BÀI 20: BẼ GÃY HÀM CỦA SỰ CHẾT
BÀI 20: BẼ GÃY HÀM CỦA SỰ CHẾT
Bẽ gãy hàm của sự chết
Ông Gióp khi xưa hỏi: “Nếu một người chết đi, người ấy sẽ sống lại không?” Và cuối cùng ông đã khám phá ra câu trả lời khi viết trong Giop 19:25 rằng,
“Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất.”
Để đối phó với sự chết, chúng ta không cần những môn trong chương trình đại học,hay những sự thành đạt to lớn. Chúng ta không cần một chuyên gia về sự chết.Chúng ta cũng không cần nhà thiên nhiên học nói với chúng ta rằng tuyết sẽ tan,hoa sẽ nở, cỏ sẽ xanh và sự sống sẽ trở lại. Những gì chúng ta cần, rất rõ ràng và đơn giản, là một Đấng cứu chuộc.
Từ “Đấng cứu chuộc” đến từ chữ “gael” trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ, có nghĩa là “người bảo vệ.” Chúng ta cần người bảo vệ chúng ta, người nào đó làm sạch hết mọi bản án phủ trên chúng ta.
Không một ai có thể nói được rằng: “Tội lỗi ngươi đã được tha.” Nhưng Chúa trên trời có thể nhìn vào mặt tôi và phán rằng: “Con được tha thứ. Hỡi con Ta, hãy đến trong sự hiện diện của Ta. Con có một gael. Con có một Đấng cứu chuộc.”
Đấng cứu chuộc này là ai vậy? Chúng ta hãy quay trở lại với những lời của ông Gióp.Theo những gì ông đã viết thì Ngài là Đấng đang sống. Nói cách khác, để tôi có thể có được loại sự sống vượt tự nhiên của thân thể mình, tôi phải có sự liên kết chính đáng với một sự sống siêu nhiên. Hơn thế nữa, Ngài phải là Đấng đã vượt trên mồ mã và có thể nói với tôi lẽ thật về những gì tôi có thể trông đợi và đưa tôi đến đó an toàn. Đó chính là Đấng cứu chuộc. Và tin mừng là, Ngài đang sống.
Một ngày nào đó tất cả chúng ta sẽ đứng trước Đức Chúa Trời. Lúc đó, chúng ta sẽ cần điều gì đó vượt lên trên sự tưởng tượng, hay một cảm xúc ấm áp xung quanh chúng ta. Khi chúng ta vượt từ thời gian đi vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời đời đời, chúng ta cần những điều hơn sự giúp đỡ của thuốc men, hay lời hứa của người bạn tốt. Một lần nữa, chúng ta cần một gael, một Đấng cứu chuộc sống,Người có bàn tay mang dấu đinh đang cầm sự cứu rỗi của chúng ta, Người đã đổ dòng huyết trở nên chất tẩy tuyệt vời có thể thanh tẩy mọi tội lỗi của chúng ta và trình diện chúng ta cách không tì vít trước sự hiện diện của vinh hiển Đức Chúa Trời với sự vui mừng tột độ.
Bởi vì Đấng cứu chuộc của tôi sống, nên tôi cũng sẽ sống đời đời.
Ông Soren Kierkegaard, một triết gia người Đan Mạch, đã viết quyển sách tựa đề “Căn Bệnh Đưa Đến Sự Chết,” trong đó ông nói rằng: “Con người được sinh ra và sống trong tội lỗi. Người ấy không thể làm bất cứ điều gì cho chính mình;người ấy chỉ có thể làm điều tổn hại cho chính mình mà thôi.”
Sau nhiều năm nghiên cứu về tâm lý học, Bác sĩ Carl Jung đã viết: “Tất cả những tội lỗi nguyên thủy cũ không chết, nhưng ẩn núp trong góc tối của những tấm lòng hiện đại, vẫn ở đó, và vẫn kinh khiếp như trước đây.”
Tốt hơn là quý vị nên tin như thế.
Ngày nay, những tấm lòng “vẫn kinh khiếp như trước đây” đang tìm kiếm một gael,nhưng thường là họ tìm khắp nơi, nhưng trừ một chỗ đúng. Chỗ đó là đâu vậy? Hãy đến với thập tự giá nơi Cứu Chúa của chúng ta đã chết. Hãy đến với ngôi mộ –ngôi mộ trống mà Ngài đã sống lại từ đấy.
Câu hỏi không phải là: “Tôi sẽ sống đời đời không?” Xin quý vị hãy lắng nghe tôi giờ này. Mọi người sẽ sống đời đời. Linh hồn là bất diệt, không bao giờ chết.Câu hỏi đúng là: “Tôi sẽ sống đời đời ở đâu? Nơi tôi sống đời đời là đâu?”
Trở lại năm 1957, ông Christian Gellert đã viết những lời này: “Chúa Giê-xu sống,và tôi cũng sẽ sống. / Sự chết! Cái nọc của mầy bị cất đi vĩnh viễn! / Đấng thương xót tôi đã chịu chết, / Đang sống vượt trên sự chết. / Ngài sẽ làm cho tôi sống lại từ bụi đất - / Chúa Giê-xu là Nguồn Hy vọng và Sự Tin cậy của tôi.”
Chúng ta không cần một chuyên gia về sự chết. Chúng ta không cần một nhà tự nhiên học. Chúng ta không cần một kinh nghiệm ngoài thân thể. Chúng ta không cần một thi nhân, hay một triết gia. Ngay cả chúng ta cũng không cần một nhà thần học nữa. Những gì chúng ta hết sức cần, là Đấng cứu chuộc, Đấng đã bẽ gãy hàm của sự chết.
Càng sống lâu thì tôi càng bị thuyết phục để tin rằng một người chưa thật sự sự sống để sống cho đến khi người ấy sự sống để chết. Những người sống với sự đảm bảo và bình an vĩ đại nhất và với số lượng kinh sợ ít nhất là những ai biết cách nào để chết xuyên qua Đấng cứu chuộc đang sống.
