BÓNG TỐI VÀ BÌNH MINH - BÀI 3: NỬA ĐÊM TRONG VƯỜN
BÀI 3: NỬA ĐÊM TRONG VƯỜN
Nửa đêm trong vườn
Thị trấn Huntsville, bang Texas, ở Mỹ, không phải là vườn Ghết-sê-ma-nê. Nhưng hai địa điểm ấy cùng chia xẻ một điểm đặc biệt kỳ lạ. Hai địa điểm đó là chỗ những tử tội bị kết án chuẩn bị chết. Sự sống của con người tại những giờ phút cuối cùng ấy trở nên quý báu vô cùng. Người ta có thể phung phí cả cuộc đời mình,nhưng tại giờ phút cùng chờ kết thúc ấy, sự sống được sử dụng trong cách tốt nhất có thể được. Chỉ có một cá nhân ấy, cùng với linh hồn mình, làm những gì được coi là tốt nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho mình bước vào cõi đời đời.
Tại Huntsville, thị trấn mà bang Texas giam giữ và tử hình các tử tội đã bị kết án,hàng trăm tử tội đã sử dụng những giờ cần yếu của cuộc đời ấy chuẩn bị cho cái chết. Nhiều người đã gặp được Chúa Cứu Thế và sử dụng thì giờ của họ để đọc Kinh Thánh, và nói chuyện với những người cố vấn thuộc linh. Tôi có đọc được câu chuyện của một tử tội người Việt, bị kết án tử hình, và trong khi chờ thi hành bản án thì anh đã nghe về Chúa Giê-xu, và mở lòng tiếp nhận Ngài. Người khác viết thư cho bạn bè và gia đình, để lại những lời trăn trối cho những người quan trọng nhất đối với họ. Phải thừa nhận rằng cũng có một số trở nên sắt đá bởi một cuộc đời đầy tội ác, trải qua nơi đó với một sự ngang ngạnh kỳ lạ và sự bình tĩnh kỳ bí.
Bất cứ trong trường hợp nào, thì tính chất con người được phô bày cách đầy đủ ở nơi ấy. Nó cũng giống như thế tại trong vườn Ghết-sê-ma-nê, nơi Chúa Giê-xu chuẩn bị cho sự chết. Có lẽ hơn bất cứ quang cảnh chỗ nào khác trong Kinh Thánh, tại đây chúng ta nhìn thấy nhân tính của Ngài một cách trọn vẹn nhất trong những giờ cuối cùng của cuộc đời Ngài. Chúng ta vui vì các trước giả Phúc Âm đã không xóa đi bằng chứng sự thống khổ của Chúa Cứu Thế cô đơn một mình thâu đêm. Thay vào đó, chúng ta khám phá thấy Ngài cô đơn, run rẩy, vây quanh chỉ vài môn đồ đang ngáy ngủ, và cầu nguyện một cách thiết tha.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Đức Chúa Trời có thật sự biết những gì thuộc về con người không?” Câu trả lời là vườn Ghết-sê-ma-nê đã cất đi tất cả mọi nghi ngờ về điều này.
Phúc Âm Mac 14:32-42 tiêu biểu cho một khía cạnh rất nhỏ từ quang cảnh to lớn của những nỗi khổ hình của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Những nỗi khổ hình, chính là cụm từ được dùng cho cuộc đời của Ngài từ bữa ăn tối cuối cùng cho đến phần mộ. Hơn thế nữa, những nổi thống khổ được ký thuật trong các sách Phúc Âm tạo nên sự ký thuật hành động liên tục dài nhất của Chúa Giê-xu. Và hầu như gần phân nửa của mỗi sách Phúc Âm được dùng để ghi câu chuyện xung quanh cái chết của Chúa Giê-xu. Các sách Phúc Âm được mô tả cách thích ứng như là sự ký thuật những nổi thống khổ với sự giới thiệu được kéo dài ra.
Những sự ký thuật đầy cảm động này từng là đề tài cho các nhà soạn kịch và thi sĩ,các nhà sư phạm và nhà thuyết giáo trải suốt những thời đại bằng đức tính tuyệt đối của kịch tính nhân loại mà họ mô tả. Trong vườn Ghết-sê-ma-nê chúng ta nhìn thấy một Chúa Giê-xu đầy nhân tính, có lẽ hơn bất cứ chỗ nào khác trong Kinh Thánh. Quang cảnh đặc biệt này mở đầu với việc Chúa Giê-xu đi vào một chỗ hẻo lánh để thực hiện một lễ nghi hoàn toàn mang tính con người. Mác đã mô tả quảng cảnh ấy trong Mac 14:32-42.
