ÂU LO VÌ CHUYỆN KHÔNG ĐÂU
ÂU LO VÌ CHUYỆN KHÔNG ĐÂU
ÂU LO VÌ CHUYỆN KHÔNG ĐÂU
Những bài tập bơi làm anh run sợ. Sấm sét khiến anh kinh hoàng. Nỗi âu lo và bi quan của anh không cho phép an lòng vui chơi và tránh rủi ro cũng như những hoàn cảnh mới. Cả cuộc đời anh bị nỗi lo sợ hạn chế.
Joseph Scott Greeson, một sinh viên tốt nghiệp Đại học đường Tiểu bang Colondo đã trả lời cho Giám đốc RADAS Dane Fisher về thế nào anh đã chiến thắng được nỗi sợ hãi lo âu vốn đã gây trở ngại khiến anh như bị tê liệt vậy.
Joseph Scott Greeson đã tốt nghiệp Đại học đường Indiana về môn địa lý vật lý học, là khoa học liên quan với khí hậu và các nét đặc trưng có tính cách vật lý học khác của địa cầu.
Anh ta đã hoàn tất học trình nhằm lấy bằng Thạc sĩ Khoa học về khoa học khí quyển tại Đại học đường Tiểu bang Colorado và hiện đang hoàn tất luận án về “Các đặc điểm về Bản đồ của Những Đám Mây Đông Thẳng Đứng và Tạm thời vào Mùa Đông, theo sự Thẩm định của cột Radar theo chiều thẳng đứng”.
Radas:: Chào anh Joe, theo tôi hiểu thì một trong những dự án chủ yếu của anh là nghiên cứu về tuyết trong rặng Rocky Mountains là nguồn nước chủ yếu cho hằng mấy trăm ngàn dặm vuông đất. Chúng tôi đang theo dõi khả năng làm thay đổi thời tiết để gia tăng hiện tượng tuyết rơi – tức là số tuyết rơi trong các rặng núi ấy – nhất là để gia tăng dung tích nước của số tuyết ấy.
Chúng tôi “tiêm” iốt bạc (công thức AgZ) vào các đám mây, cố tìm cách đổi nước trong các đám mây thành nước đá. Mục tiêu là nhằm tạo ra mưa vào những thời điểm và địa điểm khiến nó có lợi ích nhiều nhất.
Radas:: Anh đã thu thập được những kết quả gì?
Greeson: Ồ, thật là hãy còn quá sớm để có thể nói được. Chúng tôi đang làm việc với một hệ thống thiên nhiên rất nhiều thay đổi.Thí dụ, một trong các giáo sư của tôi hay nói rằng trong một năm thật ẩm ướt trên núi, bạn thường có gấp đôi số tuyết bình thường. Vào năm khô hạn, thì bạn có phân nửa số lượng bình thường. Thế là bạn phải đối phó với một sai số khoảng 4 chống 1.
Giả thiết rằng chúng tôi có thể tăng thêm lương tuyết vào một năm bất kỳ vào khoảng 20 phần trăm. Thế thì, tìm cho ra 20 phần trăm sai số nhân tạo trên đỉnh của một sai số tự nhiên khoảng 400 phần trăm là điều vô cùng khó khăn.
Thí dụ, vào một năm đặc biệt nào đó, có 120 phần trăm lượng mưa bình thường, thì điều đó có thể có một trong hai ý nghĩa sau đây. Hoặc là thiên nhiên đã có một mùa đông bình thường, và bạn đã làm tăng thêm 20 phần trăm, hoặc là tuyết tự nhiên đã vượt hơn mức bình thường trong năm, và bạn chẳng làm được chi cả.
Cho nên, muốn đạt được các kết quả có ý nghĩa, công tác thí nghiệm phải được tiếp tục luôn nhiều năm, và chúng tôi phải đánh giá bằng cách phân tích thật kỹ các dữ kiện dài hạn ấy.
Radas:: Các nhà khoa học vốn nổi tiếng là chẳng hề dám đinh ninh một điều gì đó là chắc chắn cả, mà phải thử tất cả các cách giải thích có thể có được trong các biến cố mà họ quan sát. Có bao giờ anh mang cái thái độ “xin chứng minh cho tôi” đó vào trong các hoạt động bên ngoài phòng thí nghiệm hay không?
Greeson: Có. Nhiều khi chúng tôi vẫn bị tố cáo là lý luận quá nhiều.
