BÀI 18: MỘT PHÉP LẠ SÁNG CHÚA NHẬT
BÀI 18: MỘT PHÉP LẠ SÁNG CHÚA NHẬT
Một phép lạ sáng chúa nhật
Chúa Giê-xu đã kêu gọi con người tin nơi Ngài. Không phải chỉ tin sự dạy dỗ của Ngài. Không phải chỉ vì danh Ngài. Không phải tin vào lý tưởng của Ngài. Nhưng nơi Ngài. Ngài đã kêu gọi đến với một đức tin cá nhân – đức tin nơi một Thân Vị. Có biết bao các thầy ra-bi đã du hành làm tung bụi cát trên các vùng xứ Giu-đê, để kêu gọi con người tin vào đường lối của họ. Nhưng chỉ có một mình Chúa Giê-xu đã nhìn xuyên vào những đôi mắt đau khổ của con người và tuyên bố “Ta là đường đi.” Chỉ có một mình Chúa Giê-xu dám tuyên bố với những người đang vấp váp trong bóng đêm của tội lỗi rằng: “Ta là ánh sáng của thế gian.” Và chỉ có một mình Chúa Giê-xu đã nói với những người đang dò tìm xuyên qua các cánh cửa truyền thống tôn giáo rằng: “Ta là cửa; nếu ai bước xuyên qua ta, người ấy sẽ được cứu.”
Trong sự đáp ứng lại tiếng gọi cá nhân mãnh liệt của Ngài, nhiều môn đồ của Ngài đã hi sinh mọi sự để theo Ngài. Trong vòng tay dang rộng ra của Ngài, họ đặt gia đình, tương lai và những giấc mơ của mình vào đấy. Họ là những con người vì danh Ngài đã lìa bỏ thuyền, bỏ lưới và bỏ nghề nghiệp trên bờ biển Ga-li-lê. Họ là những người đàn bà đã nhỏ những giọt nước mắt tôn kíng trên chân Ngài. Đây chính là những người mà thế giới đa rung chuyển khi Ngài chịu chết.
Các tên lính La-mã khi đóng những mũi đinh vào tay và chân của Chúa Giê-xu, thì dường như cũng đã đâm ngọn giáo của họ thẳng vào ngực của các môn đồ nữa vậy.Hy vọng của đời sống họ bị chảy cạn khỏi tấm lòng họ theo mỗi giọt máu rơi ra từ mạch máu của Chúa Giê-xu. Và khi Ngài thở hơi cuối cùng, một phần cuộc đời của họ cũng đã chết theo với Thầy mình.
Họ đã tin nơi Ngài như Ngài đã kêu gọi. Và bây giờ, không những Đấng Messiah đã chết, mà thân thể của Ngài cũng không còn nữa. Tại ngôi mộ, Phi-e-rơ và Giăng không thấy gì khác còn lại ngoài vải liệm.
Hai người suy nghĩ về những gì mình nhìn thấy và họ tin rằng điều gì đó thuộc phép lạ đã xảy ra. Nhưng nhiều câu hỏi ngăn trở vẫn lảng vảng trong trí họ. Chúng ta đọc thấy trong Phúc Âm Gi 20:9 rằng,
“Vì chưng hai người chưa hiểu lời Kinh Thánh rằng Đức Chúa Jêsus phải từ kẻ chết sống lại.”
Ngày nay vẫn còn có những câu hỏi ngăn trở lẩn quẩn trong trí của hầu hết mọi người.Nhiều người ngày nay thực hiện việc chọn tôn giáo giống như việc đi mua sắm ở các cửa hàng vậy. Chúng ta bước xuyên qua những hành lang tư tưởng, ngắm nhìn các tôn giáo trên thế giới đang trưng bày trong cửa tiệm. Chúng ta có thể thử một sự thực hành từ quầy của Phật giáo. Hay chúng ta có thể pha lẫn vài tư tưởng của Ấn Độ giáo và thuyết nhân bản. Hay chúng ta cầm lên ngắn nghía lời dạy của Nho giáo, của Lão giáo, hoặc thử hòa lẫn giữa tư tưởng này với tư tưởng kia của các tôn giáo. Nếu những điều đó thích hợp với lốp sống của mình, thì chúng ta bỏ vào giỏ đem ra trả tiền để mua. Nếu không thích hợp, chúng ta đặt nó trở lại trên giá. Giống như những khách hàng tiêu thụ, chúng ta đi chọn điều này và nhặt điều kia từ những tôn giáo, lấy hay bỏ lại bất cứ điều gì chúng ta thích.
Nếu Chúa Giê-xu không sống lại, thì Cơ-đốc giáo cũng chỉ là một quầy khác trong khu cửa hàng tôn giáo mà thôi. Chỉ thêm một giá trưng bày những tư tưởng đẹp khác để treo vào tủ tôn giáo của chúng ta. Những tư tưởng hay như: “Yêu kẻ lân cận ngươi.” Yêu kẻ thù ngươi.” “Yêu thương tất cả mọi người.”
Tuy nhiên, sự Phục sinh đã đặt Cơ-đốc giáo vào một loại hoàn toàn khác biệt. Phật Thích ca, Muhammed, Khổng Tử, Lão Tử, Aristotle – tất cả giáo chủ các tôn giáo và các triết gia đều vẫn còn nằm yên trong mồ mả của họ; nhưng mộ của Chúa Giê-xu thì trống không. Và sự kiện đó khiến mọi sự thay đổi.
Trong quyển sách bán rất chạy của ông Philip Yancey tựa đề “Chúa Giê-xu Mà Tôi Không Bao Giờ Biết,” đã diễn tả sự thách thức độc đáo về sự sống lại. Ông nói như sau: “Với rất nhiều sự tôn kính, tôi vẫn thấy một Chúa Giê-xu không sống lại dễ chấp nhận hơn. Sự Phục sinh khiến Ngài trở nên rất nguy hiểm. Bởi vì sự Phục sinh, tôi phải lắng nghe theo những sự tuyên bố quá đáng của Ngài,và tôi không còn có thể chọn lựa điều gì mình muốn từ những lời của Ngài được.Hơn thế nữa, sự Phục sinh có nghĩa là Ngài được tự do ở chỗ nào đó. Giống như các môn đồ, tôi không bao giờ biết được khi nào Ngài sẽ hiện ra, cách nào Ngài có thể phán với tôi, hay những gì Ngài có thể hỏi tôi.” Những lời thật hay phải không quý vị?
Thế giới của chúng ta dường như sắp Chúa Giê-xu chung với các giáo chủ tôn giáo khác, cho Ngài một thời điểm trong lịch sử và có thể một ngày nghỉ trên lịch –rõ ràng, họ đặt Ngài trở lại trong mồ mã.
