MỘT NHÀ THÁM HIỂM TIÊN PHONG TRONG Y HỌC CỦA NGÀNH PHẪU THUẬT NHI ĐỒNG
MỘT NHÀ THÁM HIỂM TIÊN PHONG TRONG Y HỌC CỦA NGÀNH PHẪU THUẬT NHI ĐỒNG
C.Everett Koop
Bác sĩ C.Everett Koop vốn là một nhà tiên phong trong việc phát triển ngành Giải phẫu cho trẻ con ngay từ thời “ấu trĩ” của nó, cho đến khi nó trở thành một khoa học bác học để cứu người. Được yêu cầu kể ra cái vinh dự mà ông quý mến nhất, ông nêu tên chiếc huy chương Bắc đẩu Bội tinh của nước Pháp mà người phát ngôn của Quốc hội Pháp đã tặng cho ông năm 1980 – một phần thưởng tất cả các huy chương vàng và nhiều phần thưởng khác cho nghề nghiệp của ông.
Chiến công hiển hách đã đưa ông lên đài danh vọng với cương vị nhà giải phẫu độc nhất vô nhị được biết, là một diễn biến hợp lý của ba mươi lăm năm hành nghề đi đầu một loạt những chuyên ngành cách tân về phẫu thuật.
Là Bác sĩ Phẫu thuật Trường của Bệnh viện Nhi đồng tại Philadelphia, ông đã thiết lập đơn vị đầu tiên chuyên chăm sóc triệt để cho trẻ sơ sinh trên thế giới vào 1962. Một phần lớn các kết quả thu thập được qua công tác ấy đã được ông đúc kết như sau: “Nếu hai mươi lăm năm trước đây,chúng ta bị mất 90 phần trăm các trẻ sơ sinh bị một dị tật cá biệt, thì hiện nay, chúng ta cứu được 90 phần trăm” – khi ông đưa ra để làm thí dụ dị tật một cuống họng bình thường nhưng thiếu phần “cửa mở ra” rất thường gặp.
Là giáo sư phẫu thuật Nhi tại Trường Đại học Y khoa Pennsylvania, ông đã đào tạo nhiều phẫu thuật gia khác, khiến cho các kỹ năng cứu sống người tương tự được sẵn sàng phân phối cho nhiều cộng đồng trên khắp thế giới.
Tổng thống Reagan đã bổ nhiệm ông vào chức vị Phẫu thuật gia Toàn Hoa Kỳ (US Surgeon General) năm 1981.
Bác sĩ C.Everett Koop là Hội viên Hiệp hội các Trường Cao đẳng Giải phẫu Hoa Kỳ và của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, và là thành viên của hơn một chục đủ đầu các hiệp hội y tế trên toàn thế giới. Ông từng phục vụ với cương vị chủ tịch Ban phẫu thuật của Viện Hàn lâm giải phẫu Nhi đồng Hoa Kỳ và của hiệp hội Phẫu thuật Nhi đồng Hoa Kỳ.
Ông là bác sĩ phẫu thuật trưởng của Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia suốt một thời gian hành nghề đáng trọng vọng là ba mươi lăm năm. Ông cũng là giáo sư Phẫu thuật Nhi tại trường Đại học Y khoa Pennsylvania.
Bác sĩ Koop từng là tổng biên tập tờ Journal of Pediatric Surgery và đã phục vụ trong nhiều ban biên tập của nhiều tờ báo cùng ngành tại Đức và Nhật.
Các tác phẩm của ông ở trình độ phổ thông gồm có: The Right to Live, The Right to Die (Tyndale 1976); Whatever Happened to the Human Race, với Francis A.Schanffer (Revel, 1979); và Somtimes Mountains Move, với Mrs.Elizabeth Koop (Tyndale 1979).
Giám đốc Radas Dave Fisher đã phỏng vấn Bác sĩ Koop vào tháng Chín 1979, tại Đại học xá Trường Cao đẳng Wheaton ở Illinois.
Radas: Thưa Bác sĩ Koop, phương thức giải phẫu của ông được công bố nhiều nhất, là việc tách rời cặp song sinh Rodrignez năm 1974 – hai bé gái song sinh dính liền nhau. Xin bác sĩ vui lòng nói cho chúng tôi vài điều về cuộc giải phẫu ấy. Chúng đã dính liền nhau ở đâu?
