BÀI 8: LẠY CHA, XIN THA CHO HỌ
BÀI 8: LẠY CHA, XIN THA CHO HỌ
lạy cha xin tha cho họ
Chúng ta đã theo bước theo dấu chân của Chúa Giê-xu trên con đường thập tự. Thú thật với quý vị, tôi vẫn còn đang bước đi theo bài học trước. Thành thật mà nói, hầu như chúng ta không thể quên đi nhanh chóng được những quang cảnh tại Gô-gô-tha,một khi đã viếng thăm nó.
Mặc dầu tôi nhận thức rằng chúng ta phải tiếp tục đi tới, và tôi hiểu những gì thập tự giá đã hoàn tất, dầu tôi biết rằng một bình minh sáng chói đang chờ đợi Đấng đã gánh chịu những ngày đen tối nhất, thì tôi vẫn không thể trút sạch khỏi mình những âm thanh của tiếng đóng những mũi đinh xuyên qua da thịt của Chúa Giê-xu.Tôi không thể tẩy xóa khỏi tâm trí mình “cái chết đau đớn nhất mà Ngài đã chịu vì tôi,” như lời một bài thánh ca.
Cho nên quý vị hãy cùng tôi nấn ná lại đây lâu thêm một chút nữa. Chúng ta hãy đứng dưới chân thập tự giá của Ngài, để nhìn gần hơn, kỹ hơn một chút và lắng nghe chăm chú hơn một chút. Nếu chú ý, không phải chúng ta chỉ nghe một, hai hay ba tiếng kêu phát ra từ môi miệng Ngài, mà là đến bảy tiếng kêu từ thập tự giá.Vâng, bảy tiếng kêu rất quan trọng phát ra từ thập tự giá, khi Chúa Giê-xu bị treo trên ấy.
Tại thời điểm của sự chết, người thân yêu đứng gần bên và im lặng, không muốn đánh mất bất cứ lời cuối cùng nào của người đang hấp hối. Không trường hợp nào đúng sự thật hơn trường hợp của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trước khi thở hơi cuối cùng trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã tuyên bố bảy điều quan trọng không thể so sánh được. Những lời này thường được gọi là “Bảy Lời Phán Cuối Cùng Của Chúa Cứu Thế.”
Những lời cuối cùng của một người đang hấp hối thường là cực kỳ quan trọng và ý nghĩa. Dường như nhân vật quan trọng chừng nào, thì những lời cuối cùng trước khi chết của nhân vật ấy càng quan trọng hơn. Là Mục sư, tôi có được vinh hạnh nhiều lần đứng, ngồi, hay quỳ gối bên cạnh những người thở hơi cuối cùng của mình. Tôi ước gì có thể ghi lại tất cả những lời đã được nói ra tại thời điểm đặc biệt ấy. Tôi nghĩ rằng nó sẽ là điều đầy ý nghĩa và phước hạnh cho cuộc đời của chính tôi. Trong một sứ điệp như thế này, quả là điều rất tốt nếu như được nghe lại lần nữa những gì các người ấy đã nói.
Điều này hoàn toàn đúng đối với trường hợp của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trước khi Ngài thở hơi cuối cùng, trước khi linh hồn Ngài lìa khỏi Gô-gô-tha, Chúa Giê-xu đã nói không phải một mà là bảy lời quan trọng như thế. Và chúng ta đã thường nghe những lời này được hát trong bài Thánh ca tựa đề “Bảy Lời Phán Cuối Cùng Của Chúa Cứu Thế.” Nhưng tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta chưa từng để thì giờ học hỏi, nghiên cứu, từng lời một, một cách chú tâm, những gì Chúa Giê-xu đã phán trước khi chết. Những lời rất quan trọng và ý nghĩa, không thể so sánh được, tôi hy vọng chúng ta sẽ thấy điều đó trong bài học hôm nay về lời phán thứ nhất trong bảy lời phán trên thập tự giá của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
1.Lời phán đầu tiên của Ngài là: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ; bởi họ không biết mình làm những gì.”
2.Lời phán thứ hai cũng nằm trong Phúc Âm Lu-ca 23, khi Ngài phán với tên trộm rằng: “Hôm nay ngươi sẽ ở với Ta trong Ba-ra-đi.”
3.Lời phán thứ ba Ngài nói với mẹ mình là bà Ma-ri rằng: “Thưa Mẹ, đó là con trai của Mẹ.” Và Ngài cũng phán với người con trai mới ấy của bà Ma-ri rằng: “Đó là mẹ ngươi.”
4.Lời phán thứ tư chắc chắn không một nghi ngờ rằng đó là câu nói cảm động nhất mà Chúa Giê-xu từng phán, bởi vì nó xảy ra ngay tại thời điểm khi Ngài mang tội lỗi của thế gian. Ngài ngước nhìn lên trời và nói rằng: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”
5.Lời phán thứ năm là một lời đau đớn cùng cực xảy ra cho những ai bị chết bởi việc bị đóng đinh, khi Chúa Giê-xu chỉ đơn giản nói: “Ta khát.”
6.Lời thứ sáu là: “Mọi sự đã được trọn.”
7.Và lời phán thứ bảy là: “Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha.” Và rồi Ngài chết.