Tác giả Joe Bayly đã viết những lời chính xác về đề tài sự chết, tôi xin trích đoạn sau đây: “Sự chết luôn luôn chờ đợi. Cánh cửa của xe tang không bao giờ đóng.Người nông dân và viên giám đốc công ty đang sống trong bóng của sự chết cùng với những người được thưởng giải Nobel, và điếm đĩ, người mẹ, trẻ con, thiếu niên, người già. Xe tang đứng chờ vị bác sĩ giãi phẫu thay tim, cũng như bệnh nhân đang hy vọng. Cho giám đốc nhà quàn cũng như thi hài mình người ấy đang tẩn liệm. Sự chết không chừa một ai cả.”
Tất cả những điều đang nói đến về xe tang và xác chết sẽ làm chúng ta thức suốt đêm nếu như không có một lời hứa về sự sống lại. Đó chính là những gì câu chuyện của ông La-xa-rơ dành cho chúng ta – một hy vọng thật vượt trên mồ mã. Nhưng còn hơn thế nữa. Hy vọng của chúng ta không phải chỉ đơn thuần ở trong một tương lại thần học thực tế. Hy vọng của chúng ta là ở trên một Đấng, chính Chúa Giê-xu, Cứu Chúa của chúng ta, Đức Chúa Trời của chúng ta và cũng là Bạn thiết của chúng ta. Tôi xin hỏi quý vị rằng, quý vị có tin điều đó hôm nay không? Có thể chính quý vị, hay người nào đó quý vị yêu thương đang đối diện với sự chết,ngay cả khi quý vị đang nghe những lời này. Có lẽ gia đình của quý vị đang tái gom lại những mảnh của một đời sống mà đã bị sự chết làm tản lạc vì cái chết của một người thân yêu.
Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện về một gia đình đã trải qua hoàn cảnh chính xác như thế. Gia đình của ông La-xa-rơ, như được ký thuật lại cho chúng ta trong Phúc Âm Gi 11:1-27.
Quý vị còn nhớ Ma-ri, là người đã đổ dầu thơm xức chân Chúa Giê-xu và lau bằng tóc mình không? Anh của bà, ông La-xa-rơ, đang sống tại Bê-tha-ni với Ma-ri và người chị là Ma-thê, đang đau.
“Vậy,hai chị em sai người đến thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nầy, kẻ Chúa yêu mắc bịnh.
Đức Chúa Jêsus vừa nghe lời đó, bèn phán rằng: Bịnh nầy không đến chết đâu, nhưng vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, hầu cho Con Đức Chúa Trời bởi đó được sáng danh.
Vả,Đức Chúa Jêsus yêu Ma-thê, em người và La-xa-rơ.
Khi Ngài nghe người nầy đau, bèn ở lại hai ngày nữa trong nơi Ngài đương ở.
Rồi đó, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Chúng ta hãy trở về xứ Giu-đê.
Môn đồ thưa rằng: Thưa thầy, hôm trước dân Giu-đa tìm ném đá thầy, thầy còn trở lại nơi họ sao!
Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Trong ban ngày há chẳng phải có mười hai giờ sao? nếu ai đi ban ngày, thì không vấp vì thấy sự sáng của thế gian nầy.
Nhưng nếu ai đi ban đêm, thì vấp, vì không có sự sáng.
Ngài phán như vậy, rồi tiếp rằng: La-xa-rơ, bạn ta, đương ngủ; nhưng ta đi đánh thức người.
Môn đồ thưa rằng: Thưa Chúa, nếu người ngủ, chắc sẽ được lành.
Vả,Đức Chúa Jêsus phán lời đó chỉ về sự chết của La-xa-rơ; song môn đồ tưởng nói về giấc ngủ thường.
Đức Chúa Jêsus bèn nói tỏ tường cùng môn đồ rằng: La-xa-rơ chết rồi.
Ta vì các ngươi mừng không có ta tại đó, để cho các ngươi tin; nhưng chúng ta hãy đi đến cùng người.
Nhơn đó, Thô-ma, gọi là Đi-đim, nói với môn đồ khác rằng: Chúng ta cũng hãy đi tới đó đặng chết với Ngài!
Khi Đức Chúa Jêsus đến nơi, thấy đã chôn La-xa-rơ trong mộ bốn ngày rồi.
Vả,thành Bê-tha-ni cách thành Giê-ru-sa-lem chỉ độ mười lăm ếch-ta-đơ.
Có nhiều người Giu-đa đã đến đó đặng yên ủi Ma-thê và Ma-ri về sự anh chết.
Lúc Ma-thê nghe Đức Chúa Jêsus đến, thì đi đón Ngài; nhưng Ma-ri thì ngồi tại nhà.
Ma-thê thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết;
mà bây giờ tôi cùng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho.
Đức Chúa Jêsus phán rằng: Anh ngươi sẽ sống lại.
Ma-thê thưa rằng: Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại.
Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống,mặc dầu đã chết rồi.
Còn ai sống mà tin ta thì không hề chết. Ngươi tin điều đó chăng?
Người thưa rằng: Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian.”
Mục sư Chuck Swindoll kể lại thời điểm khi ông nhận được tin ông thân của Mục sư qua đời như sau.
“Cách đây khoảng một tuần rưỡi, mọi sự thật yên tĩnh trong gia đình chúng tôi, cho đến khi khuya thứ Tư hôm ấy. Giữa sự yên lặng, bất ngờ chuông điện thoại reo.Tôi nhấc máy lên và được người y tá bên kia đầu dây báo cho biết ba tôi đang ở trong cơn hấp hối, sự chết chắc chắn sẽ đến trong giây phút, nên tôi phải đến bệnh viện ngay lập tức.”
“Tôi và nhà tôi thay vội quần áo và sau khi báo cho chị tôi biết, chúng tôi vội vã đến ngay bệnh viện gần đó. Hành lang bệnh viện vắng lặng, với ánh sáng mờ nhạt.Quý vị có thể nghe được tiếng ngáy của các bệnh nên đang chìm trong giấc ngủ.”