Tôi phải thú nhận điều đó, khi lần đầu tiên tôi tham gia một lớp học Thánh Kinh ngoại khoá hồi chưa tốt nghiệp tại Đại học đường Indiana. Tôi đã đến đó để cãi lý. Hồi đó, tôi cho rằng các thành viên của nhóm ấy vốn có tâm trí quá hẹp hồi khi chủ trương Thánh Kinh là nguồn chân lý và họ phải tỏ ra cởi mở hơn cho nhiều nguồn chân lý khác nữa.
Nhưng khi tự đọc Thánh Kinh một mình, sự việc đã trở nên hết sức rõ ràng cho tôi là Thánh Kinh đã được viết ra qua một thời gian rất dài. Thế nhưng, toàn quyển đều thống nhất chặt chẽ với nhau, chứ không hề là nhiều phần manh mún, chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Trong khi chúng ta nghiên cứu sách Rô-ma, giáo sư của chúng tôi vạch rõ rằng các nguyên tắc trong sách ấy có liên hệ với các nguyên tắc của Cựu Ước kinh. Tôi khám phá ra nhiều điều trong Cựu Ước kinh vốn là kiểu mẫu cho những gì Chúa Cứu Thế đã làm sau này – như đã được chép lại trong Tân Ước kinh.
Nhìn thấy được sự thống nhất ấy – cái nhất quán tính đó – đã thuyết phục được tôi rằng ẩn đằng sau bộ Thánh Kinh, chỉ có một tâm trí duy nhất mà thôi. Nó vượt xa một bộ sưu tập do nhiều cá nhân độc lập từ nhiều địa điểm địa lý khác nhau do nhiều sáng kiến khác nhau của họ qua nhiều thế kỷ đóng góp lại. Đã có gần bốn mươi trước giả khác nhau tham gia viết bộ Thánh Kinh, thế nhưng bức thông điệp toàn diện và đơn giản của nó là điều không ai có thể chối cãi gì được.
Radas:: Thánh Kinh có nói gì đến khoa học về khí tượng không?
Greeson: Có, và điều đó đã gây bất ngờ cho tôi – mặc dù thời đại của nó, Thánh Kinh đã rất chính xác trong khúc sách đặc thù ấy.
Chẳng hề sử dụng các từ ngữ hiện đại – như “sự bốc hơi”, “sự cô đọng”, “sự kết tủa” – khúc sách ấy mô tả hậu quả của các tiến trình ấy trong câu sau đây: “Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển, nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa”. Tâm trí khoa học thế kỷ thứ hai mươi của tôi nhìn nhận rằng trước giả của khúc sách ấy phải rất am hiểu sự tương tác giữa nước trên mặt đất và nước ở trên bầu trời.
Ngay lần học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh đầu tiên đó, tôi cũng bắt đầu nhận thức được tính cách thích hợp của đời sống, sự chết và sống lại của Chúa Cứu thế Giê-xu đối với đời sống của chính tôi. Cuộc đời của Ngài là một lực lượng tích cực – vượt xa điều vốn chỉ là một tấm gương hay một vai diễn tốt, làm gương mẫu cho tôi noi theo. Tôi đã nhận thức được rằng ngay trong bài học đầu tiên vì cuộc đời của Chúa Cứu Thế đó, đã có tác động trên bản tính của mối liên hệ giữa tôi với Đức Chúa Trời, và đến cách thức mà Đức Chúa Trời nhìn thấy tôi.
Sự kiện tội lỗi vẫn còn là một lực lượng hoạt động ngay trong đời sống tôi – và tội lỗi của tôi cần phải được đối phó thật dứt khoát đến nỗi phải có việc Chúa Cứu Thế bị đóng đinh vào thập tự giá mới thấy được nó – đã đánh thật mạnh vào tôi.
Tôi chưa hề biết những điều đó trước khi đọc sách Rô-ma, và thấy được cách chúng được ứng dụng cho cá nhân tôi.
Radas:: Điểm trục khi anh học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh là gì?
Greeson: Tôi nghĩ chắc đó phải là khi tôi quyết định chuyển các chân lý ấy từ lãnh vực lý thuyết sang đời sống của riêng mình.