Trông dường như bảy lời phán này nằm trong hai nhóm – nhóm thứ nhất gồm ba lời đầu và nhóm thứ hai gồm bốn lời cuối. Ba lời đầu được nói ra đang khi trời còn sáng.Và bốn lời sau phán ra đang khi trời tối tăm. Bởi vì, như quý vị còn nhớ, Chúa Giê-xu bị treo trên thập tự giá trong sáu tiếng đồng hồ, từ chín giờ sáng đến ba giờ trưa, theo như sự ký thuật của các trước giả Phúc Âm. Từ chín giờ sáng cho đến trưa, trời vẫn sáng. Và sau đó bóng tối phủ trùm bầu trời. Từ thời điểm đó cho đến ba giờ trưa, một kinh nghiệm kỳ lạ và sợ sệt phủ trùm mặt đất với bóng tối. Trong thời gian ba giờ cuối giữa sự tối tăm đó, bốn lời phán sau đã được công bố ra, kết thúc bảy lời phán từ thập tự giá của Chúa Giê-xu. Nhưng những gì chúng ta nghiên cứu hôm nay là lời đầu tiên trong loạt bảy lời phán,và nó được công bố đang khi trời còn sáng.
Ba lời đầu liên hệ đến người khác. Bốn lời cuối liên hệ đến chính Ngài. Ba lời đầu liên hệ đến mối thông công của Ngài theo chiều ngang. Bốn lời sau liên hệ đến mối thông công chiều đứng giữa Ngài với Đức Chúa Trời. Ba lời đầu liên hệ đến sự thương xót. Bốn lời cuối với sự đau đớn, thống khổ, và cuối cùng là kiệt sức. Cho nên chúng ta thấy bảy lời phán này dường như nằm trong hai nhóm.
Chúng ta xem lời phán đầu tiên trong Phúc Âm Lu 23:33 chúng ta đọc thấy những lời quen thuộc, nhưng không quen thuộc trong kinh nghiệm của chúng ta, bởi vì chúng ta cưa hề bao giờ chứng kiến một thảm trạng kinh khiếp như việc bị đóng đinh.Chúng ta đọc thấy ghi rằng,
“Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, . . .”
Họ đặt cho chỗ đóng đinh một cái tên hết sức thú vị. Như quý vị biết, ngày nay chúng ta giấu chỗ xử tử tội nhân, không cho công chúng nhìn thấy. Hầu như chúng ta không hề nhìn thấy việc tử hình một tội phạm được chiếu trên tivi. Chúng ta không hề bao giờ nhìn thấy bức hình chụp người vừa mới bị tử hình. Nhưng việc xử đóng đinh trong thời Chúa Giê-xu là hình ảnh quen thuộc như việc chúng ta nhìn thấy xe cộ chạy qua trên đường hàng ngày vậy. Hơn thế nữa, họ còn chọn một nơi công cộng nhất – một cái đồi trọc không cây cỏ, một chỗ gọi theo tiếng Hy Lạp là kranius. Nó có nghĩa là “cái sọ.” Nó được gọi là Gô-gô-tha theo tiếng của người Hê-bơ-rơ. Tiếng La-tinh thì gọi là “Calvary.” Đồi Sọ là một vùng đồi trọc bên ngoài thành phố Giê-ru-sa-lem. Nếu quý vị nào có dịp du lịch xứ thánh, thì xin nhớ rằng ngày nay nó được gọi là “Gordon’s Calvary,’ nằm bên ngoài thành phố Giê-ru-sa-lem. Đó chính là nơi họ đem Ngài đến. Và câu 33 ghi tiếp họ,
“.. . đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, cùng hai tên cướp, một tên bên hữu Ngài, một tên bên tả.”
Tôi nghĩ bàn Tiệc thánh càng trở nên đầy ý nghĩa hơn nữa, nếu mỗi khi dự, chúng ta tự nhắc mình về tính chất thống thiết của quang cảnh ấy, cùng sự đau đớn kinh khiếp của cái chết trong hình thức ấy. Không phải chỉ vì những sự ham thích nhục dục của chúng ta, nhưng từ một sự cảm kích về những gì Chúa Cứu Thế đã gánh chịu thay cho chúng ta. Bị liệt vào hàng kẻ có tội, một tên ở bên hữu, một tên ở bên tả. Chúa Giê-xu đã kinh nghiệm việc thịt ở bàn tay Ngài, ở bàn chân Ngài bị xé tọac ra vì các mũi đinh – chính xác là họ đóng chồng lên nhau. Sau đó Chúa Giê-xu đã phải nương dựa thân mình trên cây gỗ đứng, cho nên có một sự cử động liên tục để giữ sống lâu hơn. Quý vị biết không, một người bị đóng đinh không phải chết vì cớ bị mất máu, nhưng chết vì ngạt thở. Ngài không thể thở được. Và khi mà các bắp thịt không còn có thể nâng thân thể lên được nữa, Ngài đơn giản rũ ra và chết nghẹt thở.
Ông Jim Bishop viết về điều này như sau: “Mỗi giây trôi qua, sự đau đớn của việc bị đóng đinh càng tăng. Nhưng sự chết vẫn chưa đến. Hai cánh tay, thân thể thét lên vì đau đớn; các dây gân bị căng lên như dây đàn violin, và ngày càng bị xiết nạn nhân chặt hơn, chặt hơn, chặt hơn nữa.”
“Đấng Messiah – người đang chết như một con người và với những giới hạn của con người – thấy sự đau đớn của mình ngày càng tăng gấp bội. Từ từ và chắc chắn, Ngài đang bị làm cho nghẹt thở, như là có hai bàn tay đang bóp cổ Ngài vậy.”
“Sự mất máu không phải là điều chí tử. Không có mạch máu nào trên tay và chân bị tổn thương, mặc dầu Ngài đã bị mất máu từ việc bị các gai nhọn đâm vào đầu và các lằn roi đánh vào lưng và mặt Ngài. Trong sự đóng đinh của người La-mã, thì việc mất máu không bao giờ là nguyên nhân chính đưa đến cái chết. Mà nó luôn luôn là việc bị ngạt thở.”
