người chạy tìm Si-môn Phi-e-rơ và môn đồ khác, là người Đức Chúa Jêsus yêu, mà nói rằng: Người ta đã dời Chúa khỏi mộ, chẳng hay để Ngài ở tại đâu.”
Bà Ma-ri đã nghĩ gì? Bà nghĩ đến việc Ngài đã bị trộm xác mất. Đó là những gì bà nghĩ.
Điều này đem chúng ta đến ba sự hiển nhiên khả thi. Nếu quý vị là thám tử, hay công an, được trao phó trách nhiệm điều tra vụ án, quý vị sẽ đến với ít nhất ba điều này. Tại sao ngôi mộ trống? Thứ nhất, bởi vì Ngài đã rời đó bằng sức riêng của mình. Chúng ta đã chứng minh rồi, rằng điều này không thể xảy ra. Sự khả thi thứ hai là thân thể của Ngài đã được bàn tay con người dời đi. Đó là điều rõ ràng bà Ma-ri cũng đã nghĩ tới. Bà đến mộ, hòn đá lăn sang một bên, ngôi mộ trống rỗng. Ngay lập tức bà nghĩ: “Ai đã dời xác Chúa đi rồi. Họ đã trộm xác Ngài. Chúng ta không biết họ để xác Ngài ở đâu nữa.”
Khi quý vị nghĩ rằng thi hài Chúa Giê-xu được bàn tay con người dời đi, thì quý vị chỉ có thể có hai khả thi. Hoặc là don môn đồ của Ngài dời đi, hoặc là do kẻ thù dời đi.
Chúng ta nghiên cứu khía cạnh kẻ thù trước. Cứ cho rằng là kẻ thù, người La-mã hay người Do-thái, muốn có ngôi mộ trống. Câu hỏi rõ ràng là tại sao? Đó là điều họ rất không muốn. Đó là lý do tại sao họ đặt lính canh giữ gần bên mộ. Họ cnah giữ ngôi mộ hầu cho nó đừng bị trống. Và họ bảo nhau rằng: “Bất cứ điều gì xảy ra trong những ngày kế tiếp, nhất là vào ngày thứ ba, là chúng ta không muốn nhìn thấy ngôi mộ trống rỗng.” Cho nên họ canh giữ mộ. Như vậy thì tại sao họ lại dời thân thể của Chúa Giê-xu đi chỗ khác chứ?
Hơn thế nữa, khi các môn đồ bắt đầu giảng về sự sống lại Chúa Cứu Thế Giê-xu, nếu họ đang giữ thân thể Ngài, tại sao họ không đưa ra chứ? Quý vị thấy đấy, toàn bộ lịch sử của Cơ-đốc nhân dựa trên một Cứu Chúa sống. Một Chúa Cứu Thế Giê-xu với thân thể sống lại bằng phép lạ. Và khi các môn đồ bắt đầu giảng rằng: “Ngài đã sống lại – chúng ta có một Cứu Chúa sống,” nếu họ đã trộn thân thể của Ngài,tại sao họ không đưa nó ra để phá vỡ sự dối trá ấy chứ?
Ông Patrick Fairbairn đã nhận thức điều này khi ông viết rằng: “Sự im lặng của người Do-thái cũng quan trọng y như lời giảng của Cơ-đốc nhân.” Ngay khi họ có thể phá vỡ mọi lời giảng, thì họ lại im lặng. Bởi vì họ không hề có thân thể của Chúa Cứu Thế. Ông Arnold Toynbee, một sử gia anh sáng chói thêm: “Nếu thi thể của một người Do-thái, Giê-xu ở Na-xa-rét, có thể được cung cấp, thì Cơ-đốc nhân sẽ run rẩy trở nên một tôn giáo không có sự sống.” Nhưng họ không thể tìm được thi thể của Ngài.
Nếu kẻ thù đã dời thi hài Chúa Giê-xu đi chỗ khác, câu hỏi được đặt ra là tại sao?
Bây giờ chúng ta hãy cho rằng môn đồ của Ngài đã dời nó đi. Và đó chính xác là những gì lính La-mã đã nói. Họ không có câu trả lời cho ngôi mộ trống, cho nên họ dựng lên câu trả lời. Quý vị sẽ hiểu ý tôi muốn nói gì trong chốc lát đây.Mat 28:11, 
“Trong khi hai người đờn bà đó đi đường, thì có mấy tên lính canh vào thành thuật lại cho các thầy tế lễ cả biết mọi việc đã xảy đến.”
Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là người nào đó trong bọn lính canh quay trở lại căn cứ chỉ huy nói: “Này, các anh không thể nào tin được, nhưng các anh nên tin. NGÔI MỘ TRỐNG RỖNG!” 
Mat 28:12,
“Các thầy bèn nhóm lại cùng các trưởng lão đặng bàn luận, xong rồi, thì họ cho những lính đó nhiều tiền bạc,
mà dặn rằng: Các ngươi hãy nói rằng: Môn đồ nó đã đến lúc ban đêm, khi chúng tôi đương ngủ, mà lấy trộm nó đi.”
Tôi có cảm tưởng rằng vị tổng trấn sẽ không chấp nhận điều đó mà không có vài cái đầu rơi khỏi cổ. Nhưng những tên lính đã nhận tiền, những người lính đói tiền.Câu 14,
“Nếu điều ấy thấu tai quan tổng đốc, thì chúng ta sẽ khuyên giải người, và làm cho các ngươi khỏi lo sợ.
Mấy tên lính đó lấy bạc, và làm theo như lời. Tiếng ấy đã đồn ra trong dân Giu-đa cho đến ngày nay.”
Tôi từng nghe điều này được dạy tại một đại học, rằng xác của Chúa Giê-xu đã bị đánh cấp. Thật lý thú phải không quý vị? Điều làm tôi thích thú là đức tin của những tên lính. Quý vị biết là đáng lý thì chúng đã bị đem ra hành quyết rồi!Nhưng họ vẫn sống khỏe với số tiền đến cách bất ngờ. Không hề có câu trả lời cho ngôi mộ trống. Ngôi mộ trống là vì thi hài đã sống lại cách lạ lùng.
Chúng ta trở lại Phúc Âm Giăng 20. Chúng ta đã nghe về ba điều có thể xảy ra đó. Thân thể không thể rời khỏi mộ bằng sức riêng của mình. Chắc chắn cũng không phải bị trộm. Điều duy nhất còn lại, bởi sự chấp nhận lời chứng, là Ngài đã được làm cho sống lại cách siêu nhiên. Điều này đem chúng ta đến với phần lý thú nhất trong toàn bộ câu chuyện. Chúng ta đã nhìn thấy hòn đá bị dời sang một bên,chúng ta đã nhìn thấy ngôi mộ trống, và bây giờ chúng ta sẽ phân tích về vải liệm, bằng chứng hữu hình của một thân thể sống lại. Gi 20:3,
“Phi-e-rơ với môn đồ khác bèn bước ra, đi đến mồ.
Cả hai đều chạy (bây giờ tôi muốn quý vị hình dung ra cảnh đó, áo dài xăn lên, hai người chạy song song), nhưng môn đồ kia chạy mau hơn Phi-e-rơ, . . .”
Mỗi lần quý vị nhìn thấy Phi-e-rơ, ông là một người to lớn. Có lẽ họ nhận ý ấy từ chỗ này, bởi vì sứ đồ Giăng đã chạy qua mặt ông. Phi-e-rơ và Giăng cùng chạy,nhưng Giăng đã chạy nhanh hơn ông, qua mặt ông và đã đến mộ trước ông.
“Người cúi xuống (hãy xem câu 5, đây là Giăng), Người cúi xuống, thấy vải bỏ dưới đất; nhưng không vào.”
Giăng là người như thế. Quý vị cần cảm kích ông Giăng để cảm kích những lời ở đây.Ông là người yêu mến Chúa và được Chúa yêu. Trải suốt kinh văn, Giăng luôn luôn được gọi là “người Ngài yêu,” hay “kẻ yêu Chúa.” Giăng chạy đến quang cảnh ấy,cúi xuống nhìn vào bên trong, nhìn thấy vài điều bên trong, nhưng ông không thể bước vào bên trong.
Đây là chỗ tốt để chúng ta dừng lại và chú ý rằng có đến ba lần câu này dùng chữ “thấy.” Trong mỗi lần nó điều khác nhau trong nguyên ngữ. Và điều đó mở ra cho chúng ta toàn bộ câu chuyện. Mỗi lần chữ thấy xuất hiện trong câu này đều khác nhau trong nguyên ngữ Hy Lạp.
“Người cúi xuống, thấy vải bỏ dưới đất; . . .”
