BÀI 15: NHỮNG BÀI HỌC VÂNG PHỤC
BÀI 15: NHỮNG BÀI HỌC VÂNG PHỤC
những bài học vâng phục
Đây là một trong những thời điểm quan trọng mà chúng ta dành thì giờ riêng biệt để cùng học hỏi chung với nhau. Quý vị nào là những người thường xuyên theo dõi chương trình phát thanh, những người bạn lâu năm, trung tín của chúng tôi, quý vị sẽ biết điều đó. Chúng ta cùng tập trung vào trọng tâm với nhau, và vì vậy chúng ta sẽ được hưởng những điều mầu nhiệm trong sự thờ phượng, hiểu được ý nghĩa trọng đại của lời Chúa, và tìm kiếm được sự thư thái cho tâm hồn khi chúng ta cùng nhau đến với Chúa.
Xin quý vị hiệp ý cùng tôi cầu nguyện, và cho phép tôi thiết lập nền tảng cho giờ thờ phượng của chúng ta. Xin quý vị vui lòng hiệp ý với tôi!
Lạy Cha yêu dấu của chúng con, chúng con là những người được sử dụng để gia tăng nhu cầu nhịp độ phát triển, được nhắc nhở về tầm quan trọng trong sự lớn lên về chiều sâu của chúng con, và những buổi học hỏi như thế nầy giúp chúng con làm điều đó. Xin cho tâm trí chúng con vững vàng, xin cất khỏi chúng con tinh thần xao lãng, buồn tẻ trong hoạt động, trong trách nhiệm, trong yêu cầu và cho chúng con mặt đối mặt với chính Ngài, với lẽ thật đời đời trong Lời của Ngài.
Xin cho chúng con thấy được viễn cảnh thường bị bỏ quên trong thế giới lầm lạc nầy.Xin cho chúng con từ bỏ sự chú tâm vào chính mình, để chúng con được nối lại sự tương giao mật thiết với Ngài. Xin cho chúng con có sự hiểu biết để đến với người khác. Chúng con cầu nguyện xin Ngài làm cho lòng chúng con được bình an,và mở trí cho chúng con có sự khôn ngoan trong việc gieo giống Tin Lành của Ngài, cho chúng con sẵn sàng lắng nghe những điều Ngài phán, cho dù điều đó đôi khi không được người ta yêu thích, quý trọng qua loại sứ điệp như hôm nay. Xin Cha nhìn thấy chúng con là những sẵn sàng mở lòng tìm hiểu cẩn thận lời của Ngài, những tín hữu trung tín với Ngài. Trong danh của Chúa Cứu Thế Giê-xu, là Chúa, là Chủ của chúng con, mà chúng con cùng hiệp cầu nguyện. A-men!
Mọi thứ xung quanh chúng ta thúc giục chúng ta hoạt động nhanh hơn và bước theo nhịp độ phát triển trong thời đại của chúng ta. Và đây là một trong những cơ hội trong đời sống khi chúng ta có thể lùi lại một cách cân nhắc. Thay vì đi nhanh hơn, thì đây là cơ hội để cho chúng ta tăng trưởng sâu hơn. Một trong những mục tiêu của tôi, trong tư cách một người chăn bầy, là cố tìm cách để khích lệ quý vị làm điều đó, bởi vì tôi nghĩ rằng thế giới nầy không cần những người nhanh hơn, những người giàu có hơn, mà là những người có chiều sâu hơn.
Thỉnh thoảng tôi thoát ra khỏi nhịp bước của mình, cũng nhanh như quý vị, và những công tác mảnh liệt và liên tục như quý vị, để đọc một vài lời vĩ đại. Tôi không biết có quý vị nào có đọc Thung Lũng của Khải Tượng, gồm những bài cầu nguyện của những người theo Thanh Giáo chưa? Nếu chưa, quý vị nên tìm đọc. Nếu đã có, xin nghiên cứu sâu hơn. Thung Lũng của Khải Tượng.Đó là những bài cầu nguyện hợp tuyển của những tín đồ Thanh Giáo, do một người có tên là Bennet sưu tập. Họ là những người thật thú vị. Ngày nay quý vị không gặp được nhiều người Thanh giáo. Họ dần dần bị mai một. Thời kỳ hưng thịnh của họ là vào thế kỷ 16 và 17 tại Anh Quốc với một phong trào được gọi là Phong Trào Thanh Giáo.
Có lẽ người sau cùng mang tên một người Thanh Giáo là Mục sư Charles Haddon Spurgeon, ông sinh năm 1834 và mất năm 1892. Ông sống chưa đến 60 tuổi. Nhưng đã bắt đầu chức vụ Mục sư tại một nhà thờ có tên là New Park Church tại Luân Đôn khi ông chưa tròn 20 tuổi. Và người ta đã đứng trong mưa tuyết để nghe ông giảng trước khi ông đến tuổi 25. Ông xây dựng một nơi được gọi là Trung Tâm Thờ Phượng tại thủ đo, mà dưới sự lãnh đạo của ông đã tăng hơn 14,600 thành viên trong quá trình những năm phục vụ của ông. Và không có gì giống như một sứ điệp của Mục sư Spurgeon khích lệ quý vị tiếp tục trong vai trò một Mục sư và một Cơ đốc nhân có suy nghĩ sâu sắc.
Một trong số những bài cầu nguyện của người Thanh Giáo đã đến với tôi, và giúp tôi thiết lập nền tảng cho sứ điệp hôm nay. Nhưng trước khi tôi đọc một phần bài cầu nguyện đó cho quý vị, bài đó có tên là “Ân điển của Thập tự giá.” Tôi xin đọc một đoạn trong. Lu 9:23-25,
“Đoạn,Ngài phải cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta.
Vì ai muốn cứu sự sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mất sự sống, thì sẽ cứu.
Nếu ai được cả thiên hạ, mà chính mình phải mất hoặc hư đi, thì có ích gì? “
Xin hiểu rằng sứ điệp của tôi hôm nay không phải là một sứ điệp nổi tiếng. Nó không có ý làm cho quý vị vỗ tay hoan nghênh, nó cũng không có ý làm cho quý vị bực tức. Tôi không thích làm cho người ta tỏ ra lúng túng, nhưng tôi thật sự cảm thấy nhu cầu thiết yếu để trình bày lẽ thật của sứ điệp. Cho dù nó được phổ biến hay được đánh giá cao, điều đó không quan trọng, mà điều trọng yếu đó là lẽ thật. Đối với một số người thì dường như đã lỗi thời, ngay cả khó chịu nữa.Tôi muốn quý vị hiểu rằng điều trình bày của tôi không làm cho chúng ta trở nên dại dột, cuồng tính trong sự mộ đạo của mình, nhưng qua đó làm cho chúng ta trở nên vững vàng sâu nhiệm hơn. Và tôi nghĩ việc bằng lòng chấp nhận sự đau khổ sẽ giúp chúng ta làm điều đó. Đó là lý do tại sao chúng ta thường xuyên cúi đầu trước Tiệc Thánh, bởi vì tấm gương về sự chịu đựng đau khổ quá đổi của Ngài quả độc nhất vô nhị.