Đối với hầu hết nhiều người, Lễ Phục sinh chỉ là một lễ nghi tôn giáo mà thôi. Một hình thức lễ mừng ngày Chúa nhật một lần mỗi năm. Chúng ta thức sớm, ăn mặc tươm tất nhất có thể được, và chúng ta nhóm nhau lại – lắm lúc ngoài trời trong không khí lạnh bên sườn đồi – cho một buổi lễ thờ phượng. Hãy nghĩ đến việc điều đó kỳ lạ như thế nào trước mắt nhiều người khác. Và sau đó, trong một hình thức đặc biệt, chúng ta chen lấn giữa đám đông, hầu để có thể có được một chỗ ngồi trong lễ thờ phượng kế. Dĩ nhiên, thì những người tìm kiếm này sẽ có mặt trong buổi thờ phượng. Một lần mỗi năm, vào sáng Chúa nhật, chúng ta nhìn xuyên nhà thờ và với lòn thành thật chúng ta cầu nguyện, đẩy đưa những từ ngữ củ mình như “sự hoà thuận,” “sự cứu chuộc,” “sự tha thứ,” và “sự sống lại.”
Đối với những người từng mừng lễ Phục sinh trong suốt cuộc đời đã qua của mình rồi,thì sứ điệp này đã mất tính bén nhọn của nó đã từ lâu lắm rồi. Họ đã từng nghe đi nghe lại nhiều lần rồi, nhưng truyền thống đã làm lu mờ sự tác động. Tôi không bao giờ thực sự hiểu lễ Phục sinh là gì cho đến khi tôi ở tuổi thiếu niên, lúc đó, thật sự mà nói, tôi không hề quan tâm đến. Tôi nghe những lời giống nhau trong mỗi dịp Phục sinh suốt mười mấy trong cuộc đời rồi.
Còn đối với những người không quen thuộc với loại sứ điệp này, thì những lời giống nhau ấy không có ý nghĩa bao nhiêu. Đối với họ Phục sinh chỉ là một ngày lễ của Cơ-đốc giáo, với những nghi thức đầy màu sắc mà thôi. Tuy nhiên, người trong vòng “hiểu biết sự kiện” như chúng ta, thì cho rằng mọi người đều cùng nói một loại ngôn ngữ như chúng ta.
Cho nên thật sự thì Lễ Phục sinh có nghĩa gì? Nếu tôi cô động sứ điệp Phục sinh lại trong một câu thì là: Chúa Giê-xu sống lại từ kẻ chết. Ngay cả tôi cũng có thể gom cả sứ điệp lại trong mấy chữ “sự sống lại” nữa!
“Sự sống lại” đến từ nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là “quay trở lại,” hay “làm mới lại,” hay ngay cả là “dựng dậy” nữa. Nói cách khác, Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng đã từng đi xuống, bị chết, bị đóng đinh, bịchôn, sau đó thân thể đã đứng lên do phép lạ. Ngài sống lại. Ngài chổi dậy. Ngài trở lại với sự sống, không bao giờ chết nữa.
Ngài đã sống lại. Vâng! Chính điều đó khiến cho Cơ-đốc giáo trở nên độc nhất vô nhị.
Quý vị có biết là ngoại trừ bốn tôn giáo, còn lại tất cả các tôn giáo chính khác trên thế giới đều xây dựng trên triết lý, chứ không phải các cá nhân. Và trong bốn tôn giáo xây dựng trên cá nhân, chỉ có Cơ-đốc giáo là tuyên bố Giáo chủ của mình vẫn sống. Mời quý vị cùng xem qua bốn tôn giáo xây dựng trên cá nhân này.
1.Thứ nhất, Do-thái giáo, tôn giáo cổ nhất trong bốn tôn giáo cùng hạng. Những ai đi theo sự dạy dỗ của Do-thái giáo đều tin rằng người sáng lập tôn giáo ấy chính là Áp-ra-ham, và đó là sự thật. Nhưng các sử gia, cũng như Kinh Thánh,cho chúng ta biết rằng ông đã chết. Chúng ta có thể định niên đại của ông cách dễ dàng là đâu vào khoảng năm 1900 T.C. Có những lằn ghi tên mộ bia của ông qua những lời trong Sa 25:8-9, ghi rằng,
“Áp-ra-ham tuổi cao tác lớn và đã thỏa về đời mình, tắt hơi, . . .
Hai con trai người, Y-sác và Ích-ma-ên, chôn người trong hang đá Mặc-bê-la . . .”
Quý vị biết là cho đến ngày nay không hề có một sử gia nào ghi lại rằng Áp-ra-ham đã xuất hiện trước các môn đồ của mình. Không có bất cứ một tín hữu Do-thái giáo nào có thể tuyên bố và chứng minh được rằng người ấy từng nhìn thấy Áp-ra-ham cả. Ông đã chết. Và không bao được sống lại.
2.Điều này đem chúng ta đến với Phật giáo. Dĩ nhiên giáo chủ của Phật giáo chính là Phật Thích ca. Và văn phẩm cổ mà tôi có thể tìm được liên hệ đến Phật giáo có nói về cái chết của Đức Phật rằng: “Khi Phật Thích ca chết thì tất cả mọi điều thuộc về ngài đều hoàn toàn qua đi, không có bất cứ điều nào còn để lại cả.” Không có bất cứ môn đệ nào của Đức Phật có thể tuyên bố rằng: “Tôi đã nhìn thấy Giáo chủ của chúng ta. Tôi đã nói chuyện với ngài. Ngài đã hiện ra,” được cả. Bởi vì vì Đức Phật đã chết và vẫn còn nằm trong mộ.
3.Tôn giáo thứ ba là Hồi giáo, dĩ nhiên được xây dựng trên Mohammed và sự dạy dỗ của ông. Giáo sư Childers, người đã viết một sự căn bản cổ điển về lãnh vực này trong tác phẩm tựa đề “Sự Sáng Của Á Châu và Sự Sáng Của Thế Giới,” những lời như sau: “Không hề có bằng chứng nào về vị sáng lập tôn giáo này từng hiện hữu hay từng xuất hiện cho các môn đệ sau khi chết cả. Mohammed sinh năm 571 S.C,và chết năm 632 ở tuổi 61, tại Medina, nơi mà mộ của ông hàng năm được hàng triệu người sùng kính Hồi giáo hành hương đến viếng.” Thật là điều hết sức quan trọng về việc không hề có bất cứ một tín đồ Hồi giáo nào có thể tuyên bố và chứng minh rằng người ấy đã từng nhìn thấy một Mohammmed sống lại cả. Bởi vì ông ta đã chết.