“Các tên trộm ở hai bên cũng bị yếu hơn nữa; toàn bộ kế hoạch của việc đóng đinh là tiến trình của sự suy yếu dưới sự đau đớn ngày càng tăng. Nhưng sự suy yếu của họ không thể nào sánh được với Chúa Giê-xu. Bởi vì như quý vị nhớ, Ngài đã bị đánh đập, không được cho ăn uống từ mười một giờ đêm hôm trước – hầu như trải qua 14 giờ trước đó. Miệng và cổ của tất cả những người bị đóng đinh luôn đòi hỏi nước. Đang khi nạn nhân trải qua sâu hơn của sự chấn động, bị giật, thì càng bị mất nước hơn và nước da của người ấy biến đổi thành màu da của người chết, sự chết càng gần hơn.”
Thật dễ dàng cho chúng ta đọc câu 33 rằng: “Họ đóng đinh Ngài, cùng hai tên trộm cướp, mỗi bên một tên.” Nhưng nó rất quan trọng trong việc đọc nó và nhận thức điều đó có ý gnhĩa gì với Cứu Chúa của chúng ta.
Bây giờ, trong giữa sự đau đớn này, chúng ta đọc thấy lời phán đầu tiên của Ngài,những lời của một Đấng đang chết.
“Song Đức Chúa Jêsus cầu rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. . . .” (Lu 23:34)
Có nhiều điều đến với tâm trí tôi, khi tôi đọc những lời này.
Trước hết, nó là một sự ứng nghiệm Kinh Thánh. Nó là một sự ứng nghiệm lời tiên tri.Có lẽ một số quý vị không nhận thức điều đó. Hãy mở với tôi ra trong lời tiên tri của Ê-sai, lời tiên tri kỳ diệu và quen thuộc được ghi trong đoạn thứ 53 của tiên tri Ê-sai. Đâu khoảng giữa từ 9 giờ sáng cho đến trưa, Chúa Giê-xu phán lời này. Dường như rõ ràng là Ngài phán lời này rất sớm sau khi thập tự giá đã được dựng lên. Tại thời điểm ấy, Ngài nói lời cầu nguyện và lời cầu nguyện ấy ứng nghiệm lời tiên tri. Lời tiên tri này được viết khoảng 750 đến 800 trước khi Chúa Giê-xu đến thế gian (quý vị hãy thử nghĩ đến điều đó xem,khoảng 800 năm trước khi Chúa Cứu Thế đến và được sinh ra trong máng cỏ, để rồi sau đó bị chết trên thập tự giá), tiên tri Ê-sai viết điều này trong Es 53:10,
“Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình;những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng.
Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. . . .”
Đó là Đức Chúa Cha sẽ nhìn thấy nó và Đức Chúa Trời sẽ được thỏa mãn. Đức Chúa Trời sẽ được thỏa mãn với sự chết của Con Ngài.
“.. . Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ.”
Bây giờ xin chú ý,
“Vậy nên ta sẽ chia phần cho người đồng với người lớn. Người sẽ chia của bắt với những kẻ mạnh, vì người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội.”(Es 53:12)
Xin chú ý phần cuối: “Cầu thay cho những kẻ phạm tội.” Đó là lời tiên tri. Và trong Lu 23:34, Ngài làm điều đó. Ngài cầu thay cho kẻ phạm tội. Ngài dâng lời cầu nguyện cho kẻ có tội và làm thành lời tiên tri của Ê-sai qua những lời này:“Lạy Cha, xin tha cho họ; bởi họ không biết mình làm điều gì.”
Có vài điều khác nữa trong Lu 23:34 thu hút tôi. Đó là những gì Chúa Giê-xu đã phán, Ngài phán nhiều lần. Chú ý trong bản Kinh Thánh chúng ta ghi: “Song Đức Chúa Giê-xu cầu rằng.” Trong văn phạm của nguyên ngữ nói lên ý tưởng của một hành động được liên tục lập lại. Chúng ta có thể đọc cách chính xác câu này như sau: “Ngài tiếp tục cầu nguyện: ‘Lạy Cha, xin tha cho họ; Lạy Cha, xin tha cho họ; Lạy Cha, xin tha cho họ!’” Ngài phán điều này khi nào thì tôi không biết.Nếu quý vị tổng hợp các sự kiện đồng quan của các sách Phúc Âm, quý vị sẽ thấy sự kiện này ở trong nhiều thời điểm khác nhau. Khi họ đóng đinh vào tay Ngài,có lẽ tại thời điểm đó Ngài cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha tho họ.” Khi họ đóng đinh vào chân Ngài, và kéo dựng cây thập tự lêm, thân Ngài trì xuống, thịt bị xé ra, Ngài cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha tho họ; họ không biết mình làm điều gì.” Và khi họ lấy áo choàng của Ngài và chơi trò đỏ đen để xem ai nhận được chiếc áo không đường mai quý giá ấy, Ngài cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ;họ không biết mình làm điều gì.”
