BÀI 21: KHẢI HOÀN CHO NGƯỜI KHÔNG XỨNG ĐÁNG
BÀI 21: KHẢI HOÀN CHO NGƯỜI KHÔNG XỨNG ĐÁNG
Khải hoàn cho người không xứng đáng |
Tâm lý người Việt chúng ta là không thích đề cập đến bất cứ điều gì liên quan đến chết cả. Một trong những điều chúng ta không bao giờ muốn gần gũi là nghĩa trang. Tuy nhiên, nếu có dịp viếng thăm nghĩa trang ở các nước như Âu Úc Mỹ,quý vị sẽ thấy người ta làm nghĩa trang. . . đẹp như công viên vậy. Đầy hoa thơm cỏ lạ! Đặc biệt là nếu quý vị chú ý đọc những dòng chữ ghi trên các mộ bia, quý vị sẽ thấy có những câu thật độc đáo, đầy ý nghĩa, lắm khi cũng rất buồn cười.
Mục sư Chuck Swindoll là một người thích sưu tầm những lời ghi trên mộ bia. Trong khi người khác đi thăm viếng những thắng cảnh, thì Mục sư đi vào các nghĩa địa để đọc những lời ghi trên mộ bia. Và Mục sư đã đọc thấy những câu ghi trên mộ bia thật độc đáo, thật ý nghĩa.
Trên một mộ bia tại Fullerton, California (Mỹ), ghi chỉ bốn chữ mà thôi. Không có tên người chết, không có ngày sanh, hay ngày tử, chỉ có bốn chữ: “Bạn không thể thắng.” Những lời trên cho chúng ta biết khá nhiều về những con người nằm dưới ba tấc đất ấy. Nó cũng mang nhiều ý nghĩa rất ý nhị phải không quý vị?
Một trong những câu ghi trên mộ chí tôi thích nhất là: “Bên dưới lớp đất này đây,là nơi an nghỉ của cô Arabella Young, là người vào ngày 26 tháng 5, lần đầu tiên cầm giữ được miệng lưỡi mình.”
Ông Wallace viết câu này trên mộ chí của vợ mình tại Ribbesford, Anh quốc: “Dân Y-sơ-ra-ên muốn có bánh, / Chúa gửi đến họ ma-na. / Ông già Wallace muốn một người vợ, / Ma quỉ gửi đến ông bà Anna.” Rất may cho ông Wallace là ông viết điều này khi bà vợ đã chết.
Một mộ chí khác ghi: “Johnny Yeast nằm tại đây. Xin thứ lỗi là tôi không thể ngồi dậy được.” Một ngôi mộ tại Floriada có ghi dòng chữ này: “Ít nhất thì tôi biết được ông ngủ ở đâu tối nay.”
Gần đây tôi đọc được câu chuyện vui về mộ bia của Việt Nam như sau: Trong một nghĩa trang, người ta nhìn thấy 3 ngôi mộ gần nhau. Ngôi thứ nhất ghi: “Đây là mộ của cô Răng Trắng vì cô dùng sản phẩm thuốc đánh răng của hãng X.” Ngôi thứ hai ghi: “Đây là mộ của ông Mặt Sạch vì ông dùng dao cạo râu của hãng Y.” Ngôi mộ thứ ba ghi: “Đây là mộ của Không Ai Cả, vì cha mẹ họ dã dùng thuốc tránh thai của hãng Z.”
Quý vị sẽ không tin điều này, nhưng bên ngoài thành phố Wichita (Mỹ), có một mộ bia ghi: “Tôi đã nói rồi, tôi bị bệnh mà.” Đó là thi hài đầy chán nản. “Tôi nói rồi. . . Tôi nói rồi!”
Trong công trình bất tử của thế kỷ 16, nhà cải chánh John Fox đã nắm bắt cảm xúc của những người tuận đạo bằng cách ghi lại cho chúng ta một số những lời xuất hiện trên các mộ bia bên dưới hầm mộ ở La-mã. Sự khác biệt giữa Cơ-đốc nhân và người ngoại thật rõ ràng. Quý vị không cần phải nhìn thấy những ký hiệu của cành nho,hay chiếc tàu với cánh buồm căng gió, hay rất nhiều dấu hiệu chữ ichthus hay con cá khắc trên vách. Tất cả những gì quý vị cần nhìn thấy là đọc những dòng chữ được ghi trong hầm mộ như: “Marcia nằm tại đây, ngủ trong sự bình an.” Hoặc những chữ khác: “Chiến thắng trong Chúa Cứu Thế.”
Quả thật trái ngược như thế nào với mộ bia của những người ngoại khi ghi: “Sống cho hiện tại, bởi vì chúng ta không chắc chắn được điều gì khác cả.” Hay như: “Tôi đưa tay lên chống lại những thần linh đã cất tôi đi tại lứa tuổi đôi mươi, mặc dầu tôi không làm gì hại ai cả.” Và một lời yếm thế khác: “Hỡi khách lữ hành,xin đừng rủa sả tôi khi bạn đi ngang qua, bởi tôi ở trong sự tối tăm và không thể trả lời bạn được.”
Ông James Russell Lowell, một thi sĩ Mỹ, đã nói rằng ông ta thích trên mộ bia mình sẽ ghi: “Nằm tại đây là một phần của James Russell Lowell, là phần đã ngăn trở hắn làm tốt hơn.” Đó là sự thật. Thân thể thường là kẻ thù của linh hồn.
Nhưng một trong những câu tôi thích nhất lại không được ghi trên mộ chí. Đó là lời nói của cố Tổng thống Mỹ, Benjamin Franklin, tôi ước gì người ta ghi câu này trên mộ chí của ông. Ông nói: “Như bìa của một quyển sách cũ. / Những gì nó chứa bên trong đã bị xé đi. / Chữ đã mờ nhạt. / Nằm dưới ngôi mộ này là thực phẩm của côn trùng. / Nhưng công tác đã thực hiện sẽ không bị mất đi. / Nó sẽ xuất hiện trở lại, / Trong một ấn bản mới mẻ và thanh nhã. / Được Tác giả điều chỉnh và sửa chữa.” Chữ Tác giả ông viết in, chỉ về Đức Chúa Trời. Tôi thích tư tưởng này.
Tôi thích nó, bởi vì nó nói lên sự thật. Tôi thích nó bởi vì nó gợi ý về sự thật của sự sống lại. “Nằm dưới ngôi mộ này là thực phẩm của côn trùng. Nhưng khách lữ hành, có thể bạn không biết; khách thăm viếng, có thể bạn không biết, một ngày nào đó Tác Giả sẽ đến và làm lại công tác này và Ngài sẽ làm nó thích hợp với cõi đời đời.” Quả là một sự hy vọng có được trong sự sự sống lại.
Từ rất lâu rồi con người khi đang sống cũng đã thắc mắc về sự chết. Ngay cả con người cũng thắc mắc về sự sống sau cái chết nữa. Ông Gióp, một người thời cổ đại, hỏi trong một trong được ghi lại trong Giop 14:14 rằng: “Nếu loài người chết, có được sống lại chăng?” Xin chú ý rằng câu hỏi của ông Gióp hoàn toàn không liên hệ gì đến Đấng Cứu Chuộc cả. Ông đã biết rõ Đấng Cứu Chuộc sẽ sống lại. Ông nói trong năm đoạn sau đó rằng,
Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất.
Nhưng còn tôi thì sao? Khi tôi chết rồi, tôi sẽ sống lại không?(AIFL-897, TS).