“Ngay khi chúng tôi vừa đến phòng số 337, cô y tá đang hạ đầu giường của cha tôi xuống và quay lại nhìn chúng tôi lắc đầu bảo: Ông cụ vừa chết chỉ cách đây vài giây thôi.’ Tôi lạnh mình đứng ngay tại cửa, tôi không chắc là có muốn bước vào bên trong không nữa. Tôi cảm thấy thật bối rối, nhưng ý chí đã chiến thắng cảm xúc, nên tôi bước ngay vào trong phògn. Cảm giác kỳ lạ của người con mồ côi cha chiếm lấy tôi. Quả là một điều lạ đối với một người đàn ông 45 tuổi để nói như thế, nhưng ngay cả tôi đã chuẩn bị tâm lý cho kinh nghiệm đau đớn này, tôi vẫn không thật sự nghĩ rằng mình sẵn sàng để đón nhận nó. Tôi nhìn thi hài của người đàn ông mà tôi đã biết rõ hầu như trong năm thập niên qua. Mắt ông cụ vẫn mở, nên tôi đưa tay vuốt mắt cụ. Tóc ông cụ phủ xuống, nên tôi vén nó lên thẳng nếp trên đầu cụ. Sự sống của cha tôi đã ra đi. Và tôi thổn thức, đúng ra cho ích lợi của chính mình, bởi cụ không nghe được: “Cha ơi, con thương Cha. Con thật sự cần Cha. Tạm biệt Cha.” Sau khi hôn trên trán ông cụ, tôi quay lại và nhà tôi đang đứng đó. Tôi ôm lấy nhà tôi và bà vỗ vỗ vai tôi bày tỏ sự an ủi,và trong một khoảng thời gian vô định, tôi đã khóc, và sau đó chúng tôi quay trở về nhà trong khí lạnh của đêm đông. Sự chết chưa bao giờ thực như thế trong cuộc đời tôi, chưa bao giờ.”
Quý vị từng trải qua kinh nghiệm này thì hiểu rõ cảm xúc ấy. Cá nhân tôi thì nghĩ đến hai điều. Thứ nhất, thật kỳ lạ khi tôi nhớ đến những lời của nhà thơ Euripides, người Hy Lạp, viết rằng: “Sự chết là món nợ mà tất cả chúng ta đều phải trả.” Cha của Mục sư Chuck Swindoll vừa trả món nợ ấy. Nhưng chữ “tất cả”dường như buộc chặt vào trí tôi. “Tất cả chúng ta đều phải trả.” Mỗi một người đều phải trả nó, quý vị và tôi, mỗi người chúng ta.
Và điều tiếp theo còn kỳ lạ hơn nữa, tôi nhớ đến con rùa và câu nói liên hệ “rùa cắn trời rầm không nhả!” Nói lên sự kiện hễ một khi con rùa cắn ai, thì dẫu cho ‘trời rầm,’ sấm sét vang động nó cũng không nhả. Người bị rùa cắn buộc phải dùng kền hay dao chẻ miệng nó ra, thì mới thoát được. Và tôi nghĩ nếu tôi đặt tên của điều đó, tôi sẽ gọi là Sự Chết. Sự chết cắn vào ai thì không bao giờ nhả ra. Và nó không thể tránh được. Nó là sự kiện phổ thông, không thể trốn tránh được. Khi nó cắn, quý vị không thể thoát khỏi hàm nó được. Và tại những thời điểm ấy hết sức kinh khiếp.
Ông Edwin Shneidman, mộtb chuyên gia về sự chết, viết trong quyển “Những Sự Chết Của Con Người” như sau: “Chúng ta phải đối diện với sự kiện rằng sự chết là một hành động mà con người bị buộc phải tham gia vào. Chữ ‘bị buộc’ có một ý nghĩa đặc biệt ở đây. Nó ám chỉ rằng sự chết, giống như sự tra tấn, hãm hiếp, tử hình, bắt cóc, và những sự sa thải, là một hình thức ép buộc. Sự đe dọa bị tẩy xóa là sự hình phạt gian dối nhất.” Những lời rất mạnh phải không quý vị? “Sự đe dọa bị tẩy xóa.”
Quý vị nghi ngờ điều đó phải không? Mời vinh quang hãy lắng nghe trong Sa 3:19,
“ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.”
Thi 89:48,
“ai là người sống mà sẽ chẳng thấy sự chết? Ai sẽ cứu linh hồn mình khỏi quyền âm phủ?”
Thi 90:9,
“Bởi cơn giận của Chúa, các ngày chúng tôi đều qua đi; Năm chúng tôi tan mất nơi hơi thở.
Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi, Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi; Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ và buồn thảm, Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi.”
Tr 3:1,
“Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định.
Có kỳ sanh ra, và có kỳ chết; . . .”
Ex 18:20,
“Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết.”
Ro 5:12,
“bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.”
ICo 15:22,
“Trong A-đam mọi người đều chết.”
He 9:27,
“Theo như đã định, mọi đều chết.”
Gia 4:14,
“song ngày mai sẽ ra thế nao, anh em chẳng biết! Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay.”
Kh 20:11,
“Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa.
Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, . . .”
Ông Euripides đã nói đúng, “Nó là một món nợ mà tất cả chúng ta đều phải trả.” Từ Sáng thế ký đến Khải huyền, Kinh Thánh là một lịch sử liên tục của một lời cáo phó. Từ lớn đến nhỏ, từ già đến trẻ, tất cả chúng ta đều phải chết.
Trước hết nó xuất hiện trong Sáng thế ký đoạn 2. Nếu quý vị có Kinh Thánh bên cạnh,tôi muốn quý vị mở ra chỗ đó để tận mắt nhìn thấy. Sa 2:16. Đây là chỗ đầu tiên trong Kinh Thánh nói đến sự chết, đồng thời cũng là sự báo trước đầu tiên. Điều đó rất quan trọng. Lần đầu tiên Đức Chúa Trời nói đến sự chết, Ngài báo trước về nó. Bởi vì nó đang ở trong tình trạng vô tội. Ông A-đam và bà Ê-va đã được tạo dựng nên, và họ đang sống trong môi trường thật toàn hảo, vô tội, và Đức Chúa Trời cảnh cáo họ về việc sự chết đang treo lơ lửng, nếu như tội lỗi đến.
“Rồi,Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn;
nhưng (bây giờ nó đến đây), nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến;vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết.” (Sa 2:19)
Đó là một sự báo trước, đó là một lời hứa. Nếu muốn, quý vị có thể gọi đó là lời tiên tri đầu tiên trong Kinh Thánh. Không phải trong Sáng thế ký 3, nhưng là trong Sáng thế ký 2. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài ngươi phạm tội ngươi sẽ chết. Và sự chết đó trở nên một sự kiện không thể trốn thoát được cho mỗi một người đàn ông, mỗi một người đàn bà, mỗi một trẻ con. Nếu tội lỗi đến, sự chết đến. Chúng ta là anh em sinh đôi. Chúng không bao giờ phân rẽ ra. Nơi nào có tội lỗi, nơi đó sẽ có sự chết. (AIFL-895, TS).Câu hỏi được đặt ra là: Nếu ông A-đam và bà Ê-va không hề phạm tội, thì họ có sống đời đời không? Rõ ràng là có. Nhưng khi tội lỗi đến, sự chết sẽ có mặt ngay bên cạnh.