Sứ đồ Ma-thi-ơ thêm một điểm mà tôi nghĩ đáng để chúng ta nhắc tới ngay tại giao điểm này. Ông không ghi lời nói của Chúa Cứu Thế, nhưng ông cho chúng ta biết điều mà những tên lính làm tại chân thập tự giá đang khi bốc thăm chia áo choàng của Ngài. Ông nói rằng họ dừng lại, họ chờ đợi, và họ nhìn Ngài. Chính xác ông nói rằng: “Họ ngồi đó mà canh giữ Ngài.” Tôi không biết chính họ làm gì đang khi canh giữ Chúa, nhưng tôi đoán, đây chỉ là đoán thôi, là họ nhìn Chúa Giê-xu khi Ngài phán đến lần thứ tư hay thứ năm cùng câu cầu nguyện ấy. Có lẽ tại thời điểm đó câu nói đâm thấu vào họ và họ chợt nhận thức tội lỗi mình và rồi họ nghe Ngài nói tiếp: “Lạy Cha, xin tha tho họ.” Và tại thời điểm đó, họ dừng lại, ngước lên nhìn Ngài và canh Ngài tại đó. Lời cầu nguyện này được những tên lính nghe đến. Chỉ khi nào lên thiên đàng, chúng ta mới biết rõ lời cầu nguyện ấy có đem lại kết quả, những tên lính có ăn năn tin Chúa sau này không. Có lẽ nó là sự hy vọng đầu tiên đã đụng đến thầy đội và đưa đến việc ông ta được cứu sau này.
Câu 34 là sự ứng nghiệm lời tiên tri. Câu 34 bao gồm một câu nói được lập đi lập lại nhiều lần.
Tiếp theo điều thứ ba thu hút tôi là lời cầu nguyện này có bốn phần,và tôi muốn quý vị chú ý đến từng phần.
1.Trước hết, lời cầu nguyện hướng về đối tượng,“Lạy Cha.” Ngài gọi Đức Chúa Trời là “Cha.” Nếu chú ý quý vị sẽ thấy lần kế khi Chúa Giê-xu nói với Đức Chúa Trời Ngài đã không gọi theo cách đó. Ngài gọi là “Đức Chúa Trời tôi ôi.” Có một sự khác biệt. Ngài gọi Đức Chúa Trời là Cha Ngài phát xuất từ tình yêu và sự thương mến. Nhưng khi Ngài gọi Đức Chúa Trời là “Đức Chúa Trời tôi,” là bởi vì tại thời điểm đó Ngài đang mang tội lỗi của cả thế gian và Đức Chúa Cha đã quay mặt khỏi Đức Chúa Con, sự thông công bị gián đoạn đem đến một tiếng kêu từ môi miệng của Chúa Giê-xu phán ra lời thứ tư trong câu nói: “Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”
Nhưng còn có điều khác nữa khiến tôi thích thú về đối tượng Ngài cầu xin. Chưa hề bao giờ Chúa Giê-xu cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ cho bất cứ ai trước đây cho đến thời điểm này. Thật tế, trong Ma-thi-ơ 9, chính Chúa Giê-xu đã phán: “Tội ngươi đã được tha, hãy đứng dật vác giường và đi.” Ngài đã tha thứ tội tại lúc đó.Chúa Giê-xu cũng đã giải thích rằng khi Con Người còn ở thế gian, thì Ngài có quyền tha tội. Điều đó đã khiến cho những người Pha-ri-si rất khó chịu – rằng có bất cứ ai trên đất này dám nghĩ rằng mình có quyền tha tội. Trong sự giải thích, Chúa Giê-xu phán: “Trong khi Ta ở trên đất, có có thẩm quyền tha thứ tội lỗi.”
Cho nên tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng rất quan trọng để chúng ta biết rằng bây giờ Ngài không còn ở trên đất nữa. Ngài đã được dựng lên khỏi đất để kéo người khác đến cùng Ngài. Chúa Giê-xu đã phán trong Phúc Âm Giăng rằng: “Khi Ta được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta.” Và bây giờ trên phương diện thể chất, Ngài không còn trên đất nữa. Bây giờ Ngài không còn thi hành chức vụ nữa. Bây giờ Ngài đang thực hiện công việc của sự cứu chuộc. Ngài tự hạ mình dưới thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Cho nên tại thời điểm ấy, Ngài trao công việc tha tội lại cho Đức Chúa Cha, và phán nói: “Lạy Cha, xin tha tội cho họ.” Một lần nữa đây là điều chúng ta không hết cách trọn vẹn, nhưng có lẽ có một khoảng thời gian nào đó thẩm quyền được trao lại cho Đức Chúa Cha. Và Chúa Giê-xu, như một con chiên nhỏ, mang lấy tội lỗi của cả thế gian.
2.Phần đầu của câu này là nó có một đối tượng hướng về, “Đức Chúa Cha.” Điều thứ hai thu hút tôi là nó có một lời yêu cầu.Và lời yêu cầu là “xin tha cho họ.” Đó là một điều thật lạ lùng phải không quý vị? Nếu người nào đó đóng đinh vào bàn tay quý vị và chân của quý vị, nếu người nào đó dựng cây thập tự lên, làm nhục quý vị bằng việc xé từng mảnh áo khỏi thân thể quý vị để quý vị trần trụi, người nào đó ấn mão gai lên đầu quý vị và chế giễu quý vị với một tấm bảng đầy chế nhạo rằng “Đây là vua,” thì quý vị có cầu nguyện lời cầu nguyện đó không? Chỉ với một sự xúc phạm nhỏ thôi là chúng ta đã sẵn sàng trả thù, bênh vực mình và đánh trả lại. Tại đây, trong sự đau đớn, tại chỗ tận cùng của cuộc đời, Chúa Giê-xu cầu nguyện: “Xin tha cho họ.” (AIFL-870,TS).
