BÀI 9: HÔM NAY NGƯƠI SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TA

BÀI 9: HÔM NAY NGƯƠI SẼ ĐƯỢC Ở VỚI TA
hôm nay ngươi sẽ được ở với ta


Vào ngày hôm đó dường như địa ngục đã phá vở xiềng xích của nó và chạy lung tung.Chúa Giê-xu, người trần trụi với những lằn đòn, bị đánh hầu như không còn nhận dạng ra được, máu từ những vết thương đang chảy đầm đìa, bị treo trên cây thập tự giữa hai tên trộm cướp. Hãy tưởng tượng hình ảnh đó xem. Tuy nhiên CHÚA của TÌNH YÊU, không hề nao núng trước sứ mệnh tối cao của Ngài và sự đau đớn cực độ đang gánh chịu, đã tìm kiếm một tội nhân bị hư mất, và khi tìm gặp, đã hứa cho người đó ở trong Thiên đàng vĩnh hiển với Ngài.
Trong quyển sách của Richard John Nenhaus với tựa đề Cái chết vào một Buổi Chiều Ngày Thứ Sáu có ghi: “Có điều gì đó thương tâm, cảm động thậm chí thống thiết trong câu chuyện nầy. Đây là tâm điểm của sự việc gây ấn tượng sâu sắc trong sự cứu rỗi toàn vẹn. Trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đức Chúa Trời đã trở thành người; là một người chân thật Ngài sống một cuộc đời trong sự sẵn sàng vâng phục mọi điều theo ý Cha; trên thập tự giá Ngài làm một điều mà chưa từng được làm trước đây – Ngài trở nên một sinh tế toàn hảo của tình yêu không tì vít. Ngài làm gì để tỏ ra điều đó? Chương trình là cho sự cứu rỗi nhân loại,nhưng sau tất cả việc nầy, Ngài trở lại nhà trên trời với phần thưởng thật cảm động của một tên cướp biết ăn năn.” Thật là những lời có giá trị. 
Tuy nhiên, trong “phần thưởng cảm động” nầy, sự nghịch lý được nhìn thấy. ĐẤNG CỨU RỖI vô tội đã chết một cái chết của kẻ tội phạm, hầu cho những tội danh vô danh, những tội nhân giống như quý vị và tôi, có thể bước vào nước của Đức chúa Trời. 
Chúng ta cùng lắng nghe phần đối thoại đặc biệt giữa hai tội phạm và Chúa Giê-xu về sự chết và sự sống đời đời đang treo lơ lửng trong sự cân bằng, đúng theo nghĩa đen. Bây giờ xin vui lòng mở ra trong Lu 23:39-43
“Một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài rằng: “Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi và chúng ta nữa!”
Nhưng tên kia trách nó rằng: “Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao?
“Về phần chúng ta chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm; nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác.”
Đoạn lại nói rằng: “Hỡi Giê-xu, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!”
Đức Chúa Giê-xu nói rằng: Quả thật, Ta nói cùng ngươi hôm nay ngươi sẽ ở với ta trong Ba-ra-đi.”
Nguồn gốc về sự bố trí các cây thập tự tại đồi Gô-gô-tha thì không chắc chắn. Không ai biết chắc tại sao Chúa Giê-xu bị treo giữa hai tên trộm cướp. Có lẽ đó là ý kiến của Phi-lát, muốn thêm vào để tạo điều kiện làm tổn thương, sĩ nhục Ngài hơn, bởi vì người thay mặt luật pháp này nghe rằng Đấng Mê-si yêu thương tội nhân rất nhiều. Hoặc có thể đó là lệnh của các viên chức Do thái giáo, muốn để lại ấn tượng chế nhạo rằng đây là loại người duy nhất mà người mạo danh Đấng Mê-si này cai trị như một vị vua. Hoặc nó có thể do lời yêu cầu của thầy đội,muốn đặt cây thập tự của Ngài làm trọng tâm, bởi vì Ngài nhất định là một người tù “nổi tiếng” nhất của họ hôm đó.
Bất kể ai quyết định việc đó, thì hầu đều có động cơ hiểm độc ở trong ấy. Tuy nhiên, trên tất cả mọi sự, có một mục đích thiên thượng đang hành động, và Chúa Cứu Thế không hề một lần đánh mất mục đích đó. Thật vậy, nhiều lần dưới cái nhìn cẩn thận của độc giả, những người cân nhắc cảnh tượng đen tối sau cùng nầy đều khám phá ra ý nghĩa sâu hơn và sự thật được giấu kín trong mỗi một hành động nhỏ, trong mỗi lời phát biểu bừa bãi nhắm vào Chúa Giê-xu với mục đích lăng mạ hay làm mất danh dự của Ngài – những lẽ thật giấu kín, những ý nghĩa sâu xa hơn đó càng làm cho chúng ta tăng thêm lòng tôn kính yêu mến Ngài.
Một người viết rằng: “Khi ngọn lửa được ném vào đống than vụn hay đống rác, thì nó bốc cháy và biến thành một vùng ánh sáng, thì cũng vậy vào lúc nầy có điều về Chúa Cứu Thế đã làm biến đổi lời sĩ nhục ném mạnh vào Ngài thành sự tôn trọng,thậm chí biến cố bị đóng đinh vào Thập tự giá của Ngài, là điều tầm thường nhất, đều mang ý nghĩa sâu nhiệm không thể diễn tả bằng lời. Mão gai, áo choàng màu đỏ tía, bức tranh Chúa Giê-xu đội mão gai của Phi-lát, câu viết trên cây thập tự, những tiếng kêu la tức giận của người qua đường và những tình tiết khác giống như vậy, toàn bộ thời gian của sự thù hiềm hiểm độc, giờ đây là những kỷ niệm được trân trọng giữ gìn bởi tất cả những người kính yêu Đấng Cứu Thế.”
Cho nên, tôi nêm thêm, chúng ta không ngạc nhiên khi tìm thấy ý định của Đức Chúa Trời và vì vậy lý do quan trọng và ý nghĩa phía sau sự sắp đặt của ba cây thập tự trên đồi Gô-gô-tha. Nó đã cho Chúa Giê-xu, ngay tại thời điểm kết thúc sự sống trên đất của Ngài, một cơ hội khác để với hy vọng và lòng thương đụng đến những ai có nhu cầu. Nhưng xin chớ hiểu lầm. Ngài đã làm như thế đang khi tiếp tục chịu đựng sự đau đớn không thể tả xiết.