Nhưng nguyên lý vĩ đại của Hội Thánh là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng sáng lập Cơ-đốc giáo, vẫn đang sống. Ngôi mộ trống của Ngài và sự im lặng của ngôi mộ đó là một sự hùng biện hơn bất ai trong chúng ta khi làm công tác bảo vệ đức tin của mình hiện nay. Ngài đã sống lại. Thật vậy, Ngài đã sống lại! Và đây không phải chỉ là một sự kiện lịch sử.
Ông Wilbur Smith nói rằng: “Trung tâm nguyên lý của Hội Thánh chính là sự sống lại của Chúa Cứu Thế.”
Ông Robertson Nicoll viết: “Ngôi mộ trống của Chúa Cứu Thế chính là cái nôi của Hội Thánh.”
Ông Michael Green viết trong tác phẩm tựa đề “Người Vẫn Sống” như sau: “Không có sự sống lại thì sẽ hoàn toàn không có Cơ-đốc giáo. Hội Thánh Cơ-đốc sẽ không bao giờ được bắt đầu; phong trào Giê-xu sẽ phải tắt liệm cùng với khi Ngài bị hành quyết. Quý vị thấy đấy, Cơ-đốc giáo đứng hay ngã với lẽ thật của sự sống lại.Một khi quý vị chứng minh được điều đó không hề có, thì quý vị đã tiêu diệt được Cơ-đốc giáo.”
Hãy nhìn xem điều này. Những gì Bết-lê-hem đối với Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét, thì ngôi mộ trống đối với Hội Thánh. Đối với Cơ-đốc giáo cũng giống vậy. Nó là chỗ khai sinh, nó là sinh quyền của Cơ-đốc giáo. Nó là chìa khóa, nó là nền tảng, là vầng đá căn bản của nền tảng đức tin của chúng ta. Nếu Ngài vẫn còn chết, chúng ta không có Cứu Chúa hằng sống. Chúng ta không có sứ điệp sống. Chúng ta chỉ có một loạt giáo lý mà thôi, là điều chúng ta tin tưởng với đức tin mù quáng. Nhưng quả thật Ngài đã sống lại. (AIFL-891,TS).
Trong những bài học trước, chúng ta đã đi sâu vào thung lũng của những chi tiết, phân tích từng sự kiện của hành trình từ thập tự giá đến ngôi mộ. Chúng ta đã phân tích chi tiết về tục ướp thân xác Chúa Giê-xu thời đó. Chúng ta đã cẩn thận nói về cách người ta quấn xác Ngài như thế nào, về việc ướp thuốc thơm ra làm sao,và rồi thế nào họ đã vội vã trong việc đem xác Ngài đặt trong một ngôi mộ không phải của Ngài, nhưng thuộc về một giàu có tên Giô-sép, người A-ri-ma-thê. Chúng ta như nghe được tiếng của hòn đá khi lăn vào chắn cửa mộ. Như cảm thấy được việc đóng ấn trên hòn đá ấy. Và rồi trong sự yên lặng, sự yên lặng kỳ lạ vây chung quanh ngôi mộ ấy. Tôi nghĩ rằng một số người trong chúng ta có thể cảm nhận được sự thất vọng của các môn đồ khi họ ra về, khi họ rửa tay mình, và thế nào mùi thơm của thuốc ướp vẫn lẩn quẩn trên ngón tay họ, ngay cả khi nằm trên giường ngủ tối hôm đó.
Phúc Âm Gi 19:42, mô tả việc đó trong một cách lạnh lẽo, mở đầu như là một lời cáo phó. Câu ấy ghi,
“Ấy là nơi hai người chôn Đức Chúa Trời, vì bấy giờ là ngày sắm sửa của dân Giu-đa,và mộ ấy ở gần.”
Quý vị có chú ý đến dấu chấm câu ở đây không? Quý vị có chú ý thấy giữa câu 42, khi chấm dứt, và câu 1 của đoạn 20, có một khoảng trống kéo dài ở đây không? Đó là điều đúng như thế. Không có gì hết. Không có hy vọng. Một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, bất khả thi.
Các lính canh La-mã canh giữ cẩn thận ngôi mộ. Một sự cẩn trọng đặc biệt được áp dụng để bảo đảm rằng thân thể không bao giờ rời khỏi ngôi mộ được. Tất cả mọi tình huống có thể xảy ra đang ở trong trí của những kẻ thù của Chúa Giê-xu, họ muốn bảo đảm rằng Ngài sẽ không bao giờ rời khỏi mộ. Nói trên phương diện con người, thì quả không thể nào đem Ngài ra khỏi được. Nhưng Ngài đã rời khỏi đó.
Tuy nhiên, có một chi tiết quan trọng trước điều đó. Gi 20:1
“Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, lúc rạng đông, trời còn mờ mờ, Ma-ri Ma-đơ-len tới mộ,. . .”
Khi tôi thức dậy sáng nay, khoảng 5g30, trời vẫn còn tối và sương mù, ẩm ướt và lạnh. Tôi quấn áo choàng vào mình và mở nhẹ cửa bước ra bên ngoài, tôi đứng ngoài cổng và nhìn lên trời. Tôi hình dung ra cảnh những người đàn bà này cũng trong bối cảnh giống thế khi lần từng bước đi đến mộ. Tôi đứng đó thọc tay vào túi quần, nhắm mắt lại, và tôi hồi tưởng những gì ở trong trí họ lúc đó, đang khi họ đem dầu và thuốc thơm đến mộ để hoàn tất những gì họ đã làm vội vã trước đó. Và rồi bất ngờ họ bị tràn ngập với một trở ngại, một điều chợt đến trong trí họ, “Làm thế nào chúng ta có thể cất được hòn đá chắn cửa đi, hầu để vào được bên trong và hoàn tất thủ tục ướp xác?”
Sứ đồ Giăng không nói cho chúng ta rằng họ gặp khó khăn đó, nhưng sứ đồ Ma-thi-ơ thì có nói. Đúng ra thì tôi nên nói rằng Mác nhắc đến sự trở ngại đó, nhưng Ma-thi-ơ nói đến chi tiết mà Mác nói, Giăng thì không. Bà Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đến nhìn vào ngôi mộ. Họ đang gặp khó khăn với việc: “Làm thế nào để lăn hòn đá đi?” Đức Chúa Trời giải quyết việc đó. Mat 28:2-4. “Và này , có một cơn động đất dữ dội xảy ra.” Xin quý vị chú ý đến chữ “xảy ra.” Họ không nhìn thấy nó. Họ không cảm thấy nó. Nhưng có vài người cảm thấy kết quả của điều ấy, đó là các tên lính canh.
Mat 28:2 rằng,
“Và nầy, đất rúng động dữ dội, vì có thiên sứ của Chúa ở trên trời xuống, đến lăn hòn đá ra mà ngồi ở trên.”