Tôi tin rằng quý vị cũng giống tôi, khi chúng ta nhìn thấy cảnh những người cha,những người mẹ, những người chồng, những người vợ, những người con, những người anh chị em, . . . khóc lóc, vật vã bên cạnh thi hài của những nạn nhân cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ, hay vụ nổ bom ngày 12 tháng 10 năm 2002 ở Bali, Indonesia, hoặc nạn nhân cuộc hỏa hoạn Trung tâm Thương mại Sài Gòn.Hay những hoàn cảnh tương tự!
“Nếu con gái tôi chết, nó sẽ sống lại không?” “Khi cha tôi chết, ông sẽ sống lại không?” “Như vợ, hay chồng, tôi chết, ông ấy, bà ấy sẽ sống lại không?” “Khi bạn bè tôi chết, họ sẽ sống lại không?” Không phải là NẾU họ chết. Chắc chắn tất cả chúng ta ĐỀU sẽ chết. Mọi người rồi sẽ chết. Nhưng chúng ta sẽ sống lại lần nữa không?
Kinh Thánh cũng ghi lại một nhân vật khác từng hỏi câu hỏi quan trọng này. Người ấy gặp khó khăn với nó, khi người anh, đúng ra là em, của mình chết. Tên anh ta là La-xa-rơ. Câu chuyện được ghi lại trong Phúc Âm Giăng đoạn 11. Tại đây Ma-thê dằn co với việc đến trễ của Chúa Giê-xu. “Thầy ở đâu vậy? Tại sao Thầy không có mặt ở đây khi La-xa-rơ đau chứ? Bây giờ Thầy mới đến, đã trễ bốn ngày rồi.Chúng tôi đã liệm xác rồi. Chúng ta đã quấn xác anh ấy lại rồi. Hơn thế nữa,chúng tôi đã chôn anh ấy từ lâu rồi.”
“.. . nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết;” (Gi 11:21).
mà bây giờ (bà thêm, như là điền vào khoảng trống của bài trắc nghiệm thần học vậy) tôi cùng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho.”
Không được an ủi mấy. “Chúa ơi, khi nhìn Chúa, tôi biết rằng Chúa là Đấng Messiah.Tôi nhận biết rằng Chúa là Đấng làm phép lạ. Khi Chúa ở đâu khi anh tôi chết chứ?” Sự dằn co, sự tranh chiến của Ma-thê liên hệ đến sự sống sau cái chết.
“Đức Chúa Jêsus phán rằng: Anh ngươi sẽ sống lại.”
Và một lần nữa, cũng trong cách đó.
“Ma-thê thưa rằng: Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại.”
Quý vị có thể nghe được câu trả lời có mang chút mỉa mai tuôn ra từ miệng của Ma-thê: “Vâng, tôi biết. Tôi hiểu. Tôi có thể trả lời được bài trắc nghiệm ấy.Tôi đã học nó dưới chân Thầy, khi Thầy ở tại nhà chúng tôi vài tháng trước đây ở Bê-tha-ny. Nhưng tôi muốn anh tôi trở lại. Anh ấy sẽ sống lại lần nữa không?”
“Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống,mặc dầu đã chết rồi.
Còn ai sống mà tin ta thì không hề chết. . . .”
Chúa Giê-xu muốn nói gì trong câu này? “Ngươi chỉ nghĩ rằng ngươi đang nhìn vào xác chết của La-xa-rơ mà thôi. Mọi người sống và tin ta.” Tên của quý vị có thể thích hợp vào chỗ đó, có thể không. Có thể quý vị không sống mà tin Ngài. Quý vị có thể đối diện chỉ với sự chết và địa ngục phía sau đó. “Nhưng ai sống và tin ta thì sẽ chỉ lướt từ sự sống này bước sang sự sống kế tiếp. Người ấy sẽ không bao giờ chết.”
Điều đó thật lạ lùng phải không quý vị? Nhưng sau đó Ngài phán: “Ma-thê, ngươi có tin điều này không?” Thật lý thú. Ngài đã bỏ ba năm gần gũi với Ma-thê. Nhưng chỉ để thì giờ gần gũi Chúa Cứu Thế không có nghĩa là quý vị tin Chúa Cứu Thế.Quý vị có thể đi nhà thờ từ Chúa nhật này đến Chúa nhật khác. Quý vị có thể tham dự hết Lễ Phục sinh này đến Lễ Phục sinh kia. Quý vị có thể thăm viếng Hội Thánh nhiều lần trong năm để xem mọi sinh họat có bình thường không. Họ vẫn còn hát Thánh ca phải không? Họ vẫn còn đọc Kinh Thánh phải không? Họ vẫn tiếp tục nói về Chúa Giê-xu phải không? Nhưng quý vị có tin điều này không?
Quý vị biết là không phải tất cả đều tin. Ông Joe Bayly trong khi đau buồn đã viết một quyển sách tựa đề “Cái Nhìn Từ Một Cỗ Xe Tang.” Trong đó ông kể câu chuyện sau đây.
“Vài năm trước đây tôi đang ngồi chờ gặp bác sĩ Irving Wolman, một chuyên gia về huyết học tại bệnh viện Nhi đồng thành phố Philadelphia. Ngày trước khi chúng tôi an táng đứa con trai 5 tuổi của mình, qua đời vì bệnh bạch cầu. Bây giờ thì tôi chờ đợi để cám ơn người đã hết sức tử tế đối với đứa con bé nhỏ của chúng tôi trong suốt thời gian chín tháng, từ khi khám phá ra bệnh cho đến khi cháu qua đời.”
“Cô thư ký của bác sĩ vẫy tay ra dấu, tôi tưởng cô sẽ bảo là bác sĩ đang chờ gặp tôi, nhưng cô lại chỉ cho tôi thấy một đứa trẻ đang chơi giỡn trên sàn nhà. Cô nói nhỏ với tôi: ‘Thằng bé đó cũng đang bị bệnh như con ông vậy!’”
“Tôi ngồi xuống cạnh người mẹ của đứa bé, cách xa chỗ cháu đang chơi, và nói nhỏ với bà mẹ để đứa bé đừng nghe: ‘Thật là một điều khó khăn, buồn bã khi mỗi hai tuần phải đe m cháu đến đi để chữa trị căn bệnh như vậy phải không bà?’ Thật ra tôi không đặt câu hỏi, mà tôi xác định sự kiện hiển nhiên. Tôi không biết bệnh tình của đứa bé đang ở thời kỳ nào. Cháu đã được chữa khỏi sự miễn nhiễm của căn bệnh hay các tế bào của cháu vẫn đang bị căn bệnh ăn mòn.”
“Người mẹ trả lời: ‘Khó khăn hả? Tôi chết lặng mỗi khi đem cháu đến đây, chứ nói chi khó khăn. Tôi cảm biết có điều không hay sắp xảy đến cho con mình!’ Giọng bà lạc lỏng.”
“Tôi lựa lời cách cẩn thận và nói nhỏ nhẹ: ‘Dù với sự tiến bộ như hiện nay của y học, chúng ta cũng không có hy vọng gì cho căn bệnh này. Nhưng chúng ta có một sự hy vọng tốt hơn cho con cái mình trong hoàn cảnh như vậy. Chúng ta có thể biết chắc rằng sau khi chết, cháu sẽ được giải thoát khỏi mọi bệnh tật, đau đớn và tất cả mọi điều giống như vật, và được trở nên khỏe mạnh hạnh phúc trọn vẹn trong thiên đàng.’”
