BÀI 22: HI VỌNG CHO NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC THA THỨ
BÀI 22: HI VỌNG CHO NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC THA THỨ
Hy vọng cho người không được tha thứ
Sứ điệp hôm nay về sự sống tựa đề “Hi Vọng Cho Người Không Được Tha Thứ.” Kính mời quý vị vui lòng mở ra trong trong thư ICo 15:12-19
“Vả,nếu giảng dạy rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại?
Nếu những kẻ không sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa.
Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích.
Lại nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì Đức Chúa Trời đã chẳng khiến Đấng Christ sống lại, mà chúng tôi đã làm chứng trái với Đức Chúa Trời rằng Ngài đã làm cho Đấng Christ sống lại, té ra chúng tôi làm chứng dối cho Đức Chúa Trời.
Vì nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa.
Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình.
Vậy,những kẻ ngủ trong Đấng Christ cũng phải hư mất đời đời.
Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết.”
Lễ Phục sinh có gì là to lớn? Tôi muốn nói rằng Cơ-đốc nhân trên khắp thế giới tụ họp lại cho Lễ đặc biệt này. Tất cả các nhạc sĩ, các ca đoàn, tất cả các buổi thờ phượng sáng sớm Phục sinh. Tất cả những điều đó có gì gọi là to lớn chứ?Tôi biết. Tôi biết, đây là ngày kỷ niệm Chúa Giê-su sống lại từ kẻ chết mà Cơ-đốc nhân khắp nơi trên thế giới vẫn tiếp tục giữ. Tôi biết điều đó. Đúng vậy. Đó quả là một điều vĩ đại cho Ngài, nếu nó thật sự đã xảy ra. Nhưng đối với tôi, một người sống ở Úc Châu, hàng ngàn năm cách xa lối sống nguyên thủy của những người Palestine cổ, khi mà thế giới ở dưới sự cai trị của một con người lạ lùng tên Sê-sa Tiberius, người có cung điện ở La-mã, Ý Đại Lợi, thì quý vị bảo là sự Phục sinh vẫn thích hợp cho thời đại của tôi, xã hội của tôi ngày nay sao?
Hơn thế nữa, quý vị và tôi đang sống trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, chứ không phải thế kỷ thứ nhất, cho nên về phương diện lịch sử, thì nó hoàn toàn không thích hợp, nó cách quá xa chúng ta.
Cũng giống như một số quý vị, có thể tôi cũng tham dự buổi lễ. Tôi ngồi đó và suy nghĩ rằng: “Chỉ đôi phút thôi và rồi tôi sẽ rời khỏi chỗ này, vì vậy tôi sẽ thật sự trông giống như một phần tử của tất cả những điều này không?” Một số quý vị hỏi như thế. Nhưng tôi ngồi khoanh tay, tôi an nhiên tự tọa, tôi không hiểu những bài hát. Hơn nữa, nó không phải là điều to lớn. Tôi phải thức sớm để đến tham dự buổi lễ ấy. Tôi bị vây quanh bởi những con người cuồng tín, ôm Kinh Thánh và Thánh ca kè kè bên mình, và hiểu rõ tất cả những điều này tận đáy lòng. Và rồi một số quý vị bảo: “Tôi sẽ không trở thành một phần tử của nhóm người ấy.”
Nếu thế thì tôi báo cho quý vị một tin mừng, quý vị ở trong một nhóm người tốt đồng tư tưởng. Quý vị ở trong nhóm của một người có lẽ sáng chói rất trong hậu bán thế kỷ thứ nhất, tên ông ta là Sau-lơ, quên ở thành Tạt-sơ. Người sau khi học xong nhận được một sự kêu gọi bất thường, trở thành một người Pha-ri-si. Sự kêu gọi của ông ta là để giết các Cơ-đốc nhân. Hoặc nếu không giết họ, thì chắc chắn cũng phải nhốt những người ấy vào tù – kể cả đờn ông, đờn bà và trẻ con.Không thành vấn đề. Bởi vì những con người này đi theo một người lãnh đạo đã chết, và họ trốn trong các hang động trên đất, nói về những con người đi theo Chân lý.
Cho nên Sau-lơ đã không hề tin điều đó, và chắc chắn là quyết tâm không bao giờ giờ tin. Nhưng trên đường của thàng phố cổ tên Đa-mách, khi ông ta đang ngồi trên lưng ngựa, thì bị một ánh sáng đánh ngã ông khỏi lưng con thú ấy và ngã nắm dài xuống đất, bị mù. Người ấy nghe được tiếng phán gọi tên mình. “Sau-lơ, Sau-lơ,ngươi đang làm gì vậy? Sao ngươi bắt bớ ta?” “Ngài là ai?” “Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ.” Trải qua một lọat biến cố đầy lý thú, Sau-lơ được đẩy sang một bên, giữ yên lặng và trong chỗ bí mật, để rồi đã được cải đạo một cách kỳ diệu, trở nên một Cơ-đốc nhân.
Nhưng quý vị có biết vài điều đặc biệt về Sau-lơ không? Ông không bao giờ bỏ cách suy nghĩ như một người chưa tin Chúa. Giống như một số quý vị, ông cũng đã thường khoanh tay khi nghĩ xuyên qua nền thần học của mình, và khi ông viết một số thư tín để cuối cùng trở thành một phần trong Tân ước, thuộc một quyển sách nổi tiếng mà ngày nay chúng ta gọi là Kinh Thánh.
Thật sự thì tôi đang xem một trong những thư tín của ông, và quý vị cũng có thể làm như thế. Nếu quý vị có Kinh Thánh bên cạnh, xin vui lòng mở ra trong phần Tân ước, đến thư tín gọi là 1 Cô-rinh-tô. Tôi đọc trong đoạn 15. Và mặc dù nghe có vẽ không khôn ngoan lắm, nhưng tôi đang xem câu hỏi mà người khoanh tay bàng quang thường hỏi ngày nay. “Nếu Ngài không hề sống lại thì thế nào? Cứ cho là Ngài đã sống lại đi. Nhưng nếu Ngài không có sống lại thì sao? Buổi sáng Phục sinh và sự sống lại ngày Chúa nhật có gì to lớn chứ?”