Có quý vị nào đã từng tận mắt chứng kiến việc tử hình một tội nhân không? Hầu hết mọi người trong chúng ta sẽ sống và chết, và sẽ không bao giờ chứng kiến tận mắt một ai bị xử tử cả. Nó xa lạ đối với mắt của chúng ta. Ngay cả khi án tử hình được thi hành trên đất nước của chúng ta, thì điều đó vẫn được giữ kín khỏi cặp mắt công chúng. Thông thường nó được thi hành trong phòng bí mật ở phía sau nhà tù. Tôi chưa từng nghe thấy một điều nào như thế được chiếu trên truyền hình. Ngoại trừ một số người phục vụ trong lãnh vực có thể tận mắt chứng kiến sự chết, thì chúng ta hầu như có thể nói cách chắc chắn rằng chúng ta sẽ sống, chết và không chứng kiến việc người nào bị xử tử cả. Thòng lòng treo cổ,đội xử bắn, phòng hơi ngạt – tất cả đầu rất xa lạ với chúng ta. Chúng ta chưa từng thấy những thứ nầy.
Nhưng điều nầy không đúng trong thời ký Tân Ước. Án phạt tử hình được thi hành nơi công cộng với mục đích nhắc nhở người xem rằng tội ác không jề được tha thứ, và người phạm tội ác sẽ phải đền mạng. Người Ba-tư đã triển khai đầu tiên về việc đóng đinh tội phạm vào cây thập tự, bởi vì họ tin rằng trái đất là thiêng liêng đối với thần Ormuzd của họ, và vị thần đó cần được làm cho vui vẻ trong sự sống, cũng như trong sự chết. Và người Ba-tư tin rằng nếu một tội nhân chết trên trái đất, thì sẽ làm cho nó bị ô nhiễm và làm ô danh thần của họ.
Người Phi-ni-xi mang điều đó đi xa hơn. Họ tìm kiếm một cái chết sẽ được kéo dài trong tâm trí người xem. Và họ thử nhiều cách khác nhau trong việc xử tử tội nhân. Họ sử dụng giáo, mác, nấu sôi trong dầu, thiêu sống, trấn nước. Và tất cả các phương pháp trên họ thấy cái chết đến quá nhanh, không đủ hành hạ đau đớn,vì vậy không gây ấn tượng mạnh dài lâu cho người chứng kiến – một sự nhắc nhở về những gì mà một người phải chịu đựng khi phạm những tội lỗi đáng chết. Cuối cùng họ thấy việc đóng đinh vào cây thập tự là phương pháp khả thi tốt nhất,bởi vì nó kéo dài thời gian, tội nhân đến với cái chết lâu hơn bất kỳ sự kéo dài nào khác. Nó là sự đau đớn không tả xiết và cũng là sự sĩ nhục tột cùng.Như chúng ta đã nói nhiều lần rồi, nó để lại trong tâm hồn những ai chứng kiến phải suy nghĩ rằng không có ai không trả giá khi vi phạm luật pháp.
Ông Havie Branscomb, trong một quyển sách có tựa đề “Sự hành hình Chúa Giê-xu,” đã viết điều nầy, và tôi nghĩ nó tóm tắt như sự đau đớn của việc đóng đinh vào cây thập tự trong một câu ngắn gọn chính xác: “Ít có sự hình thành nào mang ý nghĩa khủng khiếp có thể được nghĩ ra hơn việc đóng đinh vào cây thập tự. Đau đớn, đói khát, sự hành hạ của côn trùng, sự vạch trần đầy thú tính của người xem, cảnh rùng rợn của nghẹt thở, mọi thứ cứ tiếp diễn không dứt, kết hợp để tạo nó ra một tình trạng bị làm nhục và tra tấn tận cùng.” 
Không chỉ chúng ta thấy xa lạ với những cách thức đưa xử tử, mà chúng ta còn hoàn toàn không biết gì về từng trãi trong những ngày mà Chúa Giê-xu đã sống và phương pháp mà người ta đưa Ngài đến với cái chết. Cho nên khi đến với việc chuẩn bị cho chính chúng ta cho những gì Ngài đã chịu thay cho chúng ta, ít nhất chúng ta cũng nghĩ đến nó rằng chúng ta là một kẻ hư mất. Và những sứ điệp trước bàn Tiệc thánh được phát họa cách đặc biệt để gắn chặt vào tâm trí chúng ta những điều mà Đấng Cứu Thế chịu thay cho chúng ta. Và nếu chúng ta làm điều đó hôm nay, thì thời gian của chúng ta sẽ được sử dụng có hiệu quả tốt đẹp. Bởi vì tôi nghĩ là sau đó, và chỉ sau đó, chúng ta mới thật sự bước vào những gì thuộc về mối thông công xung quanh Bàn Tiệc thánh, Bàn tiệc đó mô tả sự chết của Ngài.
Sự làm nhục cùng với sự đau đớn do việc đóng đinh vào cậy thập tự không thể được mô tả một cách đầy đủ với thính giả trong xã hội ngày nay. Trước tiên thân thể bị lột trần. Không có khăn thắt lưng. Không có một mảnh vải che thân. Nạn nhân bị treo hoàn toàn lõa lồ trên thanh gỗ hình thập tự. Nhưng trước khi hai bàn tay bị đóng đinh vào thập tự giá, thân thể nạn nhân đã bị đánh đập bầm dập thâm tím. Nạn nhân bị hành hạ, đánh đập đau đớn bằng roi dây da dài gắn với một khúc cây ngắn nhỏ như cán chổi, đầu dây da có gắn những mảnh xương và thép. Một người được gọi là vệ sĩ được hướng dẫn và huấn luyện chính qui về nghệ thuật tra tấn, đánh vào thân thể nạn nhân. Trước khi bị đặt trên cây gỗ nạn nhân phải chịu đựng nếm trải sự hành hạ đó. Đó là những gì mà Cứu Chúa chúng ta cam chịu trước khi Ngài bị treo trên cây thập tự vì cớ tội lỗi của chúng ta. Ngài bị đánh vào đầu, vào mặt. Như tiên tri Ê-sai đã nói “hình dung xài xể hơn con trai loài người.” Tiên tri Ê-sai nói rằng khi người ta nhìn lên Ngài thậm chí trông Ngài không giống bất cứ ai, vì những vết thâm tím, sưng tấy đầy khắp thân thể Ngài. Nét mặt quá thảm thương, những chỗ sưng to trông dễ sợ, khuôn mặt nhão bét đầy máu. Quả khác hơn hình ảnh các họa sĩ mô tả về sự đóng đinh là thể nào!
Tất cả những điều nầy giúp chúng ta hiểu được rằng khi một người bị đóng đinh,người đó chỉ muốn một điều duy nhất mà thôi, đó là cái chết. Người đó nghĩ đến một người và chỉ một người mà thôi, đó là chính mình. Và cái chết đến như một khách trọ qua đêm, giống như chiếc chăn ấm cho một đêm giá buốt, và nó không thể đến nhanh đủ. Đó là chính điều làm cho lời phán của Ngài trở nên kỳ diệu,lạ thường. Bảy lời phán của Ngài ban ra đang trong thời gian sáu giờ Ngài treo trên thập tự giá. Ba trong bảy lời đó nên liên hệ với một số người khác như chúng ta xem hôm nay trong Phúc âm Lu-ca 23. Ngài quan tâm không đến cái chết,mà Ngài quan tâm đến người khác và nhu cầu của họ.