“Người mẹ đáp: ‘Ước gì tôi tin được những điều ông vừa nói. Nhưng tôi không tin như vậy. Sau khi nó chết, tôi sẽ chôn vùi nó dưới lòng đất lạnh và quên cháu đi như mình chưa từng có đứa con ấy.’ Bà ta quay sang nhìn đứa con đang đẩy chiếc xe hơi nhựa trên sàn nhà.”
“Tôi muốn để bà được yên tịnh một mình với niềm tin của bà ta. Nhưng không hiểu sao tôi đã buộc miệng nói: ‘Tôi rất vui vì tôi có niềm tin khác với bà.’ Có lẽ lúc đó tôi cũng đang ở trong cảm giác buộc phải lên tiếng, giống như cảm giác tôi có khi viết quyển sách này.”
“Người mẹ thắc mắc: ‘Tại sao ông lại vui?’ Bà vẫn không quay lại phía tôi, mắt vẫn dõi nhìn đứa con của mình. Tôi đáp: ‘Bởi chính tôi cũng vừa chôn cất đứa con trai 5 tuổi của mình trưa hôm qua dưới lòng đất lạnh. Hôm nay tôi đến đây là để bày tỏ lòng biết ơn đối với vị bác sĩ đã chữa trị cho con tôi cách hết sức tử tế trong thời gian qua.’”
“Bà quay lại nhìn thẳng vào mắt tôi nói: ‘Trông ông có vẻ là một người có lý trí,nhưng tại sao ông lại có thể tin rằng sự chết của một người, hay một đứa trẻ,khác hơn sự chết của một con thú?’”
Ô,vâng. Có rất nhiều người không tin có sự sống lại. Nhiều người như bà mẹ ấy,đang ở bên cạnh một ngôi mộ mới, nghĩ rằng bà chỉ đơn giản chôn vùi con mình dưới lòng đất lạnh và quên nó đi như chưa từng bao giờ có đứa con ấy vậy. Biết bao người hiện đang ngồi bên cạnh giường bệnh của người thân yêu, chờ đợi người thân của mình thở hơi cuối cùng, mà không có bất cứ hy vọng nào sau sự chết cả.Đó là một cách thật kinh khiếp để sống. Thật là cách kinh khủng để chết.
“Ma-thê,ngươi có tin điều đó không?” Mời quý vị từ Phúc Âm Giăng 11, mở sang thư 1 Cô-rinh-tô 15. Đoạn Kinh Thánh to lớn của 1 Cô-rinh-tô 15 này không phải chỉ những câu hỏi, nhưng nó vượt xa hơn thế nữa. Nó đưa ra những câu hỏi, phân tích một chốc, và rồi đưa nó đến những sự kết luận hữu lý. Nó là những câu nói ám ảnh quý vị, đụng đến quý vị, khiến quý vị phải suy nghĩ và buộc quý vị phải trả lời.
ICo 15:12.
“Vả,nếu giảng dạy rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, thì sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại?”
Sự kiện thứ nhất: Chúa Cứu Thế đã sống lại. Có quá nhiều cuộc đời đã được biến đổi để không thể từ chối sự kiện này được. Có quá nhiều bằng chứng trong quyển sách đời đời chỉ ra sự kiện. Có quá nhiều người đi đến chỗ thờ phượng đang tin điều đó, là những cuộc đời đã được hoàn toàn biến đổi bởi sự sống Phục sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Không thể chối bỏ được sự sống lại của Ngài. Tôi biết Đấng Cứu Chuộc tôi sống. Tôi biết Ngài đang sống. Ngay cả ông Gióp của thời thượng cổ cũng đã biết như thế. Tôi biết rằng Ngài sẽ đứng trên đất này trong ngày cuối cùng. Tôi biết rằng sẽ có một ngày mọi sự vinh hiển,quyền phép, phước hạnh, tôn ngợi thuộc về danh Ngài. Tôi biết điều đó.
Bởi vì đó là sự thật,
“.. . sao trong anh em có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại?”
Tôi muốn nói rằng nếu quý vị tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã sống lại, thì quý vị phải đi đến chỗ để quyết định rằng mình có sẽ được sống lại hay không.
Bây giờ xin quý vị tiếp tục xem tiếp, câu 13. Hãy cho rằng điều sai là sự thật. Nếu không có sự sống lại của kẻ chết, thì sẽ có sáu hay bảy kết quả đi kèm theo,hầu như giống những con cờ đô-mi-nô được xếp đứng chung với nhau vậy. Quý vị hãy đếm thử xem,
“.. . thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa.
Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công(thứ nhất), và đức tin anh em cũng vô ích (thứ hai).
Lại nếu kẻ chết quả thật không sống lại, thì Đức Chúa Trời đã chẳng khiến Đấng Christ sống lại, mà chúng tôi đã làm chứng trái với Đức Chúa Trời rằng Ngài đã làm cho Đấng Christ sống lại, té ra chúng tôi làm chứng dối cho Đức Chúa Trời.(thứ ba)
Vì nếu kẻ chết chẳng sống lại, thì Đấng Christ cũng đã chẳng sống lại nữa.
Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích(điều này thật tệ hại), anh em còn ở trong tội lỗi mình. (thứ tư)”
Đừng quên điều đó. Sự sống lại không phải chỉ là vượt qua sự chết, vượt nó cũng là một sự vượt qua tội lỗi nữa. Nhưng quý vị vẫn còn ở trong tội lỗi mình và chết trong tội lỗi mình, nếu không có sự sống lại. Hãy đếm xem. Đức Chúa Trời nói như thế. Hơn thế nữa, điều thứ năm,
“Vậy,những kẻ ngủ trong Đấng Christ cũng phải hư mất đời đời.
(Và thứ sáu) Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết”
Khốn nạn cho ông Joe Bayly, người biết trước ngày nào đó sẽ nhìn thấy ba đứa con trai của mình trên thiên đàng. Khốn nạn cho vợ ông Bayly, người cùng tin với ông rằng sự sống là một sự kiện. Khốn nạn cho các Cơ-đốc nhân đau buồn ở khắp nơi trên thế giới do có một hy vọng vững chắc vào ngày mai. Khốn nạn cho họ.
“Không,”vị sứ đồ nói, “một ngàn lần không! Sai, hoàn toàn sai. Đó là một định kiến bắt đầu của thuyết tam đoạn luận.”
“Nhưng bây giờ, Đấng Christ ĐÃ từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.”
Chúng ta không dùng từ “trái đầu mùa” hôm nay nữa. Chúng ta dùng chữ “thí dụ,” “mẫu.”
“Vả,vì chưng bởi một người mà có sự chết, thì cũng bởi một người mà có sự sống lại của những kẻ chết.”
Nói theo thành ngữ ngày nay là “không có gì phải lo, nếu bạn ở trong Chúa Cứu Thế.”
Và đó là lý do tại sao câu hỏi cốt lõi này đòi hỏi một câu trả lời. “Quý vị có tin điều đó không?”
“Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại,”
Xin quý vị đừng quên rằng, nếu bị bỏ một mình, chúng ta sẽ thật sự trở nên rác rưỡi, trở thành thực phẩm cho côn trùng. Cố Tổng thống Franklin nói rất đúng.Chúng ta cần được thay đổi. Đó là mục đích của sự sống lại. Nếu quý vị không nghĩ rằng mình có thể vượt qua được trong cuộc sống, thì hãy thử hình dung việc cố gắng vượt qua khi không có máu trong thân thể quý vị và không có hơi thở trong phổi quý vị xem? Quý vị sẽ nhanh chóng trở thành một xác chết nhăn nheo,xấu xí. Quý vị cần phải được thay đổi.