Điều này không có nghĩa là họ cần phải lăn hòn đá đi hầu để Chúa Giê-xu có thể đi ra, nhưng họ lăn hòn đá đi hầu để các môn đồ có thể bước vào bên trong. Chúa Giê-xu đã rời khỏi đó từ lâu rồi. Nhưng hòn đá đã được lăn đi và thiên sứ ngồi trên hòn đá ấy.
Câu 3
“Hình dong của thiên sứ giống như chớp nháng, và áo trắng như tuyết.”
Quý vị hãy tưởng nếu quý vị là người canh trong một nghĩa trang vào lúc đêm đã quá khuya, và rồi bất ngờ một tia sáng chớp lòe lên, rồi một người đàn ông mặc đồ trắng sáng lòa ngồi trên hòn đá được lăn lên, chứ không phải lăn xuống, thì chắc chắn quý vị sẽ rất sợ hãi phải không? Đó cũng chính là những gì đã xảy ra ngay cả với những tên lính La-mã gan dạ.
Câu 4,
“Vì đó, những lính canh sợ hãi run rẩy, trở nên như người chết.”
Điều đó có nghĩa là họ bị tê liệt vì cớ sự sợ hãi. Quý vị thấy đấy, họ đã trải qua ngày và đêm, ngày và đêm, ngày và đêm, và không có điều gì xảy ra. Bất ngờ, mọi sự thay đổi. Với một tia chớp, thiên sứ xuất hiện, hòn đá lăn đi, ngôi mộ trống. Họ đã sợ gần chết, theo nghĩa đen.
Họ đã làm gì về điều đó? Hãy xem câu 11, trước khi chúng ta quay trở lại với bà Ma-ri, hãy nói về những người lính canh.
“Trong khi hai người đờn bà đó đi đường, thì có mấy tên lính canh vào thành thuật lại cho các thầy tế lễ cả biết mọi việc đã xảy đến.
Các thầy bèn nhóm lại cùng các trưởng lão đặng bàn luận, xong rồi, thì họ cho những lính đó nhiều tiền bạc,”
Xin chú ý, một sự hối lộ. Câu 13,
“mà dặn rằng: Các ngươi hãy nói rằng (Đây là chỗ câu chuyện được sản xuất là lưu truyền ra): Môn đồ nó đã đến lúc ban đêm, khi chúng tôi đương ngủ, mà lấy trộm nó đi.
Nếu điều ấy thấu tai quan tổng đốc, thì chúng ta sẽ khuyên giải người, và làm cho các ngươi khỏi lo sợ.
Mấy tên lính đó lấy bạc, và làm theo như lời. Tiếng ấy đã đồn ra trong dân Giu-đa cho đến ngày nay.”
Và tôi xin thêm rằng, cho đến thời đại của chúng ta nữa.
Nhiều năm trước đây tôi có làm một cuộc điều tra về một trường đạo. Và khám phá ra rằng trong môn tôn giáo, họ dạy nhiều thuyết khác nhau về Sự sống lại, mà không hề có thuyét nào nói rằng Chúa Giê-xu đã thật sự sống lại từ cõi chết cả. Họ đưa ra nhiều thuyết khác nhau và để cho học sinh tự chọn lấy tin điều nào.
Thuyết đầu tiên là việc thân thể của Chúa Giê-xu bị trộm đi nhu đã diễn tả ở đây, phát xuất từ trong trí của các thầy thông giáo và loan truyền ra qua môi miệng của những người lính canh. Thân thể Ngài đã bị trộm.
Sau đó có thuyết đến lầm mộ. Điều đó có nghĩa là họ đã đến lầm ngôi mộ buổi sáng hôm đó. Nhưng xin nhớ rằng họ chính là những người chứng kiện sự chôn Chúa Giê-xu. Họ biết rõ chỗ đó. Chỉ cách vài giờ thôi từ khi họ rời chỗ ấy chiều hôm trước. Nhưng thuyết lầm mộ cho rằng họ đã đến sai chỗ, nên gặp một ngôi mộ trống.
Thứ ba, một thuyết khác được đưa ra, đó là thuyết ảo tưởng. Họ không nhìn thấy Chúa Giê-xu; mà họ nhìn thấy ảo tưởng. Dẫu vậy sứ đồ Phao-lô nói: “Tại một chỗ có đến 500 người cùng nhìn thấy một lần.” Điều này làm tôi bối rối – có đến cùng 500 ảo tưởng cũng một lúc sao?
Sau đó cũng có thuyết tâm lý. Rồi cũng có thuyết bất tỉnh. Ngay cả có có thuyết Chúa Giê-xu có hai anh em song sinh nữa. Tôi nói thật đấy. Nó người đã đưa ra thuyết như thế. Thật phải có đức tin lớn lắm mới tin được thuyết song sinh, hơn là tôi việc Ngài đã sống lại từ kẻ chết bằng phép lạ. Họ không hề gặp Chúa Giê-xu; họ nhìn thấy người em song sinh của Ngài.
Phúc Âm Mat 28:6. Đây là những gì đã xảy ra. Đây là những gì thiên sứ nói với các người đàn bà đó,
“Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm;”
Nhưng như quý vị biết, điều đó xảy ra sau đó. Chúng ta quay trở lại với sứ đồ Giăng để thấy những biến cố lịch sử. Sứ đồ Giăng có đến 60 năm để suy nghĩ những gì đã xảy ra. Ông viết Phúc Âm của mình vào khoảng cuối thế kỷ đầu tiên. Nó đã xảy ra khoảng năng 35 S.C., cho nên ông đã có thì giờ rất lâu để suy nghĩ về những gì đã xảy ra. Và trong quá trình diễn tiến của ý tưởng, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn ông viết ra những gì ngày nay chúng ta được biết đến dưới tên sách Phúc Âm Giăng. Và ông, tận mắt chứng kiến Sự sống lại, mô tả những gì đã xảy ra, như chỉ có sứ đồ Giăng mới làm được như thế thôi. Mat 28:1 kết luận,
“.. . lúc rạng đông, trời còn mờ mờ, Ma-ri Ma-đơ-len tới mộ, thấy hòn đá lấp cửa mộ đã dời đi.”
Bây giờ thì quý vị nghĩ rằng điều gì có thể đến ngay trong trí bà lúc đó? Sự bắt óc, hay ăn cắp xác! Ai đó đã mang Chúa Giê-xu đi rồi. Bây giờ thì Ngài đang ở đâu? Cho nên bà quay trở lại, bà chạy trở về và tìm gặp các sứ đồ, câu 2.
“Vậy,người chạy tìm Si-môn Phi -e-rơ và môn đồ khác, là người Đức Chúa Jêsus yêu (tức là sứ đồ Giăng, người viết Phúc Âm này), mà nói rằng: Người ta đã dời Chúa khỏi mộ, chẳng hay để Ngài ở tại đâu.”