Sau đây là nội dung một trong những bài cầu nguyện của người Thanh Giáo: “Lạy Chúa và Cứu Chúa của con, Ngài đã chọn một cây Thập tự cho con để nhận lấy và vác,một cây thập tự trước khi Ngài ban cho mão triều thiên. Ngài đã chọn điều đó là phần thuộc về con, nhưng người ích kỷ ghét nó, nguyên do xác thịt không thể hòa hợp với nó; con không thể mang nổi nó, đi với nó, làm lợi cho nó mà không có ơn trong sự nhẫn nhịn. Ô, phước thay cho ngươi, thập tự giá, sự thương xót mà Ngài mang đến với ngươi quả tuyệt vời! Ngài được tôn quí, nhưng đôi khi con làm cho danh Ngài bị chống đối, khó khăn, nặng nề và bởi vì con chạy trốn trách nhiệm.Kính lạy cứu Chúa của con, xin hãy dạy con để con thấy được giá trị thập tự giá con mang, hầu để con có thể kiên trì mang lấy ách dễ chịu và gành nhẹ nhàng.”
Mỗi một người trong quý vị đều có một cây thập tự giá để mang. Quý vị không nhất thiết trông giống như đang mang nó, nhưng thật sự thì quý vị đang mang. Quý vị có một vài từng trải đau đớn, khổ sở trong cuộc đời của mình. Và nếu quý vị đọc thông tin hôm nay, quý vị lắng nghe sứ điệp hôm nay, quý vị sẽ chạy khỏi nó,quý vị sẽ không bằng lòng với nó, quý vị sẽ ghét nó. Sứ điệp của tôi hôm nay là, giữ lấy nó. Hãy để nó tự nhiên.
Một người bạn đến nói với tôi sau buổi thờ phượng sáng rằng: “Tôi có một người bạn rất thân thích đọc sách. Anh ta thường đọc kỷ càng và bao quát. Anh ta bị đoe dọa về một màng lưới bị tách ra và nó đòi hỏi anh ta nói dối trong mốt 2 tuần.Chỉ 2 tuần thôi, chỉ nghĩ ra cách nói dối. Sau đó anh ta nói: ‘Có khi nào tôi muốn trải qua điều đó lần nữa không? Hoàn toàn không? Nhưng tôi có muốn mất những bài học mà tôi đã học được khi trải qua nó không? Chắc chắn là không!’”Anh ta đã ôm lấy sự đau đớn, giống như Cứu Chúa chúng ta khi Ngài mang lấy tội lỗi của chúng ta và nhân loại trên Thập tự giá và đã trả xong cho họ.
Cho nên trong giây phút cầu nguyện bất thường nầy, thay mặt quý vị, tôi muốn hướng dẫn quý vị cùng cúi đầu và cảm tạ Ngài về mão gai và Thập tự giá của Ngài.Chúng ta cùng cầu nguyện.
Lạy Cha kính yêu của chúng con. Chúng con có nhiều nỗi ưu phiền, đau khổ. Đau khổ là một phần trong cuộc sống của chúng con. Chúng con xưng nhận với Ngài rằng mọi sự bên trong chúng ta đều muốn chạy tránh khỏi nó, thù nghịch nó, hơn thế nữa, trong những phút thiếu cảnh giác, chúng ta thù ghét nó. Nền văn hóa của chúng con học cách để tránh né nó. Chúng con đã nhờ rượu, nhờ ma túy để giúp khám phá ra rằng nếu chúng con chạy nhanh đủ, chúng con có thể giải quyết ưu phiền trong giây phút đó, đến chừng chúng con trở về nhà, hoặc với nguồn gốc của sự đau đớn, bất cứ là gì.
Hôm nay xin dạy chúng con biết cách sử sự theo lời dạy của Ngài trong Kinh Thánh.Xin vun xới trong chúng con một sự hiểu biết sâu xa của thần học, hầu khiến chúng con nhìn cuộc đời qua kính của Chúa, qua viễn cảnh của Chúa, thay vì của riêng chúng con. Chúa ơi! Xin thay đổi lòng chúng con để chúng con luôn dầm thấm trong lời Ngài, cho chúng con dành thì giờ tập trung trong việc học lời Ngài. Xin đem chúng con đến chân Thập tự và để chúng con tại đó, nhìn xem Ngài với môi miệng mở ra xưng nhận Đấng đã chịu đựng những gì chúng con đáng lẽ phải gánh chịu, mà không phàn nàn, không bực bội. Xin cho chúng con luôn tràn đầy sự tha thứ và chấp nhận.
Chúa ơi! Đây là thời điểm mà chúng con học cách sống khác qua sự dâng hiến. Theo lẽ tự nhiên, chúng con là những người nhận lãnh và ôm giữ. Chúng con tích lũy khi có nhiều, giữ kỷ khi có ít. Nhưng Ngài đang dạy chúng con hãy chia xớt, hãy ban ra, tìm thấy niềm vui trong sự rời rộng, không ích kỷ. Chúng con cầu xin Ngài ban cho chúng con biết dâng hiến, giúp đở cách rộng rãi và vui lòng đáp ứng được yêu cầu của người khác và sẽ đối xử công bằng, nhạy cảm trong sự hướng dẫn thuộc linh. Xin cho chúng con biết cẩn thận trong việc sử dụng ngân quỷ, để sự khôn ngoan thể hiện trong những bước đi của chúng con trong Hội Thánh.
Lạy Cha! Chúng con thờ phượng Ngài vì chúng con yêu mến Ngài, và giờ đây chúng con dâng lên lời cảm tạ Ngài. Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh Chúa Cứu Thế. A-men!
Tác giả một bài hát nói rằng: “Hãy làm tan vở tấm lòng của tôi trong sự biết ơn.”Đó là cơ hội của chúng ta hiện giờ, trở nên “được tan vở trong sự biết ơn” và những tặng phẩm để dâng lên trong sự thờ phượng Đấng đã được đội mão triều thiên vinh hiển từ nay cho đến đời đời với nhiều mão triều hơn nữa.
Mọi thứ bên trong chúng ta đều chùn lại tư tưởng về sự đau khổ. Từ những năm đầu đời của chúng ta, thậm chí lúc còn bé, chúng ta được sự dỗ tránh xa điều đau khổ, đối phó với vấn đề đau khổ như là cư xử với một người không mời mà đến,hơn là một người dẫn đường hướng dẫn chúng ta đến con đường vâng phục. Ai không bị cú sốc nhỏ trong khi nghe, hoặc đọc sách chú giải của J. B. Phillips về Gia 1:2-3,
“Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục.”
Tôi muốn nói, ai cần sự việc bẽ mặt như thế. Hầu như những âm thanh đó giống như sự tự hình phạt. Có ai dám cho rằng sự đau khổ như thế đến từ Đức Chúa Trời. Có phải chúng không luôn đến từ kẻ thù sao? Có phải những điều đó không giữ chúng ta lại với những điều mà kẻ thù chịu trách nhiệm sao? Tôi muốn nói rằng, chúng ta đã từng một lần dâng chính mình cho Chúa Giê-xu, chúng ta há không sống hạnh phúc từ thời điểm đó sao? Điều nầy há không phải là chi tiết hư cấu trong cuộc sống? Thật khó có thể. Hoàn toàn không phải vậy!
Bất kể những gì quý vị có thể đã dạy, hoặc những gì mà quý vị có thể đã tin trong nhiều năm. Tôi muốn nói với quý vị rằng, sự theo đuổi chính yếu của Chúa chúng ta, một khi chúng ta biết Ngài, chính là sự vâng lời (AIFL-884, TS). Ngài không phải là người trực tuyệt vời,đợi điện thoại của quý vị gọi. Nghe theo lệnh của quý vị, rồi trả lời: “Vâng,vâng, vâng!” Ngài không phải là một vị thần chai, người xuất hiện để ban cho quý vị mọi điều quý vị muốn. Chính do ý muốn của Ngài, mà Chúa đã tạo dựng bên trong con cái Ngài một khả năng chịu đựng bền vững lâu dài. Và tôi đã khám phá ra qua cuộc đời sống trong những năm trên đất nầy của tôi, rằng khả năng đó được vun xới chủ yếu qua sự khó nhọc, bị thất bại, bị hiểu lầm, đau khổ về thể xác và đôi khi vì tình cảm.