“Kế đó, đi đến một nơi kia, gọi là Ghết-sê-ma-nê, Đức Chúa Jêsus phán cùng môn đồ rằng: Các ngươi hãy ngồi đây, đợi ta cầu nguyện.
Ngài bèn đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi, thì Ngài khởi sự kinh hãi và sầu não.
Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết; các ngươi hãy ở đây, và tỉnh thức.
Rồi Ngài đi một đỗi xa hơn, sấp mình xuống đất mà cầu nguyện rằng: nếu có thể được,xin giờ nầy qua khỏi mình.
Ngài rằng: A-ba lạy Cha, mọi việc Cha làm được cả; xin Cha cất chén nầy khỏi con;nhưng không theo điều con muốn, mà theo điều Cha muốn.
Rồi Ngài trở lại, thấy ba người ngủ; bèn phán cùng Phi-e-rơ rằng: Si-môn, ngủ ư!Ngươi không thức được một giờ sao?
Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.
Ngài lại đi lần nữa, và cầu nguyện, y như lời trước.
Ngài trở lại, thấy môn đồ còn ngủ, vì con mắt đã đừ quá; và không biết trả lời cùng Ngài thể nào.
Ngài trở lại lần thứ ba, phán cùng môn đồ rằng: Bây giờ các ngươi ngủ và nghỉ ngơi ư! thôi, giờ đã tới rồi; nầy, Con người hầu bị nộp trong tay kẻ có tội.
Hãy chờ dậy, đi hè; kìa, đứa phản ta đã đến gần.”
Suốt thời thơ ấu của Mục sư Chuck Swindoll, gia đình ông thường luôn luôn về thăm quê ngoại của Mục sư trong những dịp lễ của năm. Ông bà ngoại của Mục sư rất có uy tín tại thị trấn nhỏ bé ấy. Ngôi nhà to lớn như từ đường của ông bà cụ được gọi là nhà của ông Lundy, giống như ở vùng thôn quê Việt Nam trước đây gọi là “nhà ông Cả” vậy. Và tên gọi đó gắn liền với ngôi nhà, bất kể ai ở trong ấy,bất kể thay bao nhiêu lần chủ, nó vẫn được gọi là “nhà ông Cả,” hay trong trường hợp ông ngoại của Mục sư Chuck Swindoll thì người ta vẫn gọi là nhà ông Lundy.
Một trong những kỷ niệm ăn sâu vào ký ức của Mục sư là hành lang trong nhà treo đầy tranh do dì của Mục sư vẽ, dì Ernestine, dù bà chỉ là một người tự học vẽ tranh mà thôi. Và trong số những bức tranh của dì Ernestine vẽ, nổi bậc nhất là bức tranh sơn dầu vẽ cảnh Chúa Giê-xu trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Bức tranh ấy rất to và được treo ngay phía trên lò sưởi. Ai bước vào cửa cũng chú ý ngay đến bức tranh sơn dầu to lớn treo trong căn nhà đồ sộ ấy.
Mục sư Chuck Swindoll kể lại khi còn là một cậu bé con, ông bị bức tranh này lôi cuốn, bởi vì có điều gì đó trên bức tranh có vẽ dường như bất thường đối với một cậu bé con. Ngày kia cậu kéo ghế đặt trước bức tranh và trèo lên ghế đứng ngắm cho kỹ. Mũi của cậu chấm ngay chỗ bất thường trên tranh mà cậu bị lôi cuốn ấy. Nó là bức tranh vẽ cảnh quen thuộc khi Chúa Giê-xu quỳ gối, hai tay đặt trên phiến đá gồ ghề. Quý vị có thể nhìn thấy ánh trăng chiếu rọi xuyên qua các vầng mây, những cụm mây khó khăn có mặt trong đêm ấy. Chúa Giê-xu ngước mặt lên trời trong sự cầu nguyện, nhưng có một điều trên gương mặt Ngài rất bất thường.Đó là có những giọt máu rướm ra từ tráng Ngài. Chính điều đó làm cho cậu bé Chuck Swindoll lúc đó thắc mắc.