Thưa,mời quý vị cùng tôi quay lại theo dõi câu hỏi này. ICo 15:13, “Nếu những kẻ chết không sống lại.” Nó sẽ giống như những con cờ đô-mi-nô cùng ngã một loạt dây chuyền với nhau, con cờ thứ nhất ngã trên con cờ thứ hai, con thứ hai đụng vào con thứ ba, rồi năm hay sáu điều như thế. Mời quý vị hãy đếm xem. “Thì Đấng Christ cũng đã không sống lại nữa.” Đó chính xác là những gì quý vị thường nói phải không? Chúa Cứu Thế không hề sống lại, nếu như không hề có sự sống của kẻ chết.
Chúng ta hãy đi xa hơn chút nữa. “Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng ta lống công.” Nó là một hành động vô nghĩa, trống rỗng. Và quý vị nghĩ đến điều này trong suốt cuộc đời đã qua của mình. Quý vị không cần phải giảng. Quý vị cần phải lắng nghe những người như tôi giảng. Nhưng quý vị thì không cần phải giảng, và dù có cơ hội đi nữa, quý vị cũng sẽ không giảng, bởi vì “sự giảng dạy ra luống công” nếu như không có sự sống lại.
Hơn thế nữa, đức tin cũng ra vô ích. Quý vị không có “đức tin” trong tự điển của mình. Quý vị không nói về đức tin. Quý vị không sống bởi đức tin. Quý vị sống theo những nguyên tắc riêng của mình: tiền quý vị kiếm ra, những kế hoạch quý vị tạo thành, những vật quý vị mua, những sự sắp xếp quý vị sắp đặt, gọi là cuộc sống. Quý vị không sống bởi đức tin. Cho nên người đàn ông ấy nói cùng một ngôn ngữ với quý vị.
“Hơn nữa, chúng tôi đã bị coi là đã làm chứng dối cho Đức Chúa Trời.” Ông ta buộc tội Cơ-đốc nhân. Những Cơ-đốc nhân đã và đang nói dối. Họ nghĩ rằng Ngài là Đấng Messiah. Họ nghĩ sự sống lại của Ngài là một phép lạ. Họ nghĩ rằng sự sanh ra của Ngài là siêu nhiên. Họ nghĩ rằng Ngài đã sống một cuộc đời hoàn toàn vô tội. Họ nghĩ rằng Ngài đã thật sự sống lại từ cõi chết, nhưng
“.. . nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì Đức Chúa Trời đã chẳng khiến Đấng Christ sống lại, mà chúng tôi đã làm chứng trái với Đức Chúa Trời rằng Ngài đã làm cho Đấng Christ sống lại (không hề có sự sống lại),té ra chúng tôi làm chứng dối cho Đức Chúa Trời.
Vì nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa.
Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, . . .”
Quý vị đã từng nói như thế trong suốt nửa cuộc đời mình với những người bạn và những tín hữu hàng xóm: “Đức tin anh em vô ích.”
“Và anh em vẫn ở trong tội lỗi.” Đó là một tư tưởng thật phiền hà. Nếu quý vị là hạng người thành thật, tôi tin như thế, quý vị là một người thành thật. Quý vị đang thử nghĩ về chính mình. Như vậy thì hãy nghĩ về bề trong của quý vị xem.Có tư tưởng xấu xa nào trong ấy không? Ô, lắm lúc nó thật bẩn thỉu. Những lời ra từ môi miệng của quý vị lắm lúc nếu quý vị biến những lời đó thành hành động, thì chúng sẽ trở thành sự giết người trong trí không? Nếu quý vị chiếu lại cuộc đời quá khứ của mình lên màn ảnh cho người khác xem, thì quý vị có cảm thấy thoải mái không? Hầu hết chúng ta đều không. Cho nên, một người thành thật sẽ phải nói rằng: “Tôi biết rõ việc cảm thấy thù ghét và hận thù là gì. Tôi biết việc muốn trả thù là như thế nào,và thực tế, thì tôi đã làm điều đó, tôi ăn miếng trả miếng, do việc tôi không thể kềm chế được sự tức giận của mình. Tôi trả đũa. Tôi từng biết đến dục vọng.Tôi từng biếng nhác. Tôi biết sự trả thù. Tôi từng ích kỷ.” Những điều đó cứ tiếp tục như thế. Và điều đó nói rằng, nếu không có lễ Phục sinh, thì chúng ta vẫn còn ở trong tội lỗi mình. Quý vị có biết nó có nghĩa gì không? Mời quý vị hãy lắng nghe lời đó. Nó chứa đựng một điều tệ hại trong ấy. Nó có nghĩa là chúng ta không được tha thứ. Không được tha thứ. (AIFL-903, TS).
Đó không phải chỉ là những chữ, mà nó cũng là tựa của một phim ciné được tặng 4 giải thưởng Academy Awrad năm 1993. Phim này do tài tử nổi tiếng trong các vai cao bồi, bắn súng, Clint Eastwood, đạo diễn và đóng vai chính.
Câu chuyện phim Không Được Tha Thứ kể về một người có tài bắn súng, thẳng tay tàn sát những người liên quan đến việc giết vợ của anh ta. Vợ của anh ta bị một băng đảng khác giết, và họ đang say sưa đàn đúm trong một quán rượu, và cũng là nhà thổ. Đang lúc mọi người nhảy nhót vui cười, thì người này, Clint Eastwood,xuất hiện, móc súng ra và bắn từ người này đến người kia một cách không thương tiếc những kẻ không được tha thứ.
Đó chính là đời sống thật sự của một xã hội không có sự tha thứ. Nó là một đời sống mà không có lễ Phục sinh. Nó là một đời sống không có hy vọng. Nó là một sự hiện hữu tệ hại nhất trên đất. Và nếu quý vị thính giả nào đã ở trong đời sống Cơ-đốc nhân quá lâu, đến độ quý vị đã quên một đời sống không có hy vọng thì sẽ như thế nào, tôi đề nghị quý vị nên tìm xem phim ấy. Nó là một đời sống vô nghĩa, trống vắng, nhạt nhẽo mà quý vị không thể hình dung hết được.
Khi nhớ đến phim Không Được Tha Thứ, tôi chợt có ý tưởng khá lạ, ấy là sẽ soạn một bài giảng Phục sinh theo cách của một phim ciné, gồm bốn màn chính. Đây là bốn câu chuyện có thật do đạo diễn, chúng ta tạm đặt tên là “Vô Phục Sinh” – tức không tin có sự Phục sinh – điều khiển. Đó chính xác là những gì chúng ta sẽ làm trong những phút tới đây. Chúng ta sẽ quay trở lại với bốn câu chuyện thật,nhưng chúng sẽ kết thúc với việc “không được tha thứ.” Quý vị sẽ nhìn thấy đời sống không có lễ Phục sinh thì sẽ như thế nào.