Chúng ta không thích thông tin như thế nầy. Chúng ta không thích nó. Tôi muốn nói rằng, sau tất cả mọi sự, cuộc sống há không phải là vấn đề được đầy đủ sao? Há không phải là việc tìm kiếm con đường của sự thỏa mãn, vui cười, đùa cợt và trò chơi sao? Há không phải Đức Chúa Trời quan tâm đến hạnh phúc của chúng ta sao?Tôi thường nói với nhiều người, qua sự mĩm cười rằng: “Xin chỉ cho tôi câu Kinh Thánh đó. Tôi sẽ rất sung sướng để giảng câu đó. Xin hãy chỉ nó cho tôi.” Ngài phán: “Chúng ta có sự sống và sự sống sung mãn.” Tôi chỉ không thấy hạnh phúc nơi đó. Có lẻ có những thời điểm sung sướng ở đó, nhưng sự sung mãn, dư dật có trong tâm hồn phóng khoáng, rộng mở, ý nghĩa của sự sống đó, không phải đến một cách tự nhiên.
Quý vị còn câu trả lời của ông Gióp với người vợ sau khi ông bị mất tất cả không? Nếu quý vị quên, xin xem lại sách Gióp,đoạn 2. Họ vừa chôn 10 người con. Đừng quên là vợ ông Lót cũng mất hết mọi sự.Họ đã mất trại chăn nuôi, mất đàn gia súc, mất đàn cừu và lạc đà, họ đã mất tất cả của cải và nguồn thu nhập lợi tức. Điều đó giống như một trận bão táp quét đi sạch mọi thứ, và cuối cùng Gióp cũng mất đi sức khỏe của mình, và ông đang ngồi ở đó trong dáng vẻ già nua tàn tạ của người bị phá sản, mặc áo tang bằng vải gai và rắc tro lên đầu, và cứ tiếp tục ngồi bên sườn đồi hoang vu, tâm hồn ông tan vỡ vì đớn đau và mất quá đỗi, vợ ông trố mắt nhìn và nói với ông: “Hãy rủa sả Đức Chúa Trời và chết đi.” Nó có nghĩa gì? Chết còn tốt hơn là sống thế nầy! Chúng ta có thường nghĩ đến những điều như vậy không?
Tôi có biết một gia đình vừa gặp chuyện khủng khiếp, chỉ trong chốc lát họ mất đi 4 trong số 5 người con, và tôi nghĩ là nếu tôi gặp như vậy thà tôi chết còn tốt hơn là gặp điều khủng khiếp đó.
Bà Gióp, nói với ông như vậy vì yêu ông, cho nên chúng ta không trách bà ta.“Gióp, chỉ có Ngài đem ông về nhà.” Và Gióp đáp với những lời mà chúng ta không bao giờ quên trong sách Giop 2:10,
“Bà nói như một người đàn bà ngu muội. (và ông hỏi) Sự phước mà tuy Đức Chúa Đời ban cho chúng ta sao chúng ta lãnh lấy, còn tay họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?”…
Hôm nay tôi nói với quý vị rằng đó là điểm thần học vĩ đại. Gióp đã đào sâu và kéo điều đó lên từ nguồn của sự trưởng thành. Ông nói với vợ mình rằng: “Mình yêu quý, xin hãy lắng nghe tôi. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời tối cao, Ngài là Đấng nhơn từ và giàu lòng thương xót. Ngài cũng là Đấng nhơn từ cho ai trong cơn hiểm nghèo và cũng làm ơn cho những ai đang gặp sự bất công.Đó là bản chất tự nhiên của Ngài.”
Nhưng trong cái nhìn của chúng ta, chúng ta chỉ muốn điều tốt đẹp. Tuy nhiên, trong sự sắp đặt mọi việc của Đức Chúa Trời, Ngài cũng lập ra mọi điều bất hạnh. Tôi muốn nói, đời sống của Gióp giúp chúng ta điều gì trong cuộc sống trên đất nầy?Đó là, sự bất hạnh bắt buộc chúng ta phải chú ý và làm cho chúng ta bừng tỉnh,và chú ý. Ông nói trong Giop 23:10.
“Nhưng Chúa biết con đường tôi đi; khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng.”
Đừng bỏ qua điều kiện nhỏ nầy.
“.. . Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng.
Chơn tôi bén theo bước Chúa; Tôi giữ đi theo đường Ngài, chẳng hề sai lệch.
Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài, Vẫn vâng theo lời của miệng Ngài hơn là ý muốn lòng tôi.”
“Bây giờ tôi coi trọng lời của Ngài hơn bữa điểm tâm sáng mai, hoặc bữa ăn chiều khi thể xác tôi bị đói cùng cực. Tôi đã quý mến những lời nói ra tự môi miệng của Ngài.” Một người làm sao có thể nói điều như thế? Tôi nói cho quý vị biết cách nào. Ông đã chấp nhận sự đau khổ. Ông không kháng cự nó.
Sự trả lời của Gióp cung cấp cách tuyệt vời tác giả Thi-thiên 119. Xin hãy mở sách kế tiếp. Thi-thiên 119, đây là Thi-thiên có dài nhất trong Kinh Thánh. Ẩn giấu trong phần trung tâm của cuộn sách lớn nầy là bài thi ca xưa cổ của dân sự Đức Chúa Trời là 3 câu Kinh Thánh tách rời ra bởi những câu khác. Tôi gọi đó là bộ ba của sự ngạc nhiên. Quý vị không nghĩ tác giả nói lên một điều như thế, cho đến khi quý vị thấy được sự sống từ viễn cảnh của Đức Chúa Trời. Hãy xem nó được bày tỏ ra.
Thi 119:67,
“Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc; nhưng bây giờ tôi gìn giữ lời Chúa.”
Thi 119:71,
“Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, hầu cho học theo luật lệ của Ngài.
Thi 119:75
Thật vậy, tôi hiểu, Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là Đấng công bình, và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn.”
Những việc nầy giống như càng bước lên những bậc thang, phải không quý vị? Ông bắt đầu với tánh ương ngạnh riêng của mình, nói rằng: “Sự hoạn nạn đã đến và tôi đã học phải vâng lời, và rồi tôi đến một nơi mà tôi có thể nói: ‘Đó là điều tốt lành cho tôi khi tôi gặp hoạn nạn, bởi vì sau đó tôi học được luật lệ của Ngài để dấn bước.’ Nếu điều đó chưa đủ, tôi bước lên nấc trên nữa: ‘Tôi biết rằng trong sự thánh tín Ngài là Đấng thử thách tôi.’”
Điều đó không phải là định mệnh. Đó không phải là cánh tay dài của luật pháp. Đó không phải là Mẹ Thiên nhiên. Hãy loại những từ ngữ đó ra khỏi phần từ vựng của quý vị. Hãy hiểu rằng trong quyền năng tối thượng của Ngài, Đức Chúa Trời đặt bàn tay của Ngài trên đời sống của chúng ta, và cho phép mọi điều đó vượt qua mà chúng ta không được chọn lựa hoặc mong muốn. Và khi chúng ta vượt qua, chấp nhận và học nơi những điều đó, chúng ta sẽ trở nên sâu nhiệm hơn và vâng lời Ngài hơn.