Đang khi chúng đọc những câu rất tóm tắt này, tôi muốn quý vị giữ trong trí tất cả mọi điều mà Chúa Cứu Thế đã cam chịu, và những điều kiện mà trong đó Ngài đã nói ra những điều nầy tại những thời điểm mà chúng được nói ra. Tôi muốn quý vị hiểu những kinh nghiệm thống khổ mà Ngài chịu, bởi vì Ngài đã yêu chúng ta, bởi vì đó là ý chỉ của Cha mà Ngài bước đến thập tự giá. Lu 23:39 bắt đầu,
“Vả một tên trộm cướp bị đóng đinh cũng mắng nhiếc Ngài, . . .”
Xin chúng ta cùng tạm dừng ngay tại đó. Từ mà bác sĩ Lu-ca dùng chỉ “tên trộm cướp,” là một từ phổ thông chỉ “người làm điều ác.” Sứ đồ Ma-thi-ơ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa khi ông gọi chúng là “kẻ trộm cướp.” Và từ “kẻ cướp” mà sứ đồ Ma-thi-ơ dùng là một từ chỉ một tên “lưu manh”. Có lẽ hắn là một thành viên của một đảng phái băng nhóm có tổ chức được thành lập để lật đổ chính quyền.Chắc chắn hắn là một người nổi loạn. Đây là những tội phạm. Mác cho chúng ta thấy xa hơn trong đọan 15, khi ông nói với chúng ta về những người đàn ông thân cận bên Ba-ra-ba là những kẻ giết người, và họ đã tham gia vào những hành động lật đổ chính quyền. Có lẽ những tội phạm nầy hoặc là những người được nhắc đến trong phúc âm Mác 15, hay họ là những người có chung hành động tội ác. Hình như, hầu hết trong số họ bị dẫn đi chung, với cùng một tội trạng.
Cho nên khi chúng ta đọc về một tội phạm, chúng ta không đề cập tới một người phạm lỗi không đáng kể mà bị bắt. Đây là một người được huấn luyện, đã sẵn sàng cho cuộc đời gây tội ác. Có hai người trong số họ ở đó. Dĩ nhiên đây là hành động nhẫn tâm nhất của chính quyền La-mã, muốn làm nhục Chúa Cứu Thế, nên họ đặt Ngài vào giữa hai tên tử tội với những hành động kẻ cướp, gian ác, hay làm nhiều điều xấu xa khác.
Chúng ta chú ý một trong hai tên cướp sĩ vả, mắng nihếc Ngài. Ma-thi-ơ kể cho chúng ta cả hai tên đã bắt đầu nhắm vào bảng cáo trạng chống lại Ngài. Từ “nhiếc móc”có nghĩa là “báng bổ, phạm thượng.” Họ la lớn với giọng thô bỉ, cai nghiệt và cỏ lẽ ngay cả với những câu tục tĩu liên quan đến những điều thiêng liêng và những điều mà Chúa Cứu Thế mang theo như một phần trong đời sống của Ngài. Đang khi bị treo như vậy mà họ vẫn dùng những lời cai nghiệt, mỉa mai tấn công Ngài.Xin nhớ là họ cũng đang trong tình trạng đau đớn giống như Ngài, và trong tình thế nguy khốn trải qua trên cây thập tự họ đã trực tiếp mắng nhiếc, khinh khi Con Đức Chúa Trời. Ngài bị treo trên đó trong yên lặng. “Người là Đấng Mê-si vĩ đại, vì vậy người là Vua của dân Giu-đa. Bây giờ hãy giải thoát chúng ta đi.”Và điều hắn đang nói trong câu 39 thật chính xác: “Ngươi không phải là Đấng Christ sao? Hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa!” Nếu sự thật được bày tỏ, thì chữ “chúng ta” quả thật là những gì chúng đang mang trong trí. Việc tự cứu chính Ngài thì không liên quan gì đến chúng cả. Chúng chỉ muốn được giải thoát.
Quý vị có thể suy nghĩ khi đọc câu 39 rằng chỉ Con Đức Chúa Trời vẫn có thể yên lặng được mà thôi. Tôi không nghỉ rằng nó được chứng minh là đúng cho chúng ta khi chỉ đọc qua đoạn Kinh Thánh và áp dụng nó cho ngày xưa, mà tôi nghĩ nó có thể áp dụng cho hôm nay nữa. Quý vị giải quyết nó như thế nào khi có ai đó mắng nhiếc quý vị? Tôi không biết có bất cứ điều gì làm cho một người nóng nảy như một lời lăng mạ. Quý vị bảo: “À, chỉ Con Đức Chúa Trời mới có thể có sự kiềm chế trong tình trạnh như vậy.” Không đâu, tôi sẽ cho quý vị tấm gương của một người trong chiến trận mà có sự kiềm chế hoàn toàn xúc cảm của mình khi bị người ta lăng mạ, chưởi rủa.
Xin xem 2. Sa-mu-ên đoạn 16 Người mà tôi nghĩ tới đó là Đa-vít. Hoàn cảnh mà ông đối diện lúc đó thật là khủng khiếp, ít nhất phải nói như vậy. Áp-sa-lôn đứa con trai yêu quý của ông, một chàng đẹp trai đã có quyết định lật đổ cha mình.Chàng quyết định trở thành vua, nên dẫn đến âm mưu đảo chánh cha mình, vua Đa-vít. Chàng đã tụ họp một đoàn dân theo mình. Quý vị có thể khiến ai đó nghe quý vị và đi theo quý vị, và Áp-sa-lôn thì không loại trừ. Chàng nói có hiệu lực: “Hãy lật đổ nhà vua,” có nghĩa là lật đổ cha mình. “Hãy chiếm lấy ngôi.Chúng ta hãy làm theo cách của chúng ta.” Quý vị đã từng nghe thấy điều đó? Nó diễn ra hàng ngày xung quanh ta, phải không? Không có gì là mới cả.
IISa 16:5 cho thấy vua Đa-vít vời đi trong sự yên lặng, để cho Đức Chúa Trời làm công việc báo ứng. 
“Khi Vua Đa-vít vừa đến Ba-hu-rim thấy ở đó đi ra một người về dòng dõi người Sau lơ, tên là Si-mê-i, con trai của Ghê-ra. Người vừa đi tới, vừa rủa sả. 
