TÌM CÁCH KÉO DÀI TUỔI THANH XUÂN

TÌM CÁCH KÉO DÀI TUỔI THANH XUÂN

“Tìm cách giúp thiên hạ được chết càng trẻ càng tốt” dường như là một tham vọng của một nhà nghiên cứu khoa học – cho đến khi ông làm sáng tỏ điều đó, giải thích rằng mục tiêu của ông là kéo dài sinh lực của tuổi thanh xuân cho đến khi người ta đã rất cao tuổi rồi.

Trong khi một số các bạn đồng sự cùng nghiên cứu với ông sốt ruột dùng ngay bất kỳ loại thuốc nào có thể kéo dài đời sống dù chỉ được một vài tháng mà thôi, Tiến sĩ Robert L.Herrmann nhận thấy đức tin Cơ Đốc giáo của ông đã giải phóng ông khỏi nỗi thất vọng đó.
Tiến sĩ Herrmann chia sẻ các tư tưởng của ông với giám đốc RADAS Dave Fisher tại Hội Ái hữu Khoa học Hoa Kỳ nhân kỳ họp mặt hằng năm vào năm 1981 tại Trường Cao đẳng Eastern, ở St.David’s, Pennsylvania.
Tiến sĩ Robert L.Herrmann đỗ bằng Ph.D. về sinh hoá học tại Đại học đường Tiểu bang Michigan. Ông thực hiện công trình nghiên cứu hậu Đại học tại Viện Kỹ thuật Massachusetts từ 1956 đến 1959, trước thì với tư cách là một Hội viên Damon Runyan Fellow, và sau đó là một cộng tác viên nghiên cứu
Tiến sĩ Hermann đã dạy môn sinh hoá học tại trường Đại học Y khoa Boston luôn mười bảy năm – nơi ông kế vị cho Isaac Asimov, tác giả đã viết hơn hai trăm quyển sách khoa học và khoa học giả tưởng.Năm 1976, ông chuyển đến Oklahoma để giúp Đại học đường Oral Roberto thiết lập các trường về Y và Nha khoa. Dưới quyền quản trị của ông, ban giám đốc của trường đã tăng từ số không lên 47 nhà khoa học nghiên cứu và 35 nhân viên khoa lâm sàng.
Ông là một hội viên của Hiệp hội Khoa học Tiến bộ Hoa Kỳ (American Association for the Advanced Science: AAAS) và của Hiệp hội Lão học Hoa Kỳ, cũng là thành viên của Hiệp hội sinh hoá học và Hội Y học Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ (CMS).
Từ 1981, Tiến sĩ Herrmann là giám đốc chấp hành công tác với trọn vẹn thì giờ cho Hội Ái hữu Khoa học Hoa Kỳ, một tổ chức gồm gần 3.000 Cơ Đốc nhân, đều là của nhà khoa học chuyên nghiệp tận hiến. Ông cũng là hội viên của phân khoa khoa học phụ của Trường Cao đẳng Gordon, tại Wenham, Massachusetts.
Radas: Thưa Tiến sĩ Herrmann, điều gì khiến cho con người ta già đi?
Robert Herrmann: Có vẻ như là do một cơ chế lão hoá nằm bên trong thân thể. Điều tôi chú trọng là ở bình diện di truyền –cái ý niệm cho rằng có một tiến trình hư hỏng cơ bản nào đó ở bình diện liên quan đến chất DNA, một chất di truyền nằm trong tất cả các tế bào của thân thể?
Nhiều tế bào khác nhau của thân thể được thay thế theo tốc độ khác nhau. Thí dụ các tế bào của nhu mô đường ruột được thay đổi rất nhanh có thể là một vấn đề xảy ra hằng ngày. Ở đối cực kia, các tế bào dây thần kinh của não bộ rất ít khi được thay thế.
Cho nên tôi có sự quan tâm cấp thiết vào các tế bào của não bộ. Vì chúng có rất ít cơ hội để tái sinh, chúng là các tế bào cần phải được bảo vệ nhiều nhất.
Radas: Phải chăng có nhiều người ở một số địa điểm nào đó sống thọ hơn con số trung bình?
Herrmann: Vâng, Liên bang Xô-viết có một trong ba khu an dưỡng nổi tiếng thế giới cho những người cao tuổi, tại vùng Cancasus thuộc Liên bang Cộng hoà Georgia. Một số người ở đó khoe rằng họ thọ trên 120 đến 130 tuổi.
Trên thế giới còn có hai chỗ khác nữa – trên dãy Andes của xứ Acuador, và trên núi Himalaya của xứ Nepal – nơi dân chúng được cho là cũng có tuổi thọ tương đương như thế.
Nhờ nghiên cứu những người trường thọ như thế,chúng tôi được biết có lẽ có một tuổi thọ tối đa – dường như là đến 120 tuổi.Ba khu vực vừa kể trên dường như có một tỷ lệ cao hơn về những người đã có số tuổi thọ tối đa, căn cứ vào hai yếu tố rõ rệt.