Tôi xin xưng nhận với quý vị rằng, tôi chưa từng học bất cứ bài học sâu nhiệm nào khi ở trên đỉnh của sự thành công cả. Tôi học được rất ít trong chiến thắng.Nhưng tôi đã học được rất nhiều từ thua. Tôi chỉ học được một ít từ sự thành đạt. Nhưng tôi đã học nhiều từ sự thất bại. Tôi đã hật sự học khi tôi mang đôi kính thực tế lên, và bỏ đôi kính màu hồng xuống, và nói: “Điều nầy đến từ Đức Chúa Trời. Tốt hơn tôi ngồi xuống và chú ý.”
Giống như Phao-lô, người đã cầu nguyện ba lần cho cây cái giầm sóc lìa xa ông, và rồi cuối cùng ngưng cầu nguyện. Chúa phán với ông: “Ân điển Ta đủ cho ngươi rồi.”Và Phao-lô nói,
“Vì vậy, tôi hết sức vui mừng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi.”
Trong IICo 12:8-10. “Hầu cho quyền năng của Đấng Christ ở trong tôi.” Khi nào? Khi tôi chấp nhận cây gai (cái giầm sóc).
Bây giờ, xin hãy thận trọng ở đây. Chúng ta đừng qúa say mê với điều nầy. Tôi không đề nghị quý vị trải qua sự đau đớn thể xác mà không có sự giúp đỡ của thuốc men. Có những lúcc thuốc men là yếu tố cần thiết để đưa quý vị vượt qua cơn đau. Có một số người không thể chịu đựng được thực tại mà không nhờ sự trợ giúp của nó. Cho nên tôi không nói về điều đó. Xin đừng chạy đến đó. Nó là sự cực đoan lố bịch để chạy đến đó. Tôi đang nói về những thời điểm sự đau khổ của đời sống. Tôi đang nói về những điều xảy ra và quý vị không thể chận đứng chúng,quý vị không thể làm giảm đi sự đau đớn của chúng một cách thích đáng. Quý vị cũng không nên làm như thế. Hãy để nó đụng mạnh vào, giống như Thập Tự giá.Giống như Thập Tự giá. Quý vị ca tụng Chúa Giê-xu, bởi vì Ngài chạy xa nó, mà Ngài chạy đến với nó.
Ông Malcolm Muggeridge là chủ bút của tờ tạp chí Punch, một trong những tạp chí châm biếm tạo ra những tiếng cười châm biếm cay độc, họ cười nhạo cuộc sống và cuời nhạo Đức Chúa Trời. Và điều làm cho mọi người ngạc nhiên, là về sau người đàn ông nầy biến đổi trở thành môn đồ của Chúa Cứu Thế. Rồi khi lời làm chứng của ông được phổ biến rộng rãi, nó không chỉ gây sự ngạc nhiên, mà còn gây cú sốc mạnh đối với người Anh và người My, những người đã đọc chuyện vớ vẫn của ông trước đây.
Trong một quyển sách có tựa đề “Bài Làm Chứng Trong Thế Kỷ Hai Mươi,”ông Muggeridge đã viết một trong những áng văn hay nhất nói về sự đau khổ mà tôi đã từng đọc. Tôi muốn quý vị chú tâm suy nghĩ và tập trung khi tôi đọc nó cho quý vị. Mong quý vị chú ý lắng nghe. Đừng để tâm trí quý vị đi lang thang.
“Trái với những gì có thể được mong đợi, tôi nhìn lại những từng trải tại những lúc dường như nó gây ra nhiều phiền muộn và đau khổ nghiêm trọng với sự thỏa mãn đặc biệt. Thật vậy, tôi có thể nói với tấm chân tình hoàn toàn, tôi đã học được trong bảy mươi lăm năm trong cuộc đời trên thế giới nầy rằng, mọi điều đã thật sự làm nổi bật và tỏa sáng cho cuộc sống còn của tôi, là trải qua sự bất hạnh,chứ không phải qua sự sung sướng. Nói cách khác, nếu điều có thể loại ra nỗi bất hạnh ưu phiền cho sự tồn tại trên trái đất của chúng ta bởi những phương tiện thuốc men, hay là những loại thuốc bùa ngãi thần chú khác, thì kết quả cũng sẽ không làm cho đời sống thêm thú vị, nhưng làm cho nó quá vô vị và tầm thường để chịu đựng. Dĩ nhiên, đây là điều mà Thập Tự giá thể hiện. Và chính Thập Tự giá, trổi hơn bất kỳ điều gì khác, đã gọi tôi cách mạnh mẽ, vững vàng đến với Chúa Cứu Thế.” Tôi thích câu xác định đó! “Chính Thập Tự giá, trổi hơn bất kỳ điều gì khác, đã kéo tôi lại mạnh mẽ, vững vàng đến với Chúa Cứu Thế.”
Tôi xin nói với quý vị không chút ngần ngại rằng, chính sự kiên trì chịu đựng của quý vị về cây Thập tự của quý vị, sẽ lôi kéo người ta đến với Chúa Cứu Thế qua quý vị hơn là bất kỳ điều gì khác. Khi nhìn thấy những gì đã tác động đến quý vị, biết rằng điều đó không phải là điều tự nhiên cho một người để hành động như quý vị đang hành động, quý vị sẽ khám phá ra một hàng người đang đang chờ đợi tự hỏi, người này nối tiếp người khác: “Làm thế nào ông/bà có thể làm được như thế?” “Nó là gì vậy?” “Làm sao bạn có thể?” “Hãy tiết lộ cho tôi bí quyết.”Lời làm chứng của quý vị có thể là: “Tôi đã học sự vâng lời qua những gì tôi đã chịu đau khổ. Đó là cách mà Đức Chúa Trời đã dạy tôi.”
Cũng xin nói rằng, quý vị sẽ ở trong nhóm người tốt. Chúng ta chuyển sang thư He 5:8. Nói về Chúa Giê-xu,
“Dầu Ngài là con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu.”
Quý vị có biết Ngài đã học sự vâng phục như thế nào không? Ngài đã học sự vâng phục qua những bài học được dạy rất nghiêm khắc. Đó là lý do mà nó được gọi là sự khốn khổ. Như chúng ta sẽ thấy trong chốc lát đây, Ngài đã học qua những bài học đau khổ thực tế qua những lời nói phỉ báng của dân chúng, qua những hành động khiếm nhã, lối cư xử bất công của họ, cuối cùng bị tra tấn đến chết, tất cả những điều đó đã dạy cho Đức Chúa Con về sự vâng phục.