Chữ đầu tiên được dùng trong câu 5, là một chữ chỉ về cái liếc qua. Trong nguyên ngữ là blepo. Nó được dùng để chỉ việc quý vị liếc nhìn trên đồng hồ, hay đèn xanh đèn đỏ tại ngã tư đường, hay nhìn người nào đó đi lướt qua,hay nói: “Anh/Chị khỏe không?” Nó là từ chỉ về một cái liếc qua. Giăng đến mộ,nhìn vào bên trong và thấy. Nhưng không thấy gì đặc biệt lắm, chỉ cáo liếc qua một thôi.
Bây giờ chúng ta có sứ đồ Phi-e-rơ đang thở hổn hển. Câu 6, “Si-môn Phi-e-rơ theo đến.” Dường như Giăng có chút khoe khoang ở đây. “Tôi đã thắng anh ta trên đường đua đến mộ.” “Si-môn Phi-e-rơ theo đến, vào trong mộ.” Quý vị có thể hình dung ra Phi-e-rơ ở đây không? “Tránh sang bên Giăng. Chúng ta hãy xem những gì ở trong ấy.” Phi-e-rơ vẹt Giăng đi ngay vào bên trong mộ và đứng ngay bên những gì ông thấy tại đó. Từ thấy dùng ở đây trong nguyên ngữ Hy Lạp là theoreo.Từ chữ này chúng ta có chữ “theorize” trong tiếng Anh, có nghĩa là đưa ra lý thuyết. Ông đã lý luận. Ông đứng bên những gì còn lại, hay những mảnh vải liệm.Từ này có nghĩa là một sự quan sát kỹ lưỡng, nhìn chằm chằm với mục đích rõ ràng để tìm kiếm điều có ý nghĩa và quan trọng. Ông nhìn chằm chằm với mục đích cố gắng xếp đặt những chi tiết lại với nhau. Phi-e-rơ đứng bên vải liệm, và ông nhìn thấy vải bỏ dưới đất ở đó.
Gi 20:7,
“và cái khăn liệm trùm đầu Đức Chúa Jêsus chẳng cùng một chỗ với vải, nhưng cuốn lại để riêng ra một nơi khác.”
Tôi muốn quý vị thấy điều đó. Phi-e-rơ đang đứng bên mộ, nhìn vào những gì còn lại ở đó. Tôi có thể hình dung ra Phi-e-rơ, với đôi bàn tay to lớn, gân guốc, ôm đầu suy nghĩ. Cố gắng suy nghĩ ra. Phi-e-rơ không nổi tiếng về việc suy nghĩ sâu xa. Nhưng tôi nghĩ ngay tại đây ông đang suy nghĩ cách sâu xa. Ông nghiên cứu những gì đang nhìn thấy. Và tôi muốn diễn tả nó là gì.
Từ kinh văn trong nguyên ngữ, dường như có đủ bằng chứng xác minh rằng vải liệm vẫn ở trong hình dáng của nó khi bao bọc thi hài Chúa Giê-xu. Hơn thế nữa, vải trùm đầu vần trong hình dáng như cái đầu vẫn còn bên trong, nhưng thật sự thì chỉ là cái võ trống mà thôi.
Ông Merrill Tenney nói rằng: “Từ dùng để mô tả vải trùm đầu không phải thẳng nếp,hay sếp lại thẳng góc như một cái khăn ăn, nhưng hình tròn như một quả banh mang hình dáng đang bao bọc một vật bây giờ bên trong không còn nữa. Hình dáng cái đầu vẫn rõ ràng trên vải liệm, nhưng thịt và sương thì không có trong đó.”
Đó chính là những gì Phi-e-rơ không thể suy nghĩ ra được. Ông nhìn nó và nó vẫn ở trong hình dạng cũ, mặc dù chỉ là vải liệm. Nhưng không có thi hài ở đó. Tôi có cảm giác rằng có một chút kinh dị bất ngờ ở trong ấy.
Khi tôi còn nhỏ, thường đi bắt ve sầu ở những cây to trong khuôn viên trường. Tôi thường nhìn thấy rất nhiều võ ve sầu bám đầy trên các thân cây. Trông giống như con ve, nhưng chỉ võ thôi, không có thân mình ở trong ấy. Có người gọi là ‘xác ve sầu,’ nhưng sự thật chỉ là võ mà thôi. Tôi nghĩ nhiều người trong quý vị cũng đã từng nhìn thấy điều ấy. Đó chính là những gì sứ đồ Phi-e-rơ nhìn thấy ở đây. Trông giống như xác ướp Ai Cập, nhưng chỉ võ thôi, không có ruột, không có thân thể bên trong.