Thứ nhất là việc mức hấp thu năng lượng thấp.Thứ hai là có lao động tay chân gian khổ trong một bối cảnh mà người già vẫn còn được xem là chủ gia đình, là người trưởng tộc – tức là các lãnh tụ hữu dụng,được kính nể của bộ lạc. Trong những điều kiện như thế, người ta thật sự lao động cho đến khi nào ngã lăn ra chết mới thôi. Họ không bị hôn mê trong tình trạng đời sống thảo mộc.
Một số công trình nghiên cứu lý thú đã chứng minh nhiều thái độ xã hội thông thường của nền văn hoá phương Tây có tác dụng phá hoại như thế nào. Nơi nào người già bị xem là chẳng còn giá trị gì nữa, thì họ đơn giản tự suy thoái, hư hỏng. Điều này dường như dẫn đến một thái độ cay cú và cũng dễ gây bệnh hoạn đến một mức độ nào đó.
Radas: Ông đã đề cập các tế bào của bộ não.Tuổi tác ảnh hưởng đến càc tế bào như thế nào nơi các thân thể không còn sinh hoá nữa?
Herrmann: Theo lý thuyết hiện nay, những tế bào như thế tự thay thế bằng các phiên bản thấp kém hơn của chính chúng. Các chất DNA và RNA kiểm soát xưởng điều chế các tế bào mới theo một phương pháp có thể có thể được minh hoạ bằng việc tương tự với nó là in ấn.
Với thời gian “phiên bản” in ra trở thành lờ mờ, đầy vết lem luốc. Phần lớn các tế bào vốn có một số khả năng tự sửa chữa chỗ sai sót. Nhưng có nhiều loại hư hại thì khó sửa chữa hơn, và khi một người càng cao tuổi, thì các lỗi lầm khó sửa chữa hơn chiếm thế áp đảo.
Cuối cùng, sẽ chẳng còn có đủ thông tin có giá trị để tạo ra một tế bào mới có đầy đủ chức năng nữa. Đến chừng đó thì có thể phải chết đi.
Radas: Hồi năm 1962, hai ông James Watson và Francis Crick đã được giải thưởng Nobel về công trình nghiên cứu Y học hay Sinh lý học của họ về chất DNA. Họ đã mô tả hình dạng bình thường của vật liệu di truyền như “một sợi dây hai tao xoắn trôn ốc vậy. Thế thì tuổi cao có làm biến dạng cái bình ấy theo một cách nào đó hay không?
Herrmann: Vâng. Khi thí nghiệm với trạng thái căng thẳng của một số chuột, chúng tôi thấy có một sự thay đổi có ý nghĩa trong cách cấu trúc chất DNA của chủng xảy ra khi các con vật bắt đầu có hơi bị sưng ở gáy và khớp xương.
Trong lúc phân nửa số chuột thí nghiệm đã chết,thì nhiều con còn sống cho thấy hình dạng chất DNA của chúng có dấu hiệu không bình thường, chất DNA của chúng có hình chiếc kẹp tóc vậy, thay vì có hình xoắn ốc đều đặn. Chúng tôi nghĩ điều đó có nghĩa rằng chất DNA của chúng đã trải qua một tổn thương nào đó, khiến nó không thể mở ra để có thông tin của nó có thể được đọc như một thông điệp.
Do đó, một phần thông tin về di truyền bị chôn trong vòng xoắn như cái kẹp tóc – chẳng còn có ích lợi gì cho cơ thể nữa,vì cơ thể không thể đến được với nó để nhận thông tin.
Radas: Ông từng nói với một phóng viên rằng mục tiêu của ông không phải là kéo dài tuổi thọ cho bằng là kéo dài đời sông hữu dụng, hữu ích.
Herrmann: Vâng. Tôi nghĩ “chết trẻ được càng sớm càng tốt” sẽ là cách nói khôi hài về điều đó. Nói nghiêm túc hơn, thì chúng tôi nhằm kéo dài sức khoẻ và sinh lực của con người ta thêm nhiều năm nữa – cố tìm cách tăng thêm sinh lực cho những năm trung niên.
Chất dinh dưỡng và tập thể dục là những điều có giá trị cần quan tâm để thực hiện mục đích ấy. Tôi nghĩ chúng ta cũng phải phục hồi một lòng tôn kính và quan tâm sâu xa hơn của xã hội đối với các thành viên cao tuổi trong dân chúng của chúng ta.
Radas: Vào một bữa điểm tâm hôm nọ, ông có đùa cợt các nhà nghiên cứu chủ trương uống nhiều sinh tố E. câu chuyện ấy là như thế nào?
Herrmann: Nhiều công trình từng gợi ý rằng một vài chất ma tuý sẽ giữ lại các chất gây tổn thương cho chất DNA và nhiều phần khác nữa của tế bào. Sinh tố E đã được hàm ý bảo là có thể hữu ích về phương diện đó. Tôi không nghĩ rằng các dữ kiện đã là dứt khoát lắm, nhưng các nhà khoa học ông chỉ là những con người, và một số người vẫn cảm thấy mình phải bám vào dù là một cọng rơm nếu đó là hi vọng duy nhất.