Quý vị bảo: “Con người không thể làm điều đó được.” Quý vị đang ngồi đó và tự nói với chính mình rằng: “Mình không thể làm điều đó được.” Tôi cũng từng nói như quý vị vậy. Nhưng có biết là có một người đã làm giống y như vậy trong một hoàn cảnh tương tự. Quý vị có nhớ là ai không? Mời quý vị xem trong Công vụ đoạn 7.Trong chốc lát đây tôi sẽ chỉ quý vị thấy một người có thể làm được điều đó.Không phải chỉ có Chúa Cứu Thế, nhưng một người đã chịu tuận đạo trước nhất trong lịch sử của Hội Thánh.. Chúng ta đọc những lời của chấp sự Ê-tiên sau khi ông đã nói lời chứng trước một đám đông vô tín tự cho mình là công bình.
“người nói rằng: Kìa, ta thấy các từng trời mở ra, và Con người đứng bên hữu Đức Chúa Trời.
Bấy giờ, chúng kêu lớn tiếng lên, bịt lỗ tai lại, cùng nhau chạy a lại,
kéo người ra ngoài thành, rồi ném đá người. Các kẻ làm chứng lấy áo xống mình để nơi chơn một người trẻ tuổi kia tên là Sau-lơ.”
Đó chính là người sau này đổi tên là Phao-lô, vị sứ đồ. Lúc bấy giờ ông là một người không tin Chúa, một người không được cứu.
“Chúng đang ném đá, thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi.
Đoạn,người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ!Người vừa nói lời đó rồi thì ngủ.” (Cong 7:56-60)
Một cách tuyệt vời để chết. Với những viên đá rơi tới tấp trên thân thể, ông nói:“Lạy Cha, xin tha cho họ! Đừng đổ tội nầy lại cho họ!” Rồi ông chìm vào giấc ngủ.
Xin quý vị đừng nói với tôi rằng chúng ta không thể kinh nghiệm được loại kiểm soát ấy. Chúng ta không muốn mà thôi, nhưng chúng ta có thể làm được. Nó hành động chống lại xác thịt muốn tự bảo vệ mình. Sự tự duy trì, tự trọng khiến chúng ta đánh trả lại. Nhưng tôi đang học được trong laọt bài về đời sống và sự chết của Chúa Giê-xu về những gì có thể làm được khi ở dưới sự cai trị của Chúa Thánh Linh.
Tiến sĩ Francis Schaefer đã viết một quyển sách tựa đề “Dấu Ấn Của Cơ-Đốc Nhân,”và quý vị sẽ không ngạc nhiên khi khám phá ra rằng dấu ấn đó chính là dấu ấn của tình yêu. Nhưng tôi không nghĩ rằng dấu ấn của Cơ-đốc nhân dừng ở đó. Dấu ấn của Cơ-đốc nhân bao cả việc tha thứ. Bất cứ ai cũng có thể yêu người dễ thương. Bất cứ ai cũng có thể tha thứ người có thể tha thứ được. Nhưng Cơ-đốc nhân có sự độc đáo. Người ấy có thể yêu thương người khó thương. Người ấy có thể tha thứ người khó tha thứ. Nếu điều này nói lên bấy cứ điều gì, thì nó nói lên chính điều đó. Nếu chúng ta chỉ học lời phán đầu tiên trên thập tự giá của Chúa Cứu Thế mà thôi và ra về với lời ấy trên môi, thì chúng ta đã đánh mất toàn bộ sự đột phá của nó. Chúa phán với chúng ta trong phân đoạn này rằng: “Ta không phải chỉ muốn cầu nguyện nhìn thấy những gì Con Ta đã nói, mà ta còn muốn con nhìn thấy những gì con có thể nói khi con bị ngược đãi và khi dễ – ‘Lạy Cha, xin tha cho họ.’”
3.Có một yếu tố thứ ba nữa trong Lu 23:34 thu hút sự chú ý của tôi, và đó là mục tiêu của lời cầu nguyện của Ngài.Chúng ta đã xem qua đối tượng là Đức Chúa Cha. Chúng ta đã xem qua lời yêu cầu là xin tha thứ. Bây giờ chúng ta xem đến mục tiêu của lời yu cầu. “Xin tha cho họ, bởi họ không biết mình làm điều gì.” “Họ” là ai vậy? Thưa, nói chung, chắc chắn nó sẽ là toàn bộ thế gian. Nó bao gồm chúng ta, bởi nếu chúng ta sống vào thời đó, thì chúng ta cũng đã đóng đinh vào tay Ngài, bất kể niềm tin hiện tại của chúng ta. Nhưng “họ” ở đây tôi tin rằng, tại thời điểm ấy là chỉ về những tên lính La-mã đả đóng đinh Ngài. Mời quý vị xem lại câu 33 một lần nữa.
“Khi đến một chỗ gọi là chỗ Sọ, họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đó, . . .”
Câu 34,
“.. . Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì. . . .”
Tôi xin giải thích vắn tắt ở đây. Những người lính La-mã là những con chốt ngu dốt của chính quyền, mặc dù nhiều người trong số họ là những chiến lược gia sáng chói. Những người lãnh trách nhiệm đóng đinh Chúa Giê-xu hôm đó có khả năng là những người lính được đem đến từ Sê-sa-rê, nơi Phi-lát cư ngụ. Có lẽ họ là lực lượng “SS” như trong thời Phát-xít Đức. Và những người này thường rành về việc đóng đinh, hay xử tử tội phạm. Họ được chỉ huy của mình, là thầy đội, cắt cử.Và thầy đội được cấp trên bổ nhiệm. Cho nên họ đơn giản tình nguyện phục vụ.Bốn người này, một bộ phận của toán lính canh nhận lãnh trách nhiệm, họ đã đóng đinh vào tay người ta mỗi ngày, bất cứ khi nào có sự xử tử bằng việc đóng đinh.Họ không hề biết ai là ai. Cho nên điểm Chúa Giê-xu nói ở đây là họ không hề biết tầm quan trọng của những gì họ đang làm. Họ không biết Đấng mà họ đang đóng đinh là ai. Họ không biết Đấng mà họ đang xử tử lài ai.