Bác sĩ Koop: Vâng, trông chúng dường như là đang ngồi trên đùi nhau vậy. Trường hợp đó được gọi là cặp sinh đôi ischiopagus, nghĩa là thay vì mỗi em đều phải có phần xương chậu hình tròn khép kín, đằng này chúng lại chỉ kết hợp lại với nhau thành một hình bầu dục lớn, hở ra.
Chỗ rắc rối là đường tiểu của em này chạy sang em kia, và cả hai em chỉ có một đầu ruột già, một ruột cùn, nhưng có đến bốn âm đạo. Lá gan cũng chỉ là một cơ quan duy nhất, nhưng có thể chia làm hai.
Radas: Với những dị tật như thế, ông có thể thực hiện được chức năng hoàn toàn bình thường về mọi phương diện không?
Bác sĩ Koop: Có. Điều đáng lưu ý là loại sinh đôi dính liền này từng được giải quyết bằng phẫu thuật hai lần trước đây rồi;trong cả hai, một em đã không được kết quả tốt lắm. Có một trường hợp, một em bị chậm phát triển, trường hợp kia, nó đặt ra một vấn đề về thuốc men, và cũng không phát triển được. Và trong mỗi trường hợp, một trong hai trẻ sinh đôi phải có một cuộc giải phẫu để thông một khúc vĩnh viễn, một lỗ thông nhân tạo vào một vùng thay cho khúc đầu ruột già.
Điều tối quan trọng về các em gái R..... này là chúng tôi đã kết thúc được với hai em gái hoàn toàn có đầy đủ các chức năng nữ tính. Nhìn từ bên ngoài, thì ngoại trừ mấy vết sẹo, trông chúng chẳng có gì khác với trẻ con bình thường.
Radas: Có dấu hiệu gì cho thấy khi đến tuổi sinh nở, chúng sẽ có thể sinh con không?
BS.Koop: Vâng, đó chắc chắn cũng là điều trông mong của chúng tôi, nhưng hầu như là đúng ba năm sau khi chúng tôi giải phẫu chúng. Alta cho một hạt đậu vào miệng, như một hạt đậu váng (Kidneybean) vậy.Em nuốt nó vào thì nó lại lọt vào trong khí quản nên bị chết ngạt ngay tức khắc.Đã chẳng có thể làm gì thật sự cho em được, dù tôi đang ở sát bên cạnh em.
Nhưng cô em còn sống của em thì đã qua tuổi mẫu giáo, sẽ vào lớp một, và em hoàn toàn giống với bất cứ một đứa trẻ sáu tuổi nào khác về mọi phương diện.
Radas: Theo tôi được biết, thì cuộc giải phẫu đã kéo dài đến mười giờ rưỡi. Đội giải phẫu đã tham gia thuộc loại như thế nào?
BS.Koop: Vâng, tôi là bác sĩ trưởng, và tôi thực hiện việc tách rời. Rồi tôi vá lại ruột cho cả hai bộ. Tôi có ba trợ tá để giúp tôi trong việc ấy, và chúng tôi có một bác sĩ về đường tiết niệu và người trợ tá của ông ta để lo cho đường tiểu. Chúng tôi cũng có một bác sĩ chỉnh hình và phụ tá của ông ta để lo cho một số vấn đề về xương.
Lẽ dĩ nhiên là thêm vào số đó, chúng tôi còn có bốn chuyên viên gây mê – đều toàn là bác sĩ – và bốn nữ y tá. Như thế, tất cả đã có mười sáu người.
Tôi nghĩ có một lý do giúp chúng tôi thành công, không những trong lần tách rời này mà cả trong hai lần khác nữa mà chúng tôi đã thực hiện thành công, ấy là nhờ chúng tôi đã hoạch định trước mọi người phải làm gì khi có điều gì trục trặc. Luôn luôn có một việc gì đó bất ổn, và có một đội đông như thế thì bao giờ chúng tôi cũng được chuẩn bị sẵn sàng để làm đúng việc, đúng lúc suốt tiến trình phẫu thuật.
Radas: Buổi họp để lập kế hoạch của các ông kéo dài bao lâu cho một ca mổ mười giờ rưỡi, gồm mười sáu người?
B.S.Koop: Với các bé gái Rodrigues, chúng tôi họp mặt mỗi ngày khoảng một tiếng đồng hồ vào cuối ngày suốt một tuần lễ để cung cấp thông tin cho nhau. Rồi chúng tôi ngồi lại để bàn về việc ấy hai ngày trước khi thực hiện. Chúng tôi giao các nhiệm vụ khác nhau cho từng thành viên của đội giải phẫu.