Và ném đá vào Đa-vít…”
Hãy nhớ áp lực mà Đa-vít đang gánh chịu. Con trai ông muốn lật đổ ngai vàng của ông, hoặc cố gắng làm điều đó. Và giờ đây ông đang rời khỏi nơi mà ông yêu mến,rồi thêm nhiều điều thình lình xảy đến.
“.. . tất cả các tôi tớ của Vua, cả dân sự và các dũng sĩ đều vây phủ Vua bên tả và bên hữu.”
Tôi xin nói với quý vị rằng Si-mê-i quả rất can đảm. Đa-vít có nhiều người dũng cảm vây phủ xung quanh ông. Và đây, tay liều mạng nầy ở trên đồi đang rủa sả và ném đá vua. “Hắn ném đá Đa-vít,” câu 6.
Câu 7,
“Si-mê-i rủa sả Đa-vít như lời nầy: Ớ người huyết, người gian tà kia! Hãy đi đi, hãy đi khỏi đi!
Ngươi đã tự làm vua thay vì Sau-lơ, nên bây giờ Đức Giê-hô-va khiến huyết của nhà ngươi đổ lại trên ngươi, . . .”
Cũng xin nói thêm rằng, tôi không cần biết một người vĩ đại như thế nào, người ấy cũng sẽ bị phê bình, chỉ trích, và Đa-vít cũng không ngoại lệ. Đây là người đã mở rộng ngai vàng đến hàng ngàn dặm vuông. Ông đã thành lập quốc gia Y-sơ-ra-ên, như cách mà họ chưa từng biết. Ty nhiên, vẫn có Sê-mê-i núp trong hang sẵn sàng rủa sả của ông tại thời điểm sa cơ: “Ớ người huyết, hãy lui khỏi ngai vàng của ngươi đi, đó là nơi của Sau-lơ.”
“.. . Ngài sẽ phó nước vào tay Áp-sa-lôm con trai ngươi; và kìa chính ngươi bị hoạn nạn, vì ngươi là một người huyết!”
“Ngươi nhận lãnh những gì đáng cho mình. Đúng là quả báo!” Wow, quả là một sự sĩ nhục.Đa-vít đã làm những gì?
“Bấy giờ A-bi-sai con trai của Sê-ru-gia tâu với vua rằng: Cớ sau con chó chết kia dám mắng vua chúa tôi. Hãy để tôi đi chém đầu nó.”
“Hãy để tôi lấy cái đầu nó ra khỏi vai nó. Tôi sẽ chém nhanh đến nổi hắn sẽ không biết nó cho đến khi hắn nhảy mũi.” Chỉ như cái búng tay!
“Nhưng vua đáp rằng (hãy xem điều nầy, tính khí tâm linh được kiểm soát): Hỡi các con trai Xê-ru-gia, ta có can hệ gì với các ngươi? Hãy để Si-mê-i rủa sả. Ấy là Đức Giê-hô-va đã phán cùng người rằng: ‘Hãy rủa sả Đa-vít’. Vậy ai dám nói cùng người rằng: Cớ sao ngươi làm như vậy?”
Nói theo quan điểm thiêng liêng – hãy xem câu trả lời của Đa-vít. “Đừng bước đến A-bi-sai, đó là công việc của Đức Chúa Trời. Ngài đang dạy ta những điều qua sự rủa sả của người bên cạnh ta ở trên đồi nầy. Ta có quan hệ gì với ngươi?”
“Đa-vít nói với A-bi-sai và các tôi tớ mình rằng: Kìa, con ruột ta là kẻ do lòng ta sanh ra, còn muốn hại mạng sống ta thay; phương chi người Bên-gia-min nầy? Hãy để cho nó làm, cho nó rủa sả; vì Đức Giê-hô-va đã phán dặn nó làm như vậy.”
Nói cách khác: “Đó là công việc của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Tối Cao. Hãy để Ngài làm theo ý của Ngài.”
“Có lẽ Đức Giê-hô-va sẽ đoái xem sự hoạn nạn ta, lấy phước trả lại thế cho sự rủa sả mà ta bị ngày nay.” 
Và Đa-vít cùng tôi tớ người cứ đi; còn Si-mê-i đi theo sườn đồi đối ngang Đa-vít vừa đi vừa rủa sả Đa-vít, ném đá người và hất bụi lên.”
Bây giờ là vấn đề của Si-mê-i, có phải không? Tại sao ông ta chỉ ngồi dậy hất bụi,ném đá và rủa sả, nhảy lên nhảy xuống khi đi theo ngang với Đa-vít, còn Đa-vít thì cứ lặng lẽ tiếp tục đi vừa phủi bụi vừa tránh đá không để bị trúng.
Như vậy, Vua và cả dân chúng theo Vua đều mệt nhọc, đi đến một nơi và nghỉ khỏe tại đó.
Xin đừng nói với tôi là quý vị không thể điều khiển được sự rủa sả. Đừng bảo tôi là Chúa không thể làm gì ngay cả khi quý vị bị phỉ báng (AIFL-872, TS). Ngài không ngủ đâu.
Chúng ta trở lại với Chúa Giê-xu trong Lu-ca 23. Một trong những tên tội phạm nầy,những kẻ làm điều ác nầy đang rủa sả và lăng mạ Ngài. Và Chúa Giê-xu không trả lời. “Nhưng tên kia trách nó,” câu 40. Theo ngôn ngữ Hy lạp, chữ “kia” có nghĩa là “khác nhau về tính chất.” Hắn là một trong những người thay đổi. Lúc đầu hắn ta cũng rủa sả như bạn của hắn, như bạn thân, nhưng lúc nầy hắn được thay đổi và là người có sự khác biệt. Lu 23:40 ghi tiếp,
“Nhưng tên kia trách nó rằng: “Ngươi cũng chịu một hình phạt ấy, còn chẳng sợ Đức Chúa Trời sao?”
“Ngươi có vấn đề gì vậy?”
Xin đợi một chút. Nếu quý vị đang đọc phần Kinh Thánh nầy và chỉ có một mình quý vị, quý vị há không ngạc nhiên là hắn được thay đổi như thế nào sao? Điều gì đem đến sự thay đổi trong cuộc đời của hắn. Lúc đầu, hắn cùng với bạn lo gào thét rủa sả, và thình lình hắn nói: “Đừng chữi nữa. Mầy không nhận thấy là chúng ta đang nhận lấy những gì chúng ta đáng chịu, còn Ngài thì vô tội sao?” Tại sao hắn đã được thay đổi? Đó là câu hỏi của tôi.
Bây giờ nêu ra một vài lý do khiến hắn thay đổi. Trước hết tôi nghỉ hắn đọc lời ghi trên tấm bảng và bắt đầu suy nghĩ. Tấm bảng ghi gì vậy? Xin xem câu 38,
“Phía trên đầu Ngài có đề rằng, “NGƯỜI NẦY LÀ VUA DÂN GIU-ĐA.”