Bây giờ thì Giăng không thể chịu được nữa, nên cũng bước vào. Câu 8,
“Bấy giờ, môn đồ kia đã đến mộ trước, cũng bước vào, . . .”
Và ghi rằng ông “thấy và tin.” Chữ “thấy” ở đây hoàn toàn khác hai chữ trước.Trong nguyên ngữ Hy Lạp là oida. Nó có nghĩa là làm một nhận thức bằng tâm trí. Nó có nghĩa là hiểu. Nhận thức từ tâm trí những gì đang xảy ra.
Tôi xin cho quý vị một thí dụ minh họa. Thí dụ như quý vị đang lắng nghe vị giáo sư toán giảng dạy về một phương trình, một công thức toán học, quý vị bóp trán suy nghĩ, vật lộn với nó, và rồi sau đó quý vị nói: “À! Tôi thấy rồi! Tôi thấy điều giáo sư giảng rồi!” Quý vị không “thấy.” Nhưng quý vị đã hiểu được điều đó. Đó chính là ý nghĩa của từ ngữ “thấy - oida” mà sứ đồ Giăng nói ở đây. Hoặc ai đó giải thích cho quý vị về một điều bí mật, một điều trừu tượng, một rắc rối mà quý vị đã cố gắng bức óc, nhưng vẫn không hiểu. Nhưng rồi bây giờ có người giải thích cho quý vị, và quý vị nhìn thấy rõ ràng như ban ngày. Quý vị bảo: “Ồ, bây giờ thì tôi đã thấy rồi.” Quý vị không “thấy” nó. Nhưng nó rõ ràng ở trong trí quý vị. 
Đó chính xác là ý nghĩa của từ này ở đây. Giăng đi vào bên trong, đẩy Phi-e-rơ sang bên, nhìn vào, và ông chợt hiểu! “Phi-e-rơ, Thầy đã sống lại. Một phép lạ đã xảy ra đấy Phi-e-rơ.” Và Kinh Thánh ghi rằng “ông tin.” Thật ra thì câu kế nói rằng, 
“Vì chưng hai người chưa hiểu lời Kinh Thánh rằng Đức Chúa Jêsus phải từ kẻ chết sống lại.”
Thật tuyệt vời phải không? Ôi, chúng ta đã đọc rất nhiều thần học vào bên trong các sứ đồ. Vẽ lên hình ảnh họ là những con người bước đi với vầng hào quang trên đầu, áp choàng sáng chói, tay khoanh trước ngực, trích dẫn bài Tín Điều Các Sứ đồ. Đó là hình ảnh các sứ đồ của ngày nay. Nhưng khi xưa thì họ hoàn toàn không phải như thế. Họ nghi ngờ cho đến cuối cùng. Họ không hề hiểu gì về sự sống lại cả. Sứ đồ giăng bước vào bên trong mộ và nói: “Ồ, bây giờ thì tôi nhớ ra rồi.Thầy đã nói rằng Ngài sẽ bị chôn trong ba ngày. Phi-e-rơ, Thầy đã sống lại rồi!” Ý tưởng cách mạng. Thuyết trộm xác không hề đứng vững.
Để kết luận, mời quý vị xem trong 1 Cô-rinh-tô 15. Chúng ta đã lắng nghe từ bốn trước giả Phúc Âm, bây giờ chúng ta hãy nghe từ vị sứ đồ, thưa quý vị là bồi thẩm đoàn. Nếu Chúa Giê-xu được sống lại từ cõi chết và không bao giờ xuất hiện, thì nó chỉ là một ảo tưởng, hay sự ngụy biện đẹp đẽ đễ nói rằng Ngài đã sống lại. Nhưng Chúa Giê-xu chẳng những đã sống lại, mà Ngài còn thật sự xuất hiện nữa. Và tôi muốn quý vị chú ý trong ICo 15:3, sứ đồ Phao-lô cam kết chính mình với trọng tâm của Tin Lành.
“Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, . . .”
Bây giờ, đây là Tin Lành. Nếu quý vị thính giả nào mới lắng nghe, quý vị cần nên hiểu Tin Lành là gì. Đây là trái tim của Tin Lành.
“.. . ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh;
Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh;
và Ngài đã hiện ra . . .”