Rồi chúng tôi đã làm điều mà tôi không nghĩ là phần đông thiên hạ cũng làm. Chúng tôi đưa hai bé sinh đôi vào phòng mổ và thực hiện một cuộc tập dượt. Chúng tôi làm đủ mọi việc, ngoại trừ việc giải phẫu.Điều này đã giúp ích rất nhiều, vì chúng tôi biết được rất nhiều điều về vị trí trên bàn mổ, có gì sẽ xảy ra sau khi chúng đã bị tách rời ra, chúng tôi phải làm gì để chăm sóc cho các em, và vân vân. Cho nên, thực hiện một cuộc tập dượt thật là hữu ích.
Radas: Ông đã nhận được những phần thưởng và lời tán dương. Xin ông vui lòng kể cho nghe một số...
B.S.Koop: Tôi đã rất may mắn được các bạn đồng nghiệp trên toàn thế giới ghi công. Tôi đã được phần thưởng cao nhất mà Hiệp hội Phẫu thuật Nhi Anh quốc có thể ban tặng, Huy chương vàng Dennis Browa. Tôi cũng được điều y như thế của Hàn Lâm viện bệnh Nhi Hoa Kỳ, là huy chương Ladd.
Năm trường đại học (Kể từ sau cuộc phỏng vấn này, Bác sĩ Koop còn nhận được thêm ba học vị danh dự nữa từ các trường đại học khác) đã tặng tôi các học vị danh dự – mà tôi cho rằng phần lớn vốn nảy sinh từ điều đã được xem là chuyên môn phẫu thuật của tôi. Và tôi được nhận làm thành viên của nhiều hiệp hội phẫu thuật tại Âu Châu, và tại Á Châu thì với tư cách là một hội viên danh dự – kể cả Nhật bản, Hi Lạp, Pháp, Đức, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác nữa.
Radas: Ông có nghĩ rằng niềm tin Cơ Đốc giáo của ông có giúp được gì cho nghề giải phẫu của ông không?
K.S.Koop: Chẳng có gì để thắc mắc đặt vấn đề cả. Những việc tôi làm liên quan với sự sống và cái chết. Tôi thường nhìn thấy nỗi đau của các bậc làm cha làm mẹ phải chia lìa với con cái họ vì sự chết chóc,hay phải trực diện với các vấn đề khó khăn vì dị tật hay các khó khăn dài hạn.Nếu tôi không tin rằng mình có một Đức Chúa Trời thật vững vàng và có thể tin cậy được, một Đức Chúa Trời chẳng bao giờ nhầm lẫn, thì tôi đã không thể cứ tiếp tục lâu như đang làm. Tôi cần có sự bảo đảm chắc chắn là mình đang làm điều phải,và cần nó trong đời sống hằng ngày của tôi với tất cả các vấn đề mà bản thân tôi phải đương đầu. Chắc tôi phải gặp rất nhiều rắc rối nếu không đặt đức tin trọn vẹn vào Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Tôi nghĩ rằng dấu ấn đóng vào đời sống tôi là sự hoà nhập của sinh hoạt làm phẫu thuật của tôi, vào với đức tin Cơ Đốc giáo của tôi.
Radas: Ông cũng từng bảo rằng ông đã trải qua một cơn ác mộng cho bản thân. Ông có thể chia sẻ điều đó với chúng tôi, và nói cho chúng tôi biết Đức Chúa Trời đã giúp ông như thế nào để vượt được nó hay không?
B.S.Koop: Vâng, nhà tôi và tôi đã mất đứa con trai hai mươi tuổi của chúng tôi năm 1968. Nó vốn là một chuyên viên rất giỏi về kỹ thuật leo núi, và bị nạn trong một trận tuyết lở. Tuy nó vẫn còn được buộc dính vào với người bạn đồng hành, nó bị ngã đến độ va mặt vào một mõm đá như quả lắc của một chiếc đồng hồ, đầu gối phải bị dập nát và chảy máu cho đến chết,cách mặt thung lũng khoảng trên 200 mét.
Radas: Loại tin tức như thế chắc đã làm nát lòng những bậc làm cha làm mẹ và là một cơn ác mộng khi một tai nạn thật sự vùi dập đứa con.