Tôi nghĩ là tên cướp đã đọc chữ được ghi treo trên phía trên Chúa Giê-xu. Như chúng ta đã trình bày điều nầy trước đây, nó là dấu hiệu của sự buộc tội mà phạm nhân hoặc nạn nhân mang trên cổ cho đến khi đến nơi bị đóng đinh. Tại nơi bị đóng đinh tấm bảng được cởi ra khỏi cổ, áo choàng được lấy đi rồi bị đóng đinh vào thanh ngang của cây thập tự cao thẳng đứng, để bất cứ ai đi qua có thể đọc các dòng chữ “NỔI LOẠN,” hay “MƯU PHẢN,” hoặc trong trường hợp nầy là “VUA CỦA DÂN GIU-ĐA.”
Quý vị nhớ là Sa-tan không muốn tấm bảng đó được đọc theo cách như vậy. Quý vị có thể đọc lại trong Tin Lành Giăng 19. Thực ra, các quan chức Do-thái đã đến nói với Phi-lát: “Đừng ghi tấm bảng là ‘Đây là Vua của dân Giu-đa?” Họ muốn viết gì? Họ muốn nói: “Hắn nói, hắn là Vua dân Giu-đa.” Và đó là sự khác biệt.
Ông Edersheim cho biết trong một tác phẩm của ông là vào thời kỳ Chúa Giê-xu có một số người công bố mình là Đấng Mê-si. Quý vị có biết điều đó không? “Hắn cũng chỉ là tên ngu xuẩn như những tên khác đã từng xưng mình là Đấng Mê-si.” Phi-lát,một người La-mã ương ngạnh nói rằng: “Những gì ta đã viết, thì ta đã viết. Nó sẽ được giữ y như vậy.” Và họ đã đóng nó vào cây thập tự. Tấm bảng ghi: “ĐÂY LÀ VUA DÂN GIU-ĐA.” Tôi tin chắc là tên cướp đã nhìn thấy tấm bảng đó, bắt đầu suy nghĩ và nhìn thấy được vấn đề.
Nhưng yếu tố hiển nhiên thứ hai làm thay đổi cuộc đời của tên cướp là sự yên lặng của Chúa Cứu Thế, cái cách mà Ngài xử lý sự rủa sả nầy. Điều này đem lại cho tôi một sự ứng dụng rất quan trọng. Quý vị không thể bỏ qua tầm quan trọng được nhấn mạnh trong sứ điệp được chép ra và một đời sống tin kính.Xin hãy tin tôi, chúng ta không thể làm tốt hơn những gì đã được ghi trong Kinh Thánh, một bài làm chứng tốt, một thông tin cần yếu và sau đó là tấm gương điển hình đời sống tin kính của cá nhân chúng ta. Đây là những điều sẽ làm thay đổi ngay cả tên cướp cứng lòng.
Tuần nầy tôi đã đọc được điều này: “Có một câu chuyện xưa, rất xa xưa, thú vị được truyền đạt cho nhân loại. / Được viết trong một thời gian rất lâu trước đây - /Tin lành theo Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng - / về Chúa Cứu Thế và sứ mệnh dưới trần gian của Ngài.”
“Nhưng quý vị đang viết một sách Tin Lành, mỗi ngày một chương. / Qua hành vi mà quý vị làm, qua lời mà quý vị nói. / Người ta đọc những gì quý vị viết, dù tin hay không tin. / Sách Tin lành của quý vị là gì?”
“Người ta đọc và khen ngợi Tin lành của Chúa Cứu Thế. / Với tình yêu chân thật và không hề dứt của nó như thế; / Nhưng người ta nói gì, người ta nghĩ gì về Tin lành của quý vị?” 
“Đó là một câu chuyện tuyệt vời, đó là câu chuyện của tình yêu, / Khi nó chiếu sáng trong đời sống thần tánh chủa Chúa Cứu Thế, / Oh, lẽ thật đó của nó có thể được kể lại / Trong câu chuyện về cuộc đời của quý vị và tôi!”
“Tính không ích kỷ phản ánh trong mọi hoàn cảnh. / Tình yêu nở hoa trên mảng cỏ, / Và hãy trở lại với khải tượng trong lòng sẽ nói ra / Sự nhân từ diệu kỳ của Đức Chúa Trời.”
“Mỗi ngày quý vị viết một bức thơ cho nhân loại; / Hãy quan tâm đến điều đang viết là chân thành. / Nó là Tin Lành duy nhất mà người ta sẽ đọc, / Đó là sách Tin Lành của quý vị.”
Chúa Giê-xu, trong sự yên lặng và trong uy quyền của Ngài, đã viết nên một Tin lành,Tin lành của một cuộc đời được thay đổi. Và điều đó có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi trong cuộc đời tên trộm cướp. Tôi muốn quý vị chú ý đến thái độ của hắn ta trong câu 41. Hắn đã vừa nói với tên kia: “Chúng ta đáng nhận bản án.”
“Về phần chúng ta chỉ là sự công bình (hắn nhận ra mình là một tội nhân), vì hình ta chịu xứng với việc ta làm (hắn thành khẩn xưng nhận mình là tội nhân); nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác.” 
Hắn nhận ra tính độc nhất vô nhị của Chúa Cứu Thế. Hắn thấy Ngài là người hơn hẳn.“Ngài đã không làm điều gì sai. Ngài vô tội.”
Câu 42
“Đoạn lại nói rằng: “Hỡi Giê-xu, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!”
Hắn đã nhận ra mình là một tội nhân. Hắn đã nhận ra tính độc nhất vô nhị của Chúa Cứu Thế, và Ngài có toàn quyền định đoạt vận mạng của hắn “khi Ngài đến trong nước mình rồi xin hãy nhớ đến tôi.” Làm thế nào hắn biết Chúa Cứu Thế có một vương quốc? Hắn đã đọc tấm bản, “VUA DÂN GIU ĐA,” và một vị vua thì phải có một vương quốc cho nên hắn nói: “Lạy Chúa, tôi không hiểu biết những điều mà tôi nghe. Nhưng tôi thấy rằng Ngài là một vị Vua, và tôi chứng kiến cuộc đời của Ngài thể hiện những điều không có trong tôi. Khi Ngài đến trong nước mình rồi xin hãy nhớ đến tôi.”