Cho nên phần cuối của đoạn này nói đến sự thay đổi. Mời quý vị xem câu 49.
“Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời.
Hỡi anh em, tôi đoán quyết rằng thịt và máu chẳng hưởng nước Đức Chúa Trời được, và sự hay hư nát không hưởng sự không hay hư nát được.”
Quý vị có một thân thể hư nát, nhưng quý vị đang có kế hoạch bước vào một thiên đàng không hay hư nát, cho nên quý vị cần phải thay đổi. Quý vị có một thân thể hư hoại, nhưng quý vị đang có kế hoạch bước vào sự tồn tại vĩnh viễn, cho nên thân thể cần phải trở nên không hư hoại. Cần đến những gì? Câu kế. Xin tiếp tục đọc.
“Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa,
trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa.”
Quý vị phải được biến hóa. Đó chính là sự sống lại. Đức Chúa Trời đụng vào bên trong mồ mả và phép lạ thay đổi toàn bộ cấu trúc của thân thể, trở nên giống như thân thể sống lại của Con Ngài, hầu nó có thể sống đời đời. Sự bí mật là không phải tất cả đều bước vào sự hiện diện của Chúa xuyên qua sự chết. Một số vẫn đang sống tại thời điểm đó. Và giữa khoảng đất và thiên đàng, trường hợp một nháy mắt, tại tiếng kèn cuối cùng, người chết được làm cho sống lại, người đang sống được biến đổi, và rồi có một sự đoàn tụ gia đình kỳ diệu, chúng ta ở trong nhà Chúa với Ngài cho đến đời đời.
Điều đó để khiến cho chúng ta cười lên rồi. Xin tha thứ nếu tôi nói câu đó không xứng hợp. Nhưng tôi nghĩ sự sống đáng để chúng ta vui cười lớn tiếng lên. Đủ để chúng ta vui cười về nó.
Đây không phải là ý tưởng nguyên thủy từ tôi. Một thi sĩ người Mỹ đã viết rằng:“Chúng ta hãy mừng lễ Phục sinh với nghi thức vui cười. Chúa Cứu Thế đã chết,đã sống lại và đang sống. Vui cười như một người mẹ ẩm đứa con sơ sinh mình trong tay. Cười giống như một người sau khi khám nghiệm biết rằng mình không bị ung thư, hay đã bị nhưng bây giờ thì đã được chữa lành rồi. Chúa Cứu Thế mở rộng cửa cho thiên đàng. Cười giống như một đứa trẻ trước cổng khu vui chơi giải trí. Thế giới này thuộc về Đức Chúa Trời và Ngài sẽ trở lại để cai trị.Cười giống như một người bước ra khỏi xe không hề bị thương tích, trong khi chiếc xe anh tay bi hư hại hoàn toàn. Cười giống tất cả mọi người trên toàn thế giới được mời tham dự một buổi tiệc, và rồi hãy mời họ.”
Tôi sẽ làm như thế. Hầu như tôi đã muốn đặt tựa cho sứ điệp hôm nay là “Bạn Được Mời Đến Dự Một Buổi Tiệc.” Tôi tin rằng nhiều người sẽ ra khỏi chỗ của mình để đến nghe một sứ điệp như thế. Hãy đến với một buổi tiệc. Quý vị sẽ được chào đón bởi những người không còn khóc, không còn bệnh hoạn, không bao giờ chết, và sống đời đời trong sự hiện diện của Chúa Cứu Thế, vui mừng với Ngài đời đời khi Chiên Con của Đức Chúa Trời đã được chữa lành khỏi những lằn roi, Đấng đã cất tội lỗi thế gian đi. Nhưng quý vị không thể đến đó được, ngoại trừ qua Ngài.Đừng có kế hoạch làm việc đó bằng sức riêng. Ngài chính là Đấng đem đến sự thay đổi. Ngài có vé đến dự buổi tiệc.
Quý vị có tin điều đó không? Quý vị bảo: “Mục sư ơi, một ngày nào đó thì thân thể già nua này sẽ qua đi, và lúc đó tất cả những gì tôi còn lại chỉ là cái xương sọ khô cằn và một bộ xương nằm trong mồ. Nhưng Mục sư nói với tôi là có những điều khác sau việc đó à?” Mời quý vị ấy hãy lắng nghe lời của Thần học gia người Đức, ông Helmut Thielicke.
“Như vậy Phục sinh không phải chỉ là một cái liếc nhìn hướng lên để thỏa mãn sự tò mò của tôi. Nó là một sự tập trung lại của Chúa Sự sống. Có lẽ Đức Chúa Trời sẽ đòi linh hồn quý vị lại tối nay. Ai biết được? Cho nên hãy hết sức cẩn thận, do bởi linh hồn của quý vị ở trong tay của Đấng có bàn tay quyền năng làm sóng yên biển lặng, sẽ mở các mồ mã, băng bó những người bị thương tật và xóa bỏ tội lỗi.” Thật hay phải không quý vị? Thần học gia Thielicke nói tiếp: “Sau đó sự tối tăm không thể vượt qua được cái vòng mà Chúa Cứu Thế đã vẽ chung quanh quý vị. Và rồi quan tài của quý vị sẽ là một giường ngủ, nơi mà quý vị sẽ thức dậy vào một buổi sáng sớm của sự sống lại chiếu lên. Như thế thì chỗ chôn cất, bất kể tại nhà, hay trên biển cả, hay ở vùng đất xa xôi, sẽ trở thành một mảnh đất nơi quý vị sẽ ngủ như là một hạt giống trong sự gieo đời đời của Đức Chúa Trời,sẽ gặt hái trong ngày của mùa gặt.”
Tôi thích phần cuối này: “Vì vậy, khi tôi chết – cho dù bây giờ thì tôi không còn chết nữa – và khi người nào đó tìm gặp xương sọ của tôi, cầu xin cái sọ ấy giảng cho người đó sứ điệp này: Tôi không có mắt, nhưng tôi nhìn thấy Ngài; Tôi không có óc, cũng không hiểu, nhưng tôi biết Ngài; tôi không có môi miệng,nhưng tôi hôn Ngài; tôi không có lưỡi, nhưng tôi ngợi khen Ngài cùng với tất cả các bạn là những người xưng danh Ngài. Tôi là một xương sọ khô cứng, nhưng tôi mềm mại và tan chảy trong tình yêu của Ngài. Tôi nằm cô đơn trong nghĩa trang,nhưng tôi đang có thiên đàng bên trong. Tất cả những sự đau khổ đều vị quên đi do bởi tình yêu vĩ đại của Ngài, khi vì chúng ta Ngài mang thập tự giá của Ngài và bước lên Gô-gô-tha.”
Quý vị có biết văn chí vĩ đại nhất từng ghi trên một mộ bia là gì không? Ngay trong ICo 15:55. Kịch tác gia lừng danh Shakespeare lấy ý này từ sứ đồ Phao-lô; chứ sứ đồ Phao-lô không hề lấy ý của Shakespeare.
“Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?
Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp.
Nhưng,tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.”
Hãy lắng nghe tôi đây. Tất cả tất cả ngọn đèn đều tắt ngắm, khi giông bão trở nên điên dại, khi dường như không có hy vọng và sự chết là điều chắc chắn, quý vị sẽ có một ánh sáng hướng dẫn quý vị vượt qua hoàn cảnh đó, và đó chính là sự sống lại. Đó chính là sứ điệp của Lễ Phục sinh!