B.S.Koop: Dứt khoát là như thế. Nếu nó chưa từng xảy đến cho bạn, bạn sẽ không thể thật sự hiểu được nó.
Cả đời tôi đã phải đối phó với rất nhiều trẻ con trong cơn hấp hối, cho nên bằng cách này hay cách khác tôi nghĩ rằng số lượng của từng trải ấy sẽ giúp tôi đứng vững khi bản thân tôi phải trải nghiệm một việc tương tự. Nhưng tôi có thể nói với bạn rằng tất cả số lượng trên đời không thể nào giúp bạn đối phó với vấn đề phẩm chất của việc bạn bị mất đi chính đứa con của mình.
Từ nhiều tháng trước, Chúa đã chuẩn bị gia đình chúng tôi cho cái chết của David. Vào mùa thu 1967 tôi đến Los Angeles để tham gia một khoá học ba ngày về phẫu thuật Nhi. Khoảng năm phút trước khi kết thúc buổi học đầu tiên, có một người nào đó ở phía dưới đã hỏi đám bác sĩ làm công tác phẫu thuật: “Ông nói gì với cha mẹ của em bé đang hấp hối?” Tôi bảo với cả đoàn bác sĩ phẫu thuật: “Tôi xin trả lời câu hỏi này” và đã ứng khẩu nói luôn cả năm phút còn lại. Có ai đó trong đám cử toạ đã ghi âm các nhận định của tôi, và cho đăng trong tờ Medical Tribune. Một cuộc phỏng vấn tiếp theo đó đã trở thành bài “Điều tôi nói với cha mẹ của một em bé đang hấp hối” đăng trong số tháng 2/1968 của tạp chí Reader’s Digest.
Hằng mấy trăm bức thư đã được gởi về để đáp ứng lại với bài báo ấy – phần lớn là của các bậc cha mẹ thảo luận về cái chết của một trong các đứa con của họ. Nhiều phản ứng khác nhau rất lạ lùng đối với cái chết đã chuẩn bị cho chúng tôi rất nhiều khi chúng tôi nhất trí hay không đồng ý với các quan điểm của họ. Khi nhìn lại, chúng tôi thấy được bàn tay yêu thương của Cha trên trời đã ban cho chúng tôi rất nhiều bài học về triết lý liên quan đến cái chết của một đứa con.
Đây là một thì giờ trong sinh hoạt của gia đình tôi, khi chúng tôi chỉ còn biết đơn giản nương cậy nhiều vào sự khôn ngoan và tình yêu của Đừc Chúa Trời mà thôi. Chúng tôi tin rằng một người không thể nào từ giã đất này dù chỉ là một ngày sớm hơn quyết định của Chúa.
Chúng tôi đã có rất nhiều chứng cứ về những điều Đức Chúa Trời đã làm trong thế gian này khi cất đi đứa con trai mà theo một ý nghĩa, chúng tôi cảm thấy là một đặc ân trong kế hoạch của Đức Chúa Trời thuộc loại sự việc mà chúng tôi đã thấy xảy ra. Nhà tôi với tôi đã cùng chia sẻ với các bạn bè là Cơ Đốc nhân bằng hình thức một quyển sách có nhan đề là “Có khi các núi cũng dời đi” (Somtimes Mountains Move). Đó chẳng có gì khác hơn là một cách diễn tả ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi khi gặp tấn thảm kịch lớn nhất.
Radas: Nhan đề của quyển sách có khi các núi cũng dời đi đó, có ý nghĩa gì?
B.S.Koop: Con tôi đã bị ngã. Nó bị một cơn tuyết lở cuốn theo. Đó là một điều không thể tiên đoán trong việc leo núi. Bạn có thể là một chuyên viên giỏi nhất thế giới chẳng bao giờ nhầm lẫn, nhưng bạn không luôn luôn tiên báo được việc sắp xảy ra trong thiên nhiên. Khi một trái núi chuyển động và dời đi mà bạn lại đang đứng trên đường đi của nó, thì bạn chẳng còn có thể làm gì được nữa cả.
Radas: Thế nó cũng “dời” cả ông đi theo nữa?
B.S.Koop: Nó cũng “dời” cả ông đi luôn. Điều đó thì chẳng có gì để thắc mắc cả!