Lỗ tai của Phi-e-rơ và Giăng vểnh lên, họ rất thính về tin tức này, nên cả hai cùng chạy nagy đến mộ.
“Phi-e-rơ với môn đồ khác bèn bước ra, đi đến mồ.
Cả hai đều chạy, nhưng môn đồ kia chạy mau hơn Phi-e-rơ, . . .
Đó là cách thế nào để chúng ta biết ông viết Phúc Âm này. Ông nói: “Tôi đã chạy thắng Phi-e-rơ. Tôi đến trước ông ta.”
“.. ., và đến mồ trước.
Người cúi xuống, thấy vải bỏ dưới đất; nhưng không vào.
Đó là một bức tranh rất rõ ràng. Sứ đồ Giăng chạy đến ngôi mộ đó, nhưng ông đứng bên ngoài cửa nhìn vào. Trời vẫn còn tối. Và ông đã nhìn vào.”
Từ sứ đồ Giăng dùng để mô tả cái nhìn này ở đây là một từ thông thường chỉ về việc nhìn điều gì đó. Nó không có nghĩa là một cái nhìn chính xác, cũng không phải là nhìn chăm chú với sự tìm hiểu. Nó giống như khi quý vị nhìn thấy đèn đỏ chuyển sang đèn xanh tại ngã tư, quý vị tự động vô số và đạp ga phóng tới vậy.Nó giống việc quý vị nhìn thấy một người bạn đi tới, quý vị vẫy tay chào người ấy. Nó là một cái nhìn thông thường, chứ không phải chăm chú nhìn. Sứ đồ Giăng nhìn vào mộ theo cách ấy, và tất cả chỉ có thế. Ông nhìn thấy “vải liệm bỏ dưới đất.”
Nhưng câu chuyện tiếp tục với Phi-e-rơ. 28:6,
“Si-môn Phi-e-rơ theo đến, vào trong mộ, thấy vải bỏ dưới đất,”
Trước khi tôi đi xa hơn, tôi muốn mời quý vị chú ý đến chữ “thấy” trong câu này.Trong nguyên ngữ Hy Lạp là “theorei,” từ chữ này mà trong tiếng Anh có chữ “theorize,” – đặt ra lý thuyết, hay giả thuyết. Đây là một chữ mang trong trí ý tưởng của việc nghiên cứu điều gì đó với mục đích nắm bắt được tầm quan trọng và ý nghĩa của nó. Sứ đồ Phi-e-rơ nhìn vào trong. Sứ đồ Giăng ở bên ngoài. Ông bước vào bên trong và đứng bên những gì còn lại trong mộ. Tôi có thể hình dung cảnh Phi-e-rơ đứng đó với hai tay đặt lên đầu suy nghĩ. Một cảm giác kỳ quái chạy rần trong ông. Như quý vị thấy đấy, không phải chỉ Chúa Giê-xu biến mất, nhưng vải liệm thì lại vẫn còn ở đó.
Tuy nhiên, còn có nhiều hơn thế nữa. Câu này tiếp tục,
“.. . thấy vải bỏ dưới đất,
và cái khăn liệm trùm đầu Đức Chúa Jêsus chẳng cùng một chỗ với vải, nhưng cuốn lại để riêng ra một nơi khác.”
Mời quý vị lắng nghe sự mô tả này của ông Merrill Tenney. “Có một dấu hiệu rất mạnh rằng vải liệm không phải được sếp lại như là Chúa Giê-xu đã tháo nó ra và đặt vào hai trụ trên kệ. Từ ngữ được dùng ở đây diễn tả khăn trùm đầu không có nghĩa như là một cái khăn trải bàn được xếp lại bằng thẳng bốn góc. Nhưng là cái khăn được quấn như hình quả bóng, hay mang hình dáng của vật đã được quấn bên trong trước đó mà bây giờ không còn nữa.”
Nói cách khác, tấm khăm trùm đầu – thực sự là quấn chung quanh đầu Chúa Giê-xu khi liệm – vẫn còn nằm ở đó y như hình thể khi thi hài được đặt vào trong mộ. Đó chính là điều khiến sứ đồ Phi-e-rơ bị thu hút, khi ông nhìn vào trong mộ và nhìn chăm chú vào hình quả bóng của chiếc khăm trùm đầu này.
Ông Tenney nói tiếp rằng vải liệm quấn chung quanh thân thể vẫn còn mang hình dạng ấy, nhưng thân thể thì không còn nữa.
Quả là điều kỳ lạ khi nghĩ rằng thân thể Chúa Giê-xu đã bị ai đó ăn cắp đem đi, hay tự Ngài “tỉnh lại” và rời khỏi mộ, mà hình dạng của vải liệm và khăn trùm đầu không hề bị tháo mở ra. Cho nên vải liệm vẫn còn y nguyên hình dáng, khăn trùm đầu cũng y như vẫn còn như khi quấn chung quanh đầu Chúa Giê-xu, nhưng cải hai đều không có thân thể trong ấy. Chính đó là điều khiến sứ đồ Phi-e-rơ nhìn chăm chú và suy nghĩ ra những giả thuyết.
Tôi đã nghĩ đến điều đó vào sáng sớm hôm nay khi tôi đi ra ngoài sân và đứng yên lặng nhắm mắt lại tưởng tượng. Tôi nghĩ: “Điều đó giống như thế nào nhỉ?” Tảng đá chắn cửa mộ đã được lăn đi và đặt vào chỗ cũ trước đó, ngôi mộ thì trống trơn, chỉ còn lại vải liệm và khăn trùm đầu thôi. Tôi không nghĩ là mình có thể đặt các sự kiện lại chung với nhau được như các môn đồ khi họ nhìn vào ngôi mộ.Như quý vị thấy đấy, họ đã không hiểu về Sự sống lại.
Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục với câu chuyện. Câu 8, “Bấy giờ, môn đồ kia đã đến mộ trước, cũng bước vào, thấy và tin.” Người đó chính là sứ đồ Giăng. Ông đứng bên ngoài cửa mộ nhìn vào. Phi-e-rơ đã vào bên trong và bây giờ sứ đồ Giăng cũng theo vào. Kinh Thánh ghi ông “thấy và tin” – một chữ khác hơn hai chữ đầu. Đây là chữ dùng để chỉ việc khi một người giúp chúng ta hiểu được công thức toán,hay bài toán khó, hay một sự bí ẩn, hoặc một sự rối trí. Chúng ta thường bảo:“Ô, bây giờ thì tôi thấy được rồi.” Nó không có nghĩa là chúng ta quan sát với đôi mắt vật lý. Ngay cả nó cũng không có nghĩa là chúng ta nhìn xuyên qua đôi mắt trong trí để nhìn thấy điều gì đó hay để khám phá hình ảnh nào đó. Mà nó có nghĩa là trong tít tắt, chúng ta hiểu được vấn đề. Đó chính là từ sứ đồ Giăng sử dụng ở đây. Khi ông vào bên trong, sứ đồ Phi-e-rơ đang đứng đó, cố gắng tìm hiểu. Sứ đồ Giăng bảo: “Khi tôi nhìn những điều này, trong tít tắt, tôi nhìn thấy rõ mọi sự. Ngài đã sống lại từ cõi chết!” Đó chính là những gì sứ đồ Giăng suy nghĩ.