Mời quý vị lắng nghe câu chuyện này. Một ngư phủ người Na uy cùng với hai đứa con trai của mình ra khi đánh cá như thường ngày. Như thường lệ, người mẹ xuống bến tàu tiễn đưa gia đình và chúc họ bình an và đánh bắt được nhiều cá. Đến chiều hôm đó, sóng biển bắt đầu to lớn hơn thường khi. Sóng phủ lên thuyền, tạt vào mặt của người cha và hai đứa con trai của ông. Gió ngày càng thổi mạnh; những lượn sóng càng to lớn hơn. Cơn giông làm cho chiếc thuyền dập dồi ngày càng cách xa đất liền, ba cha con cố gắng đưa con thuyền vào bờ cách vất vả. Trời càng tối đen, điều duy nhất để giúp họ định hướng, đâu là bờ chính là ngọn hải đăng, nhưng rồi bất ngờ ngọn hải đăng cũng tắt phụt, để ba cha con người ngư phủ đáng thương ấy trong hoàn cảnh đen tối, giữa cơn giông gió trên biển khơi.
“Trong lúc đó, lửa từa nhà bếp của ngôi nhà tranh của họ bất ngờ bộc phát, tạo nên một cơn hỏa hoạn. Người vợ cố gắng dập tắt, nhưng không được. Lửa thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, tài sản của họ, chỉ còn bộ quần áo trên mình mà thôi. Cuối cùng thì người cha và hai đứa con trai cũng đã vào được đến bờ bình yên. Người vợ và người mẹ ấy đang chờ họ tại bến tàu, để báo tin buồn về cơn hỏa hoạn ấy.”
“Bà nói trong nước mắt: ‘Mình ơi, lửa đã thiêu rụi nhà cửa và tất cả tài sản của chúng mình hết rồi. Bây giờ thì mình đã trắng tay.’”
“Người chồng dường như bất động và không hề quan tâm chút nào hết về tin buồn người vợ vừa cho hay ấy.”
“Bà vợ lập lại: ‘Mình có nghe em nói không? Nhà mình đã bị cháy rụi rồi!’”
“Người chồng đáp: ‘Vâng, tôi đã nghe những gì mình nói. Nhưng cách đây vài giờ, tôi và hai đứa con đã bị lạc giữa biển khơi trong đêm tăm tối đầy giông gió, cái chết dường như đã cận kề. Cách nhận ra phương hướng duy nhất của tôi và hai con là ánh sáng từ ngọn hải đăng trên bờ đá trong bờ, nhưng nó cũng đã bị tắt. Lúc đó tôi nghĩ rằng chắc chắn tôi và hai con sẽ chết. Sau đó bất ngờ một việc đã xảy ra: một ánh sáng vàng vọt nhỏ xuất hiện từ đàng xa. Và nó ngày càng lớn dần,lớn dần. Nhờ đó tôi nhận biết đâu là đất liền, nên quay hướng thuyền về hướng ấy, đi tới. Và chúng tôi đã nhờ ánh sáng ấy hướng dẫn vào đến bời bình an vô sự. Cho nên mình thấy không, ánh lửa nhỏ tôi nhìn thấy đấy chính là khi nhà mình bị cháy. Sau đó nó cháy bùng lên, khiến chúng tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đất liền như ban ngày. Cùng sức nó đã thiêu rụi nhà cửa, tài sản của chúng ta,cũng đã tại nên ánh sáng để cứu mạng sống của chúng ta.”
Quý vị đang ở giữa biển khơi và tất cả mọi ánh sáng đều tắt ngấm. Quý vị trông giống như đang bình an. Quý vị mang hình dạng như thế. Quý vị chỉ để thì giờ cùng với người khác để lắng nghe về ánh sáng, nhưng quý vị chưa bao giờ tin nó.Con thuyền của quý vị đã ngày càng cách xa đất liền và con đường duy nhất để quý vị có thể vào được bến bờ bình yên chính là ánh sáng của sự sống lại. Đó là cách duy nhất quý vị có thể vượt khỏi sự chết. Quý vị có tin điều này không?
Đề tài và sự kiện vĩ đại nhất trong bản đại hòa tấu của Phúc Âm liên tục được lập đi lập lại chính là sự sống lại của Chúa Cứu Thế của chúng ta, Chúa Giê-xu. Mặc dầu tất cả chúng ta đều không xứng đáng, Ngài đã chết cho tội lỗi của chúng ta,và Ngài đã sống lại từ cõi chết, chiến thắng khải hoàn trên tội lỗi và sự chết.Sự khải hoàn của Ngài là hy vọng duy nhất cho sự chiến thắng của chúng ta. Nếu chúng ta bỏ đi điều này ra khỏi sứ điệp của tình yêu và hy vọng của chúng ta,thì chúng ta thật sự không còn có gì để nói cả, bởi vì chính sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu bảo đảm cho chúng ta về sự cứu rỗi cá nhân của mình.
Quý vị thấy đấy, chết không phải là thật sự chấm dứt, nhưng là sự bắt đầu. Nó không phải là sự tận cùng, nhưng là thời điểm của sự thăng tiến. Và chúng ta biết được điều này là bởi vì Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết! Chúng ta cũng sẽ được sống lại. Như sứ đồ Phao-lô đã viết, sự hư nát sẽ trở nên không hay hư nát, và sự chết sẽ trở nên không hề chết nữa trong ngày vĩ đại ấy.
Điều này cung cấp tất cả sự động viên mà chúng ta cần để làm công việc Chúa một cách hy vọng và dưa dật vì mục đích của Chúa Giê-xu chúng ta. Cho nên chúng ta cần phải tỉnh tức và luôn luôn thức canh. Ngay cả mặc dầu chúng ta được yên nghỉ trên những gì Đức Chúa Trời đã làm thay cho chúng ta, thì chúng ta cũng hãy bước đi trong tình trạng mong chờ Chúa trở lại qua sự làm việc, phục vụ, dâng hiến, giữ vững đức tin và chứng minh đức tin ấy cho thế giới và những người chung quanh chúng ta nhìn thấy. Cũng như dâng hiến cuộc đời mình trong sự phục vụ Đức Chúa Trời và người khác trong yêu thương. Sự sống lại là chìa khóa của bí quyết bước vào cõi đời đời – chìa khóa cho điều cuối cùng. Nó chính là sự sáng của đức tin chúng ta, loại ánh sáng không bao giờ bị tắt.
Bà Katherine Hepburn, một nữ diễn viên lão thành, trong một vẽ hiên ngang không thể bắt chước được, nói những lời sau đây trong một cuộc phỏng vấn. Bà nói:“Tôi nghĩ cuối cùng chúng ta sẽ đến một điểm mà chúng ta đã học, nhìn sự chết với một cảm xúc tiếu lâm. Tôi phải như thế. Khi quý vị ở tuổi của tôi, thì quý vị giống một chiếc xe. Trước hết một bánh bị nổ và quý vị đem đến tiệm vá lại.Tiếp theo bóng đèn pha bị đứt, quý vị cũng đem đi thay. Và rồi một ngày kia khi quý vị đem xe vào tiệm để thay món phụ tùng nào đó, nhưng người thợ nhìn quý vị với gương mặt nhăn nhó bảo: ‘Ồ, xin lỗi bà, người ta không còn sản xuất phụ tùng cho loại xe này nữa.’” Đó là một sự nhận định that to lớn phải không quý vị?