Cậu nghĩ có lẽ người này bị lạc giữa rừng. Cậu không hề biết câu chuyện này của Thánh Kinh. Và cậu nghĩ có lẽ Ngài đang cầu nguyện xin Đức Chúa Trời chỉ lối ra. Nhưng điều đó không giải thích được tại sao có những giọt máu trên trán,ngoại trừ Ngài bị gay đâm đang khi bước đi giữa các bụi gai trong khu rừng ấy.Sau đó cậu lại nghĩ có lẽ Ngài bị kẻ thù đánh. Nhưng không hề có dấu vết,thương tích nào khác trên thân thể Ngài cả. Câu giải đáp đó cũng không thích hợp.
Một buổi trưa kia cậu bé Chuck Swindoll gom hết can đảm đến hỏi ông ngoại mình:“Ông ngoại ơi, bức tranh đó có nghĩa gì vậy?” Mục sư còn nhớ cụ già đầy lòng tin kính Chúa ấy cúi xuống bồng cậu bé Chuck Swindoll lên trong tay và đáp:“Cháu ơi, đây là một bức tranh vẽ Chúa Cứu Thế của chúng ta, khi Ngài ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá.” Cậu hỏi tiếp: “Thế nhưng tại sao có những giọt máu trên trán Ngài vậy?” Bởi vì cậu cũng đã biết được là Chúa Giê-xu sẽ đội mão gai, nhưng lúc ấy thì Ngài chưa đội. Ông ngoại của Mục sư bảo: “Để ông chỉ cho cháu thấy.” Rồi ông lấy quyển Kinh Thánh, mở ra trong phần Bác sĩ Lu-ca nói về việc mồ hôi của Chúa Giê-xu “trở thành những giọt máu lớn rơi xuống đất” đang khi Ngài chiến đấu cách thống khổ trong vườn.
Cá nhân tôi chưa bao giờ có thể hiểu được cách trọn vẹn loại thống khổ ấy trong sự cầu nguyện, nhưng tôi tin rằng nó đã xảy ra. Các nhà y khoa nói cho chúng ta biết rằng thân thể trong một thời điểm đặc biệt nào đó dưới áp lực, mạch máu có thể vỡ ra và máu có thể thật sự nhuốm ra bên ngoài xuyên qua làn da, và nó xuất hiện trên da.
Bác sĩ Lu-ca không nói rằng Ngài thật sự bị chảy máu. Ông nói rằng mồ hôi “trở nên như giọt máu lớn.” Có thể đúng như thế. Có thể không. Nhưng không có bất cứ điều gì có thể cất đi sự thống khổ sâu đậm mà Chúa Cứu Thế Giê-xu đã kinh nghiệm trong vườn Ghết-sê-ma-nê được cả.
Tôi tin rằng hầu hết quý vị đều đã biết qua câu chuyện này rồi. Tôi muốn mời quý vị cùng tôi vén lên tấm màn có vẽ khác thường ấy hôm nay, đang khi chúng ta dùng sự ký thuật của Mác, chứ không phải của bác sĩ Lu-ca, để hướng dẫn chúng ta trong sự nghiên cứu. Dù nó ngắn gọn, nhưng tôi hy vọng sẽ ăn sâu trong tâm trí quý vị.
Mac 14:32-34 là một phần nhỏ trong bức tranh to lớn toàn cảnh về sự thống khổ của Chúa Giê-xu. Những gì được bày tỏ ra cho đến thời điểm này rất quen thuộc đối với chúng ta. Chúa Giê-xu đã ở trên phòng cao với các môn đồ của Ngài. Dĩ nhiên,Giu-đa Ích-ra-ri-ốt đã tự rời khỏi nhóm. Họ vừa ăn bữa tối cuối cùng với nhau.Chúa Giê-xu đã ban phát sứ điệp cuối cùng của Ngài, thường được gọi là Bài thuyết giảng trên phòng cao. Và họ đã rời phòng cao đi theo những con đường mòn dẫn vào thành Giê-ru-sa-lem. Trong khoảng giữa từ phòng cao đến vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-xu đã dâng lên Đức Chúa Trời bài cầu nguyện vĩ đại được ký thuật lại cho chúng ta trong Phúc Âm Giăng 17.