1.Nhân vật chính trong câu chuyện đầu tiên tên là Cậu Út. Cậu Út là con trai nhỏ nhất trong gia đình đông đảo con trai. Những người anh rất ghét Cậu Út bởi vì cậu cha thương yêu cách đặc biệt. Người cha rất thương yêu đứa con út này, nên đã mua cho cậu một chiếc áo khoát thể thao, loại đắt tiền nhất. Trong khi ông không bao giờ mua bất cứ điều gì cho những đứa con khác trong nhà. Cho nên những đứa con lớn bắt đầu bực bội Cậu Út. Và rồi cuối cùng sự bực bội biến thành thù ghét. Thật vậy, màn đầu tiên này là một câu chuyện về sự thù hận, trả thù và bất công.
Một buổi trưa kia tất cả các anh em đi dã ngoại với nhau, họ quyết định cấm lều ở đêm lại tại khu dã ngoại. Đang khi ở đó, thì một người anh chợt có ý nghĩ: “Các anh em, đây là thời cơ mình loại thằng Út đi.” Tất cả đều đồng ý. Họ bắt Cậu Út trói lại, và quăng xuống một cái hố sâu, và quên lãng đi. Họ bảo: “Hãy để nó chết rã thây ở dưới đó đi. Thú rừng sẽ ăn thịt nó. Nhổ được cái gai trước mắt chúng ta.” Họ lột áo trên trên lưng cậu ta ra và đổ máu thú vật lên đó, sẽ nói với người cha rằng Cậu Út đã bị cọp tha đang khi họ đi dã ngoại với nhau.
Sau đó một người anh có một ý kiến đầy sáng tạo, cũng có lẽ anh ta bị mặc cảm tội lỗi đâm nhói tim. Anh ta bảo: “Tại sao chúng ta lại phải để cho nó chết chứ.Sao mình không bán nó để kiếm chút cháo?” Cho nên họ nhìn lên và thấy cát bụi tung bay ở khoảng xa xa, một đoàn thương buôn đang hướng về họ trên đường đi đến Ai Cập. Điều này đã thật sự xảy ra như thế. Họ chận đoàn thương buôn lại đề nghị: “Chúng tôi có một món hàng, muốn bán giá đặc biệt cho các ông đem xuống Ai Cập luôn thể.” Hai bên kỳ kèo trả giá, cuối cùng đồng ý với giá 20 đồng si-ken bạc, và họ bán đứa em út của mình. “Một sự trừ khử.” Cậu bị dẫn đi, quay mắt lại nhìn các anh mình đang vui cười, đếm tiền để chia với nhau.
Các người anh trở về nhà, nói dối cha già rằng: “Đó chính là những gì thú dữ đã làm cho con út của cha. Nó bị giết chết rồi!” Đời sống tiếp tục. Cuộc đời tiếp tục diễn tiến.
Nhưng Cậu Út thì trở thành một vật sở hữu của người khác trên đất Ai Cập. Cậu chỉ là một miếng thịt mà thôi, họ đem rao bán lại cho người khác để kiếm lời. Một viên chức cao cấp trong chính quyền biết tin nên xuống chợ mua cậu về, bắt làm việc cho gia đình. Ông ta là một người thích mướn nhân công lậu, người không giấy tờ, làm việc cho mình.
Cậu Út làm việc cách tận lực trong gia đình ấy, và trở nên được chủ nhà ưa thích.Nhưng cũng đáng thương thay, cậu lại được bà chủ ghé mắt để ý, bà không muốn gì khác hơn là ăn nằm với cậu Út. Cậu đẹp trai, khỏe mạnh, cao ráo, độc thân, đầy nhựa sống, cậu chính là típ người mà bà chủ rất thích. Bà tìm đủ mọi cách để quyến rũ cậu, nhưng cậu nhất quyết bỏ qua mọi sự mời gọi của bà. Sự giáo dục chặt chẽ và trung tín của cậu không cho phép cậu được tự do ngay cả nghĩ đến điều đó.
Một ngày kia, khi bà khám phá ra là tất cả những công nhân khác đều đi ra ngoài hết. Nên bà đóng tất cả cửa sổ và cửa chính lại, buông rèm xuống, và bắt đầu kế hoạch của mình. Cậu chống cự lại với sự quá khao khát nhục dục ấy của bà chủ,cậu thoát khỏi vòng tay của bà chạy đi, nhưng bà nắm được áo thun của cậu. Cậu chạy ra cửa với chỉ cái quần đùi trên mình. Bà chủ la lớn: “Cứu tôi với! Cứu tôi với! Thằng nô lệ đó hãm hiếp tôi! Cứu tôi với!”
Dĩ nhiên là ông chồng tin lời vợ mình, nên quăng cậu Út vào tù. Cậu Út ở trong tù nhiều năm trôi qua. Cho dù có người bạn tù đã hứa rằng khi được thả sẽ tìm cách đem cậu ra khỏi vòng lao lý, nhưng người ấy cũng đã quên mất cậu đi. Vì vậy cậu đã ở trong hoàn cảnh bất công ấy qua nhiều năm dài.
Trải qua một lọat biến cố lý thú, vị vua trong đất nước ấy nghe rằng cậu có khả năng đưa ra những câu trả lời và những giải pháp cho sự huyền bí và những giấc mộng trong cuộc đời. Khi nhà vua cho đòi Cậu Út đến, ông ta đã hết sức ngạc nhiên khi cậu cho ông ta biết về tương lại của đất nước Ai Cập. Và hầu như chỉ qua một đêm, nhà vua đã thăng tiến cậu đưa lên làm nhân vật quyền lực thứ nhì trong nước, Cậu Út trở thành thủ tướng chính phủ.
Xin quý vị tiếp tục lắng nghe tôi kể tiếp. Lúc bấy giờ thì các người anh trở về với gia đình riêng của mình, sống bên cạnh người cha, người đã thật sự tin rằng Cậu Út đã chết từ lâu rồi. Tình trạng suy thoái kinh tế xảy ra trên đất nước. Họ mất việc làm. Họ không tìm đâu ra được một chỗ bán thực phẩm hầu đến mua để nuôi sống gia đình trong cơn khốn khó ấy. Sau đó họ nghe đồn rằng tại xứ Ai Cập có người đã dự trữ lúa trong nhiều năm qua, và bây giờ đang mở cửa kho bán cho những người đang thiếu thốn. Cho nên họ đã quyết định tìm đến Ai Cập để mua lương thực. Họ đến gặp vị thủ tướng với tất cả sự cung kính – không hề biết rằng người đó là đứa em bị thất lạc từ lâu của mình.