Đó chính là những gì xảy ra khi chúng ta trở nên già hơn. Chúng ta nhận thức rằng sự chết đã gần kề, cho nên vài người trong chúng ta tạo cho mình cái nhìn tiếu lâm về nó.
Nhưng quý vị không thể cười về sự chết lâu được. Bởi sự thật thì hầu hết mọi người đều sợ chết.
Kinh Thánh gọi sự chết là “vua của sự kinh khiếp” trong Giop 18:14.
Trong tác phẩm bất diệt tựa đề “Hành Trình Vào Vĩnh Cửu” ông John Buyan gọi sự chết là Ông Sợ Hãi. Cơ-đốc đồ nói về hắn ta rằng: “Hắn ta là một người gây nhiều phiền hà nhất, là người gây rắc rối nhất mà ta từng gặp trên hành trình vào thiên quốc.”
Tuy nhiên, một số Cơ-đốc nhân có được đức tin rất vững mạnh đến độ họ có khả năng nhìn vượt lên trên sự chết. Một trong những người đó là Mục sư Tiến sĩ Donald Barhouse, một người rất đầy ơn Chúa. Ông bị mất người vợ thân yêu khi bà ở lứa tuổi ba mươi, để lại cho ông ba đứa con nhỏ, từ 12 tuổi trở xuống. Tiến sĩ Barhouse quyết định tự mình sẽ hành lễ an táng cho bà vợ. Trong khi ông lái xe trên xa lộ đến chỗ hành lễ an táng, cùng với ba đứa con đau khổ trên xe đang yên lặng nhìn ra ngoài cửa sổ, thì một chiếc xe tải to lớn chạy song song, bóng của nó che phủ toàn bộ xe của họ. Mục sư Barhouse là người không bao giờ mất sự sáng chói trong việc sử dụng minh họa, yên lặng và suy nghĩ: “Một người cha nên nói gì với những đứa con mất mẹ trong hoàn cảnh như thế này?” Cho nên ông nhìn sang đứa con gái lớn 12 tuổi bảo: “Con gái cưng của ba, nói cho ba biết con thích bị một chiếc xe tải như thế này đè bẹp lên, hay thích cái bóng của nó che khuất thôi?” Đứa con gái ngạc nhiêu trước câu hỏi ấy, nên đáp: “Con không biết nửa ba, nhưng có lẽ thích bị cái bóng che khuất, hơn là bị nó đè bẹp lên.” Ông hỏi tiếp: “Tại sao?” Đứa con đáp: “Bởi vì cái bóng không là tổn thương con được.”
Tiến sĩ Barhouse nói với các con đang đau khổ vì mất mẹ của mình rằng: “Cũng giống vậy, mẹ các con không phải bị sự chết đè bẹp, nhưng mẹ chị bị cái bóng của nó che khuất thôi.”
Cái bóng của sự chết ấy sẽ che khuất trên mỗi một người trong chúng ta, nhưng khi chúng ta ở trong Chúa Cứu Thế, cuối cùng thì cái bóng ấy không thể làm tổn thương chúng ta được.
Biến cố chính trong tương lai là cuộc phán xét do Chúa chúng ta thực hiện theo sau sự trỡ lại trong vinh hiển của Ngài.
Bây giờ mời quý vị lắng nghe sự bày tỏ của biến cố ấy đang khi tôi đọc cho quý vị nghe trong Phúc Âm Mat 25:31-46.
“Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài.
Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra;
để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả.
Bấy giờ, vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất.
Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta;
ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta.
Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói,mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống?
Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho?
Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa?
Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.
Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó.
Vì ta đã đói, các ngươi không cho ăn; ta khát, các ngươi không cho uống;
ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước; ta trần truồng, các ngươi không mặc cho ta; ta đau và bị tù, các ngươi không thăm viếng.
Đến phiên các ngươi nầy bèn thưa lại rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa, hoặc đói, hoặc khát, hoặc làm khách lạ, hoặc trần truồng, hoặc đau ốm,hoặc bị tù mà không hầu việc Ngài ư?
Ngài sẽ đáp lại rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa.
Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời.”
Quả là một phân đoạn rất nghiêm túc của Kinh Thánh.
Chúa Giê-xu sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài, và đóng vai trò quan án tối thượng. Ngài sẽ phân chia chiên ra với dê - dĩ nhiên là không phải chiên và dê theo nghĩa đen. Ngài đang nói về con người. Sự phán xét bao gồm tất cả mọi quốc gia. Những con người như chúng ta. Bao gồm cả những người chưa được sinh ra nữa. Trong cách nào đó, tất cả mọi dân tộc sẽ được đem đến trước mặt Ngài, đang khi còn sống, có đầy đủ sự nhận thức.
Ngài sẽ chứng minh sự phân biệt siêu việt của mình. Ngài phân biệt nơi đến của những người thuộc diện chiên (tức những người nhận biết Ngài) và những người thuộc diện dê (những người không biết Ngài).
Xin hiểu rằng thiên đàng là điều gì đó chúng ta được hưởng. Chúng ta không xứng đáng, cho nên chúng ta không tạo đủ điều kiện để được vào thiên đàng. Nó là món quà do Đấng đi trước chúng ta cung cấp. Nó như là cách Chúa Giê-xu nói “nước thiên đàng đã được dành sẵn cho con người.”
Từ khởi điểm của thời gian, Đức Chúa Trời đã thấy trước niềm vui của dân sự trước sự hiện diện của Ngài trong cõi đời đời.
Bây giờ thì khi nhìn một người, làm sao quý vị có thể biết được người ấy là Cơ-đốc nhân? Thưa, qua việc quan sát việc làm của người ấy. Như thế thì có phải có nghĩa là người ấy tự tạo được con đường đến thiên đàng cho mình không? Không.Dĩ nhiên là không. Chúng ta được hưởng thiên đàng. Một Cơ-đốc nhân có khả năng đứng trong thiên đàng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời hằng sống và vui mừng trong sự hiện diện ấy đời đời. Không phải bởi vì người ấy đủ điều kiện chiếm được một chỗ trong thiên đàng, nhưng bởi vì do việc người ấy tiếp nhận món quà sự sống đời đời do Đức Chúa Trời ban cho, và trong sự chúng minh có được món qua ấy, người đó bắt đầu sống cho kẻ hèn mọn nhất anh chị em trên đất,như sống cho chính Chúa Cứu Thế Giê-xu vậy.
Thiên đàng. Xin quý vị hãy nghĩ đến nó. Đó là một chỗ hạnh phúc, vui sướng đời đời;chỗ của sự hiện diện của Đức Chúa Trời, không hề bị gián đoán, đến đời đời. Nó là một chỗ của phần thưởng và sự thừa hưởng của chúng ta. Sáng chói, đầy trọn,không có bệnh tật, không có đau đớn. Sẽ không hề có bất cứ khó khăn, trở ngại nào cả, không có sự chết, không có nước mắt, không có bóng tối, và không có sự chấm dứt của tất cả những điều đó. Và tất cả mọi việc cũ đều đã qua đi.
Một cô gái nhỏ đi dạo với người cha trong một buổi hoàng hôn, khi những tia sáng của mặt trời chiếu rọi xuyên qua những cụm mây, tạo nên muôn màu sắc, đẹp đẽ,lộng lẫy trên bầu trời phía trên đầu họ. Cô gái thốt lên một câu đầy ánh sáng mà cô không thể nhận thức ra được, cô bảo: “Cha ơi, nếu phía dưới của thiên đàng,đáy của thiên đàng mà còn đẹp đẽ như thế, thì cha nghĩ phía trên sẽ đẹp như thế nào nữa?”