Câu 10 ghi: “Đoạn, hai môn đồ trở về nhà mình.” Họ không hề nói cho người đàn bà đang ở đó biết. Họ đã nhìn thấy bằng chứng, và chỉ có thế, cho nên họ không nói gì cả. Họ yên lặng nhanh chóng rời chỗ đó trở về nhà.
Nhưng bà Ma-ri vẫn ở đó. Bà nhìn thấy điều tốt hơn cả bằng chứng nữa. Quý vị thấy đó,hai vị sứ đồ của chúng ta đã rời đó quá sớm. Có người nào vẫn đang ở đó. Câu 11,
“Song Ma-ri đứng bên ngoài, gần mộ, mà khóc. Người vừa khóc, vừa cúi xuống dòm trong mộ,”
Tôi cho rằng đó quả là một kinh nghiệm đau thương. Bà đã giúp cho việc liệm xác Chúa Giê-xu, bà đã làm tất cả những gì cần thiết để bảo tồn và đặt thi thể an toàn trong mộ, bây giờ thì bà thấy tất cả đều biến mất. Bà bối rối. Bà đau buồn. Bà thất vọng. Cho nên bà cuối xuống nhìn vào trong mộ để cố gắng hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Kinh Thánh ghi rằng bà
“thấy hai vị thiên sứ mặc áo trắng, một vị ngồi đằng đầu, một vị ngồi đằng chơn, chỗ xác Đức Chúa Jêsus đã nằm.”
Trước khi họ công bố những gì đã xảy ra, thì tôi cho rằng bà đã có cuộc đàm thoại này ở bên ngoài với một trong hai thiên sứ.
“Hai thiên sứ hỏi: Hỡi đờn bà kia, sao ngươi khóc? Người thưa rằng: Vì người ta đã dời Chúa tôi đi, không biết để Ngài ở đâu.
Vừa nói xong người xây lại thấy Đức Chúa Jêsus tại đó; nhưng chẳng biết ấy là Đức Chúa Jêsus.
Đức Chúa Jêsus hỏi người rằng: Hỡi đờn bà kia, sao ngươi khóc? Ngươi tìm ai? . .”
Câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao bà không biết được Ngài là ai?” Trước hết, trời vẫn còn tối. Thứ hai, bà hoàn toàn ở trong sự buồn phiền, tức giận, bối rối.Thứ ba, bà không hề có sự trông đợi được nhìn thẳng vào mặt Ngài. Tôi đoán rằng Chúa Giê-xu là người cuối cùng mà bà Ma-ri nghĩ là sẽ nhìn thấy. Thứ tư, Ngài gọi bà là “Hỡi đàn bà kia.” Cho đến khi Ngài gọi tên bà, thì Ma-ri mới nhận thức Ngài là ai. Và hình ảnh mờ ảo, hình ảnh bị sương che khuất đó cất tiếng:“Hỡi đàn bà kia, ngươi tìm ai?” Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi bà Ma-ri không biết Ngài là ai.
“.. . Người ngỡ rằng đó là kẻ làm vườn bèn nói rằng: Hỡi chúa, ví thật ngươi là kẻ đã đem Ngài đi, xin nói cho ta biết ngươi để Ngài đâu, thì ta sẽ đến mà lấy.”
Câu 15 mang cả ý tưởng sự kiện bà nghĩ Ngài là người làm vườn. Vì vậy với sự lo lắng, bà quay trở lại nhìn vào trong mộ, vừa quay vào mộ, bà nói: “Nếu ông biết Ngài đang ở đâu, xin nói cho tôi biết.” Và rồi sau đó
“Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Hỡi Ma-ri, Ma-ri bèn xây lại, lấy tiếng Hê-bơ-rơ mà thưa rằng: Ra-bu-ni (nghĩa là thầy)!”
Tôi tin rằng nhiều người trong quý vị đã từng chứng kiến cảnh đoàn tụ của những người thân sau một thời gian dài xa cách. Những hình ảnh ấy thật cảm động, luôn luôn gây nhiều xúc động cho người chứng kiến. Tôi còn nhớ có lần được xem cảnh đoàn tụ của những người lính bị bắt làm tù nhân nhiều năm, cuối cùng được phóng thích trở về nước. Tôi thấy một người cha vừa bước ra cửa phi cơ, đảo mắt chung quanh và nhìn thấy được đứa con trai mình, kế đến là bà vợ. Tôi không nghe được tiếng nói, bởi không có mi-cô ở đó, nhưng tôi có thể cảm nhận được những chữ mà họ trao đổi với nhau. Không giống như những chữ được in trên giấy trắng mặt mực, nhưng là những chữ tràn ngập với cảm xúc.
Đó chính là ngôn ngữ Chúa Giê-xu dùng gọi tên bà Ma-ri. “Ma-ri.” Và như quý vị có thể đoán được, bà ôm chầm lấy Ngài. Bà giữ chặt Chúa Giê-xu. Các bản dịch cổ ghi là bà rờ đến Ngài. Nhưng không phải “rờ.” Từ ngữ được sử dụng ở đây là “bám chặt lấy.” Toàn bộ ý nghĩa của câu này không phải là “Chớ rờ đến ta,” mà là “Chớ bám chặt ta như thế.” Tại sao Chúa nói như vậy? Bởi vì Chúa Giê-xu đang thiết lập một mối quan hệ hoàn toàn mới. Ngay cả Ngài phán trong câu này rằng Ngài “chưa về Chúa Cha,” có nghĩa là “Ta có điều đó trong kế hoạch của ta. Ta đang thiết lập một mối quan hệ thuộc linh không dựa trên việc nhìn thấy, hay đụng đến, nhưng trên đức tin. Bây giờ hãy bắt đầu học điều đó.” Bà Ma-ri chỉ muốn ôm giữ lấy Chúa, nhưng được bảo là hãy buông Ngài ra. Và bà đã làm như thế. Và rồi sau đó câu 18 cho bà
“.. . đi rao bảo cho môn đồ rằng mình đã thấy Chúa, . . .”
Các sứ đồ lìa khỏi đó và có thể nói rằng: “Chúng tôi đã nhìn thấy bằng chứng.”Nhưng bà Ma-ri khi rời khỏi đó có thể nói lên rằng: “Tôi đã nhìn thấy chính Chúa của chúng ta, Ngài phán với tôi những lời này.”