Chúng ta không làm mất đi yếu tố thần học ở đây. Rời khỏi câu 8 trong giây lát, để trở lại cõi đời đời quá khứ, trước khi có thế giới nầy nữa, và quý vị sẽ tìm thấy Ba Ngôi Đức Chúa Trời, Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh vô hình, Ba Ngôi bình đẳng, Ba Ngôi hằng sống, Ba Ngôi đời đời. Trong đó chúng ta thấy Ba Ngôi Đức Chúa Trời cùng bàn bạc một kế hoạch tổng thể chương trình cứu rỗi nhân loại. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngài đã sắp xếp kế hoạch cho sự sống. Sự sáng tạo, trong suốt quá trình làm tiêu hao nó, từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc, Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã lập kế hoạch và sau đó bắt đầu thực hiện chương trình sáng tạo, sự cứu rỗi và thậm chí sự nhập thế của Ngài. Và điều này đưa đến việc Con Đức Chúa Trời lìa bỏ thiên đàng vinh hiển giáng trần làm người. “Ngôi lời trở nên xác thịt ở giữa chúng ta.” Đức Chúa Trời trở thành người. Đó là câu chuyện Giáng Sinh. Đó là sự nhập thế của Ngài. Đức Chúa Trời, ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời, trở nên con người xác thịt. Lần đầu tiên Đức Chúa Trời đã sống hiển nhiên giữa loài người và đã sống như thế hơn 33 năm,cũng trong thời gian đó Ngài bị chen lấn, xô đẩy, Ngài bị ngược đãi, bị hiểu lầm, bị vu khống, sau cùng bị tra tấn, bị áp bức và bị đóng đinh trên cây thập tự. Thân xác thật bị đóng đinh bằng mũi đinh La-mã vào cây gỗ có hình chữ thập. Dòng huyết thật tuôn tràn. Sự sống thật chấm từ môi miệng của Ngài (AIFL-995, TS). “Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha.”
Nhưng trước khi những điều đó xảy ra, trong khi Ngài thi hành chức vụ hơn 3 năm trên đất, Chúa Giê-xu đã học từ kinh nghiệm những bài học được dạy qua sự khốn khổ.Đó là những gì mà câu 8 mô tả. Văn mạch trong câu 8 là chức Thấy tế lễ. Trước giả thư Hê-bơ-rơ có quan tâm đến việc người đọc bức thơ hiểu về Chúa Giê-xu,Ngài là Thầy tế lễ Thượng Phẫm của Đức Chúa Trời, đã thay thế tất cả các thấy tế lễ trước đó. Nhưng trước giả dẫn chúng ta vào hành trình của sự giải thích,giải thích những gì tạo nên một Thầy tế lễ vĩ đại.
He 5:2,
“Người ta bị vây trong sự yếu đuối, nên có thể thương xót những kẻ ngu dốt sai lầm.”
Đó là lý do tại sao người ta quay sang người khác với sự lo âu, tổn thương, đau đớn của họ. Họ sẽ không bị xét đoán, họ sẽ được chấp nhận, và sẽ được hiểu đến.Họ sẽ đem những gánh nặng mà tội nhân mang lấy đến cùng Đức Chúa Trời, và Chúa tha thứ cho họ đang khi thầy tế lễ quan tâm, thương xót này thay mặt trình dâng nhu cầu, sự chăm sóc và tội lỗi của họ cho Đức Chúa Trời. Trong thế kỷ đầu tiên, thầy tế lễ rất quan trọng và cần thiết. Khi Chúa Cứu Thế đã chết, không cần có thêm một thầy tế lễ trên đết nữa. Chúng ta, những con cái Chúa, là những thầy tế lễ. Chính chúng ta đến trước mặt Chúa, và Ngài sẽ làm trung gian cho chúng ta với “những lời van xin thành khẩn” trong hình ảnh của Đức Thánh Linh.
Đó là lý do tại sao chúng ta đọc thấy trong thư He 4:14 ghi Ngài là,
“.. . Thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Giê-xu con Đức Chúa Trời, (vì đó là sự thật) thì hãy bền giữ đạo mà chúng ta đã nhận tin.”
Câu 15,
“Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm, chẳng có thể thảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầytế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta,tuy nhiên không phạm tội.”
Có một phần mà “Ngài đã học sự vâng phục qua những điều Ngài chịu khốn khổ.”
Có thể quý vị bảo: “Xin hãy đợi một chút. Làm thế nào mà Đấng toàn vẹn bị cám dỗ như chúng ta, mà không hề phạm tội? Tôi xin giải thích thử vấn đề nầy như sau.
Chẳng hạn có một số người có thể gánh lấy 20% đau khổ trước khi họ gục ngã, trước khi họ quay lại với xác thịt. Một số khác có thể gánh lấy 30%. Một số khác đủ sức mạnh gánh lấy 60% trước khi họ gảy đổ. Chúa Giê-xu đã gánh 100% khốn khổ và không bao giờ bị sụp đổ. Cho nên Ngài có thể cảm thông với bất cứ mức độ nào chúng ta đi đến, chỗ mà chúng ta không thể vươn xa hơn nữa. Đó là cách Ngài đã học vâng lời, nói theo phương diện của con người.
Nhà giải kinh Kenneth Wuest viết: “Đức Chúa Trời toàn tri đã biết thế nào là vâng lời, nhưng Ngài chưa từng trải qua điều đó cho đến khi Ngài nhập thế trong xác thịt loài người. Nơi đây, Ngài đã học được kinh nghiệm sự vâng lời có nghĩa gì.” Đó là điều mà He 4:8 đã nói.
“Dù Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu.”
Và tôi sẽ nói với quý vị rằng, đây là điểm chính yếu trong toàn bộ bài giảng của tôi hôm nay, đó cũng là cách chúng ta học vâng lời nữa.
Tôi nài xin quý vị vui lòng đừng cố gắng sửa chữa sự khốn khổ của người khác. Đối với một số người trong chúng ta, thì đó là mạng lệnh cao nhất, do chúng ta là những người sửa chữa. Chúng ta là người thích làm những việc dễ hơn, đặc biệt là với con cái, chúng ta muốn hướng dẫn, muốn bảo vệ chúng, muốn gìn giữ chúng tránh khỏi những đau đớn. Và nếu như có cách nào cho phép chúng ta nhận lãnh sự đau khổi thay vì con cáo chúng ta, chúng ta sẽ làm liền. Và chúng càng học ít hơn, ít hơn. Chúng ta thì tiếp tục càng học nhiều hơn, nhưng chúng thì càng học ít hơn, bởi vì chúng ta luôn bảo vệ, gò bó không để chúng có dịp phát huy. Chúng ta giữ chúng khỏi những bài học cần phải trải qua nó. Hãy để nó xảy ra. Hãy để nó bày tỏ ra. Hãy cầu nguyện cho chúng. Hãy đứng bên cạnh bất cứ ai có thể trãi qua điều đó, nhưng đừng sửa chữa nó. Đừng nhảy vào và cố làm giảm nhẹ đau đớn nhanh chóng và tức khắc. Điều đó không xảy ra cho Chúa Giê-xu. Có những lúc,như chúng ta thấy, Đức Chúa Cha hoàn toàn yên lặng.
Tôi sẽ tỏ cho quý vị một vài trường hợp, và sau đó chúng ta sẽ chuyển qua đề cập đến Tiệc Thánh. Mời quý vị quay trở lại với Giăng 8. Ngài đã học vâng lời qua những bài học châm biếm, qua những điều dân chúng nói, Giăng đoạn 8. Qua những gì dân chúng nói, tôi xin nói với quý vị rằng, người ta có thể nói những điều làm tổn thương nhất và không ai có thể nói điều đó cách đau lòng hơn người Pha-ri-si,
Gi 8:31-33,
“Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài, rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta;
các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.
Người Giu-đa thưa rằng (đây là những người không tin): Chúng tôi là dòng dõi Áp-ra-ham, chưa hề làm tôi mọi ai, vậy sao thầy nói rằng: Các ngươi sẽ trở nên tự do?
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi.
Vả,tôi mọi không ở luôn trong nhà, mà con thì ở đó luôn.
Vậy nếu Con buông tha các ngươi, các ngươi sẽ thật được tự do.