Đây là một quang cảnh thật vĩ đại trong vỡ kịch. Đây là giây phút thật to lớn. Đây là cơ hội cho Cậu Út. Họ đến gặp cậu. Họ không biết cậu là ai. Trong khi cậu lại biết rõ họ là ai. Và khi họ đứng trước mặt cậu, do đạo diễn Vô Phục sinh điều động, cậu bắt đầu tiến trình tra tấn những người bạc nghĩa này. Cậu rút móng tay họ. Cậu tra khảo họ. Cậu châm dùi sắt nung đỏ trên than thể một vài người trong bọn họ. Những ai sống sót sau cuộc tra khảo, cậu quăng vào ngục thất và bỏ cho chết đói trong ngục tối! Câu chuyện chấm dứt tại đó!
Cảnh phim mờ nhạt dần, và câu chuyện kế tiếp xuất hiện. Tôi tin rằng quý vị bất bình, thất vọng với cách chấm dứt chuyện phim như thế, nhưng đó chính là cách khi con người không được tha thứ!
2.Màn thứ hai là câu chuyện của một người tên Sâm. Được sanh ra trong một gia đình cha mẹ tốt. Thật sự thì cậu là đứa con cầu tự của đôi vợ chồng ấy. Đức Chúa Trời đã phán với họ qua một thiên sứ rằng họ sẽ có được đứa con trai này,và nó sẽ trở nên người đặc biệt của Ngài. Chẳng những cậu sẽ trở thành một quan tòa, một địa vị cao nhất trong bộ tộc được gọi là Đan ấy, nhưng cậu sẽ trở thành người tàn diệt kẻ thù nữa. Cậu sẽ trở thành một người mạnh sức nhất và đầy quyền lực nhất trong xứ. Cậu không bao giờ cần phải đến các phòng thể dục công cộng để luyện tập. Cậu sẽ là người có sức mạnh kinh khủng một cách tự nhiên.
Nhưng điều mà người ta không biết được là sự bí mật của sức mạnh của cậu nằm trên tóc cậu. Cậu không bao giờ cắt tóc. Cậu cũng tránh không được uống rượu. Không được gần xác chết. Luôn bảo đảm rằng không bao giờ cắt tóc, cũng như luôn bảo đảm về công thức kiêng khem đặc biệt của cậu.
Đôi cha mẹ ấy đã giữ lời dặn và chăm sóc kỷ lưỡng cậu, cho đến khi cậu trưởng thành, và sống theo ý riêng của mình, từ đó dục vọng bắt đầu cai trị cậu Sâm của chúng ta. Cậu si mê một người đàn bà ngoại đạo. Cha mẹ đã cảnh cáo cậu về điều này, và chống lại mối tình ấy. Bạn bè của cô nàng tụ họp lại và lập mưu gày bẫy cậu. Ngay tại thời điểm bắt đầu buổi hôn lễ của cậu với người đàn ấy,cậu nhận thức ra là mình đã bị người đàn này cùng bạn bè của bà ta lừa gạt.Trong giây phút tức giận và phẩn nộ, cậu đã phá hại xứ sở ấy. Từ thời điểm đó cậu bị thúc đẩy bởi dục vọng và sự thù hận bên trong.
Cậu làm thẩm phán xứ đó trong 20 năm. Nhưng khi cậu trải qua 20 ấy, quý vị có biết cậu đã làm gì không? Cậu đi xuống một khu đèn đỏ đặc biệt ở vùng Ga-xa. Trải qua đêm với một cô gái điếm. Điều đó chưa đủ tệ, cậu bị sự khêu gọi của thung lũng Xô-rết lôi cuốn. Cậu bắt đầu tới lui với những cô gái điềm dưới đó. Không bao lâu sau, cậu nghĩ rằng mình đã si mê một cô gái tên Lý.
Từ đó cậu Sâm và cô Lý sống chung với nhau trong một khoảng thời gian không rõ là bao lâu. Nhưng lâu đến độ cậu đã trở nên gần gũi thân mật với cô Lý hơn cả với chính Đức Chúa Trời của cậu nữa. Để rồi cuối cùng cậu đã nói cho cô ta biết bí mật về nguồn gốc sức mạnh của mình. Đang khi nằm trong lòng của cô Lý, cậu Sâm đã thì thầm những lời này: “Sức mạnh của anh nằm ở trong tóc của anh.” Sau đó cậu đã chìm trong giấc ngủ thỏa mãn. Nhưng khi thức dậy, cậu thấy mình trở nên một người trọc đầu. Bởi cô ta đã chuẩn bị sẵn kế hoạch cạo đầu khô cậu Sâm.
Và khi cậu thức dậy, sức mạnh không còn nữa. Tệ hơn nữa là cậu cũng không có cả Đức Chúa Trời. Cậu bị kẻ thù bắt đi, họ móc đôi mắt của cậu và quăng vào trong ngục thất. Họ bảo: “Ta đã trừ khử được tên từng hãm hiếp đàn bà con gái trong xứ Phi-li-tin của chúng ta.” Cậu sống những ngày tiếp theo trong nhà ngục, phải xây cối đá cho họ, lê từng bước theo sau những con bò khi nó đi chung quanh để xây lúa. Một con người của dục vọng và mất cơ hội.
Cách đạo diện Vô Phục sinh kết thúc câu chuyện là một ngày kia cậu gối cậu gục xuống, ngã sấp mặt xuống đất và thở hơi cuối cùng – một người mù bị quấn chặt trong dục vọng riêng của mình.
Tôi chưa bao giờ nói nhiều về điều này, nhưng tôi phải nói cho quý vị biết hôm nay.Lễ tôi thích nhất không phải là Lễ Phục sinh, mà lề lễ an táng. Nghe có vẽ quái lạ, nhưng đó là sự thật. Bởi vì tại lễ an táng, quý vị thu hút sự chú ý cùa con người khi họ nhìn thấy bạn bè, hay người thân của mình nằm trong quan tài. Các tâm lý gia cho biết rằng đó là chỗ cuối cùng chúng ta có thể hình dung cho chính mình hay muốn nhìn thấy chính mình. Nó là một chỗ mà quý vị và tôi phải đến một ngày nào đó. Một ngày nào đó mắt chúng ta sẽ nhắm lại, và bụi đất sẽ phủ lấp trên quan tài của chúng ta. Một ngày nào đó người ta sẽ phủ cỏ trên mộ của chúng ta. Một ngày nào đó họ sẽ quay trở lại nhà thờ, dự tiệc thông công và nghĩ đến chúng ta. Bởi vì một ngày nào đó quý vị và tôi, tất cả chúng ta, đều sẽ chết.