Nhưng khoảng nào nó sau khi họ hát một bài Thi Thiên và đi ra ngoài, bắt đầu trải qua những đường phố Giê-ru-sa-lem đến một khu vườn nhỏ cách khoảng một cây số bên ngoài cổng thành Giê-ru-sa-lem. Đây là khu vườn rất quen thuộc đối với những ai sống trong thành phố ấy. Nó cũng là một chỗ nơi những người giàu có trồng cây ăn trái và hoa kiểng của họ. Đối với người Do-thái thì nó được coi là một khu đất thánh. Và do bởi lý do đó, không có bất cứ loại phân hữu cơ nào được sử dụng để vun trồng cây cối trong vườn, e rằng nó sẽ làm mất đi mùi đáng yêu trong vườn Ghết-sê-ma-nê.
Ghết-sê-ma-nê là một từ Hê-bơ-rơ có nghĩa là “chỗ ép dầu.” Hình như, nếu không phải lúc đó,thì khoảng nào trước đó, có một bàn ép được dùng để ép nho chung. Và từ nước nho được ép ra đó, rượu được hình thành. Vì vậy trong khu vườn Ép Rượu, Chúa Giê-xu họp với các môn đồ của mình. Họ đã đến một chỗ gọi là Ghết-sê-ma-nê. Đó cũng từng là một chỗ chà nát những trái nho. Đó là chỗ Chúa Cứu Thế sẽ kinh nghiệm cho đến thời điểm ấy trong cuộc đời Ngài những kinh nghiệm chà nát nhất trong tất cả những kinh nghiệm. (AIFL-859, TS).
Kinh Thánh nói rằng họ đã đến chỗ đó, Chúa Giê-xu ở với môn đồ mình, và Ngài phán vài điều cùng họ. Ban đêm khu vườn được khóa cổng lại. Bởi vì nó là một chỗ đẹp đẽ và những kẻ phá phách thời đó, cũng giống như ngày nay, sẽ làm hư hại, cho nên nó được khóa lại khi đêm xuống. Nhưng vì nguyên do nào đó, Chúa Giê-xu có được chìa khóa cổng. Có lẽ Ngài có một người bạn giàu có, là người biết rằng Ngài cần những chỗ tĩnh mịch như thế, nên đã cho cung cấp cho Ngài cơ hội đến và đi bất cứ lúc nào Ngài muốn. Cho nên Chúa Giê-xu cùng với nhóm 11 môn đồ lúc bấy giờ, tất cả 12 người đi vào chỗ yên tịnh, đẹp đẽ và thơm ngát này.
Các học giả Thánh Kinh tính ra rằng thời gian lúc đó là vào khoảng nửa đêm đến 1 giờ sáng. Rất trễ. Và tất cả mọi người đều rất mệt. Chúa Giê-xu đứng trước các môn đồ bảo rằng: “Các ngươi hãy ở đây, Ta đi đến đàng kia cầu nguyện.” Theo cách viết của câu 32, tôi cho rằng lúc đó họ vừa bước vào bên trong cổng. Hình như họ trở thành những người canh gác trong một khoảng thời gian, tránh không cho người nào khác có thể tìm cách vào bên trong và làm gián đoạn thì giờ tĩnh mịch này. Vì vậy, nhiều người trong số họ, chính xác là tám người, ở lại ngay tại cửa vào khu vườn. Nhưng sau đó câu kế ghi,
“Ngài bèn đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đi, thì Ngài khởi sự kinh hãi và sầu não.”(Mac 14:33)
Không có họa sĩ nào có thể có khả năng truyền đạt hết sự thống khổ tại thời điểm này đã bắt đầu tràn ngập bên trong Chúa Giê-xu được cả. Nó là một điều bất khả vẽ lên. Những lời cũng không đủ để diễn tả. Chúng ta sẽ trở thành ngu dại nếu như muốn cố gắng diễn tả sự thống khổ này bằng lời. Nhưng tôi sẽ cố gắng cách tối đa có thể được. Chữ “sầu não” trong nguyên ngữ Hy Lạp là “rất đau buồn,” có nghĩa là “ở trong sự hãi hùng.” Nghĩa đen của từ Hy Lạp này là “bị đánh với sự kinh khủng.” Chính tại thời điểm này, khi Chúa Giê-xu ở riêng với ba môn đồ của mình, thì những cảm xúc kinh hãi bắt đầu đến trên Ngài.