Xuống đến câu 39,
Chúng trả lời rằng: Cha chúng tôi tức là Áp-ra-ham, Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Nếu các ngươi là con Áp-ra-ham, thì chắc sẽ làm công việc của Áp-ra-ham.
Nhưng hiện nay, các ngươi tìm mưu giết ta, là người lấy lẽ thật đã nghe nơi Đức Chúa Trời mà nói với các ngươi; Áp-ra-ham chưa hề làm điều đó!
Các ngươi làm công việc của cha mình. . . .”
Hãy xem phản ứng của họ,
“.. . Chúng nói rằng: Chúng tôi chẳng phải là con ngoại tình; . . .”
Đừng bỏ qua hàm ý: “Ông là. . .” Chúng ta có một cái tên cho điều đó được sử dụng ở ngoài đường phố, mà tôi sẽ không dùng, nhưng đó chính là những gì họ đang suy nghĩ trong trí. “Thầy là con hoang, không được sinh ra hợp pháp. Chúng tôi biết Đức Chúa trời là Cha chúng tôi, từ Ngài mà có Áp-ra-ham và qua Áp-ra-ham có dân tộc Giu-đa. Cảm tạ Chúa! Còn Thầy thì nghĩ mình là ai chứ?”
Ngài đã nhận lấy điều đó. Ngài đã học vâng lời qua cuộc tấn công bằng lời nói đó, và hàng loạt những câu giống như vậy Gi 8:45.
“Nhưng vì ta nói lẽ thật, nên các ngươi không tin ta.
Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng? Nếu ta nói lẽ thật, sao các ngươi không tin ta?
Ai ra bởi Đức Chúa Trời, thì nghe lời Đức Chúa Trời; cho nên các ngươi chẳng nghe,tại các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời.”
Ngài đã đối chất với họ về những gì họ cần nghe. Hãy nghe câu trả lời của họ.
“Người Giu-đa thưa rằng, “Chúng tôi nói Thầy là người Sa-ma-ri và bị quỉ ám há không phải sao?”
Quý vị có thể chỉ nghe tiếng huýt sáo của con rắn nham hiểm trong môi miệng của họ.Điều tồi tệ nhất mà quý vị có thể gọi một người Giu-đa là gọi họ là một người Sa-ma-ri. Cái tên làm tổn hại nhất, hay gây thành kiến là điều này. “Ngươi là người Sa-ma-ri.” Và thậm chí họ còn nói rằng: “Thầy bị quỉ ám.” Có ai từng nói với quý vị: “Ông/Bà là người bị quỉ ám không?” Có lẽ là không. Quý vị có bao giờ bị lăng mạ về những điều mình giảng dạy, và bị xem như là bị quỉ ám trong đời sống không? Chúa Giê-xu bị xem như vậy, và Ngài đã học bài học vâng phục qua những gì Ngài chịu khốn khó từ những môi miệng độc ác của dân chúng.
Phản ứng tự nhiên của chúng ta với những điều như thế là phòng vệ và trả đủa. Và nếu không làm như thế thì nó sẽ gây cho chúng ta sự phẫn uất oán giận, rồi dẫn đến sự cay đắng. Những người đó nói với chúng ta giống như thế trở thành đối đầu với tấm bia của chúng ta, và lúc nào chúng ta cũng nhớ tên của chúng khi nhắc đến. Những điều có thể là tốt mà quý vị đang có âm mư chống lại, những người thật sự đối xử xấu với quý vị, ngay cả bất công, không thành thật, phóng đại cực đoan và quý vị vẫn mang oán giận. Hãy bỏ nó đi, và hãy học lấy sự vâng lời qua những điều quý vị chịu khổ, sĩ nhục.
Một người bạn của Mục sư Chuck Swindoll có một nhận định về sự cay đắng thật độc đáo. Ông ta nói: “Chúng ta đã học biết rằng cay đắng giống như uống thuốc chuột và sau đó chờ cho chuột chết.” Tôi nghĩ đó là một cách độc đáo để nói. Nếu quý vị bị sự cay đắng ăn nuốt, thì tôi có một tin mừng cho quý vị, chuột sẽ không chết. Nó vẫn sống khỏe mạnh hơn quý vị. Quý vị chính là người bị chất độc làm hại. Chúa Giê-xu không bao giờ bị nhiễm độc khi Ngài bị gọi là người Sa-ma-ri hay là người bị quỷ ám. Ngài đã nhận điều đó trong sự chịu khổ, và Ngài đã học sự vâng lời qua những lời phê bình chỉ trích xấu xa đó.
Một quang cảnh khác được ghi trong Phúc âm Giăng 11. Sau khi La-xa-rơ sống lại từ trong cõi chết, chắc quý vị nghĩ là họ sẽ quỳ xuống thờ phượng Ngài! Tôi muốn nói, ngoài Đức Chúa Trời thì còn ai có thể làm cho một người chết được sống lại chứ? Nhưng họ đã không tin. Ngài đã học vâng lời qua bài học được dạy cách đắng cay qua những gì dân chúng đã làm. Gi 11:53. Sau khi sự tranh cãi,
“Kể từ hôm đó họ lập mưu giết Ngài.”
Có một mưu đồ giết người đang tiến hành, họ thông đồng để giết Ngài. Quý vị đọc thấy ngay ở đây. Quý vị có từng bao giờ bị ai đó lên kế hoạch để giết quý vị chưa? Có lẽ là chưa. Có thể có một hoặc hai người trong vòng quý đang nghe đài đây đã từng ở trong hoàn cảnh ấy, nhưng hầu hết chúng ta chưa từng kinh nghiệm việc là đối tượng của kế hoạch thủ tiêu, hay thanh toán của ai đó. Cám ơn Chúa về điều này. Nhưng Chúa Giê-xu thì đã ở trong hoàn cảnh đó. Từ thời điểm ấy trở đi, có một hành động bí mật đang diễn ra để bắt và đem Ngài đi. Chúa Giê-xu thật khôn ngoan khi
“.. . Không tiếp tục giữa công chúng nữa, nhưng Ngài đi khỏi đó đến miền quê vắng vẻ, . . .”
Cũng xin nói thêm rằng, Ngài không hề ngăn chặn âm mưu của chúng. Ngài đã học vâng lời qua bài học gai go qua những gì dân chúng đã làm.
Có thể quý vị là nạn nhân của những điều do người ta làm. Tôi không nói rằng nó đúng hay công bình. Tôi không nói là quý vị xứng đáng với nó. Nhưng tôi nói rằng tất cả chúng ta đều biết việc sống với nỗi đau khổ của sự ngược đãi có nghĩa gì. Chúng ta có sự lựa chọn. Quý vị có thể chấp nhận việc bị làm nhục đi kèm với nó, một sự vỡ mộng. Đồng thời chúng ta cũng có thể chống lại sự giận dữ, phẫn uất và sự trả thù trong bản tánh xác thịt của chúng ta chắc chắn sẽ xảy đến.
Câu nói phổ thông được nhiều người sử dụng ngày nay là, “TÔI SẼ KIỆN ANH!” Đôi khi chúng ta ôn lại, suy nghĩ về chúng, bảo rằng: “Nếu điều nầy tệ hơn, thì đó là những gì tôi nói.” Và điều mà chúng ta học tốt hơn là: “Tôi sẽ học qua điều nầy. Chúa ơi, xin dạy con qua điều nầy, bài học nầy cần được học cách gay go.Điều đó thật không đúng. Điều đó thật không công bình.”