Điều nầy đem lại cho tôi một điểm sâu sắc rất thực tế. Chúng ta có thể chọn ra những từ mà người ta dùng để trở thành Cơ đốc nhân, phải không? Quý vị có thấy chính mình đang làm điều đó không? Quý vị có thấy chính mình muốn họ sử dụng những từ đặc biệt nhất định nào đó, hầu để họ nói điều đúng và sau đó bất ngờ quý vị nói: “Ồ, tôi lấy làm vui mừng vì họ đã nói những lời đó, cho nên bây giờ họ là những Cơ đốc nhân.” Trong vòng quý vị có bao nhiêu người tin rằng một người sẽ được cứu do nói: “Lạy Chúa khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi.”Quý vị sẽ không cảm thấy người đó được cứu, phải không? Tôi nghĩ là bác sĩ Lu-ca đã cho chúng ta lời nhắc nhở quý báu. Hãy để Đức Chúa Trời xử lý với thái độ của tấm lòng. Hãy để Đức Chúa Trời ban cho tội nhân lời để nói ra. Đừng buộc họ lẩm nhẩm bắt trước hay lập lại theo lời nói mà quý vị muốn họ nói. Hãy để người đó với Chúa. Trên hết mọi sự, Đức Chúa Trời đã đọc điều gì? Ngài đọc thấy thái độ trong lòng. Đó là điều mà Ngài đã đọc (AIFL-873, TS). 
Một trong những nhà truyền giáo có ảnh hưởng nhất mà tôi từng biết là một người làm ở một trạm xăng trên đại lộ Arlington, bang Massachsetts, bên ngoài thành phố Boston. Ông chưa từng học một ngày ở Chủng viện, chưa từng theo học tại viện Thánh Kinh thần học, nhưng quyển “Kinh Thánh dành cho thân hữu” của ông gần như tả tơi, nó luôn được mở ra để gần bên máy tính tiền của ông. Đó là một địa điểm tốt để đặt một quyển Kinh Thánh mở ra. Và ông thường xuyên nói về Chúa những linh hồn bước vào bên chỗ làm việc của ông. Gần đây ông đã từ bỏ công việc bơm xăng bởi công việc buôn bán vỏ xe của ông trở nên quá hiệu quả. Ông nói: “Điều khó khăn duy nhất trong công việc đó là tôi không còn bơm xăng nữa và tôi không thích chút nào cả, bởi vì những cơ hội làm chứng về Chúa cho người khác thật đã đến từ việc bán xăng, là một phần trong thương vụ của tôi.”
Và người đàn ông nầy là chứng nhân có ảnh hưởng nhất, bởi vì ông để lại những kết quả cho Đức Chúa Trời. Ông đem đến thông tin và trong sự khôn ngoan lạ thường,cùng tình yêu ông bày tỏ sứ điệp thu hút và khích lệ nhất về sự sống đời đời.Có nhiều người, có đến hàng trăm người, mỗi năm tiếp nhận Chúa tại phố Arlington nhờ vào sự làm chứng trung tín đó. Thật là một người yêu Chúa, với sứ điệp được viết thành văn. Ông không hề chọn lựa. Ông chỉ chia sẻ sự sống của Chúa Cứu Thế, sự hy vọng về sự sống đời đời bởi đức tin trong Ngài, và sao đó để Chúa thực hiện công việc đem lại kết quả.
Quả sẽ là một ngày nghỉ ngơi sảng khoái trong cuộc đời tôi, khi mà Đức Chúa Trời nhắc tôi rằng Ngài không bắt tôi chịu trách nhiệm về những gì người ta làm với Tin lành. Ngài buộc tôi chịu trách nhiệm trong việc rao báo Tin lành. Những gì mà người ta làm với Tin lành là công việc của Chúa, còn về phương diện rao truyền sứ điệp là giữa Ngài và tôi. Và đó là nơi Ngài và tôi có những cuộc trò chuyện lâu dài nhất. Nhưng những gì xảy ra về sau là việc của Đức Chúa Trời.
Giờ đây, trong những giây phút cuối, Chúa Giê-xu trả lời tên cướp trong một cách tuyệt vời nhất,
“.. . Quả thật Ta nói cùng các ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong Ba-ra-đi.”
Thế là thế nào. Ngay cả hắn chưa chịu báp tem nữa. Ngay cả chưa có việc thiện mà hắn làm để tìm kiếm Thiên đàng, cũng chưa có lần thử thách nào để chứng minh là hắn xứng đáng được gọi đến sự sống đời đời. Hắn đã làm gì? Hắn đã sống suốt cuộc đời chìm đắm trong tội lỗi, là tên lưu manh, là tội phạm bị đóng đinh (nếu đã từng có một sự ăn năn trong giờ phút lâm trung, thì đây là trường hợp đó),bị treo trên cây thập tự, máu chảy ra từ hai bàn tay và hai bàn chân, và hắn đã thốt lên: “Chúa ơi, xin hãy nhớ lấy tôi.” Và Chúa Giê-xu phán: “Hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong Pa-ra-đi.” Điều gì khiến hắn được chấp nhận? Đức tin.Chỉ cần đức tin đơn sơ, thuần khiết, thành thật trong Chúa Cứu Thế hằng sống.Đó là tất cả những gì Đức Chúa Trời muốn, và đó cũng là tất cả những điều mà chúng ta có thể trình dâng cho Ngài. 
Như lời của một tác giả qua bài thánh ca: “Tôi không mang theo gì trong tay. / Chỉ bám lấy thập tự giá của Ngài.” Tại sao tay tôi không mang gì theo? Bởi vì tay tôi dơ dáy và bẩn thỉu. Nếu tôi mang theo điều gì đến với Đức Chúa Cha, thì nó sẽ làm ô nhiễm Ngài. Cha chúng ta phán rằng: “Các ngươi hãy đến với Ta qua đức tin trong Con Ta, và ta hứa với các ngươi rằng NGAY LẬP TỨC các ngươi sẽ được ở trong nơi BA-RA-ĐI của TA.”
Có bốn bài học cho chúng ta ở đây.
1.Bài học thứ nhứt, không có ai từng đi quá xa để không thể trở thành một Cơ Đốc nhân.Tôi dám nói rằng trong tư tưởng của quý vị hôm nay, có một số người mà quý vị xóa tên. Xin hãy dừng lại và suy nghĩ xem. Quý vị bảo: “Ồ, người đó sẽ không bao giờ tin Chúa. Tôi hết sức cố gắng nói về Chúa cho người đó. Tôi đã cố gắng áp dụng mọi phương pháp chứng đạo mà tôi biết, nhưng rồi tất cả đều thất bại. Người ấy cứ tiếp tục đi theo con đường cũ của mình. Nên không đáng để mất thì giờ thêm nữa.” Thưa, quý vị hãy nhớ đến tên cướp trên cây thập tự, hắn là một tội phạm. 