Thoạt đầu, tôi cùng với mọi người họp nhau trong lớp học để bàn cãi, thảo luận với nhau về một vài điểm – giống như những điểm trừu tượng trong các khoa học khác – để chứng minh hoặc bài bác cho thoả mãn phần trí tuệ. Nhưng khi Thánh Kinh cứ chứng minh đi chứng minh lại nhiều lần rằng điều đó là đáng tin – rằng tôi cần phải xem điều đó là nghiêm trọng, thì tôi thấy việc phải ứng dụng Thánh Kinh vào đời sống mình là cần thiết – không phải chỉ như tin một giả thiết khoa học, nhưng là phải lệ thuộc vào đó, nương cậy vào đó, và để nó trở thành tích cực trong đời sông tôi. Nhiều thay đổi đã xảy ra trong đời sống tôi. Một trong số đó là ước mong tìm ra được càng nhiều hơn những gì Thánh Kinh dạy. Lẽ tự nhiên, tính hiếu kỳ của tôi đã tăng lên rất nhiều vì một số quan niệm sai lầm của tôi về những gì Thánh Kinh dạy. Tôi rất ngạc nhiên khi khám phá được một số điều mà Thánh Kinh đã thật sự dạy bảo.
Radas:: Chẳng hạn như?....
Greeson: Vâng, tôi nghĩ rằng quan niệm sai lầm lớn nhất của tôi là từng hình dung mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với loài người như một loạt những quy luật – một bảng liệt kê những điều phải làm và không nên làm. Như một người làm đủ cả – hay một phần lớn những điều đó – thì người ấy có mối liên hệ đứng đắn với Đức Chúa Trời. Nếu người ấy không làm như thế – hay không làm đủ – thì bị Đức Chúa Trời kết tội.
Bây giờ thì tôi đã hiểu được rằng theo Thánh Kinh thì tội lỗi là một thực tại, và tất cả mọi người đều phải có biện pháp để đối phó với nó. Vấn đề không phải là chỉ có một số người là phải đối phó với nó mà thôi, còn những người khác thì đã đủ tốt lành thiện hảo rồi nên chẳng cần phải đối phó nữa. Tất cả mọi người đều phải giải quyết vấn đề tội lỗi trong đời sống mình. Tất cả mọi người đều cần phải biết làm thế nào cho mối liên hệ với Đức Chúa Trời, đã bị tội lỗi gây trở ngại, được vãn hồi.
Khi tôi đọc Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu trong Mathiơ 5-7, tôi nhận thấy Ngài nhấn mạnh trên ý thức phạm lỗi.Ngài dạy chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với các tư tưởng của mình nữa, chứ không phải chỉ có trách nhiệm về các hành động của mình mà thôi. Nếu một người ghen ghét người lân cận mình thì người ấy cũng phạm tội y như đã giết người kia vậy. Và một tư tưởng tham dục cũng xấu xa, gian ác y như một hành vi ngoại tình vậy.
Radas:: Anh phản ứng thế nào khi biết mình đã có ý muốn phạm tội?
Greeson: Phản ứng tự nhiên của tôi là thất vọng về sự buộc tội của Đức Chúa Trời và từ bỏ mọi hi vọng về một mối liên hệ với Ngài.
Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng dù sao, mình cũng phải từ bỏ cái ý nghĩ muốn phạm tội đó đi. Tôi biết rằng quả thật Đức Chúa Trời muốn thiết lập một mối quan hệ với tôi – một mối liên hệ để giao lưu tiếp xúc với tôi. Tôi thưa với Ngài đại ý: “Lạy Chúa Giê-xu, con biết Ngài đã chịu chết vì con và tội lỗi của con. Con muốn sự chết của Ngài trên thập tự giá được áp dụng cho đời sống con. Con biết đó là điều duy nhất có thể loại trừ được vấn đề ấy – cất đi chiếc rào cản là tội lỗi nằm giữa Ngài với con. Con muốn dùng phương thuốc đó cho đời sống mình”.
Bây giờ thì Đức Chúa Trời đã có thể nhìn tôi như một người vô tội, vì Chúa Cứu Thế Giê-xu đã chuyển tội lỗi tôi sang cho chính Ngài rồi.
Radas:: Kể từ khi anh cầu nguyện như thế, đã có những loại thay đổi nào xảy ra trong đời sống anh?
Greeson: Trước kia, tôi vốn là một người đầy âu lo xao xuyến. Khi nghe xét nổ, tôi bao giờ cũng sợ là ngôi nhà của tôi sẽ bị một cơn lốc phá huỷ. Tôi thường sợ hãi rất nhiều điều. Tôi vốn là một người hết sức bi quan.