Điều tôi thích về lễ an táng là bởi vì quý vị có được điều lợi khi quý vị có Kinh Thánh. Quý vị nói chuyện với những người từng sống cuộc đời không được tha thứ.Tất cả mọi hạng Cậu Út, tất cả mọi hạng cậu Sâm, tất cả mọi hạng anh Na, tất cả mọi hạng như đứa con trai hoang đàng đều gom lại thành một hạng mà thôi. Rồi quý vị đem họ đến bên mộ. Tôi rất thích cảnh này! Quan tài nằm đó. Mọi người đứng chung quanh. Tang gia đang khóc lóc. Nó là một giây phút thật buồn và ảm đạm. Những người hiện diện yên lặng lắng nghe trong sợ hãi, không nói một lời,nghỉ đến việc một ngày nào đó họ cũng sẽ đi đến chỗ ấy. Đang lúc đó, tôi mở Kinh Thánh ra, và đọc vài câu trong quyển sách vĩ đại ấy, rồi bảo: “Tôi cần nói cho quý vị biết rằng, quý vị đang đứng trên vùng đất của sự sống lại.” Lúc ấy quý vị có thể hình dung là mọi người sẽ há hốc kinh ngạc như thế nào. Tôi nói tiếp: “Quý vị không cần phải đi đến chỗ đó.” Bởi vì sẽ có một sự sống lại từ mồ mã.
Nhưng đồng thời cũng tôi có tin buồn cho quý vị. Một số người sẽ được sống lại để bị đoán xét, bị định tội, bởi vì họ không nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-su. Quý vị thấy đấy, không phải tất cả mọi câu chuyện của Cậu Út, của cậu Sâm, của anh Na nổi lọan và của người con trai hoang đàng đều kết thúc tốt đẹp. Bởi vì không phải tất cả mọi người, và hàng ngàn người giống họ, khi đến với lễ Phục sinh không hề nói lên được rằng: “Tôi muốn dâng cuộc đời tôi cho Đấng đã chết cho tôi, cho Đấng đã cất lấy tội lỗi của tôi, và khi ngọn giáo đâm vào hông Ngài,dòng huyết chảy là là một loại thuốc tẩy thanh tẩy tất cả mọi tội lỗi của tôi.”
3.Cảnh cuối cùng của câu chuyện đó mờ nhạt dần, và chúng ta nhìn thấy trên màn ảnh xuất hiện cảnh của câu chuyện thứ ba, đầy hứng thú, đầy khám phá. Đây là câu chuyện của anh Na được đặt thêm cho biệt danh là “Na nổi loạn.” Bởi anh Na là hạng người khi Đức Chúa Trời bảo đi về hướng đông, thì y như rằng anh ta sẽ đi về hướng tây. Anh Na là người khi Chúa bảo: “Hãy đem sứ điệp hy vọng của Ta đến cho thành phố Moscow,: thì anh nghĩ đến Ha-uy-di. Cho nên anh đã lấy chuyến tàu đầu tiên đi đến Honolulu. Anh trên đường đi của mình, hoàn toàn quên hẳn chuyện Moscow và những nhu cầu của quốc gia tối tăm ấy.
Đang khi anh trên đường đi, thì một cơn bão nổi lên, thuyền anh bị dập dồi với những lượn sóng vĩ đại. Quý vị biết điều đó như thế nào nếu như quý vị là một người hay chống đối, nổi loạn. Quý vị không hề lo lắng về những việc như gió, mưa,bão, chìm tàu. Bởi vì cuộc đời của quý vị đang chìm đắm rồi. Các thủy thủ nhận biết được rằng sự khó khăn họ đang gặp phải bắt nguồn từ người khách lạ đang ngủ mê ở dưới khoang tàu. Họ gọi anh dậy, và đem anh lên boong tàu, chỏ sóng gió bảo: “Anh hãy nhìn cơn bão này xem. Chúng tôi chắc chắn chính anh là nguyên do khiến có trận bão này.” Anh Na nhún vai bảo: “Các anh nói đúng. Chính do tôi đấy. Thế sao các anh còn chờ gì mà không quăng tôi xuống biển đi chứ? Dù sao thù cuộc đời của tôi cũng đã quá trống vắng rồi.”
Nếu đạo diễn Vô Phục sinh thực hiện phim này, thì đó chính xác là những gì sẽ xảy ra – họ đã quăng anh Na xuống biển, bị sóng dập cho mấy lượng là bụng đã đầy nước biển. Thình lình một con cá nhà táng bơi đến và hả họng đớp anh Na. Đang khi anh bị nuốt vào trong bụng cá, thì bất ngờ một chiếc tàu săn cá voi của Nhật xuất hiện. Viên thuyền trưởng cầm lao đứng trên tàu thét: “Nằm yên đấy.Hôm nay ngươi tới số rồi!” Và ông ta phóng mũi lao đi, găm ngay ngực của con cá. Con cá chìm từ từ xuống đáy biển. Máu, bọt, đủ mọi loại nổi trào lên mặt nước. Đến đây thì quang cảnh từ từ mờ nhạt và viếng mất.
4.Màn thứ tư trong chuyện phim này quý vị sẽ thấy gần gũi hơn nhiều so với ba câu chuyện trước. Bởi vì nó đụng đến với hiện tại. Ba câu chuyện kia có mang chút tính cổ xưa. Nhưng câu chuyện này nói về một thiếu niên “nổi loại không nguyên cớ.” Cậu là một thiếu niên, có đầu óc suy nghĩ riêng theo ý mình. Ngày kia cậu đến với người cha bảo rằng: “Cha ơi, con đã quá chán ngán với cảnh sống chung với anh Hai rồi. Con không muốn ngủ chung phòng với ảnh một đêm nào nữa cả. Cha hãy cho con những gì thuộc về con, và con sẽ ra đi.”
Cha cậu kêu bán vội phần gia tài mà cậu sẽ thừa hưởng. Không nói một lời từ giã,cậu túm lấy tiền và dập mạnh cửa bỏ ra đi.