Nếu có ai đã từng đi quá xa, thì đó là ông Mel Trotter. Ông ta là một người nghiện rượu, không quan tâm đến nhu cầu của gia đình. Đứa con duy nhất của ông ta đau nặng gần chết, người nhà đưa tiền cho ông đi mua thuốc cho thằng bé thì ông lại đi mua rượu. Thế rồi đứa trẻ chết đi, người ta đặt nó vào quan tài trước khi đem chôn. Ông lại lột đôi dày trên thi hài của thằng bé để bán lấy tiền mua rượu. Quý vị không thể tưởng tượng nổi có gì thậm tệ hơn điều đó. Trong trạng thái say khướt, đôi mắt lờ mờ, loạng choạng ông đến một trong những thành phố trên nước Mỹ. Ông ngồi sụp xuống hàng ghế phía sau trong một khu vực truyền giáo của thành phố. Ông nghe được bài Thánh ca: “Hãy đến với mọi nguồn ơn phước của Ta,” và ông nói: “Có cái gì ở đây đang lôi kéo tôi.” Và đêm hôm đó ông đã đến với Chúa Cứu Thế. Một sự đổi mới xảy ra. Cảm tạ Chúa. Ông Mel Trotter không đi quá xa đến độ không thể tin Chúa được. Và những người đang có tên trong tâm trí của quý vị hôm nay cũng vậy. Không có ai đi quá xa để không thể trở thành môn đồ của Chúa Giê-xu được.
2.Bài học thứ hai, Kinh Thánh và đời sống tin kính là hai công cụ hiệu quả nhất trong việc chứng đạo. Xin đừng bao giờ quên điều đó. Kinh Thánh hay những gì có liên quan đến Kinh Thánh và đời sống tin kính. Triết gia Socrates từng nói: “Trong rất nhiều trường hợp,lời nói là những thứ ngu xuẩn.” Tôi chưa hề thấy nó được chứng minh hơn là khi người ta cố ép buộc một người bằng lời nói khi làm chứng. Thật lạ lùng làm sao khi mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng những lời nói được hướng dẫn bởi Thánh linh. Nhưng nó cũng gây kinh ngạc làm sao khi Sa-tan có thể sử dụng những lời mà không được Chúa Thánh Linh hướng dẫn.
Xin nói thêm rằng, quý vị không cần được kêu gọi vào chức vụ truyền giáo để trở thành chứng nhân. Tôi không biết có bao nhiêu quý vị thính giả đang lắng từng tranh chiến với sự kiện quý vị cần phải trở nên một Mục sư thì mới có thể được Đức Chúa Trời sử dụng cách hiệu quả nhất. Tôi nhớ những lời của Giáo sư Thần học già nói rằng: “Thật ngạc nhiên làm sao khi có nhiều người cảm thấy họ có ân tứ giảng dạy, tuy nhiên cũng ngạc nhiên làm sao khi có rất ít người có ân tứ lắng nghe người đó mà suy nghĩ rằng ông ta thật sự có ân từ giảng dạy.” “Lời nói lắm khi là những thứ ngu dại.” Sứ điệp thật chính là đời sống. Và rồi khi cuộc sống đó đã tạo ra một sự khao khát về phía người được quan tâm, lúc đó quý vị sẽ có tất cả những lời mà quý vị cần nói về Đấng Cứu Thế cho người đó.
3.Bài học thứ ba, tất cả những gì Đức Chúa Trời muốn và tất cả những gì Đức Chúa Trời chấp nhận là đức tin đơn sơ.Nếu trong vòng quý vị có ai đang tìm cách vào Thiêng đàng theo việc làm của mình, xin hãy dừng lại hôm nay, bởi vì quý vị đang đi con đường sai. Điều đó hoặc là bởi việc làm, hay là do ân điển. Nếu là bởi việc làm, thì làm bao nhiêu công việc mới được vào đó? Vấn đề là đang hướng về đâu? Nếu là bởi việc làm,thì quý vị đã tìm kiếm rồi; nhưng nếu là bởi đức tin, thì tất cả vinh quang thuộc về Đức Chúa Trời. Đức tin của quý vị là tất cả những gì mà Ngài mong muốn.
4.Điều sau cùng mà tôi muốn chia sẻ cùng với quý vị là đừng bao giờ nghi ngờ sự chấp nhận ngay lập tức của quý vị vào gia đình của Đức Chúa Trời khi quý vị đi trong đường lối của Ngài.Tên cướp nầy không hề nghi ngờ Chúa. Ngay cả hắn không bảo Chúa nói ra bất cứ lời hứa nào. Tôi nghĩ rằng hắn đã tin với tất cả tấm lòng và đã được cứu.
Những phạm nhân bị đóng đinh với Chúa Giê-xu không nghi ngờ về việc họ quen thuộc với những lời tiên tri về sự đến của Đấng Messiah. Dù họ có là người Giu-đa hay không, thì họ cũng đều biết rằng người Giu-đa đã từ lâu đang trông chờ sự đến của Vua họ.
Có lẽ việc mở ra các sự kiện dẫn đến sự đóng đinh Chúa Giê-xu đã gợi lại ký ức về Kinh thánh của một trong những phạm nhân nầy mà anh ta đã nghe được trước đây.Có thể lắm. Có lẽ chính hắn đã đọc câu chuyện đó lúc còn bé và bất ngờ nhận ra rằng mọi điều đang xảy ra theo như Kinh thánh đã nói trước liên quan đến sự sinh ra, chức vụ và sự chết của Đấng Mê-si đã hứa.
Dù bất kỳ lý do nào, Đức chúa Trời cũng đã chuẩn bị cách độc đáo một trong hai người nầy cho sự chuyển biến số phận của hắn, và việc tên cướp ăn năn đã mô tả niềm tin xác thực trong Đấng Cứu Thế. Tiến sĩ Darrel Bock của Chủng viện Thần học Dallas ghi: “Người ta thường nói rằng tên cướp trên cây thập tự không có chứng cứ đức tin rõ ràng, vì trường hợp hắn giống như sự hối cải trong giờ phút hấp hối. Nhưng lời chứng mà hắn nói về Chúa Giê-xu trong giây phút cuối cùng là một trong những chứng cứ hùng hồn nhất về đức tin theo Kinh thánh.” 
Và sau đó Tiến sĩ Bock nói thêm: “Phạm nhân biết trước về sự phục hồi và sống lại.Hắn cầu xin được bao gồm vào sự kiện ấy.  Sự nhận thức sâu sắc của hắn đại diện cho các tương phản với sự mù quáng của những kẻ chế nhạo. Người nầy, bất chấp cuộc đời đầy dẫy tội lỗi, chạy đến với Chúa Giê-xu tìm kiếm sự tha thứ trong giây phút lâm chung. Hắn xưng nhận tội lỗi của mình và dâng cuộc đời cho lòng nhơn từ và quyền năng cứu chuộc của Chúa Giê-xu. Bác sĩ Lu-ca không thể phát họa rõ hơn về chân dung ân điển của Đức Chúa Trời hơn hình ảnh này.”
Bây giờ trong phần kết thúc, chúng ta cùng điểm lại 3 khía cạnh có tính cách sinh tử trong sự ăn năn xưng tội của tên cướp.