Ngay từ khi mới bắt đầu nghiên cứu, người ta nghe trong các buổi họp mặt cái cảm giác rằng chỉ nói đến việc kéo dài sự sống thì thậm chí đã là chuyện không phù hợp rồi. Vấn đề nên đặt ra hơn là làm thế nào để khiến cho các năm ở giữa đời sống có thể thu gặt được nhiều thành quả hơn. Nhưng bây giờ thì đã có nhiều người công khai bảo rằng chúng ta có thể sống lâu hơn nhiều, và đây là điều mà họ đang thật sự trông mong.
Một người không biết rằng Đức Chúa Trời đang làm việc trong thế gian này thì bức xúc đối với vấn đề mình phải sống được càng lâu càng tốt – nhiều khi thậm chí là sống trong kinh hoàng tuyệt vọng. Tôi không nhất trí với tâm trạng mê sảng ấy vì biết rằng đời này không phải là tất cả những gì có thật. Thay vì “không có đức tin” như một số đồng nghiệp cùng nghiên cứu với mình, tôi có một hoài bão vĩnh hằng – một ngôi nhà trên trời mà tôi mong mình sẽ được ở đó một thời gian dài hơn đời sống trên thế gian này nhiều.Chúng ta đọc thấy (trong Thánh Kinh) rằng trong nhà của Đức Chúa Trời có rất nhiều chỗ ở, và Chúa Giê-xu phán rằng Ngài đã ra đi là để sắm sẵn cho chúng ta một chỗ ở tại đó.
Với tôi thì chết không phải là người thợ gặt hung ác. Sự ra đi của tôi sẽ là lúc tôi trải nghiệm một số đau buồn vì phải lìa xa bạn bè và gia đình, nhưng sẽ không phải là phần kết thúc – là sự thất bại tối hậu, cuối cùng – vốn dành cho những người không có đức tin.
Tôi biết mình là một phần của kế hoạch bậc thầy của Đức Chúa Trời. Tôi không có mặt trên đời này chỉ vì ngẫu nhiên may rủi,mà do Đức Chúa Trời chỉ định. Và cái chết của tôi sẽ là một phần của cùng cái kế hoạch của Đức Chúa Trời đầy tình yêu ấy, là Đấng sẵn sàng khiến tôi được thăng tiến, được vào sống trong một thế giới tốt hơn.
Trong Kinh Thánh, Chúa Giê-xu từng thách thức những người nghe Ngài về sự kiện phải có một lúc nào đó trong đời sống, mỗi người đều phải thực hiện một sự chọn lựa – hoặc là để được vào sự sống đời đời với Đức Chúa Trời, hoặc là để được vào sự sống đời đời với Đức Chúa Trời, hoặc chỉ đơn giản là đi theo ý riêng. Sáng Thế Ký đã cho chúng ta một tấm gương: A-đam và E-va đã chọn “trở thành các vị thần” để tự cai trị kiểm soát lấy vận mệnh của họ.Do sự chọn lựa ấy họ đã tránh mặt Đức Chúa Trời và tự loại mình ra khỏi sự thông công với Ngài.
Radas: Ông đã quyết định tin Chúa khi nào và như thế nào?
Herrmann: Hồi tôi khoảng mười hai tuổi, tôi đã bị thách thức phải có một quyết định đặc thù là tận hiến cuộc đời mình cho Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cả mẹ lẫn cha tôi đều là Cơ Đốc nhân tận hiến và sống cuộc đời tán thành hoạt động của Đức Chúa Trời trong thế gian này cũng như trong đời sống cá nhân của ông bà. Cho nên tôi đã đi đến chỗ nhận thức được rằng đây là một sự chọn lựa phải là khá dễ dàng.
Kể từ đó, cuộc đời tôi đã noi theo một nẻo đường là cố tìm cách rút tỉa cho mình phần năng lực vốn có trong Chúa Cứu Thế đã phục sinh – tuy vậy có một vài bước thăng trầm – và cố tìm cách trở thành một người đại diện cho Đức Chúa Trời trong thế gian này.
Tôi không nghĩ rằng quyết định đi theo Đức Chúa Trời của Thánh Kinh của mình chỉ là một quyết định tạm thời. Đức Chúa Trời đã kéo dài cuộc đời tôi hơn cả điều mà các công trình nghiên cứu về vấn đề di truyền sẽ có thể làm được – cả về chiều rộng lẫn chiều dài.
Cuộc đời mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi là vô hạn – không phải vì sự tồn tại đời đời của nó, mà còn vì sự toại nguyện vô hạn của nó nhờ được tiếp xúc với Đức Chúa Trời vô hạn.

No comments

Powered by Blogger.