Trước hết câu lên thành phố, rủ thêm một vài đứa bạn nữa, di vào sòng bạc, kéo thêm vào cô gái ăn sương, tiếp tục đi ra Vũng Tàu. Cũng làm như thế, lôi thêm một số nữa, và lên Đà Lạt. Cậu ở mỗi chỗ vài ngày, tại những khách sạn sang trọng, ăn ở những nhà hàng đắc tiền, và đến tất cả những chỗ ăn chơi trong thành phố. Cậu cùng một số bạn bè và các cô gái tiếp tục hành trình ra Nha Trang, ra Huế, đến Hải Phòng, lên Hà Nội. Đến đâu cậu cũng được nhiều người kết bạn, bởi vì cậu có tiền. Rất nhiều tiền. Rất nhiều tiệc tùng. Rất nhiều gái. Rất nhiều xì-ke. Cậu đi đến tất cả những chỗ ăn chơi nổi tiếng, các nhà hàng đắc tiền, khác sạn sang trọng trong nước.
Bất ngờ một buổi sáng kia khi thức giấc sau một đêm trác táng, cậu nhận ra là túi mình đã trống rỗng. Và khi quý vị không có tiền, thì quý vị cũng sẽ không có tình, không có bạn bè. Cho nên bạn của cậu bỏ đi. Các cô gái cũng bỏ rơi cậu.Cậu tìm được chút đỉnh tiền còn sót lại, trút hết vào vé số, hy vọng vận may vẫn còn. Nhưng nó không xảy ra như cậu nghĩ.
Cậu đeo tàu hỏa xuyên Việt, lần mò trở về miền Nam. Xuống ga sài Gòn, cậu lê lần bước, năn nỉ quá giang xe về miền Tây. Trên đường về, cậu bị xua đuổi lên xua đuổi xuống. Quá đói, cậu vào một trại nuôi heo, xin làm việc để được cơm ăn mà thôi. Cậu bị cho ngũ trong ủ heo, do người chủ không dám cho cậu vào nhà, khi thấy hình dạng cậu tả tơi, rách mướp ấy. Cậu trằn trọc suốt đêm, do không chịu được mùi của heo. Cậu ở trong cảnh đó được vài ngày. Lúc bấy giờ cậu mới nhận thức ra là điều cậu khao khát hơn hết lúc ấy là được trở về với mái nhà xưa với cha mình.
Sáng sớm hôm sau, không một lời báo cho người chủ trại heo biết, cậu lên đường lần bước về nhà. Gần đến nhà, cậu tắm gội bên dòng sông, cố gắng tạo cho mình vẽ lành lặn, sạch sẽ nhất có thể được. Thân thể và tinh thần chuẩn bị kỹ, cậu ngập ngừng bước vào ngôi nhà quen thuộc của cha mình. Nhưng mọi sự hầu như hoàn toàn mới lạ đối với cậu. Các ổ khoá đã được thay cái khác. Người cha không còn nghĩ về cậu nữa. Căn phòng riêng của cậu bây giờ biến thành nhà kho. Anh hai của cậu đã hưởng hết mọi gia tài và sống cách thoải mái trên những gì thuộc về cậu trước kia. Cậu đập cửa, chờ có ai đó ra mở cửa cho mình. Một cụ già ra mở cửa và nói với giọng mỉa mai, cay đắng: “Anh muốn gì?” Cậu thiếu niên của chúng ta đáp: “Thưa cha, con quay trở về với cha đây.” Người cha mắng: “Sao mầy không chết mất xác luôn cho khuất mặt tao đi. Thật là xấu hổ. Hãy nhìn lại những gì mày đã làm xem. Nhìn lại thân mày xem. Mày là một đứa đã hư họai, đắm chìm. Hãy đi cho khuất mắt tao!”
Đứa con buồn bã đi ra ngoài vườn, nơi cậu thường câu cá lúc còn bé. Cậu chợt nhìn thấy chai thuốc sâu còn phân nửa nằm dưới gốc cây. Cậu cầm lên, mở nấp, và trút tất cả vào bao tử mình. Thời gian vẫn tiếp tục trôi. Không Được Tha Thứ!
Những câu chuyện trên xảy ra như thế khi đề tựa là “Không Được Tha Thứ!” Khi không có sự sống lại, khi không có lễ Phục sinh, quý vị không có thì giờ cho đứa con ăn năn quay trở về nhà. Cuộc đời của quý vị xoay chung quanh chính mình mà thôi.Quý vị không tha thứ. Quý vị giữ lòng thù hận. Quý vị trả thù. Quý vị đẩy họ đến con đường cùng.
Nhưng đó không phải là cách các câu chuyện chấm dứt. Cậu Út chính là Giô-sép. Khi Giô-sép nhận thức rằng các anh đang đứng trước mặt mình, ông đã nói trong giây phút đầy cảm xúc ấy rằng: “Các anh muốn hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời khiến điều đó trở nên tốt cho tôi. Khi các anh bán tôi xuống Ai Cập, Đức Chúa Trời khiến điều đó tốt cho tôi. Ngài đánh hạ tính ngoan cố của tôi. Khi tôi bị tố cáo đã hãm hiếp vợ Phô-ti-pha, sự thật không đúng vậy. Họ muốn hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời khiến điều đó trở nên tốt cho tôi. Ngài đã dạy tôi sự đầu phục. Và khi ở trong tù, tôi đã ngợi khen Đức Chúa Trời về những gì đã học được. Và khi tôi được đưa lên địa vị cao trọng này, thì tôi đã nhận thức rằng có lẽ một ngày nào đó nó sẽ là cơ hội để tôi tha thứ gia đình mình. Tôi sẽ không xuống mồ với sự suy nghĩ của các anh là tôi sẽ trả thù.” Giô-sép không hề tra tấn, đánh đập ai cả. Ông nói: “Hãy quay trở về đêm cha đến đây, đêm cả gia đình vợ con các anh đến đây. Chúng ta hãy sống chung với nhau.” Đó chính là cách câu chuyện chấm dứt! Bởi vì Giô-sép tha thứ. Bởi vì đời sống tràn đầy hy vọng khi có sự sống lại!