Nhưng tôi đã học biết rằng quý vị có thể thắng một vụ kiện, và không bao giờ tiến thêm được chút nào trong sự trưởng thành, bởi vì quý vị nhận những gì quý vị đáng nhận, chứ không phải những điều mà Chúa muốn dạy. Thưa quý vị là con cái Chúa, hãy cẩn thận về sự vội vã chạy đến với luật sư ngay khi có ai đó vừa dẫm một chút lên đặc quyền của quý vị. Hãy thận trọng về điều đó. Có phải tôi đang nói không có chỗ nào dành cho luật sư không? Quý vị biết rõ hơn điều đó. Đừng vội vàng đến đó. Đừng nói điều đó. Cũng có chỗ cho những luật sư tốt, nhưng không nói rằng không có chỗ cho các luật sư.
Chúng ta học những bài học vâng lời được dạy cách nghiêm khắc qua những gì người khác làm cho chúng ta.
Thêm một điều nữa, trong Lu-ca 22. Chúng ta đã đi suốt con đường đến Ghết-sê-ma-nê.Quý vị có biết từ Ghết-sê-ma-nê có nghĩa gì không? Nó có nghĩa là “Nén, ép,”danh từ của nó là “áp lực.” Nó là nơi mà người ta ép lấy dầu từ cây trái ô-li-ve. Cây ô-li-ve vẫn còn được trồng và phát triển tại Ghết-sê-ma-nê. Câu 39,trong sự đè nặng, trong sức ép theo chương trình của Đức Chúa Cha, Chúa chúng ta đi đến chỗ chống lại nó. Và điều này bày tỏ nhân tính của Ngài, biết rằng sự thống khổ sẽ đến trên Ngài, rằng mũi đinh sắp đóng vào bàn tay Ngài, và rằng Ngài sẽ bị treo trần trụi lên giữa trời đất và Ngài sẽ chết. Trong nhân tính,Ngài đến chỗ của Ghết-sê-ma-nê. Cho nên không ngạc nhiên khi trong cơn rất đau thương, Ngài khẩn thiết cầu nguyện với Cha đến độ mồ hôi của Ngài tuôn đổ như giọt máu lớn rơi xuống đất.
Lu 22:39-44
“Đoạn,Đức Chúa Jêsus ra đi, lên núi ô-li-ve theo như thói quen; các môn đồ cùng đi theo Ngài.
Khi đã đến nơi đó, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Hãy cầu nguyện, hầu cho các ngươi khỏi sa vào sự cám dỗ.
Ngài bèn đi khỏi các môn đồ, cách chừng liệng một cục đá, quỳ xuống mà cầu nguyện rằng: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!
Có một thiên sứ từ trên trời hiện xuống cùng Ngài, mà thêm sức cho Ngài.
Trong cơn rất đau thương, Ngài cầu nguyện càng thiết, mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất.”
Quý vị có biết tại sao không? Bởi vì Đức Chúa Trời yên lặng. Trong sự yên lặng của Ngài có nhiều bài học được dạy và học hết sức nghiêm túc. Quý vị chưa thể đạt đến trình độ đầy trọn về sự trưởng thành cho đến khi quý vị biết điều gì để cầu xin và cảm biết các từng trời nín lặng (AIFL-886, TS), và Đức Chúa Trời không trả lời,không đến nhanh chóng để đáp ứng lời cầu xin hoặc thỏa mãn nhu cầu khi quý vị cầu nguyện với Ngài. Có nhiều bài học được dạy nghiêm túc đang khi Ngài vẫn yên lặng.
Quý vị còn nhớ lúc Ngài bị treo trên thập tự giá không? Các trước giả Phúc Âm quá thận trọng với điều đó đến nỗi họ bao gồm cả các từ Ngài sự dụng: “Ê-li, Ê-li,lam-ma-sa-bach-ta-ni.” “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi sao Ngài lìa bỏ Tôi!” Và Đức Chúa Cha thật sự đã quay mặt khỏi Đức Chúa Con khi Ngài mang tội lỗi của thế gian. Chúng ta đang nói về một bài học gay go. Lần duy nhất trong suốt cõi đời đời, quá khứ, hiện tại hay tương lai, khi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con không có sự quan hệ, đó là trong lúc Con Ngài mang tội lỗi của toàn nhân loại. Và quý vị đang nói về sự cô đơn và đau đớn. Ngài không đáng chịu một thời điểm nào về điều này cả.
“Đấng không biết tội lỗi, trở nên tội lỗi vì chúng ta, để trong Ngài chúng ta được xưng công bình với Đức Chúa Trời.”
Đó là lý do mà chúng ta tôn quý Ngài. “Đó là thập tự giá chắc chắn đem tôi đến với Chúa Cứu Thế.”
Ông Ted Engstrom đã viết: “Làm cho người ấy tàn tật, quý vị có một Sir Walter Scott.”
“Nhốt người ấy vào tù, quý vị có một John Bunyan.”
“Chôn người ấy trong tuyết tại Vally Forge, và quý vị có một có George Washington.”
“Nuôi dưỡng người ấy trong cảnh bần cùng khốn khổ, và quý vị có một Abraham Lincoln.”
“Đưa người ấy ra trước giáo hội thành kiến và cay đắng, quý vị có một Disraeli.”
“Đánh gục người ấy xuống với bệnh sốt tê liệt trẻ em, và quý vị có một FranKlin Delano Roosevelt.”
“Làm phỏng người ấy nghiêm trọng trong vụ hỏa hoạn ở trường học và Bác sĩ nói rằng người ấy sẽ không bao giờ đi lại được, và quý vị có một Glenn Cunningham, là người đã lập kỷ lục thế giới năm 1934, khi chạy một dặm (1,600m) chỉ mất 4 phút 6.7 giây.”
“Làm cho một thiên tài âm nhạc bị điếc, và quý vị có một Ludwig van Beethoven.”
“Cho người sanh ra làm người da đen trong một xã hội phân biệt chủng tộc, và quý vị có một Brooker T. Washington, một George Washington Carver, hay một Martin Luther King Jr.”
“Làm cho đứa con đầu lòng sống sót trong một gia đình nghèo người Ý có 18 người con,quý vị sẽ có một Enrico Caruso.”
“Cho người sinh ra trong đôi cha mẹ sống sót trong Trại tập trung Đức quốc xã, làm cho người bị tê liệt từ hông trở xuống khi lên bốn tuổi, và quý vị có một nhạc sĩ vĩ cầm không sánh được, Itzhak Perlman.”
“Gọi người là kẻ chậm hiểu, ‘chậm phát triển,’ và xem như là không thể giáo dục, quý vị có một Albert Einstein.
Tôi sẽ thêm vào danh sách của ông Ted một người giống như một nữ công tước bé nhỏ,đứng phía sau bục giảng thường cao hơn mình, thường bước sang một bên với máy trợ thính để nghe rõ hơn trong một hội trường đầy ắp khán giả, khi Corrie Ten Boom kể lại câu chuyện của bà. Tại sao chúng ta lắng nghe bà Corrie Ten Boom?Bởi vì sự đối sử bất công mà bà đã chịu đựng và sự tha thứ mà bà đã thực hiện.Thậm chí trong một buổi nhóm, có một trong những người đã từng bắt giam bà hiện diện, đã đi đến chào bà “chị Corrie.” Trong phút chốc những kinh nghiệm bị tra tấn từ tay của cá nhân đó hiện ra trước mắt, nhưng rồi bà đã xóa nó đi và bà đã tha thứ cho anh ta ngay tại đó. Đó là lý do chúng ta lắng nghe bà!