Từ điểm này thì tôi không thể giải thích đầy đủ việc “tại sao” và “vì sao” của kinh nghiệm này. Tôi chỉ có thể mô tả lại những gì Mác nói với chúng ta mà thôi. Các học giả Thánh Kinh thì cho chúng ta biết rằng Mác nhận những thông tin này từ sứ đồ Phi-e-rơ. Và sứ đồ Phi-e-rơ là một người chứng kiến tận mắt.Vì vậy chúng ta chắc chắn rằng những gì được nói ở đây là sự thật. Mác là người viết Phúc Âm trước nhất trong các trước giả bốn sách Tin Lành, cho nên chúng ta đang đến với một sự ký thuật nguyên thủy. Ông không viết theo bất cứ ai khác.Do đó từ mắt của sứ đồ Phi-e-rơ, từ môi miệng của sứ đồ Phi-e-rơ, đi vào trong ngòi bút của Mác, đưa đến những chữ “rất sầu não.” Có một cảm giác thống khổ của sự hãi hùng tràn ngập trên Chúa Giê-xu khi Ngài cảm nhận được những gì ở phía trước.
Đồng thời câu này cũng nói rằng Ngài trở nên kinh hãi, “rất sầu não và kinh hãi.”Chữ “kinh hãi” có nghĩa là “bị ốm nặng, tràn đầy sự bất an, không được thoải mái bên trong.” Tại thời điểm khi Ngài ở một mình với ba môn đồ, ngay trước khi Ngài cầu nguyện, thì những cảm giác này bắt đầu đến trên Chúa Giê-xu. Ngài không muốn che giấu cảm xúc của mình trước những người thân cận này, cho nên Ngài nói thật cho họ biết
“Ngài phán cùng ba người rằng: Linh hồn ta buồn rầu lắm cho đến chết; . . .” (Mac 14:34)
Trước khi chúng ta xem xét những sự hướng dẫn của Ngài cho họ, mời quý vị hãy xem những gì Ngài công nhận. “Buồn rầu lắm cho đến chết.” Linh mục Trần Công Nghị dịch câu này là “buồn đến chết được.” Tiên tri Ê-sai nói với chúng ta khi ông nhìn về phía trước khoảng tám thế kỷ trước khi Chúa Cứu Thế đến rằng Ngài là người “từng trải sự buồn bực” và “biết sự đau ốm.” Không có lời diễn tả nào tốt hơn lời ngay tại đây khi Ngài nói “Ta buồn rầu lắm cho đến chết.”
Quý vị có nhớ được lần cuối cùng quý vị từng buồn rầu lắm không? Hãy nghĩ trở lại trong chốc lát và bước vào cảm xúc đó. Có thể nó đến tại thời điểm quý vị mất đi người bạn thân nhất mà mình từng có. Có lẽ nó là một cái chết bất ngờ của cha hay mẹ quý vị. Có thể nó đến sau một kinh nghiệm kinh khủng với tội lỗi hay sự sĩ nhục (có lẽ do quý vị bị phát giác ra), và sự buồn rầu đến từ điều đó. Hãy bước vào những cảm xúc buồn rầu ấy một chút xem.
Có điều gì đó thuộc về sự chết khiến quý vị bị vây phủ kín trong ấy, ít nhất trong một thời gian. Vài người với cảm xúc to lớn đã nói về điều này rằng: “Sự buồn bã bao phủ lấy Ngài, vây chung quanh Ngài, làm đẫm tâm trí Ngài. Nó thật sâu như thể là tử thần đã đặt bàn tay của hắn trên đôi vai Ngài vậy.”
Ngài bị tràn ngập với sự đau buồn đang khi Ngài suy ngẫm về sự sĩ nhục trong những giờ tới. Không có bất cứ chỗ nào khác trong các sách Phúc Âm mà chúng ta có thể bước vào bên trong nhân tính của Chúa Giê-xu như tại Ghết-sê-ma-nê hay Gô-gô-tha. Tràn ngập với sự đau buồn, Ngài phán: “Hãy ở đây và tỉnh thức với ta.”