Còn câu chuyện của cậu Sâm thì sao? Như quý vị chắc đã biết, cậu Sâm chính là Sam-sôn trong Kinh Thánh. Và quý vị biết là giấc mơ trong cuộc đời của những người sói đầu xảy ra khi Sam-sôn thức dậy vào đêm thứ ba. Ông cảm thấy tóc mình đã bắt đầu mọc trở lại. Đó là một lời thật vĩ đại của ân điển. Nó là sự thương xót vẫn còn của Đức Chúa Trời. Không bao lâu sau, ông có thể luồng những ngón tay của mình giữa mái tóc đã mọc lại trên đầu. Và không bao lâu sau, ông lại có thể đánh giết kẻ thù trở lại. Hành động can đảm cuối cùng chính là hành động vĩ đại nhất trong cuộc đời của Sam-sôn. Khi ông xô ngã các cột của đền thờ, ông đã giết nhiều kẻ thù hơn cả những năm đã sống qua trong cuộc đời gom lại.
Còn anh Na, tức tiên tri Giô-na. Ông không bị trúng lao. Con cá không hề ăn ông ta.Con cái đã giải thoát ông khỏi chết chìm trên biển. Giữa lúc ông bị sóng dập,bụng đầy nước biển, bị chìm giữa rong biển, thì con cá đến và nó trở nên một hành động của ân điển và sự thương xót đối với tiên tri Giô-na. Khi nó mửa ông ra trên đất khô, ông đã làm cuộc đổ bộ đầu tiên. Ông bước trên bờ biển và bắt đầu chạy. Ông đã đi đến thành Ni-ni-ve loan truyền sứ điệp của Đức Chúa Trời thánh khiết và sự hư họai của con người. Để rồi có một cuộc phấn hưng vĩ đại nhất trong lịch sử của Thánh Kinh Cựu ước. Bởi vì Giô-na đã nghe tiếng của Đức Chúa Trời lần thứ hai. Đó có phải là ân điển không? Quý vị có nghe tiếng Chúa lần thứ hai không? Có phải quý vị vẫn đang tiếp tục chạy cho đến ngày hôm nay không?
Nhưng tôi nghĩ câu chuyện mà tôi thích nhất trong tất cả các câu chuyện là chuyện về người con trai hoang đàng. Tôi nó bởi vì nó rất gần, rất thực với cuộc đời.Người cha không hề thay ổ khóa. Ông không thay đổi bất cứ điều gì trong phòng của đứa con trai ấy cả. Ông không thay đổi bất cứ điều gì hết. Mỗi ngày ông đứng trước cửa nhìn về phía chân trời tự hỏi: “Không biết hôm nay có phải là ngày con trai ta sẽ quay trở về không? Hôm nay có phải là ngày cuộc đời nó đến chỗ tận cùng, để nhận biết rằng tất cả mọi điều nó muốn là ngay tại đây trong tình yêu và sự tha thứ của ta không?”
Ngay cả cậu ta chưa về đến nhà cha mình nữa. Từ xa, từ chân trời, khi nhìn thấy bóng dáng cậu, thì người cha đã chạy đến đón rồi. Ông chạy đến, ôm chầm lấy con mình và thúc hối người làm: “Nhanh lên, nhanh lên, đem quần áo tốt nhất đến thay cho con ta! Mang nhẫn vào tay nó!” Giống như ngày nay khi nói rằng: “Hãy đưa thẻ tín dụng cho con ta vậy.” Quả là một tư tưởng kinh hãi, nhưng đó chính là những gì người cha đã làm. “Hãy lột đôi giầy này ra, ta đã mua sẵm đôi giầy mới con con ta rồi, hãy mang giầy vào chân con ta ngay đi. Hãy chạy ra phía sau cho đầu bếp hay. Giết ngay con bò béo nhất và đốt lửa lên. Bởi vì con ta tưởng mất mà nay tìm lại được, tưởng chết là nay sống.” Và phần cuối của câu chuyện nói rằng họ ăn uống vui vẻ với nhau.
Đó chính là cách câu chuyện kết thúc khi có sự tha thứ. Đó là cách các câu chuyện chấm dứt khi có lễ Phục sinh. Đó là lý do tại sao nó vĩ đại. Và quý vị biết không, bất kể là Giô-sép, hay Sam-sôn, hay Giô-na, hay đứa con trai hoang đàng,khi bất cứ ai trong nhóm họ chết đi và bị chôn trong mồ mã, thì hy vọng của gia đình vẫn còn, một ngày kia họ sẽ được làm cho sống lại. Có sự hy vọng vượt trên sự chết. Đó có phải là một lời tuyên bố vĩ đại không? Đó là lý do tại sao Lễ Phục sinh là to lớn, là vĩ đại, là quan trọng!
Tôi chưa bao giờ nói nhiều về điều này, nhưng tôi phải nói cho quý vị biết hôm nay.Lễ tôi thích nhất không phải là Lễ Phục sinh, mà lề lễ an táng. Nghe có vẽ quái lạ, nhưng đó là sự thật. Bởi vì tại lễ an táng, quý vị thu hút sự chú ý cùa con người khi họ nhìn thấy bạn bè, hay người thân của mình nằm trong quan tài. Các tâm lý gia cho biết rằng đó là chỗ cuối cùng chúng ta có thể hình dung cho chính mình hay muốn nhìn thấy chính mình. Nó là một chỗ mà quý vị và tôi phải đến một ngày nào đó. Một ngày nào đó mắt chúng ta sẽ nhắm lại, và bụi đất sẽ phủ lấp trên quan tài của chúng ta. Một ngày nào đó người ta sẽ phủ cỏ trên mộ của chúng ta. Một ngày nào đó họ sẽ quay trở lại nhà thờ, dự tiệc thông công và nghĩ đến chúng ta. Bởi vì một ngày nào đó quý vị và tôi, tất cả chúng ta, đều sẽ chết.
Điều tôi thích về lễ an táng là bởi vì quý vị có được điều lợi khi quý vị có Kinh Thánh. Quý vị nói chuyện với những người từng sống cuộc đời không được tha thứ.Tất cả mọi hạng Cậu Út, tất cả mọi hạng cậu Sâm, tất cả mọi hạng anh Na, tất cả mọi hạng như đứa con trai hoang đàng đều gom lại thành một hạng mà thôi. Rồi quý vị đem họ đến bên mộ. Tôi rất thích cảnh này! Quan tài nằm đó. Mọi người đứng chung quanh. Tang gia đang khóc lóc. Nó là một giây phút thật buồn và ảm đạm. Những người hiện diện yên lặng lắng nghe trong sợ hãi, không nói một lời,nghỉ đến việc một ngày nào đó họ cũng sẽ đi đến chỗ ấy. Đang lúc đó, tôi mở Kinh Thánh ra, và đọc vài câu trong quyển sách vĩ đại ấy, rồi bảo: “Tôi cần nói cho quý vị biết rằng, quý vị đang đứng trên vùng đất của sự sống lại.” Lúc ấy quý vị có thể hình dung là mọi người sẽ há hốc kinh ngạc như thế nào. Tôi nói tiếp:“Quý vị không cần phải đi đến chỗ đó.” Bởi vì sẽ có một sự sống lại từ mồ mã.