Radas: Cuộc phỏng vấn của chúng tôi xảy ra trong lúc ông và Tiến sĩ Francis Schaeffer đang đi một vòng nước Mỹ để chiếu bộ phim “Đâu có gì xảy ra cho nhân loại?” Trong bộ phim và quyển sách cùng tên đó,ông đã mạnh mẽ chống lại các chính sách phá thai theo yêu cầu được bổ sung sau hai quyết định then chốt năm 1973 của Toà án Tối cao.
Những cuộc chạm mặt với cái chết của cá nhân ông và nghề nghiệp của ông đã có ảnh hưởng gì đến việc hình thành các niềm tin của ông liên quan đến vấn đề phá thai không?
B.S.Koop: Dứt khoát là có. Đã có một thời một thai nhi một ngàn gơram chẳng có hi vọng gì sống sót. Bây giờ, thì nó có được 50 phần trăm hi vọng, và các kỹ thuật mới hơn đang cứu được các thai nhi thậm chí còn nhỏ hơn nữa.
Như tôi đã nói trong cuốn phim (và quyển sách) “Đã có gì xảy ra cho nhân loại?” Một phần xã hội Hoa Kỳ đang mắc chứng tinh thần phân liệt. Chúng ta sẵn sàng chở một đứa trẻ sinh non, bị một khuyết tật ngay từ lúc mới lọt lòng khó có thể sống được đến một bệnh viện ở một nơi cách đó thật xa – để một đội bác sĩ và y tá tài giỏi có thể sửa lại chỗ khiếm khuyết ấy và lập kế hoạch để khiến đứa trẻ ấy trở lại trạng thái bình thường. Đồng thời, tại một số bệnh viện khác chỉ trong tầm một viên đạn do một khẩu súng bắn ra, các nhân viên khác lại thủ tiêu trọn vẹn các em bé bình thường trong lòng mẹ chúng.
Radas: Người đã giới thiệu ông trong bữa điểm tâm hôm nay tại trường Cao đẳng Wheaton đây có nói bóng gió đến điều ông nói với các bậc cha mẹ của những đứa trẻ mà ông làm phẫu thuật. Thế ông đã nói gì với họ?
B.S.Koop: Vâng, chắc ông biết nhiều khi các bậc làm cha mẹ vẫn hay thần tượng hoá vị bác sĩ phẫu thuật thực hiện việc mổ những đứa con của họ. Khi họ bảo vời tôi rằng tôi quả thật là một người tuyệt vời vì đã làm mọi việc như thế cho con cái họ, tôi đã bảo với họ rằng tôi chỉ lợi dụng các ân tứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho tôi mà thôi – và cả hai chúng ta đều phải biết ơn Ngài về kết quả của cuộc phẫu thuật.
Radas: Tóm lại, Đức Chúa Trời có ý nghĩa như thế nào cho ông, trong sinh hoạt hằng ngày và trong nghề nghiệp khoa học của mình?
B.S.Koop: Vâng, sự kiện Đức Chúa Trời đang cầm quyền cai trị kiểm soát cả vũ trụ này như các nền văn hoá và văn minh đã không làm được, đã cho tôi lý do thật sự để cứ tiến tới.
Tôi chẳng bao giờ làm phẫu thuật mà không có cái cảm giác trong tiềm thức rằng chẳng hề có một cỗ máy phi thường và phức tạp nào như thân thể con người mà lại chỉ tình cờ xảy ra tại một nơi bùn lầy có chút ít nước rỉ ra nào đó. Khi tôi cắt một đường bằng con dao mổ của mình, tôi nhìn thấy bên trong các cơ quan một điều hết sức đơn giản rằng chẳng hề có đủ thì giờ nào cho một tiến trình tiến hoá tự nhiên phát triển trong chúng.
Điều khác nữa mà tôi muốn nói, là nhiều tài năng khác nhau mà tôi nghĩ là mình có khi làm phẫu thuật hay quyết định thực hiện,đều là các ân tứ của Đức Chúa Trời ban. Càng về lâu về dài, tôi càng giữ gìn chúng như một người quản lý, và phải chịu trách nhiệm về cách tôi sử dụng chúng trước mặt Ngài.
Vì lý do ấy, tôi cố tìm cách góp chung điều tôi làm trong sinh hoạt nghề nghiệp của mình với những gì tôi tin trong đời sống làm Cơ Đốc nhân của tôi, sao cho tôi khỏi sống cả hai phần đó của cuộc đời như hai căn phòng cách biệt nhau.
Leave a Comment