Đó là điểm chính. Và nó còn rộng hơn thế nữa. Nó bao gồm mỗi một người Giu-đa đã hoạch định chương trình. Nó bao gồm mỗi một người ngoại bang có phần nhỏ nhất trong việc đóng đinh. Và nó cũng bao gồm luôn cả chúng ta nữa, như chúng ta sẽ thấy.
Phía sau tất cả mọi sự đó, có một nguyên do. Và đó là điều thứ tư, cũng là điều cuối cùng, thu hút sự chú ý của tôi. “Lạy Cha, xin tha cho họ.” Tại sao? Nguyên do của lời cầu xin đó là gì? “Họ không biết mình làm điều gì.” Họ không nhận thức tầm quan trọng của hành động ấy. Họ không hề nhận thức được rằng đôi tay, đôi chân mà họ đè xuống để đóng vào thập tự giá là đôi tay và chân của Con Đức Chúa Trời.
Có điều gì đó đang diễn ra trong cuộc đời của quý vị mà nhìn chung thì quý vị thật sự biết rằng nó không nên diễn ra, nhưng quý vị chưa dừng lại để suy nghĩ về tầm quan trọng của nó phải không? Có điều gì đó liên quan đến việc nhận thức kết quả cuối cùng của những gì quý vị làm thật sự cản trở cuộc đời của quý vị và ngăn chận quý vị đi xa hơn. Tôi nghĩ Chúa đang phán với chúng ta rằng: “Bất cứ điều gì đang diễn ra, không phải việc đóng đinh Chúa Cứu Thế theo nghĩa đen,nhưng bất cứ điều gì có thể đang diễn ra thật sự không đúng giữa con và Chúa,thì điều đó cần phải chấm dứt. Và con phải coi lại những gì con đang làm – tầm quan trọng của nó.”
Bây giờ thì phần tuyệt vời của tất cả những điều này nằm trong thư Cô-lô-se đoạn 2,và một vài câu trong đoạn 3. Thắc mắc tôi muốn trả lời bây giờ là: Đức Chúa Trời có đã trả lời cầu nguyện của Con Ngài không? Khi Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của Con Ngài, Chúa có trả lời nó một cách quả quyết không? Và tôi sẽ chỉ cho quý vị thấy, đúng vậy, Ngài đã trả lời. Mỗi một người Giu-đa và mỗi một người ngoại bang từ thời điểm đó đã được tha thứ. Co 2:13, nói cho người ngoại,
“Khi anh em đã chết bởi tội lỗi mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì Đức Chúa Trời đã khiến anh em sống lại với Đấng Christ, vì đã tha thứ (đó là chữ của chúng ta), đã tha thứ hết mọi tội chúng ta:”
Quý vị thấy đấy, Đức Chúa Con đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ.” Bây giờ Đức Chúa Thánh Linh xác minh rằng Đức Chúa Trời đã làm điều đó. Ngài đã tha thứ hết mọi tội lỗi của chúng ta, sau khi
“đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự.”(Co 2:14)
Tôi xin giải thích nhanh điều này có nghĩa gì. Khi một tội phạm bị xử tử trên thập tự giá, thì một tấm bảng được thực hiện nhanh chóng bởi những người lính chịu trách nhiệm về thi thể của người đó từ khi đóng đinh cho đến khi hạ xuống đem chôn. Tấm bảng đó chứa đựng những dòn chữ ghi tội phạm của người đó. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu có tấm bảng đóng trên đầu ghi: “NGƯỜI NÀY LÀ VUA DÂN GIU-ĐA.” Quý vị thấy đấy, Ngài đã tuyên bố rằng Ngài là như thế. Và họ tuyên bố rằng đó là một sự chống nghịch chính quyền, khi mà Ngài tự đưa mình lên trên hoàng đế Sê-sa. Tấm bảng này được treo bằng sợi dây trên ngực của nạn nhân. Nó được treo ở đó. Và Ngài đã mang nó đang khi vác thập tự giá đi trên con đường thập tự để đến đồi Gô-gô-tha. Sau đó họ tháo tấm bảng ra, nhưng dọc trên đường đi, dân chúng đã nhìn thấy, và sau đó thì nó được đóng bên trên đầu Chúa Giê-xu trên thập tự giá, cho nên khi một người đi ngang qua, người ấy có thể nhìn thấy những chữ “Nổi loạn,” hay “Sát nhân,” hay như trong trường hợp này, “Chống chính quyền.”
Bây giờ thì Chúa Giê-xu phán với chúng ta qua ngòi bút của sứ đồ Phao-lô rằng Chúa Giê-xu “đã gánh lấy tội lỗi của chúng ta và đóng đinh nó trên thập tự giá của Ngài.” Ngài cất lấy tội lỗi của chúng ta, tờ khế nghịch cùng chúng ta. Ngài cất đi những gì đã buộc chung quanh cổ chúng ta và những gì đáng chết của chúng ta. Từng tấm bảng một, Ngài đã đóng đinh nó trên thập tự giá, tất cả tội lỗi của quý vị và tội lỗi của tôi, vì vậy Ngài đã chết không phải chỉ như vị Vua của dân Giu-đa, nhưng Ngài cũng đã chết cho mỗi một tội lỗi mà quý vị và tôi phạm phải(AIFL-871, TS).
Bây giờ mời quý vị xem tiếp Co 3:12-14.
“Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. . .”