Ngài đã chết, và để chứng minh rằng Ngài đã chết, Ngài được chôn. Ngài đã sống lại, và để chứng minh rằng Ngài đã sống lại, Ngài đã hiện ra. Tất cả những điều đó phù hợp với nhau. Tin Lành là tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chết và đã sống lại từ cõi chết, và cống hiến chính mình quý vị với niềm tin ấy kể từ thời điểm này trở đi (AIFL-890,TS),tin vào tin mừng của sự chết của Chúa Giê-xu là cho tội lỗi của chúng ta, và đã sống lại chiến thắng quyền lực của tội lỗi và ma quỷ. Sứ đồ Phao-lô nói rằng:“Ngài chẳng những đã chết, nhưng Ngài cũng đã sống lại.” Bây giờ mời quý vị xem tiếp trong ICo 15:5,
“và(chứng minh sự sống lại của Ngài) Ngài đã hiện ra cho Sê-pha (tức Phi-e-rơ), sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ.”
Nếu quý vị để thì giờ nghiên cứu xuyên qua 1 Cô-rinh-tô cho đến Công vụ, quý vị sẽ đếm thấy 11 lần Chúa Giê-xu đã hiện ra trước khi Ngài thăng thiên về trời. Mười một lần khác nhau Ngài đã bày tỏ chính mình Ngài ra và có thể nhìn thấy bằng mắt vật lý bởi những ai yêu mến Ngài và theo Ngài. Nếu quý vị truy cho đến cuối Thánh Kinh Tân ước, và đến chỗ sứ đồ Giăng viết trong sách Khải Huyền, quý vị sẽ khám phá ra Chúa Giê-xu đã xuất hiện cho hơn năm trăm người xem thấy cùng một lúc. 
ICo 15:6,
“Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy, phần nhiều người trong số ấy hiện bây giờ còn sống, nhưng có mấy người đã ngủ rồi.”
Phiên tòa này sẽ không cho phép có thời giờ đem đến trước quý vị 500 nhân chứng,nhưng tôi xin nói với quý vị điều này: Ảo giác hả? Có thể một lần. Nhưng 500,511 ảo giác hả? Không hề hữu lý chút nào cả phải không quý vị? 
Sự biện hộ chẳng những dựa trên lời chứng từ Lời của Đức Chúa Trời, nhưng còn trên một người đã tái lập lại công việc của luật sư Frank Morison, trong một quyển sách tôi rất thích, dù đó là quyển sách mỏng nhất của tôi về đề tài sự sống lại. Bởi vì ông Morison đến với sự sống lại từ cái nhìn của một người không tin Chúa. Quyển sách nổi tiếng của ông tựa đề “Ai Đã lăn Hòn Đá?” Ông là một học giả người Anh, người đã quyết tâm để thì giờ chứng minh những sự kiện được dạy về sự sống lại hoàn toàn không có thật. Nhưng, quý vị biết không, càng nghiên cứu ông càng ít tin vào luận án của mình hơn. Cho đến cuối cùng ông vỗ vào trán mình và nói rằng: “Mình đã đi ngược đường.” Và trong giữa quyển sách, ông quay đầu lại và đi theo hướng đối nghịch, và nói rằng: “Thưa quý vị, chúng ta hãy quay trở lại đúng đường.” Ông viết trong phần mở đầu này như sau:
“Bài nghiên cứu này trong một vài hình thức có vẽ bất thường và khiêu khích, cho nên tác giả nghĩ rằng nó cần được nói lướt qua ở đây về cách nào mà quyển sách đã thành hình như hiện tại. Trên một phương diện, thì rõ ràng đây là một sự xưng nhận. Nó là câu chuyện nội tâm của một người khởi thủy định viết một loại sách khác, nhưng rồi khi trải qua những hoàn cảnh bị buộc phải viết trong một chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Không phải do chính sự kiện đã thay đổi, bởi nó được ghi lại cách bất diệt trong các trang của lịch sử nhân loại và trong các đài tưởng niệm. Nhưng là cách giải thích khi đã có đủ các dữ kiện đã tạo nên sự thay đổi.” 
“Trong cách nào đó, cái nhìn và quan điểm của tôi đã chuyển hướng. Không phải xảy ra bất thình lình, như tia sáng của một sự khải thị hay soi dẫn, nhưng từ từ, từng hồi từng lúc cách chắc chắn đến như một người cứng cổ nhất cũng không thể cưỡng lại được sự sự kiện ấy.” 
“Nguyên thủy quyển sách được dự tính với sự hứng thú cao độ, nhưng rồi nó từ từ như chiếc xà lan bị mắc cạn khi thủy triều rút xuống nhanh chóng. Đến độ một ngày kia tác giả khám phá ra rằng chẳng những mình không thể viết theo chiều hướng như đã dự định được nữa, mà ngay cả nếu có thể, mình vẫn sẽ không viết.”