Năm tôi lên tám tuổi, cha mẹ tôi ghi tên tôi vào một lớp học bơi. Tôi sợ nước đến nỗi tin quyết rằng cuối cùng chắc mình sẽ bị chết đuối.
Trong khi các đứa trẻ khác trong lớp tập bơi rất giỏi, tôi sợ hãi đến độ chẳng dám tập bơi thử nữa.Tôi thường viện cớ bị bệnh vào ngày lớp học phải tập bơi để khỏi phải tham gia. Tôi đã chẳng phải khó khăn gì để thực hiện được điều đó, vì mối lo âu cao độ của tôi đã giữ tôi trong tình trạng lúc nào cũng có thể có bệnh cả.
Nhưng kể từ ngày Chúa Cứu Thế ngự vào đời sống tôi – kể từ ngày tôi đã đọc Kinh Thánh và hiểu rõ rằng quyền năng của Đức Chúa Trời đang hoàn toàn kiểm soát mọi hoàn cảnh – tôi cũng hiểu là Ngài không muốn cho chúng ta lo lắng về mọi điều đó. Kết quả là, tôi hiện được tự do thử những điều mà trước đây tôi không dám làm. Tôi thật sự mạnh dạn trong đời sống, vì biết rằng Đức Chúa Trời đang cầmquyền cai trị kiểm soát và quan tâm đến mọi hoàn cảnh tình hình của tôi.
Radas:: Có những câu đặc biệt nào Ngài thường dùng để gây ấn tượng trên anh không?
Freeson: Có “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời” (Phi 4:6). Tôi đã tìm được một lối thoát cho nỗi âu lo của mình, và biết rằng Đức Chúa Trời đang nắm quyền kiểm soát. Vũ trụ này không phải là vô ngã hay may rủi, chỉ là tình cờ ngẫu nhiên. Quả thật có một Đức Chúa Trời đang quan tâm lo lắng cho từng người một – Ngài phụ trách mọi việc đang xảy ra chung quanh tôi.
Radas:: Tin rằng Đức Chúa Trời có thể quan tâm đến cá nhân bạn thì có phải là tự kiêu tự phụ không? Dù sao thì hiện đang có hơn bốn tỷ người trên Địa cầu. Làm thế nào để Ngài chỉ tập trung chú ý vào một mình anh mà thôi?
Greeson: Nếu Ngài có kém hơn Đức Chúa Trời chút nào, thì điều đó là chắc chắn. Ngài sẽ chỉ chú trọng vào một số người nào đó mà bỏ qua nhiều người khác. Là con người, mỗi lần chúng ta chỉ có thể quan tâm đến một người mà thôi.
Nhưng Đức Chúa Trời đã tự mặc khải (bày tỏ ra) trong Thánh Kinh là Đấng vô hạn. Bản thân Ngài có thể quan tâm đến cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của mọi việc trong đời sống chúng ta – cùng một lúc.
Tôi đã ý thức được thật rõ ràng sự trợ giúp của Ngài trong một dự án thuộc phạm vi công tác của tôi, là thu thập các dữ kiện về thời tiết bằng ra-đa. Có lần tôi đồng thời cho chạy cùng một lúc ba máy ra-đa phức tạp để ghi nhận các dữ kiện về thời tiết. Tôi vốn đã quen với máy ra-đa của trường đại học của chúng tôi, nhưng tôi phải học cách điều hành hai chiếc máy kia của Cơ quan Hải dương học Quốc gia và Quản trị Khí quyển (NOAA) đến mấy giờ liền. Đây là một trách nhiệm đáng sợ và là điều tôi vẫn thường muốn tránh xa. Nhưng tôi viện dẫn lời hứa trong Kinh Thánh: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi 4:13). Tôi đã học được cách điều hành các máy ra-đa ấy và máy vi tính đi chung với chúng chỉ trong vài giờ rỗi rảnh hiếm hoi.
Trước khi tôi bước được vào mối liên hệ sống động với Đức Chúa Trời, tôi không hề có được loại đức tính tự tin vào hoàn cảnh như việc giao cho tôi các máy ra-đa kia đòi hỏi. Và trước khi giao cho Chúa Cứu Thế quyền cai trị đời sống mình, chắc chắn là tôi không có can đảm tham dự một cuộc phỏng vấn để cho đăng báo hay đưa lên đài phát thanh như thế này.
Nhưng bây giờ thì mọi sự đều tốt đẹp. Vì trước khi những việc nảy xảy ra, tôi thật sự chẳng có việc gì đáng phải nói cả.
Leave a Comment