Hôm nay chúng ta đang nói về việc khoát lên điều gì đó, và cất đi khỏi chúng ta sự dơ dáy của xác thịt và tất cả mọi điều xấu xa, gian ác. Cất những điều đó khỏi chúng ta,
“.. . Hãy mặc lấy sự nhơn từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục,”
Và sau đó ông nói tiếp,
“nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.
Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành. “
Điều đó như là một câu kết luận gồm hết mọi sự phải không quý vị?
Nó không phải chỉ là việc Chúa Cứu Thế đã chết và đã cầu nguyện một lời trống rỗng trước một Đức Chúa Trời yên lặng. Mà Ngài đã cầu nguyện một lời đầy ý nghĩa và đã được trả lời, “Ta tha thứ cho họ.” Và rồi Ngài đã đáp lời cầu nguyện và tha thứ thứ cho chúng ta, mang trên thập tự giá những tội lỗi của chúng ta, hầu chúng ta có thể có được quyền năng cất bỏ những tội lỗi của xác thịt và mặc vào chỗ đó danh sách của những điều được nói đến ở đây, là những điều rất hiếm hoi trong đời sống của chúng ta.
Tôi có cần nói đến đề tài này lâu đủ để quý vị nhìn lại danh sách ấy và suy nghĩ lại về những ngày đã qua trong tuần rồi không? Quý vị có lòng thương xót, nhơn từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục, chịu đựng, tha thứ và yêu thương như thế nào? Tôi xin nói với quý vị rằng, thì giờ chúng ta bỏ ra để lắng nghe sẽ trở nên luống nhưng, nếu như những điều này không bắt đầu thâm nhập vào trong đời sống của chúng ta. Có điều gì đó hết sức sai trật với việc liên tục nghiên cứu,học hỏi mà rất ít thay đổi – quả hết sức sai trật.
Đức Chúa Trời không tìm kiếm những người con toàn hảo, nhưng Ngài tìm kiếm những người được thanh tẩy. Ngài không hề đòi hỏi chúng ta phải chết cho tội lỗi của bất cứ ai khác. Điều đó hoàn toàn bất khả thi. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta sống trong một đường lối chắc chắn có thể bày tỏ ra Đấng đã chết thay cho chúng ta.
Tôi xin cho quý vị vài minh họa ở đây. Trong thời điểm Thế chiến thứ 2 khởi phát,kẻ thù bỏ bom phá hủy ngôi đại Thánh đường Coventry lộng lẫy của nước Anh, để lại chỗ thờ phượng thân yêu ấy trong sự tàn rụi. Chỉ một cây thập tự và một phần của vách tường còn có thể nhìn thấy được. Nhiều năm sau, du khách đến thăm di tích ấy, họ nhìn thấy trên bức tường ấy có khắc hàng chữ: “Lạy Cha, xin tha thứ.”
Nhà giải kinh Warren Wiersbe thực hiện một sự quan sát về câu khắc kỳ lạ này. Ông viết: “Lạy Cha, xin tha thứ! Đây là lời cầu nguyện của một người đau khổ, người nhìn thấy tòa thánh đường của mình bị phá hủy và những người thân, những người bạn bị thương tích và chết chóc. Lạy Cha, xin tha thứ! Khi quý vị nhìn sự tàn rụi của ngôi đại thánh đường cũ, quý vị có thể nhìn thấy một thời điểm của sự ích kỷ và tội lỗi của con người, nhưng đồng thời quý vị có thể nhìn thấy một sự kỷ niệm về ân điển của Đức Chúa Trời đã khuyến khích các Cơ-đốc nhân cầu nguyện cho kẻ thù của mình. ‘Lạy Cha, xin tha thứ!’”
Những lời cầu nguyện của quý vị dâng lên Đức Chúa Cha xin tha thứ cho người nào đó về tội lỗi của họ có thể trở nên giống như một ốc đảo trong sa mạc khô cằn.
Nhà văn Ray Pritchard viết: “Tôi nghĩ nó cực kỳ quan trọng rằng tiếng kêu đầu tiên từ thập tự giá là một lời của sự tha thứ. Những lời này dạy chúng ta rằng Chúa Giê-xu đã đến để thiết lập một tôn giáo của sự tha thứ. Ngài là một Người có tấm lòng tha thứ. Ngài đã đến trong thế gian này để thiết lập một Hội Thánh trở nên một ốc đảo của sự tha thứ. Và đem đến cho thế giới một dòng giống của những con người đàn ông và đàn bà tha thứ.”
Hội Thánh của tôi, Hội Thánh của quý vị cần phải trở nên một ốc đảo của sự tha thứ.những tội nhân nặng nề, gảy đổ nên có khả năn tìm được sự thư giãn và thương xót bên trong những bức tường của nhà thờ. Cũng như những người ly dị, người nghiện ngập, người cựu tội phạm, người mang thai ngoài hôn nhân. Tất cả đều có thể tìm được ốc đảo của sự tha thứ bên trong Hội Thánh của chúng ta.
Còn gia đình của quý vị thì thế nào? Quý vị có nuôi dưỡng một môi trường an toàn,mềm mại, nơi ân điển tuôn chảy tự do và sai quấy được tha thứ không? Hay là đầy những sự thù hận, cay đắng, và những lời tàn độc?
Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trong Phúc Âm Lu-ca 23 chỉ cho chúng ta một con đường tốt hơn để sống và yêu thương. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc ôm lấy sự tha thứ của Ngài cho chúng ta và cho tội lỗi của chúng ta. Và chúng ta có thể tiếp tục dâng lên Ngài một của lễ cảm tạ về những gì Ngài đã làm cho chúng ta.