Thứ nhứt, hắn nhận biết mình là tội nhân. Quý vị còn nhớ hắn đã nói gì không? “Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm.” Hắn đã nói đúng. Việc thừa nhận tình trạng tội lỗi của hắn đã làm lay chuyển hắn đến bước quyết định là niềm tin.
Thứ hai, hắn ghi nhận tính độc nhất vô nhị của Chúa Giê-xu. Hắn nói:“Nhưng người nầy không hề làm một điều gì ác.” Tên cướp đó nhận biết rằng Chúa Giê-xu không phải là người tầm thường, mà Ngài là Con vô tội của Đức Chúa Trời.Ngài là Đấng Messiah.
Thứ ba, hắn nhận thấy vận mệnh đời đời của mình tùy thuộc vào lệnh của Chúa Cứu Thế. Hắn thỉnh cầu: “Giê-xu, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi.” Với những lời xưng nhận đức tin thành khẩn như vậy, người nầy đã tôn Chúa Giê-xu như là Vì Vua của cuộc đời mình, và là Người Chủ vượt lên số phận đời đời của mình. Tuy nhiên, sự chuyển biến trong việc xưng nhận tội lỗi đơn sơ nầy đã mang lại cho một phạm nhân sắp chết thoát khỏi sự tối tăm của tội lỗi, để bước vào trong bình minh vinh quang của sự sống đời đời.
Chúa Giê-xu phán: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha.” (Gi 14:6)
Không theo yêu cầu tiến hành cách thức 12 bước. Chỉ đơn giản đạt tới đức tin của Con Đức Chúa Trời và làm theo yêu cầu giống như tên cướp đã làm “Lạy Chúa, xin hãy nhớ lấy tôi.”
Quý vị có thể không đi xa như ông Mel Trotter từng đi, hay quý vị có thể xấu xa hơn. Nó không tạo ra sự khác biệt. Quý vị có thể đã từng sống một cuộc đời rên siết trong tội lỗi như tên cướp bị treo trên cây thập tự bên cạnh Chúa Giê-xu,hay là quý vị có thể là sống một cuộc sống hiền lành và có thể được tôn trọng hơn. Một lần nữa, nó không có gì khác nhau. Tất cả chúng ta chỉ có một cách duy nhất giống nhau để bước đến ngôi ơn phước của Đức Chúa Trời, cùng một cảnh ngộ là những tội nhân, và tất cả chúng ta được cứu theo một cách duy nhất giống nhau là bởi ân điển của Ngài qua đức tin. Cho dù chúng ta có thể sử dụng bất cứ lời đặc biệt nào, tấm lòng chúng ta cũng phải thật sự kêu cầu với Đức Chúa Trời: “Chúa ơi! Con là tội nhân. Con bị hư mất. Con chắc chắn đi vào hỏa ngục đời đời. Không có gì con có thể đem đến cho Ngài để xứng đáng với ân huệ của Ngài, nhưng Cha ơi, con bằng lòng tin nhận Chúa Giê-xu là Con của Ngài trong giờ nầy. Bởi đức tin, giống như một trẻ con, con cầu xin Chúa Cứu Thế ngự trị trong tâm hồn con, làm chủ và là Cứu Chúa cho cuộc đời hèn mọn nầy. Con tin rằng Ngài đã chết thế và đã sống lại cho con. Con tin rằng Ngài đã trả xong món nợ tội lỗi cho con, và ngay bây giờ bởi đức tin con xin dâng chính mình con cho Ngài.”
Mục sư Charles Haddon Spurgeon, một Mục sư người Anh vào thế kỷ thứ 19, đã kết thúc bài giảng của ông tựa đề “Niềm tin của tên cướp,” ông đã giảng với một đam mê mạnh mẽ mà mỗi Mục sư cần nên có. Lời của ông rất thích hợp phần kết luận cho sứ điệp hôm nay. Mời quý vị lắng nghe.
“Ngài có thể cứu đến mức tuyệt đối, vì Ngài đã cứu tên cướp sắp lìa đời. Trường hợp không được đem vào đó là để khích lệ niềm hy vọng mà Ngài không thể thực hiện.Dù thế nào những điều được viết trong thời gian trước đây là được viết dành cho việc học hỏi của chúng ta, và không phải làm chúng ta thất vọng. Thế nên, tôi cầu nguyện cho quý vị, nếu ai trong quý vị chưa tin nhận Chúa Giê-xu, bây giờ hãy mau tin nhận Ngài. Hãy tin nhận Ngài hoàn toàn; chỉ tin nhận Ngài; hãy tin nhận Ngài ngay giờ nầy, rồi quý vị sẽ cùng hát với tôi - ‘Tên cướp sắp lìa đời vui mừng nhìn thấy / Suối nước đó trong đời của hắn. / Và tôi cũng có, mặc dù xấu xa như hắn, / Mọi tội lỗi trong tôi được tẩy xóa.”’
Đây là thời điểm hoàn toàn thuận tiện để tôi hướng dẫn quý vị cầu nguyện. 
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát.Bất cứ quý vị đang ở đâu. Nếu quý vị đang ở trong xe, hãy cho xe dừng lại bên vệ đường. Nếu quý vị ở trong nhà hay trong cơ quan, chỉ yên lặng cúi đầu và suy tư. Trong cuộc đời của quý vị đã từng có lần nào tin nhận Chúa Giê-xu chưa? Khi quý vị nhận biết mình là tội nhân thì lúc đó Ngài Cứu Chúa của quý vị. Quý vị chỉ bởi đức tin duy nhất nới Chúa Cứu Thế Giê-xu, để tiếp nhận Ngài làm chủ của riêng mình. Nếu trước đây chưa có, bây giờ hãy làm điều đó. Xin hãy làm điều đó khi tôi cầu nguyện.
Lạy Cha yêu dấu! Hôm nay con cảm ơn Ngài đã trả giá cho chúng con qua Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Cảm ơn Ngài đã trả xong, không còn xót lại điều gì cho chúng con ngoại trừ đức tin. Hoàn cảnh mà chúng con có thể giống như tên cướp sắp lìa trần tìm thấy suối huyết tuôn tràn tẩy sạch tội lỗi chúng con. Con cầu nguyện cho tất cả mọi người đã đến với Chúa Giê-xu hôm nay, con xin Ngài khích lệ họ trong tinh thần mà bây giờ họ đang suy nghĩ đến Ngài và thuộc Ngài đời đời. Và con cũng cầu nguyện cho những ai chưa từng đến với Ngài, xin cho họ nhận biết không có sự tiếp trợ hay sự thỏa lòng nào ngoài Ngài, cho đến khi họ chạy đến với Ngài, để được Ngài ban cho sự sống đời đời. Con cầu xin điều nầy trong danh Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men.
BÀI 8                                                                                      BÀI 10

No comments

Powered by Blogger.