Và đó chính xác là những gì xảy ra. Đoạn 4. Hai đứa con đầu tiên sinh ra trên đất,Ca-in và A-bên, câu 8, đứa lớn giết đứa nhỏ.
“Ca-in thuật lại cùng A-bên là em mình. Vả, khi hai người đương ở ngoài đồng, thì Ca-in xông đến A-bên là em mình, và giết đi.”
Ngay cả người cha cũng chết. Quý vị hãy tận mắt nhìn xem. Sa 5:5,
“Vậy,A-đam hưởng thọ được chín trăm ba mươi tuổi, rồi qua đời.
Đứa con kế được sinh ra,
Sết được một trăm năm tuổi, sanh Ê-nót.
Sau khi Sết sanh Ê-nót rồi, còn sống được tám trăm bảy năm, sanh con trai con gái.
Vậy,Sết hưởng thọ được chín trăm mười hai tuổi, rồi qua đời.”
Câu 11.
“Vậy,Ê-nót hưởng thọ được chín trăm năm tuổi, rồi qua đời.”
Câu 14, rồi qua đời.” Câu 17, “rồi qua đời.” Ngay cả Mê-tu-sê-la. Sau 969 năm sống trên đất, câu 27, “rồi qua đời.” Quý vị có thể tưởng tượng ra việc lao khổ trên đất trong 969 năm không? Và ngay cả như thế cuối cùng quý vị cũng không thoát khỏi sự chết.
Cũng xin nói thêm rằng, khi chúng ta nói về lối thoát, nó là một sự kiện đơn giản rằng nhiều người cảm nghĩ rằng sự chết cung cấp lối thoát – thoát khỏi thực tế, thoát khỏi đau khổ, thoát khỏi sự đoán xét. Xin hãy lắng nghe đây! Sự chết là điều không thể tránh khỏi. Sự chết mang tính đại chúng. Nhưng tư40 nó không phải là một lối thoát. Cất đi sự sống của một người không hề cung cấp cho người ấy lối thoát khỏi sự đau đớn. Sự chết giống như là con đường hầm hẹp dẫn vào cõi đời đời. Và nó mở ra cho toàn bộ thế giới, bức tranh toàn cảnh của cõi đời đời trước một cá nhân. Nó không hề cung cấp lối khỏi khỏi bất cứ điều gì cả. Tuy nhiên, tôi vẫn đang lạ lùng về tỷ lệ tự tử ngày nay. Mỗi một phút trôi qua là có một người đang tìm cách tự tử ở Mỹ, mỗi một phút. Tại Mỹ, mỗi ngày có 70 người tự kết liễu mạng sống mình. Tại quốc gia ấy, có 24 phần trăm cái chết do tự tử cao hơn việc bị sát nhân. Nó đứng hàng thứ chín trong các nguyên nhân đưa đến cái chết. Nó là nguyên nhân thứ ba đưa đến sự chết của lứa tuổi giữa từ 15 đến 24. Tỷ lệ tự tử của người dưới 30 tuổi tăng lên 300 phần trăm trong thập niên qua.
Ông Freddie Prinze là một người được yêu chuộng trên tivi trong thời của ông. Chương trình của ông tựa đề “Chico và Người Đàn ông” đứng hàng đầu trong số được nhiều người xem. Mọi người đều vui cười với nhân vật ấy, và rất yêu thic6h ông ta. Ở tuổi chỉ mới 22, ông đã được mời trình diễn trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ,và những người thượng lưu, giới trí thức nhất trong nước xem và tán thưởng. Mục sư Tiến sĩ Billy Graham, mọ nhà trong Tin Lành của thế kỷ 20, trong quyển sách tựa đề “Làm Thế Nào Để Được Tái Sinh” đã ghi lại câu chuyn về việc cuộc đời ông ta jết thúc trong thảm trạng như sau.
“Một người bạn thân, nhà khôi hài David Brenner, đã giải thích với tờ Thời báo rằng:‘Không hề có sự chuyển tiếp trong cuộc đời của Freddie. Nó là một sự bùng nổ.Thật cam go để bước khỏi một đường hầm trong khu ổ chuột ở lứa tuổi 19 và bước ra khỏi chiếc xe hiệu Roll Royce ngy .’ Nhà sản xuất James Komack, cũng là một người bạn thân, nói: ‘Freddie không nhìn thấy bất cứ điều gì chung quanh làm anh thỏa mãn cả. Anh luôn hỏi tôi: ‘Có phải đây là tất cả những gì của nó không? Đây có phải tất cả chỉ có thế không?’ Ông Komack nói: ‘Sự chán nản thật của ông ta, dù anh có giải thích được nó hay không hề, liên quan đến câu hỏi:‘Chỗ thích hợp với tôi là đâu? Hạnh phúc của tôi ở đâu?’ Tôi nói với anh:‘Freddie, nơi Đức Chúa Trời, đây chính là hạnh phúc hiện giờ. Anh là một ngôi sao sáng, anh hiểu điều đó.’ Anh ta đáp: ‘Không. Không. Đó không còn là hạnh phúc đối với tôi nữa.’ Như lời Thời báo than thở: ‘Một trong những câu chuyện thoát khỏi kỳ quặc nhất trong lịch sử khu ổ chuột, sự thoát khỏi đó cũng chưa đủ.’”
Nó không có lối thoát. Nó là một cánh cửa mở rộng nói rằng: “Cõ đời đời đã đến!”Đức Chúa Trời đã thiết lập nó cách đó. Nó không thể thoát được. Nó thuộc đại chúng. Nó không thể tránh khỏi. Và từ Sáng thế ký đến Khải huyền bảo đảm với chúng ta rằng, quý vị và tôi không thể làm cho con người tự thấy được chính mình nằm trong một chiếc quan tài ở trước nhà quàn. Nhưng sự chết là thực.