Ngay cả chúng ta cũng không thể hình dung ra hết được về thiên đàng. Lắm khi chúng ta nghe những điệu nhạc mà chúng ta gọi giai điệu của thiên đàng, nhưng khi so sáng với âm nhạc thật của thiên đàng, thì những giai điệu ấy chẳng có ý nghĩa gì cả. Thật vậy, ngay cả những tấu khúc nổi tiếng nhất trên đất này khi đem chơi bên cạnh âm nhạc của thiên đàng, thì những tấu khúc ấy chỉ là một loại âm thanh chói tai mà thôi. Ngay cả tấu khúc lừng danh tựa đề Tấu Khúc Ha-lê-lu-gia” của nhạc sĩ Handell cũng không ra gì khi so với âm điệu của vô số thiên sức trỗi lên với những giọng hát đối, khi chúng ta cùng hòa nhịp ca ngợi Chiên Con của Đức Chúa Trời.
Nhưng cõi đời đời không phải chỉ có thiên đàng mà thôi. Do bởi “Ngài cùng những kẻ ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó.”
Phía đối ngược với thiên đàng là địa ngục. Ngay cả chúng ta cũng không thích nghĩ về nó, nhưng chúng ta chớ liều lĩnh mà xem thường nó. Chúng ta đang nói về địa ngục theo nghĩa đen. Nhưng có một sự khác biệt ở đây. Địa ngục không phải do thừa hưởng. Nó là một chỗ lúc nguyên thủy được tạo dựng nên cho ma quỷ và các quỷ sứ của nó. Nhưng do bởi vì tội lỗi của con người, Đức Chúa Trời đã phải mở rộng chỗ ấy. Không phải chỉ có ma quỷ và quỷ sứ nó ở đó mà thôi. Những “kẻ bị rủa sả” cũng sẽ ở đó nữa – tức là những người sống và trải qua cuộc đời trên đất mà không có Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Bây giờ xin quý vị hãy lắng nghe tôi đây. Địa ngục là một chỗ của sự tra tấn không bao giờ chấm dứt, theo nghĩa đen, một chỗ của sự đời đời. Nó là một chỗ không có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ ở địa ngục cả. Nó là một chỗ của sự đau thương, thống khổ, tối tăm, cô đơn, hối tiếc và sự khốn đốn không bao giờ dứt.
Mục sư Jonathan Edwards, một diễn giả đầy ơn Chúa người Mỹ, nổi tiếng qua những loạt bài giảng về đề tài địa ngục, nói rằng: “Sự hư họai của tấm lòng con người thật không biên giới và thái quá trong lửa hừng của nó; đang khi kẻ ác sống ở đây, nó giống như lửa bị Đức Chúa Trời đè nén, giới hạn, nếu không thì nó sẽ thiêu rụi toàn bộ thiên nhiên; và như tấm lòng bây giờ là chậu của tội lỗi, nếu tội lỗi không bị ngăn chặn; vì vậy nếu tội lỗi không được kềm chế, thì ngay lập tức nó sẽ biến một linh hồn vào trong bếp lửa, một hồ đầy lửa và lưu huỳh.
Mục sư Thomas Hooker, một Mục sư Thanh giáo nổi tiếng, viết rằng: “Hãy tưởng tượng điều này, nếu tất cả mọi bệnh tật thế gian bám lấy một người, nếu tất cả sự tra tấn của tất cả bạo chúa trên thế gian có thể nghĩ ra, chất trên người ấy; và nếu tất cả tạo vật trên thiên đàng và dưới đất âm mưu hủy diệt người này; nêu tất cả ma quỷ ở địa ngục đã làm việc để giáng sự hình phạt trên người này, thì quý vị sẽ nghĩ rằng người ở trong một tình trạng khốn đốn nhất. Và tất cả điều này chỉ là một tia câm phẩn của Đức Chúa Trời. Nếu những tia câm phẩn của Đức Chúa Trời quá nóng như thế, thì toàn bộ cơn thạnh nộ của Ngài sẽ như thế nào khi nó túm lấy linh hồn của một tạo vật tội lỗi.”
Và chúng ta cũng không nên bỏ qua lời của Mục sư Charkes Spurgeon, một Mục sư vĩ đại của thế kỷ 19 tại Luân Đôn. Ông tuyên bố: “Lửa trong địa ngục là có thật, nó thật như việc quý vị có một thân thể vậy – một loại lửa chính xác giống như chúng ta có trên đất, ngoại trừ điều này: Nó không bao giờ tàn, mà nó sẽ hành hạ quý vị. Quý vị đã từng nhìn thấy khoáng chất a-mi-ăng nằm giữa than lửa đỏ của lò rèn, nhưng không bị thiêu đốt đi. Thì thân thể của chúng ta được Đức Chúa Trời chuẩn bị trong cách mà nó sẽ bị đốt đời đời mà không hề bị thiêu hủy.Các đường gân của quý vị bị lửa đốt, nhưng không bao giờ khô héo, và chất a-xít của khói luồn vào phổi quý vị, là nghẹt thở, quý vị sẽ kêu gào sự thương xót cho được chết, nhưng nó sẽ không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ được giải thoát.”
Sự đau khổ như thế quả vượt quá sự nắm bắt của chúng ta.
Để tóm tắt: Sự chết là điều có thật; nó là sự bắt đầu của tất cả mọi sự mà chúng ta phải đối diện. Sự phán xét là chắc chắn; nó không thể tránh được. Địa ngục cần phải được mỗi một người trong chúng ta nghĩ đến, nhưng thiên đàng thì dành sẵn cho tất cả những người nào tin. Và sự sống lại là sự vinh hiển của hy vọng của chúng ta – ánh sáng của tương lai chúng ta sẽ hướng dẫn chúng ta bước từ thời gian vào cõi đời đời.
Chúng ta hãy tưởng tượng như có một người mắc bệnh rất nặng. Bác sĩ cho người ấy biết rằng chứng bệnh ấy không thể chữa trị được, và cuộc đời của anh ta sẽ phải kết thúc.Nhưng bác sĩ bảo: “Có một loại thuốc thật kỳ diệu – rất đắt tiền nhưng nó cứu được mạng sống anh. Tôi biên toa thuốc ấy cho anh, và anh phải uống nó. Đừng ngừng, mà chỉ hãy uống nó.” Rồi một tháng sau người bệnh ấy gọi vị bác sĩ của chúng ta bảo: “Tôi đang hấp hối, đau đớn không thể chịu đựng được nữa. Tất cả là lỗi của bác sĩ.”
Vị bác sĩ hỏi: “Anh có uống thuốc tôi cho không? Anh có uống nó không?” Nếu người bệnh ấy trả lời là không, thì anh ta không thể đổ thừa cho bất cứ ai cả, ngoài chính mình.
Không có bất cứ ai có thể chỉ ngón tay tố cáo vào Đức Chúa Trời toàn năng bảo rằng:“Tất cả là lỗi của Chúa” được cả. Ngài đã ban cho chúng ta một toa thuốc bảo đảm, một phương thuốc chữa lành: Hãy tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Hãy tin rằng khi Ngài chết trên đồi Gô-gô-tha, Ngài chết thay cho quý vị. Tin rằng khi Ngài sống lại từ mồ mã, Ngài đã làm trống ngôi mộ cho quý vị. Ngài đang sống. Và những ai tin Ngài sẽ chẳng bao giờ bị hư mất. (AIFL-898, TS).