Bây giờ thì tôi tin quý vị sẽ nghĩ rằng khi nghe như thế những người đàn ông này sẽ chạy ngay đến mộ để gặp Chúa Giê-xu phải không? Tôi muốn nói rằng khi nghe lời làm chứng của bà Ma-ri, thì những người từng theo Chúa này sẽ bảo: “Hãy nói cho chúng tôi biết Ngài đang ở đâu.” Nhưng Mác cho chúng ta biết là họ đã không hề làm như thế.
Mời quý vị cùng mở ra với tôi trong Phúc Âm Mac 16:10, nói rằng,
“Người đi đem tin cho những kẻ theo Ngài khi trước, và nay đang tang chế khóc lóc.
Nhưng các người ấy vừa nghe nói Ngài sống, và người từng thấy Ngài, thì không tin.”
Tôi hầu như muốn nói ngay rằng tôi không thể tin được chuyện đó. Làm thế nào những vị sứ đồ có thể từ chối không tin những gì bà Ma-ri nói được chứ? Có thể người theo chủ thuyết sô-vanh bảo rằng: “Bởi vì nó đến từ môi miệng của một người đàn bà đang trong sự quá kích động. Bởi vì quý vị không thể tin cậy được những lời nói của một người đàn bà đang khi bà ta quá hứng thú.” Nhưng quý vị biết là điều đó không đúng sự thật. Câu 12,
“Kế đó, Đức Chúa Jêsus lấy hình khác hiện ra cho hai người trong bọn môn đồ đang đi đường về nhà quê.
Hai người nầy đi báo tin cho các môn đồ khác, nhưng ai nấy cũng không tin.”
Họ từ chối tin lời các nhân chứng tận mắt nhìn thấy Chúa Phục sinh. Do họ đã có sẵn định kiến với tâm trí từ chối. Họ nhân chứng tận mắt đang đứng trước mặt mình, đáng lẽ thì lòng họ phải được thúc giục hướng về đức tin chứ. Một số người trong vòng quý vị thính giả đang nghe đài cũng đã từng nghe từ bằng chứng này đến bằng chứng khác rồi. Quý vị có được cây búa của lẽ thật trong tay để có thể đập vỡ bức tường của sự chống đối, từng viên gạch, từng viên đá thay nhua đổ xuống, và rồi quý vị vẫn đứng yên đó như những vị đời sống này. Không bao giờ tin điều đó. Sẽ không bao giờ. Sẽ không có kế hoạch để tin. Quý vị có thể đem một nhân chứng tận mắt lên khán đài và quý vị sẽ nghe tôi nói rằng: “Tôi không tin điều đó.”
Câu 14,
“Sau nữa, Ngài hiện ra cho mười một sứ đồ đang khi ngồi ăn, mà quở trách về sự không tin và lòng cứng cỏi, vì chẳng tin những kẻ từng thấy Ngài đã sống lại.”
Chúng ta Chúa Cứu Thế Giê-xu hiện diện đứng giữa những người này và nói rằng: “Ta không thể nào tin được.” Và rồi Ngài chỉ tay thẳng vào họ kết tội: “Ta quở trách các ngươi. Ta trách các ngươi vì đã từ chối những sự kiện mà những người thấy Ta nói lại. Họ vô tín của họ thật vô lý và không thể biện minh được.
Câu chuyện này khiến tôi cột chặt với ba lẽ thật hay nguyên tắc thực tế.
Thứ nhất, Sự sống được xây dựng trên bằng chứng lịch sử – không phải cảm giác, nhưng bằng chứng. Tôi từng nghe nói về một luật sư nổi tiếng, ở trong tình trạng không tin, ghi danh học đại học Stanford University, và trong bnài luận án tốt nghiệp, ông ta chọn đề tài về Sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ông đi sâu vào trong đề tài, càng nghiên cứu sâu hơn, ông càng khám phá ra nhiều sự kiện hơn. Là một người thông minh, sáng chói, ông có cả một thư viện đầy những sách nói về Sự sống lại. Trên bốn phía, các kệ sách của ông ta hầu như toàn những sách liên quan đến Sự sống lại không mà thôi. Ông ta thu thập sự kiện, ông ta nghiên cứu, ông ta điều tra, và rồi ông ta đi đến kết luận, vào một đêm khuya kia. Ông ta rời khỏi bàn viết, quỳ gối xuống, ông nói:“Tôi sắp mặt xuống đất. Tôi tắt đèn và thưa với Chúa rằng: ‘Đức Chúa Trời ôi,tôi tin điều này. Tôi tin điều này.” Tại sao vậy? Bởi vì ông ta là một người thành thật, một nhà nghiên cứu thông sáng, người bị thuyết phục bởi sự kiện,bởi bằng chứng Phục sinh.
Ông Wilbur Smith viết: “Không có bất cứ vũ khí nào từng được chế tạo, và cũng sẽ không bao giờ có, có thể phá hủy được bằng chứng lịch sử dựa trên lý trí ghi lại sự kiện đã được báo trước và tạo nên kỷ nguyên mới này. Sự sống lại của Chúa Cứu Thế là thành trì của đức tin Cơ-đốc. Đây là giáo lý đã khiến đảo lộn thế giới trong thế kỷ đầu tiên, và đưa Cơ-đốc giáo đến chỗ ưu việt vượt trổi lên trên Do-thái giáo và những tôn giáo của thế giới Trung đông.”
Quý vị thấy đấy, nó đã làm được như thế là bởi vì không ai có thể sản xuất ra thân thể của người Do-thái đã sống lại ấy, cho đến ngày nay cũng không. Ngài đã thăng thiên, Ngài đang sống, và Ngài sẽ trở lại lần nữa. Và những điều đó được dựa trên bằng chứng lịch sử.
Thứ hai, bằng chứng lịch sử này kêu gọi một phán quyết hợp lý. Chúa Giê-xu, như một luật sư vĩ đại, trình bày trường hợp của Ngài trước mặt chúng ta bằng những từ ngữ không thể hiểu lầm, giống như một luật sư trình bày trước bồi thẩm đoàn vậy. Và không phải Ngài là điều đó để các bồi thẩm viên gục gật đầu à hả, ừ hử, với những sự kiện được trình bày. Ngài làm điều đó với mục đích đi đến một phán quyết.
Mục sư Josh McDowell viết trong quyển sách của ông tựa đề “Bằng Chứng Đòi Hỏi Một Phán Quyết.” Đây là một quyển sách thật vĩ đại về việc bảo vệ đức tin. Ông đưa ra từ mảnh bằng chứng này đến bằng chứng khác, lấp chúng lại ăn khớp với nhau trong lý luận toàn hảo, và rồi ông kêu gọi: “Phán quyết của bạn là gì – thật hay giả?”