Ông George Bernard Shaw không hề có ý tỏ ra là người khôn ngoan khi viết: “Các thống kê về sự chết quả hết sức gây ấn tượng; cứ mỗi một người là có một người chết.”
Do bởi chúng ta không thể thoát khỏi nó, nên chúng ta cần phải học cách đối phó với nó. Chúng ta cần học cách xử lý nó. Quý vị đang làm gì để sẵn sàng cho sự chết? Quý vị chuẩn bị như thế nào cho những gì theo sau nó? Phúc Âm Giăng 11 chẳng những cung cấp cho chúng ta câu trả lời trên phương diện lý thuyết, nhưng còn cho chúng ta một minh họa rất cá nhân mà không ai lại không đồng cảm với.Phúc Âm Giăng 11. Cơ-đốc nhân thích câu chuyện ấy, bởi vì câu chuyện quen thuộc về cái chết của La-xa-rơ và sự được gọi sống lại của ông ta. Quyền năng của Chúa Giê-xu còn thực tế hơn cả trong đoạn thứ mười một của Phúc Âm Giăng nữa.
Tai một thôn nhỏ cách Giê-ru-sa-lem khoảng hai dặm, làng Bê-tha-ni có một ngôi nhà nhỏ, là nơi cư trú của ba người: Ma-thê, Ma-ry và La-xa-rơ, là những bạn thân của Chúa Giê-xu. Khi áp lực của đám đông quá lớn và khi cần một chỗ để nghỉ ngơi, thì đây chính là chỗ mình Chúa Giê-xu đi đến. Quả là một kinh nghiệm tuyệt vời khi được làm bạn thân của Chúa Giê-xu. Họ không bao giờ tạo áp lực trên Ngài, nhưng thỉnh thoảng họ ăn uống chung khi Ngài có mặt. Tuy nhiên, đây là một quang cảnh khác. Bệnh tật đã đến. Gi 11:1 bắt đầu cách trực tiếp,
“Có một người đau, tên là La-xa-rơ, ở Bê-tha-ni, là làng của Ma-ri và chị người là Ma-thê.”
Câu 3,
“Vậy,hai chị em sai người đến thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nầy, kẻ Chúa yêu mắc bịnh.”
Họ không cầu xin Chúa đến; họ chắc rằng Ngài sẽ đến. Họ là những bạn thân của Ngài. Và văn mạch hàm ý cho biết rằng đây là một cơn bệnh trầm trọng. Đây không phải là một cơn nhức đầu chóng qua, mà là một bệnh rất nặng. Một loại bệnh có lẽ sẽ không khỏi được. Thật vậy, nó không lui. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu trì hoãn.Ngài phán: “Nó xảy ra là vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” Cho nên Ngài chờ đợi. Thật sự thì Ngài chờ đợi nhiều ngày. Và rồi người ấy chết!
Thưa quý vị là Cơ-đốc nhân, quý vị biết không, chúng ta cất sự ghê gớm ra khỏi sự chết. Và trong việc làm như thế, chúng ta đã cắt ngắn vài điều trong quá trình đau buồn. Chúng ta quá nhanh chóng chạy đến phàn kết thúc để nhìn thấy hy vọng vượt trên mồ mã, chúng ta không xử lý đủ với tính kinh khiếp của sự chết. Nó là một điều xấu xí! Chúa Giê-xu phán rằng nó là một kẻ thù và cuối cùng Ngài sẽ hủy diệt nó.
Ông Joe Bayly, người bị mất ba đứa con trai, nếu quý vị có thể hình dung ra điều ấy, kể lại câu chuyện trong quyển “Cái Nhìn Từ Cổ Xe Tang” những điều mà quý vị không muốn bỏ qua. Một trong ba đứa con trai của ông chết vì bệnh bạch cầu lúc năm tuổi. Và nó không phải là điều dễ chịu, nó không phải vào ban đêm. Không phải ông đang chìm trong giấc ngủ. Nó xảy ra vào giữa ban ngày, lúc 2g30 trưa,chính ông Bayly nói rằng: “Đứa nhỏ thổ huyết kêu gào cách đau đớn.” Ông Bayly nói: “Tôi không thể nhắc đến việc ấy trong hai năm liền.”
Lần khác, tại đài tưởng niệm trên dảy núi Grand Canyon bên Mỹ, một nhóm người hợp lại để tưởng nhớ tại nạn kinh khiếp khi hai chiếc máy bay đụng nhau nơi ấy,khiến nhiều người thiệt mạng. Một Mục sư trẻ đang chia sẻ với quyển Kinh Thánh đang mở ra trên tay. Bất ngờ ở giữa nhóm, một người giận dữ đứng lên bảo: “Đức Chúa Trời ở đâu khi điều này xảy ra chứ?” Quý vị có thể nghe tiếng dội của câu hỏi ấy vang vọng trong suốt dãy núi: “Đức Chúa Trời ở đâu khi điều này xảy ra?Đức Chúa Trời ở đâu khi điều này xảy ra? Đức Chúa Trời ở đâu khi điều này xảy ra? Đức Chúa Trời ở đâu? Đức Chúa Trời ở đâu?”
Vị Mục sư trẻ khôn ngoan bình tỉnh cách vững vàng, thành thật chấp nhận rằng ông không đủ khả năng giải thích điều bí ẩn ấy. Ông đợi cho đến khi tiếng dội của câu hỏi ấy lắng xuống, và ông hỏi: “Có ai đã nghe câu hỏi không? Người thanh niên ấy hỏi rằng: ‘Đức Chúa Trời ở đâu khi điều này xảy ra?’ Tôi chỉ có một câu trả lời duy nhất mà thôi. Đức Chúa Trời vẫn ở cùng chỗ khi con người bắt Con Ngài và đóng đinh trên thập tự giá.” Quả là một câu trả lời thật tốt.
Ma-thê muốn biết, Ma-ri cũng muốn biết: “Chúa Giê-xu ở đâu? Anh chúng tôi đang đau.Anh chúng tôi sắp chết. Anh chúng tôi đã chết. Chúa Cứu Thế ở đâu vậy? Ngài nói rằng Ngài yêu anh tôi mà. Ngài nói rằng Ngài quan tâm đến chúng tôi mà.” Câu 4,“vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” nên Con Đức Chúa Trời chờ. Gi 11:21,
“Ma-thê(khi bà nhìn thấy Chúa Giê-xu từ xa) thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết;”
Hàm ý quở trách mạnh mẻ trong câu nói ấy rằng: “Đó là lỗi của Thầy! Chúng tôi ở đây, mục vụ, làm tất cả những gì có thể được, mà không có quyền năng của Đức Chúa Trời, và Chúa thì đứng cách xa chúng tôi, một khoảng cách xa, và Chúa chờ ở đó, và Ngài chậm trễ, làm như không có chuyện gì xảy ra hết vậy. Thầy ở đâu khi chúng tôi đau khổ?”