Thật to lớn phải không quý vị? Ông ta là một người thành thật. “Tôi đã phân tích các sự kiện, không thành kiến. Không đức tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tôi đã xem qua từ Thánh Kinh Tân ước cho đến các văn kiện lịch sử. Tôi tổng hợp chúng lại với nhau. Và tôi thấy mình đã đi ngược đường.” Đó là lời chứng của luật sư Morison.
Nếu tôi có thì giờ, tôi sẽ kể cho quý vị nghe lời chứng của một luật sư khác tên Palo Alto, người cuộc đời đã được cách mạng hóa qua việc viết luận án tiến sĩ của ông về đề tài sự sống lại. Nó đã đưa ông đến đức tin nơi Chúa Cứu Thế. Đời sống được biến đổi. Và những người đang lắng nghe đài vời quý vị ở khắp nơi hiện giờ cũng đã được biến đổi, có thể không phải qua một sự nghiên cứu sâu xa về sự sống lại như chúng ta đã làm hôm nay, nhưng chỉ qua đức tin đơn giản của một tấm lòng thành thật.
Một phiên tòa sẽ không hoàn tất nếu không có một phán quyết. Và tôi để phán quyết lại cho quý vị. 
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát. Xin hạy xếp Kinh Thánh của quý vị lại. Quý vị đã để thì giờ chăm chú lắng nghe tôi chia sẻ, và tôi rất cảm kích, nhưng tôi chưa xong.
Phần quan trọng nhất của bất cứ phiên tòa nào, dĩ nhiên là phán quyết. Và trong trường hợp này, nó quan trọng đến cõi đời đời.
Gi 3:16
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”
Quý vị đã kiên nhẫn ngồi xuyên qua phiên tòa này. Quý vị đã nghe các bằng chứng và chính mình đã đọc thấy. Không phải là ý của tôi, nhưng là bằng chứng của Kinh Thánh và học giả. Bây giờ thì bước kế tiếp là quyết định của quý vị. Phán quyết của quý vị là gì? Tiến trình đơn giản của việc trở nên một Cơ-đốc nhân không đòi hỏi nhiều vấn đề to lớn thuộc tôn giáo. Nó xảy ra trong một thời điểm, như trường hợp của ông Morison trong việc viết một quyển sách, như trường hợp của luật sự Palo Alto trong việc nghiên cứu của mình, và có lẽ trường hợp của quý vị do việc lắng nghe sứ điệp này, mở lòng ra, mời Chúa Cứu Thế Giê-xu ngự vào,chiếm chỗ cao nhất trong cuộc đời của quý vị.
“Ai có Đức Chúa Con thì có sự sống, ai không có con Đức Chúa Trời thì chẳng có sự sống đâu.”
Tôi thúc giục quý vị, trên căn bản của sự kiện thông sáng, mời Chúa Cứu Thế Giê-xu ngự vào cuộc đời của quý vị. Ngài đang chờ đợi lời mời của quý vị. Không phải của tôi, mà là của quý vị. 
Kính lạy Cha yêu thương, trong danh quý báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng con cám ơn Cha về việc cung cấp cho chúng con bằng chứng rõ ràng, không thể từ chối,không thể phủ nhận về Chúa Cứu Thế của chúng con, do đó chúng con có khả nan1g thờ phượng không phải trong sự ngu dốt, dựa trên truyền thống, bc Hội Thánh nói như thế, nhưng chúng con có khả năng thờ phượng trong tâm linh và trong lẽ thật. Chúa ơi, con tin từ tận trong đáy lòng rằng quyết định trọng đại, sống chết, cần phải được dựa trên nền tảng của bằng chứng. Con cầu nguyện rằng chúng con đã phân tích sự kiện, bằng chứng đến chỗ phán quyết có thể được đưa ra và nó được đưa ra cho chiến thắng thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cho đến khi phán quyết ấy được đưa ra, con cầu nguyện xin cho sẽ có một sự hoàn toàn thiếu vắng sự bình an, bị vỡ mộng, và ngã lòng trong cuộc sống của mỗi cá nhân chưa làm quyết định ấy. Xin khích lệ quý vị thính giả chấm dứt chương trình phát thanh này với chiến thắng của ngôi mộ trống và Chúa Cứu Thế hằng sống. Trong danh quý báu của Ngài chúng con cầu nguyện. A-men!

No comments

Powered by Blogger.