Tôi xin hỏi thêm quý vị xa hơn chút nữa. Quý vị có đang nuôi dưỡng một tinh thần không tha thứ đối với người nào đó không? Có phải quý vị bị tổn thương quá nặng nề, đến độ quý vị không thể hình dung ra được bất cứ hình thức nào để tha thứ cho người đã sai trái với quý vị không?
Nếu thế, tôi mời quý vị hãy để thì giờ đến dưới chân thập tự giá. Tôi mời quý vị hãy phản ảnh những lời phán của Chúa Giê-xu và nghe lại lần nữa: “Lạy Cha, xin tha cho họ; bởi họ không biết mình làm điều gì.” Hãy cầu xin Chúa giúp quý vị trút bỏ sự tức giận, sự cay đắng của quý vị và biến đổi chúng thành những giòng suối của sự tha thứ và yêu thương.
Đó chính xác là những gì đã làm cho quý vị và những gì Ngài đã làm cho tôi! Chúa Cứu Thế Giê-xu đã tình nguyện biến mình thành Con Chiên sinh tế của Đức Chúa Trời, hầu Ngài có thể bị giết vì cớ tội lỗi của quý vị và tôi! Vì lợi ích của chúng ta mà Ngài đã chịu khổ. Chính vì tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã bị Đức Chúa Trời lìa bỏ. Chính vì chúng ta, vì những gì chúng ta đã làm, mà Ngài đã trở nên “Người biết sự đau đớn và quen thuộc với buồn bã.” Đấng không hề phạm tội đã bước lên thập tự giá và trở nên tội lỗi thay cho chúng ta. Khi quý vị dừng lại và suy nghĩ về điều đó, thì Ngài đang có chúng ta trong lòng Ngài khi Ngài cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ, bởi vì chúng ta không những gì mình làm.Chúng ta đang nói về ân điển của Đức Chúa Trời! Mặc dù chúng ta phạm tội trong sự ngu dốt, không biết gì hết về những việc làm sai trái của mình, thì sự tha thứ trọn vẹn và đầy ân hậu của Đức Chúa Trời tiếp tục thực hiện công tác cứu chuộc thay cho chúng ta.
Tất cả những điều này nhắc nhớ lại câu chuyện kỳ diệu, lạ kùng, một câu chuyện thật về việc thế nào Tin Lành đã đến với đất nước Đại Hàn. Ngược dòng thời gian trở lại năm 1886, một giáo sĩ người Welsh, ông Robert J. Thomas, đang truyền giáo tại Trung quốc, khám phá ra rằng chữ Đại Hàn trong cách nào đó tương tự như chữ Tàu. Càng lúc ông càng mang gánh nặng về sự cứu rỗi của dân Đại hàn. Ông tự nghĩ có lẽ họ có thể đọc được văn phẩm Tin Lành mà ông đang sử dụng ở Trung quốc. Cho nên ông đóng thùng một số Kinh Thánh và Truyền đạo đơn, đáp một chuyến tàu thủy của Mỹ, tàu General Sherman, đi đến Bình Nhưỡng. Đáng tiếc, khi chiếc tàu vào bờ, thì có một sự xung đột trầm trọng xảy ra giữa người Đại Hàn và các thủy thủ Mỹ trêntàu Sherman. Trong một trận chiến đẫm máu, cuối cùng chiếc tàu Sherman bị đốt và mọi người trên tàu đều bị giết, ngoại trừ giáo sĩ Robert Thomas. Ông thoát được lên bờ, với hai tay đầy Kinh Thánh và Truyền đạo đơn. Ông quăng nó trên bãi cát đang khi những người Đại Hàn giận dữ dùng cây đập ông chết cách tàn nhẫn. Họ không biết điều mình đang làm là gì, nhưng Tin Lành đã đến được đất nước Đại hàn. Đức Chúa Trời đã tha thứ cho họ, và ngày nay có khoảng trên 40 phần trăm dân số Đại hàn là những Cơ-đốc nhân được tái sanh.
Cảm tạ Chúa, Ngài vẫn tiếp tục tha thứ, tha thứ và tha thứ. Bất cứ quý vị đang ở đâu, tôi mời quý vị hãy nhắm mắt cúi đầu trong giây lát. Tôi sẽ cầu nguyện trong chốc lát. Nhưng trước khi tôi cầu nguyện, tôi muốn giới thiệu sự sống đời đời đến cho tất cả quý vị. Sự tha thứ của Đức Chúa Trời sẽ thuộc về quý vị, chỉ cần quý vị tiếp nhận Con Ngài, là Đấng đang chết thay cho quý vị, hầu quý vị có thể sống, và tha thứ tất cả mọi tội lỗi của quý vị trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Quý vị chỉ cần tin Ngài.
Lạy Cha kính yêu, cám ơn Cha về lẽ thật của sự tha thứ. Cám ơn Cha về cách điều này được làm gương, không phải chỉ qua cuộc đời của giáo sị Robert Thomas trong việc đem Tin Lành đến cho Đại Hàn, nhưng quan trọng hơn nữa là trong cuộc đời của Chúa Cứu Thế Giê-xu đang khi Ngài tha thứ chúng con, là những người đã đóng đinh Ngài trên thập tự giá, và cho tất cả những ai quay lại chống nghịch Ngài trong những thế kỷ đến. Cám ơn Cha về sự tha thứ của Chúa Giê-xu. Cám ơn về những gì nó có ý nghĩa đối với chúng con, nagy cả dù ở trong thế kỷ hai mươi mốt này. Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh quý báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men!
BÀI 7 BÀI 9
BÀI 7 BÀI 9
Leave a Comment