Tiếp theo là một cuộc đối thoại đã trở thành một trong những câu chuyện đối thoại quan trọng nhất trong Kinh Thánh, nhất là trong cuộc đời của Chúa Giê-xu. Câu 22. Ma-thê thêm vào một sự kiện thần học.
“Mà bây giờ tôi cùng biết mọi điều Ngài sẽ xin Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời ắt ban cho.
Đức Chúa Jêsus phán rằng: Anh ngươi sẽ sống lại.
Ma-thê thưa rằng: Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại.”
“Xin Thầy đừng nói với tôi về những sự kiện thần học. Tôi đã quá quen với những sự kiện ấy rồi. Tôi biết sẽ rồi sẽ có sự sống lại từ mồ mã. Tôi muốn anh tôi NGAY BÂY GIỜ kìa!” Chúa Giê-xu đáp: “Ta là sự sống lại và sự sống.” Xin quý vị chớ đánh mất đại danh từ trong câu nói của Chúa Giê-xu. Ngài không hề nói với Ma-thê rằng: “À, ngươi đã có những sự kiện thần học đúng. Ngươi đang đi đúng đường. Người được cứu rồi đấy Ma-thê.” Ngài phán: “Ma-thê, hãy nhìn Ta! Ma-thê,hãy nhìn lên! Hãy nhận thức Ma-thê, Ta là Đức Chúa Trời. Ta có quyền trên sự chết.Ta đã bẽ gãy hàm của mồ mã. Ma-thê, Ta là sự sống lại. Ngươi biết Ta, ngươi biết về sự sống lại. Ai tin ta, cho dù người ấy chết, thì cũng sẽ sống,Ma-thê.”
Chúng ta nhìn sự chết cách dứt khoát, hoàn toàn vô vọng. Tôi rời khỏi nhà người bà con lần đó nhận biết rằng mình hoàn toàn không quyền năng giữ cho người bà con khỏi bước vào sự chết. Đó không phải là quyền lực của con người. Tôi ra về trong sự chấp nhận điều không thể tránh được. Hôm ba của Mục sư Chuck Swindoll qua đời, Mục sư cũng có cùng cảm nghĩ ấy. Dĩ nhiên là Mục sư vui vì biết rõ ba mình ở với Chúa Cứu Thế, nhưng đồng thời cũng hiểu rõ rằng Mục sư hoàn toàn không có khả năng đem ông sống trở lại.
Bà Ma-thê cũng đau buồn về điều đó, và Chúa Giê-xu bảo: “Ô, Ma-thê, đây không phải là vấn đề thần học mà ta đang thử ngươi đâu, mà là vấn đề đức tin. Ta là sự sống lại. Ta là sự sống. Hãy tin ta, Ma-thê.” Câu kế,
“Người thưa rằng: Lạy Chúa, phải, tôi tin Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, là Đấng phải đến thế gian.”
Nhưng còn Ma-ri thì thế nào? Tôi thắc mắc điều đó khi đọc phân đoạn này. Câu 32 tiếp tục câu chuyện. Một người em gái khác đến, cũng cùng sự trách móc.
“Nhưng Ma-ri, lúc đã tới nơi Đức Chúa Jêsus đứng, vừa thấy Ngài, thì sấp mình xuống chơn Ngài mà nói rằng: Lạy Chúa, nếu có Chúa đây,(tôi thờ phượng Ngài phải không? – không!) thì anh tôi không chết!”
Mang gánh nặng với đau buồn và sự không tin, trong toàn bộ cảm xúc của sự đau khổ,bà nói: “Thầy ở đâu vậy?”
Một số quý vị đang hỏi câu ấy, sau khi đã trải qua chỗ tận cùng của đáy vực hiện nay. Một số quý vị gần đây đã kinh nghiệm sự chết của người thân yêu. Và một số đang có sự bất an trong tâm linh, quý vị từng hỏi: “Chúa đã ở đâu? Nếu Chúa đến, Ngài đã thay đổi mọi sự.” Câu trả lời của tôi cũng cùng câu nói với vị Mục sư trẻ tại Grand Canyon. Ngài ở cùng một chỗ khi Con Ngài bị điệu đi, hoàn toàn kiểm soát mọi sự, vô sở bất năng.
“Chúa ơi, Ngài đã ở đâu vậy?” Lúc bấy giờ Chúa Giê-xu tràn ngập với cảm xúc của sự đau buồn. Câu tiếp theo nói rằng: “Đức Chúa Giê-xu thấy người khóc, và những người Giu-đa đi với người cũng khóc, bèn đau lòng cảm động.” Hãy chú ý điều đó.Nếu quý vị thính giả nào làm công tác tư vấn người đau khổ, xin chú ý là Chúa Giê-xu không nói nhiều khi Ngài đứng trước hoàn cảnh ấy. Ngài đau buồn với họ.Hơn thế nữa, câu 35, câu ngắn nhất trong Kinh Thánh ghi: “Chúa Giê-xu khóc.”Tôi không biết là trong bao lâu, và lòng, cảm động, đau lòng rằng kẻ thù, sự chết, dường như thắng một trận nữa.
Nhưng không lâu sau một lời cầu nguyện, (Gi 11:43)
“Khi Ngài nói xong, bèn kêu lên một tiếng lớn rằng: Hỡi La-xa-rơ, hãy ra!”
Đây là điều chưa hề bao giờ được làm trước đây. Mời quý vị hãy lắng nghe những gì xảy ra ở đây.