Quả là một tin mừng! Tin tức tốt lành! Quý vị có tin không? Quý vị có nắm lấy nó cách cá nhân không? Nếu có, ngay cả khi quý vị chết, quý vị có thể thấy trước được thờid điểm chiến thắng cuối cùng khi Ngài làm cho quý vị sống lại từ mồ mả và khi Ngài gọi quý vị trở về nhà.
Tôi cần phải nói thêm một điều căn bản nữa. Tôi nghĩ rằng một vài người trong quý vị cần có thêm sự bảo đảm nữa. Có lẽ không dành cho quý vị nhưng cho người nào đó quý vị yêu thương. Nếu một người chết bất ngờ bị tan xương nát thịt do chiến tranh, hay mất xác trên biển, hay vì nguyên do nào đó mà thân thể không hề tìm thấy, thì sẽ như thế nào? Hoặc người quý vị yêu thương bị cháy đen không còn nhận diện được trong cơn hỏa hoạn, như tại Trung tâm thương mại Sài Gòn trước đây thì sao? Những người đó có được cùng một sự hy vọng giống như những người chết êm thấm trên giường bệnh không? Quý vị có thể nói cách chắc chắn được rằng tất cả những ai chết trong Chúa đều sẽ được làm cho sống lại và được ban cho thân thể mới, thân thể đời đời không?
Câu trả lời của tôi ngắn gọn như thế nà: Hoàn toàn đúng vậy!
Những vị thánh đồ đó, là người tuận đạo, bị chặt đầu, bị thú dữ xé xác, hay bị tra tấn đến độ không còn nhận diện được nữa, đều sẽ đồng được ban cho thân thể mới như nhau. Hơn thế nữa, tất cả những ai chết trong Chúa đều được làm cho sống lại và được ban cho thân thể mới thích ứng với thiên đàng. Tôi xin mượn lời từ mộ bia của cố Tổng thống Benjamin Franklin, tất cả đều sẽ “xuất hiện một lần nữa, trong một điều kiện mới và thanh lịch, được Tác giả sửa chữa và làm mới lại.” Chữ T hoa. “Tác giả sửa chữa lại.”
Đấng đã tạo dựng chúng ta từ chỗ không không thì không có gì khó khăn trong tái tạo,làm cho chúng ta sống lại cả, và “tất cả đều được biến đổi” theo như lời của sứ đồ Phao-lô trong thư 1 Cô-rinh-tô 15, “như sự chết bị nuốt mất bởi sực hiến thắng.”
Đây là những tin tức hết sức tốt lành, nhất là cho những người giống như ông Roger Williams, người sáng lập khu thuộc địa Rhode Island ở Mỹ. Quý vị có biết điều gì xảy ra cho thân thể của ông Williams sau khi chết không? Nhiều năm sau khi ông chết, người ta quyết định bốc mộ và cải táng ông nơi khác. Khi điều này xảy ra, có một sự kinh ngạc to lớn đang chờ đợi những người làm công tác bốc mộ.Khi họ đào xuống, mới khám phá ra là rễ của một cây táo đã ăn sâu vào bên trong đầu quan tài, và nó đi theo xương sống của ông Williams, xuyên qua đầu ông, đi xuống đến chân ông. Cây táo đó đã thu hút hóa chất từ thân thể tan rã của ông Williams, và biến nó chất bổ dưỡng nuôi thân cây, là cây, cành cây và. . . dĩ nhiên những trái táo đỏ mọng ngon lành từ cây ấy nữa. Đến lược những trái táo ấy được người khác ăn một cách vô ý thức, đã trực tiếp nhận lấy một phần của sự chết của ông Williams. Ý tưởng ấy thật buồn cười phải không quý vị?
Hy vọng về sự sống lại của chúng ta cất đi tất cả những điều lộn xộn và khó khăn như thế. Đấng đã tạo dựng nên chúng ta chắc chắn có thừa khả năng làm mới lại chúng ta.
Trong nhiều năm tôi rất thích những lời của ông Samuel Stennett, người sau khi đã đọc nhiều lợi ích to lớn rút ra từ sự sống lại của Chúa Cứu Thế, viết như sau: “Tôi nợ Ngài hơi thở và sự sống của tôi, / Và tất cả niềm vui tôi có được; / Ngài làm cho tôi chiến thắng sự chết, / Và cứu tôi thoát khỏi mồ mã, / Và cứu tôi thoát khỏi mồ mã.”
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát.Chúng ta hãy cùng cầu nguyện.
Lạy Cha yêu thương, quả là một ý tưởng nghiêm trang khi nhận thức rằng tất cả quý vị thính giả đang lắng nghe đài hôm nay thuộc vào hai hạng: hoặc thuộc về chiên, hoặc thuộc về dê. Không hề có khoảng giữa. Không hề có hạng nào khác nữa cả. Con cầu nguyện hôm nay cho những ai là chiên, làm người yêu mến Cha, bước đi với Cha và phục vụ Cha, xin Cha gìn giữ họ trong đức tin mạnh mẻ, cho cho họ phục vụ với tất cả tấm lòng trọn vẹn Đức Chúa Trời, là Đấng đã giải thoát họ từ chết qua sống. Và đã ban cho họ sự hy vọng của sự sống lại trong sự hiện diện của Ngài.
Con cầu nguyện cho những ai là chiên nhưng hôm nay đã đi lạc, cách xa Chúa, xin Cha dùng những lời này nấm bắt lấy tấm lòng của họ và đem họ trở lại cùng Ngài.Ngay cả những người đã đi thật xa, rất xa và cũng không hề nhìn lại Cha nữa.
Và bây giờ, Chúa ơi, cho những người đã tin cậy Con Ngài, con cầu xin cho những lời êm dịu này liên hệ đến tương lai của họ, sẽ thu hút sự chú ý của họ – xin Cha chận họ lại trên lối đi, và xoay họ trở lại với đức tin của đứa con của Ngài qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Bây giờ, đang khi chúng tôi nhắm mắt cúi đầu cầu nguyện, nếu có quý vị thính giả nào chưa biết Chúa Cứu Thế Giê-xu, xin để tôi hướng dẫn quý vị trong sự cầu nguyện tiếp nhận Ngài, hầu có được sự cứu chuộc. Xin quý vị ấy chỉ hãy lập lại theo lời của tôi.
“Kính lại Đức Chúa Trời, con biết con là một tội nhân. Chúa ơi, con cầu xin Ngài tha thứ tất cả mọi tội lỗi của con. Con nhận biết rằng sự chết của Chúa Cứu Thế Giê-xu là cho con, mặc dầu con không xứng đáng với những gì Ngài cung cấp. Con cầu xin Cha nhận lấy con như con người thật của mình, như con đang tin Ngài với tất cả đáy lòng, Chúa Cứu Thế Giê-xu ơi! Con tin rằng Chúa không phải chỉ chết cho con, nhưng Ngài đã được làm cho sống lại và đang sống. Và bởi vì Chúa sống,con cũng sẽ sống nữa, ngay cả sau sự chết.
Cám ơn Cha vì đã tha thứ cho con và đem vào trong gia đình của của Ngài. Và hôm nay, lần đầu tiên trong cuộc đời, con muốn Cha biết rằng con yêu mến Cha. Xin giúp con sống cho Cha và phục vụ Cha. Con thành tâm cầu nguyện trong danh quý báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men!
Leave a Comment