Mặc dù Mục sư Dietrich Bonhoeffer qua đời trước tuổi 40, nhưng chúng ta vẫn trân trọng những bài viết của ông. Tại sao vậy? Bởi vì ông đã chịu đựng sự áp bức dưới bàn tay của người Phát-xít, người đã treo cổ ông một thời gian ngắn trước khi những người bị bắt, những tù nhân chiến tranh được giải thoát. Đó là lý do mà những lời của Mục sư Deitrich Bonhoeffer còn sống mãi. Quý vị sẽ không tìm thấy một từ ngữ cay đắng nào trong các bài viết của ông. Ông đã viết chúng tại trại tập trung tối tâm ẩm ước của Phát-xít Đức. Chính sự khốn khổ đã chiếm được đọc giả. Nó là những bài học được học nghiêm khắc trong trường đời đau khổ.
Đó là lý do tại sao cô Joni Earckson Tada có thể ngồi trong xe lăn và giữ quý vị trong bàn tay của cô, mà đôi lúc cô không thể di chuyển, bởi vì người phụ nữ nầy đã học gánh chịu hậu quả của một cuộc nhảy lao đầu xuống nước vào năm 1967 tại vịnh Chesapeak, lúc đó cô trông đợi một cuộc sống vui đùa trên yên ngựa,hôn nhân hạnh phúc, nhưng rồi cô kết thúc trên một chiếc xe lăn trong suốt cuộc đời còn lại, mà không cay đắng.
Quý vị và tôi muốn theo đường lối của mình. Chúng ta muốn trở nên người dạy theo đường lối CỦA MÌNH, bởi vì CHÚNG TA biết cách làm như thế nào. Đức Chúa Trời bước vào và nói: “Hãy khoan đã. Ta sẽ theo đường lối Của Ta, và các con muốn làm công cụ của Ta phải không? Các con sẽ học nơi Ta.” Quý vị sẽ học quý trọng những bài học được dạy nghiêm khắc, bởi vì chính những sự đau khổ, chính những sự ngược đãi, chính những thời điểm bất công, mà phẩm tính to lớn quyện vào,nổi bật lên và thu hút sự chú ý cho khán thính giả. Chính sự đổ vở đã xây dựng cuộc sống. Hãy để nó xảy ra!
Trong quyển sách nhỏ, đẹp có đề tựa, “Thung Lũng Của Khải Tượng – Một Sưu tầm những bài cầu nguyện của người Thanh giáo,” có một bài thu hút tôi. Mời quý vị lắng nghe.
“Lạy Chúa, con là một con sò đầy sình đất, và được thanh tẩy bởi quyền năng vô hình và ân điển Ngài; tuy con không phải là vật quý hiếm có giá trị, nhưng là người không ra chi, không có gì, được Ngài chọn từ ngôi đời đời. Khi đáng ra để Ngài hướng dẫn đời con, thì con lại tự kiểm soát, khi đáng ra để Ngài tễ trị, thì con lại tự cai trị. Khi đáng ra để Ngài chăm sóc, thì con lại tự lo. Khi đáng ra phải để Ngài chu cấp nhu cầu cho đời sống con, khi con đáng ra phải đầu phục theo sự chu cấp của Ngài, thì con lại đi theo ý riêng. Khi con nên học tập, yêu thương, tôn kính, tin cậy Ngài, thì con lại phục vụ chính mình. Con sửa chữa và biến đổi luật pháp của Ngài hầu thích ứng với con. Thay vì Ngài thì con lại nhờ cậy loài người, và trong bản chất con là người thờ lạy thần tượng.”
“Lạy Chúa, sự khao khát lớn nhất của con là mang tấm lòng của con quay lại với Ngài.Xin cho con tin rằng con không thể trở thành Đức Chúa Trời riêng cho mình, cũng không làm cho mình hạnh phúc, cũng không tự phục hồi niềm vui của mình, cũng như không thể là Thánh Linh để tự dạy, tự hướng dẫn, tự điều khiển mình. Xin giúp con để con thấy được rằng ân điển làm điều này qua việc cho phép mọi điều đau khổ diễn ra trong ý định của Ngài. Xin cất khỏi con những cái nhìn vẩn vơ,nghe ngóng những chuyện không đâu, háu ăn thèm khát, lòng dạ xấu xa nhục dục.Xin chỉ cho con thấy không có bất cứ điều nào trong số ấy có thể chữa lành lương tâm thương tổn trong con; hay hổ trợ cho ngọn đuốc sắp tàn, hoặc nâng tâm linh ngã gục lên. Xin đem con đến Thập Tự Giá và để con lại ơ đó – để con ở đó.”
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát. Tôi ước mong quý vị nhắm mặt lại chuẩn bị lòng mình trong sự thờ phượng chung với nhau. Đây là lúc chúng ta gặp nhau tại một điểm giống nhau, nơi chân thập tự giá. Không phân biệt địa vị, giai cấp, không có người ưu tiên. Tất cả chúng ta là những tội nhân được cứu chuộc bởi ân điển Ngài.
Lý do duy nhất cho quý vị không tham dự với chúng tôi là vì quý vị quyết tâm sẽ không cúi lòng trước Chúa Cứu Thế và quý vị từ chối sứ điệp của Ngài. Quý vị sẽ sống cuộc đời mình mà không cần đến Chúa.
Còn nếu quý vị đã là con cái Chúa, nhưng quyết định sống trong tối tăm tội lỗi, xa cách Chúa và không vâng phục Chúa, chứ không đi trong đường lối ánh sáng của Chúa, quý vị nên ăn năn xin sự tha thứ của Ngài. Tôi xin kêu gọi quý vị đến với Ngài ngay hôm nay, để cùng hưởng sự vui mừng trong giờ thờ phượng, khi chúng ta cùng hát, cùng suy niệm về thân và huyết của Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đổ ra vì tội lỗi chúng ta. Xin Ngài ban cho chúng ta hiểu rõ giá trị của sự đổi mới sâu sắc qua sự hy sinh mà chính con của Ngài đã học qua những bài học dạy cách nghiêm khắc.
Lạy Cha kính yêu của chúng con, xin cho chúng con nhận ra, đánh giá đúng khải tượng mới qua Đấng Cứu Thế bị treo trên Thập tự giá, thân xác Ngài bị sĩnhục, lăng mạ, dày vò trong sự chết, huyết Ngài đã nhuộm thắm thập tự và tuôn tràn láng lai trên đất. Chúng con xin thành tâm cảm ơn dòng huyết báu của Ngài đã đổ ra để tha thứ, xóa sạch tội lỗi của chúng con. Chúa Giê-xu ơi! Chúng con cảm ơn Ngài, Chúng con cảm ơn Ngài.
Lạy Cha của chúng con, trong thế giới đầy ắp ánh sáng rực rỡ, vẽ đẹp quyếtn rũ và sự hy vọng thiểu cận. Hảo huyền mà chính chúng con nhìn thấy, có thể chúng con bị lôi kéo không quan tâm đến Thập Tự giá, và nó có thể là chiếc neo làm cho chúng con vững vàng khi bão tố tăng cao và cuộc sống chúng con dường như mất phương hướng cùng sự khốn khổ gia tăng, tai ương vương vấn. Xin cho chúng con đặt nó tại Thập Tự giá để ngày mai chúng con trở lại với Ngài.
Chúng con thật biết ơn Ngài về cái giá vô cùng lớn lao mà Đấng Cứu Thế đã trả cho chúng con. Trọn đời chúng con cảm ơn Ngài. Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh quý báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men!
Leave a Comment