“Ma-ri gục đầu trên vai Ma-thê, không muốn nghe hay nhìn thấy bất cứ điều gì từ chỗ chết chóc này. Nhưng Ma-thê nhìn chăm chú vào lưng của Chúa Giê-xu, cảm nhận mùi của thi hài tan rửa phảng phất. Chúa Giê-xu bước tới gần hơn một bước. Bây giờ thì cửa một tối đen nhìn thấy rõ ràng. Ban đầu, tất cả những gì họ có thể nhìn thấy là một cái hang đen tối. Sau đó một hình dáng mờ mờ từ từ ngồi dậy khỏi chiếc giường bằng đá ở bên trong. Thân hình ấy từ từ từng bước tiến ra cửa mộ. Tim Ma-thê đập mạnh. Bà lắc Ma-ri và kinh hãi nói nhỏ vào tai Ma-ri: ‘Trông kìa! Trông kìa!’ Mọi người di chuyển đến gần hơn cách hoàn toàn im lặng trước cửa mộ, mọi mắt chú vào đấy. Họ nhìn thấy mảnh vải trắng quấn chung quanh thân hình một người. Họ nhìn một cách không tin được rằng thân hình ấy xé toạt vải quấn đầu mình và lột nó xuống. Và thay vì mùi hôi thối của xác chết đang sình,họ ngửi thấy không khí tràn ngập mùi thơm của dầu.”
“Chúa Giê-xu không nhìn cửa mộ hay người đang bước ra, nhưng Ngài quay lại quan sát phản ứng của mọi người trên nét mặt. Khi Ngài nhìn thấy họ chết lặng, không nói nên lời, Ngài phá vỡ sự yên lặng, mĩm cười, và chỉ La-xa-rơ ra lệnh: ‘Hãy mở cho người và để người đi.’”
“Ma-thê nghe theo Ngài. Rời Ma-ri, bà chạy đến giúp La-xa-rơ. Bà tháo hết khăn trùm đầu xuống và nhìn với sự nhận thức lờ mờ: ‘La-xa-rơ đó hả, có phải anh không?’ Lời nói nghẹn ở cổ họng bà. Màu tóc, đôi mắt của La-xa-rơ vẫn như xưa. Nhưng nước da bị mất vẽ hồng hào. Mắt La-xa-rơ sáng ngời cho thấy sự đau đớn đã biến mất.Ông cười toe toét và ghẹo: ‘Ma-thê, em sẽ đứng đây cả ngày, hay là giúp anh tháo những miếng vải quấn chung quanh mình anh ra?’ Lúc bấy giờ thì Ma-thê vừa cười vừa khóc cùng một lúc.”
Quả là thời điểm hết sức khó tả. La-xa-rơ đã chết, thật sự chết, hoàn toàn chết.Ông đã bị chôn trong mộ đã bốn ngày rồi! Và khi Chúa Giê-xu đến phán: “Hãy ra!”thì ông đi ra. Tối hôm đó, họ ăn tiệc chung với nhau. Nói về quyền năng. Nhưng đó chỉ là một sự hồi sinh – cùng thân thể, cùng thân thể hư nát. Sau đó thì La-xa-rơ cũng đã chết như mọi người. Ô, nhưng sẽ có thời điểm khi Chúa Cứu Thế Giê-xu phán với những người thuộc về Ngài rằng: “Hãy ra,” thì mồ mả trên khắp thế giới sẽ mở tung để các xác chết sống lại bước ra.
Tôi thích nói với những người trong lễ an táng, khi chúng tôi đứng bên mộ rằng:“Quý vị đang đứng trên vùng đất của sự sống lại.” Quý vị không thể tin được những gì người ta làm khi nghe như thế. Họ không biết rõ đáp ứng với thông tin vừa nghe đó như thế nào. Và tôi nói với họ: “Không phải bây giờ, nhưng nó sẽ đến, nó sẽ xảy ra, khi Chúa Giê-xu sẽ bảo: ‘Hãy ra khỏi đó,’ và mọi xác chết sẽ chổi dậy, xác của quý vị cũng thế.” Ngài đã tạo dựng nên mọi người và Ngài sẽ không quên bất ai ai mà Ngài đã tạo dựng nên cả.
Ông Samuel Stennet nhận thức lẽ thật của quyền năng kỳ diệu này của Đức Chúa Trời,đã viết một bài Thánh ca mà tôi rất thích hát. Câu bốn nói rằng: “Sự sống tôi và hơi thở tôi thuộc về Ngài, / cũng như tất cả sự vui mừng tôi Chúa được; /Ngài làm cho tôi chiến thắng sự chết, / và cứu tôi khỏi mồ mã, / Và cứu tôi khỏi mồ mã.”
Quý vị biết ông đang muốn nói gì không? Ông Stennet đang nói rằng: Chúa Giê-xu đã bẽ gảy hàm của sự chết. Ngài công bố lẽ thật của Giăng 11 rằng,
. . . Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta sẽ không bao giờ, không bao giờ bị hư mất.
Quý vị có tin Chúa Cứu Thế Giê-xu không? (AIFL-896, TS). Hãy khoan đã. Không có bất cứ ai có thể trả lời thay cho quý vị được cả. Bạn thân nhất của quý vị, người phối ngẫu của quý vị, cha mẹ của quý vị, con cái của quý vị không thể trả lời thay cho quý vị. Một số quý vị từng quen biết, tiếp xúc với các tín hữu Tin Lành, và quý vị biết rõ cách nào người tín hữu suy nghĩ và nói. Tôi học ngôn ngữ của Cơ-đốc giáo nhiều năm trước khi tôi thật sự tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, trở thành một Cơ-đốc nhân thật. Tôi thuộc lòng hàng chục, hàng trăm câu gốc trước khi Chúa Cứu Thế Giê-xu đến trong cuộc đời của tôi. Sứ đồ Phao-lô viết cho các Cơ-đốc nhân rằng,
“Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?
Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp.
Nhưng,tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta.”
Đó chiến thắng mà quý vị và tôi có được để công bố, vượt trên mồ mã.
Là một người cầu tiến, nếu quý vị không biết Chúa Cứu Thế, quý vị đã bắt đầu xây dựng những nấc thang khác: những nấc thang của sự thành đạt cao, những nấc thang của sự học thức tuyệt vời, những nấc thang của sự giàu có, những nấc thang của danh tiếng tốt, chịu khó, có tinh thần trách nhiệm và thành thật trong công việc, nền tảng đạo đức tốt. Nhưng tôi xin nói với quý vị rằng, ngoài Chúa Cứu Thế, quý vị không có sự hy vọng sau mồ mã. Trên thẩm quyền của Thánh Kinh,tôi xin nói với quý vị rằng, nếu không có Chúa Cứu Thế Giê-xu, thì khi người ta đắp tấm dra trắng trên thân thể quý vị, quý vị đang ở địa ngục.