Nhưng đồng thời cũng tôi có tin buồn cho quý vị. Một số người sẽ được sống lại để bị đoán xét, bị định tội, bởi vì họ không nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-su. Quý vị thấy đấy, không phải tất cả mọi câu chuyện của Cậu Út, của cậu Sâm, của anh Na nổi lọan và của người contrai hoang đàng đều kết thúc tốt đẹp. Bởi vì không phải tất cả mọi người, và hàng ngàn người giống họ, khi đến với lễ Phục sinh không hề nói lên được rằng: “Tôi muốn dâng cuộc đời tôi cho Đấng đã chết cho tôi, cho Đấng đã cất lấy tội lỗi của tôi, và khi ngọn giáo đâm vào hông Ngài,dòng huyết chảy là là một loại thuốc tẩy thanh tẩy tất cả mọi tội lỗi của tôi.”
Nhưng như quý vị thấy, nếu dòng huyết đó không thanh tẩy tội lỗi của quý vị, thì quý vị vẫn đang sống một cuộc đời không được tha thứ.
Quý vị có biết tựa đề của bài giảng hôm nay là gì không? Bởi vì Ngài đã sống lại,tôi đã được tha thứ. Nghe giống như âm điểu của một bài hát. Tôi đã viết câu ấy vào Kinh Thánh của mình. “Lễ Phục sinh 2003: Bởi vì Ngài đã sống lại, tôi đã được tha thứ.” Mời quý vị cùng lập lại câu này với tôi: “Bởi vì Ngài đã sống lại, tôi đã được tha thứ.” Một lần nữa. “Bởi vì Ngài đã sống lại, tôi đã được tha thứ.” Một lần nữa: “Bởi vì Ngài đã sống lại, tôi đã được tha thứ.”
Quý vị có được tha thứ chưa? Quý vị có được tha thứ chưa? Quý vị có thể nói thật sự như thế không? Quý vị có thể đi ngủ tối nay và biết rõ rằng tội lỗi mình đã được tha thứ, Chúa Cứu Thế đã sống lại, Ngài đã rửa sạch khỏi quý vị mọi sự thù hận, sự trả thù, dục vọng và ích kỷ không? Quý vị có thể nói như thế không? Nếu quý vị có thể nói được như thế, quý vị có lý do chính đáng để ngủ ngon tối nay. Nếu quý vị không thể nói được, xin Đức Chúa Trời giữ quý vị tỉnh thức, giữ quý vị tỉnh thức, giữ quý vị tỉnh thức và cho quý vị không có sự bình an, cho đến khi quý vị dâng lòng mình cho Ngài. (AIFL-904, TS).
Chúng ta hãy giải quyết vấn đề đó ngay bây giờ. Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát.
Quang cảnh có thể khác với những gì chúng ta đã tưởng tượng hôm nay, nhưng câu chuyện thì vẫn giống nhau. Không phải Đức Chúa Trời đang ngồi trên thiên đàng cầm cây roi trong tay, tìm kiếm người có tội để đánh. Sự thạnh nộ của Ngài đã được thỏa mãn. Sự chết của Chúa Cứu Thế đã trả giá cho tội lỗi. Hãy nghĩ đến nó như là một chiếc cầu. Nó là một chiếc cầu bắc ngang qua giữa quý vị và Đức Chúa Trời.Nó mở ra cánh cửa, chào mừng quý vị trở về nhà. Nó là đèn xanh của sự vinh hiển. Nó là sự giải phóng. Nó là sự tha thứ.
Ngay tại thời điểm này, bất kể quý vị khám phá ra cuộc đời mình đang ở trong hoàn cảnh nào, ngay tại thời điểm này, tôi muốn quý vị hãy tắt hết mọi việc khác,quên đi những gì sẽ xảy ra trong những phú tới, và chỉ hãy nghĩ đến mối quan hệ giữa quý vị và Chúa Cứu Thế mà thôi. Nó có phải là một quan hệ đúng đắn không?Nó có vững bền không? Nếu không, thì hôm nay chính là ngày để quý vị giải quyết vấn đề ấy. Chúng tôi đã có sẵn một số người đã dâng tấm lòng mình cho Chúa Cứu Thế Giê-su rồi. Họ đã mở lòng ra tiếp nhận Ngài rồi. Quý vị cũng hãy làm điều đó ngay giờ này đi quý vị.
Kính lạy Cha yêu thương, trong mùa lễ Phục sinh đầy vinh hiển này, chúng con cảm tạ Cha đã hướng dẫn đến với Lời của Ngài, rằng Ngài chính là Đấng tể trị tất cả mọi việc trong cuộc đời này – không phải định mệnh, không phải vĩ đại, hay thiên tài lỗi lạc, không phải là một toán thiên sứ mà Ngài đặt trong kế hoạch cứu chuộc, nhưng Chúa ơi, chính mình Ngài chứ không ai khác. Và bởi vì Con Ngài đã được làm cho sống lại, chúng con có được sự tha thứ tuyệt vời. Xin khiến cho điều này tạo nên một sự khác biệt trong cách chúng con suy nghĩ, và cũng quan trọng như thế, trong cách chúng con sống. Xin hãy chuẩn bị chúng con cho những ngày cuối trên đất này, nơi có sự đảm bảo để chúng con có thể nói lên rằng:“Tôi biết Đấng cứu chuộc tôi sống, và Ngài sẽ đứng trên đất này trong ngày sau cùng, và cho dù côn trùng phá hủy thân thể này đi, thì trong xác thịt tôi sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời.”
Xin cho chúng con chấm dứt chương trình phát thanh hôm nay với sự nhắc nhở rằng Ngài đang sống, và bởi vì Ngài sống, chúng con được tha thứ. Con thành tâm cầu nguyện những điều này trong danh Chúa Giê-su, là Đấng đã sống lại, là Chúa Phục sinh, và là Chúa của chúng con. A-men!
Leave a Comment