Ông Frank Morison là một luật sư khác nữa liên hệ đến đề tài này. Ông đã sống nhiều năm ở Anh quốc, và cá nhân ông đã theo đuổi việc bác bỏ Sự sống lại của Chúa Giê-xu. Ông thu thập các dữ kiện liên hệ đến điều này, và hoạch định sẽ phân tích từng dữ kiện một, để rồi sẽ viết một quyển sách đầy thuyết phục để bác bỏ mọi bằng chứng về Sự sống lại. Nhưng cuối cùng ông khám phá rằng càng nghiên cứu ông càng bị thuyết phục ngược lại. Nên ông đã viết một quyển sách chứng minh có Sự sống lại, tựa đề “Ai Đã Lăn Hòn Đá?” Trong chương dẫn nhập của quyển sách, ông nói như thế này:
“Từ từ nhưng rất kiên quyết sự bắt phục tăng dần về câu chuyện của những tuần lễ không thể quên được trong lịch sử nhân loại đó, quả thật kỳ lạ hơn và sâu nhiệm hơn những gì nhìn thấy. Chính sự kỳ lạ của nhiều việc đáng kể trong câu chuyện trước hết đã bắt lấy tôi và sau đó đã khiến tôi càng thích thú. Để rồi sau đó sự ý nghĩa hợp lý không chống lại được của nó đã chinh phục tôi.”
Ông nói trong quyển sách ấy rằng điều trước từng được hoạch định để viết bây giờ không thể nào có thể viết được nữa. Nó đòi hỏi một sự phán quyết.
Và hầu như chắc chắn quý vị đã thấy trước điều cuối cùng tôi muốn nói đến liên hệ đến những nguyên tắc này là gì rồi. Ấy là phán quyết hợp lý này dẫn đến một quyết định cá nhân. Khi quý vị nhìn thấy tất cả sự kiện được trình bày trong trường hợp của Chúa Cứu Thế Giê-xu, và khi quý vị đến với phán quyết đó, sự quyết định đó trong trí mình, thì quý vị phải hoặc chấp nhận nó, hoặc phải từ chối nó. Không hề có việc bồi thẩm đoàn đứng cửa giữa. Không có chỗ cho sự trung lập. Quý vị không thể đánh dấu ô nói rằng “không có quyết định, không chắc chắn.” Nếu quý vị đánh dấu ô đó, thì quý vị đã quyết định chống lại bằng chứng. Đức Chúa Trời không hề thích thú với sự điều tra đơn sơ. Ngài thích thú trong những quyết định. (AIFL-892, TS).
Tôi xin tóm tắt tất cả những gì tôi vừa chia xẻ trong bốn câu ngắn gọn như sau:Ngôi mộ của Áp-ra-ham – vẫn nguyên vẹn đầy đủ. Ngôi mộ của Phật Thích ca - vẫn nguyên vẹn đầy đủ. Ngôi mộ của Mohammed – vẫn nguyên vẹn đầy đủ. Ngôi một của Chúa Cứu Thế Giê-xu – đã trống. Thật vậy, Ngài đã sống lại rồi.
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát.Tôi tin rằng trong vòng quý thính giả đang lắng nghe đài có một số người đã từng lắng nghe, hay đã từng đi nhà thờ nhiều Chúa nhật rồi, hay quý vị mới nghe được loại sứ điệp như thế này lần đầu tiên. Khi khi nhìn lại cuộc đời đã qua của mình, quý vị không thể nhìn thấy được bất cứ thời điểm nào đã từng nói rằng: “Tôi đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tôi đã dâng cuộc đời mình cho Ngài. Tôi cầu xin Ngài ban cho tôi quyền năng, sự tha thứ và sự bảo đảm.” Một số quý vị không thể nhớ được mình đã từng bao giờ làm như thế cả. Quý vị ấy chưa phải là Cơ-đốc nhân. Tôi mời quý vị hãy trở nên Cơ-đốc nhân hôm nay đi.Bằng cách nào? Quý vị tiếp nhận sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu cách cá nhân. Trong một lời cầu nguyện đơn giãn, quý vị bày tỏ cho Đức Chúa Trời biết rằng quý vị là một tội nhân đang bị hư mất. Hôm nay quý vị nắm lấy sự tha thứ của Ngài đang khi quý vị tiếp nhận Con Ngài cách cá nhân vào trong đời sống của quý vị. Quý vị mời Ngài bước vào cuộc đời mình, giống như quý vị mời một người bạn bước vào nhà quý vị vậy. Chúa Giê-xu chờ đợi cho đến khi quý vị mời Ngài bước vào.
Nếu quý vị nào chưa phải là Cơ-đốc nhân, chưa từng tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu,xin hãy lắng lòng yên lặng, nói theo tôi giờ này. Xin đừng để trễ. Quý vị thưa với Chúa rằng: “Kính lạy Chúa yêu thương, con bằng lòng tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu vào trong cuộc đời mình trong giờ này. Hôm nay con tin rằng Ngài đã chết thay cho con và đã sống lại từ cõi chết. Cám ơn Chúa vì đã bước vào cuộc đời của Con.”
Kính lạy Cha yêu thương, cám ơn Cha về những bằng chứng, về lẽ thật tràn ngập rằng Ngài thật sự đã sống lại. Đức tin của chúng con được củng cố khi tiếng chuông của SỰ SỐNG LẠI vang lên một lần nữa với sự chắc chắn.
Chúng con cám ơn Cha thật nhiều về mọi món quà toàn hảo và tốt đẹp đến từ Cha. Cám ơn Cha đã vượt lên sự sự khả thi, vượt lên trên ngôi mộ bị niêm phong. Cám ơn Cha đã đụng đến cuộc đời ấy và đem Ngài trở lại từ cõi chết. Cha ơi, cám ơn Cha về sự sống lại của Chúa Cứu Thế và về sự hy vọng do sự sống lại đem đến. Bởi vì Ngài đang sống, thì chúng con cũng sẽ sống.
Về việc Cha ơi, chúng con đã dâng cuộc đời mình cho Cha bởi đức tin, chúng con tin rằng Cha sẽ ban phước trên quyết định của chúng con hôm nay – bước đi với Cha,liên hệ với Cha và sống cuộc đời của chúng con chỉ cho sự vinh hiển của Cha mà thôi. Nguyện xin Chúa Cứu Thế Giê-xu được vinh hiển, được ngợi khen và được tôn cao. Cha ơi, giống như Cha đã tôn cao Ngài, thì xin Ngài cũng được tôn cao trong đời sống của chúng con kể từ hôm nay trở đi. Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh của Chúa Cứu Thế Giê-xu Phục sinh. A-men!
Leave a Comment