Câu chuyện kể lại rằng một thanh niên và một người đàn ông đi chung trên một con thuyền nhỏ, và người thanh niên đang chèo vất vả. Người đàn ông hỏi: “Này cậu,cậu có biết gì về văn chương, thi phú không?” Người thanh niên đáp: “Thưa không ạ!” Người đàn ông chắc lưỡi bảo: “Như vậy là cậu đã mất hết một phần tư cuộc đời.’
Đang khi hai người tiếp tục hành trình, người đàn ông hỏi tiếp: “Chắc cậu biết chút ít về khoa học chứ?” Một lần nữa, người thanh niên đáp: “Thưa không ạ!” Người đàn ông lắc đầu bảo: “Đáng tiếc, cậu đã mất nửa cuộc đời.”
Nhìn lên bầu trời, người đàn ông hỏi tiếp: “Như vậy chắc cậu biết về thiên văn học?”Người thanh niên đáp giống câu trả lời: “Thưa không ạ!” Người đàn ông tỏ vẻ thương hại bảo: “Cậu đã mất đến ba phần tư cuộc đời rồi.”
Đang khi nói câu ấy và người thanh niên tiếp tục chèo, chợt nhìn thấy chiếc thuyền bị lủng đáy và nước đang tràn vào, người thanh niên hốt hoảng hỏi: “Thưa ông,ông biết bơi không ạ!” Người đàn ông đáp: “Không, tôi không biết bơi.” Người thanh niên thở dài bảo: “Như thế thì ông mất của cuộc đời rồi.”
Có gì hay nếu biết văn học, khoa học, thiên văn học và hàng ngàn chủ đề sâu xa khác nếu như không có Chúa Cứu Thế Giê-xu chứ? Không có điều nào sẽ cứu cuộc đời quý vị khỏi hỏa ngục cả. Bởi không phải do khoa học, không phải do tâm lý học, không phải do triết học, cũng không phải do thần học giúp tôi thoát khỏi mồ mã. Trong Chúa Cứu Thế, Đấng là sự sống lại và sự sống. Nếu quý vị không biết bơi, quý vị đã mất cả cuộc đời. Nếu quý vị không có Chúa Cứu Thế Giê-xu,quý vị mất cả linh hồn mình nữa.
Tôi muốn quý vị ngay chỗ đang ngồi, mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát. Quý vị có thể nói cách thật tế với tất cả sự thành thật rằng: “Sự sống tôi và hơi thở tôi thuộc về Ngài, / cũng như tất cả sự vui mừng tôi Chúa được; / Ngài làm cho tôi chiến thắng sự chết, / và cứu tôi khỏi mồ mã, / Và cứu tôi khỏi mồ mã” không? Quý vị có thể thật sự và thành thật nói rằng: “Lạy Chúa Cứu Thế Giê-xu, con tin Ngài đã chết thay cho con, Ngài đã sống lại từ mồ mã vì con, Ngài sống cho con. Con sẵn sàng đi với Ngài. Ngay trong mùa Phục sinh này, con đang sẵn sàng, nếu đây là thời điểm của Ngài định cho con” không? Nếu có, thì quý vị hãy cầu nguyện. Cầu nguyện như quý vị chưa bao giờ cầu nguyện trước đây, cho người ngồi ngay bên cạnh quý vị, nếu có. Cầu nguyện xin Đức Chúa Trời phán với người ấy cách cá nhân, bởi vì tôi đang nói với người ấy bây giờ.
Thưa quý vị thân mến, nếu quý vị không thể nói được rằng: “Tôi biết Chúa Cứu Thế Giê-xu cách cá nhân,” thì bất kể sự thành đạt mà quý vị đã đạt được là gì, nếu khi chấm dứt chương trình phát thanh này mà quý vị vẫn không quyết định tin nhận Chúa Giê-xu, thì quý vị đang ở trong sự liều lĩnh vĩ đại nhất. Tin nhận Chúa Giê-xu không phải là một việc khó khăn, bối rối, hay phiền hà. Nó không giờ này đến giờ khác. Nó không cần phải có chỉ số thông minh cao. Mà nó cần đức tin như một đứa trẻ. Quý vị thính giả nào chưa có Chúa Cứu Thế Giê-xu và muốn tiếp nhận Ngài hôm nay, xin hãy cầu nguyện theo tôi qua những lời sau đây. Quý vị hãy cầu nguyện như phát xuất từ đáy lòng thành thật của mình: “Kính lạy Đức Chúa Trời, con đến với Ngài như là một tội nhân. Bởi vì con là một tội nhân,nên con biết là con sẽ chết. Hôm nay con hiểu rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu đã bẽ gãy hàm của sự chết. Con tin nhận Ngài giờ này. Con tin sự chết và sự sống lại của Ngài. Con nhận Ngài bởi đức tin. Cám ơn Chúa Cứu Thế đến trong đời sống con.”
Kính lạy Cha yêu thương, trong danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng con cám ơn Cha về dòng huyết cứu chuộc của Ngài, quyền năng của Ngài, ân điển của Ngài. Cám ơn Cha vì Chúa Giê-xu đã sống lại, Ngài đã phó thác chính mình, không phải một tôn giáo hay một triết lý, hay một tiến trình dài những việc phải làm hầu chúng con trở nên trọn vẹn, nhưng Ngài tiếp nhận chúng con như con người thật của mình và làm cho chúng con trở nên như chính Ngài. Chúng con đến với Ngài như là con trẻ hôm nay, nhiều người trong chúng con là Cơ-đốc nhân, vui mừng với câu nói:“Ngài đã sống lại rồi!” Tim chúng con quặn thắt cho những người chung quanh chưa tin nhận Chúa Cứu Thế. Chúng con cầu xin Cha ban cho họ ân điển và sự thành thật để đối diện giải quyết dứt khoát với điều đó trước khi quá trễ khi bước vào cõi đời đời. Trong danh quyền năng của Chúa Cứu Thế, Cứu Chúa chúng con, Đấng cứu chuộc của chúng con, Đấng sống của chúng con, con thành tâm cầu nguyện. A-men!
Leave a Comment