Câu hỏi đến với tâm trí của tôi khi tôi nghĩ về điều đó “Tại sao? Tại sao Ngài muốn họ ở gần bên Ngài trong khi Ngài đang ở trong sự thống khổ như thế chứ?” Tôi không biết quý vị cảm thấy như thế nào, riêng cá nhân tôi thì thường khi ở trong những cảm xúc đau khổ sâu xa như thế, tôi chỉ thích ở một mình mà thôi.Có thể quý vị cũng giống vậy. Có thể không. Tôi đoán rằng câu trả lời cho câu hỏi đó phải là: “Ngài không muốn giấu họ sự thống khổ trong thời điểm cầu nguyện ấy.” Một phần trong sự huấn luyện môn đồ là đem họ đến chỗ mặt đối mặt với mỗi cảm xúc mà Ngài trải qua. Ngài không có điều gì để giấu họ cả.
Bây giờ mời quý vị hãy hình dung cảnh ấy xem. Tám môn đồ kia ở tại cổng. Ba người đi theo Ngài vào sâu bên trong giữa khu vườn Ghết-sê-ma-nê đẹp đẽ nhưng tối. Và Ngài phán cùng họ: “Các ngươi ngồi ngay tại đây. Các ngươi chờ Ta.” Và họ đã ngồi xuống đó.
Và bây giờ thì chúng ta đến với cảnh thân mật của Chúa Giê-xu trong sự cầu nguyện.(Mac 14:35). “Ngài đi một đỗi xa hơn.” Có nghĩa là Ngài đi xa khỏi chỗ họ đang ngồi một khoảng nữa. Nói cách khác, họ vẫn có thể nhìn thấy Ngài. Sứ đồ Phi-e-rơ, người trao cho Mác những thông tin này, có mặt tại đó và ông đã nhìn thấy cảnh đó. Kinh Thánh ghi rằng Ngài
“.. . . sấp mình xuống đất mà cầu nguyện rằng: nếu có thể được, xin giờ nầy qua khỏi mình.”
Chúng ta không thể nhận được cảm xúc của nó bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy nó trong ngôn ngữ mà Mác dùng để viết câu chuyện. Cả hai động từ này đều cùng chung một thì, thì quá khứ liên diễn, thì đặc biệt này diễn tả “hành động tiếp tục, liên diễn, không ngừng.” Cho nên câu này có thể được đọc như thế này:“Ngài bắt đầu sấp mình xuống đất mà cầu nguyện, và rồi sấp mình xuống đất mà cầu nguyện, và rồi sấp mình xuống đất mà cầu nguyện.”
Thế cho nên trong quang cảnh đó, người họa sĩ đã đánh mất hình ảnh khi đặt Chúa Giê-xu yên lặng trước ánh sáng vầng trăng chiếu trên tảng đá, cầu nguyện trong một hình thái thanh thản. Đó hoàn toàn không phải là cách sự kiện đã xảy ra.Nếu tôi đọc điều này chính xác, thì tôi có cảm giác rằng Chúa Giê-xu ngã nằm trên mặt đất khi Ngài cầu nguyện. Ngài đứng lên lần nữa và bước tới một chút,rồi thì Ngài ngã xuống đất nữa và Ngài cầu nguyện. Rồi Ngài lại đứng lên và lập lại lần nữa. Trong sự thống khổ của linh hồn Ngài, đó chính là quang cảnh của đêm dưới ánh trăng ấy.
Ngài đã cầu nguyện điều gì? Trong câu 36 ghi rằng nói nói: “Aba!” Tại sao nó được giữ giống như thế? Tại sao Mác không chỉ đơn giản dịch là “Cha”? Abba là một từ A-ram từ môi miệng của Chúa Giê-xu. Nó là tiếng mẹ đẻ của Ngài. Đây là ngôn ngữ trong thời của Ngài. Abbalà một từ thân mật. Nó là một từ được sử dụng trong gia đình. Nó là chữ nội bộ cho mối liên hệ giữa một đứa trẻ và cha mẹ. Nó giống như chữ “daddy” trong tiếng Anh vậy. Đó là cách tốt nhất chúng ta có thể đặt nó. Cho nên Mác dùng từ ấy là Mác muốn duy trì nó và Chúa Thánh Linh cũng muốn duy trì nó.
“.. . A-ba lạy Cha, (Ngài nói gì?) mọi việc Cha làm được cả;xin Cha cất chén nầy khỏi con; nhưng không theo điều con muốn, mà theo điều Cha muốn.” (14:36)
Tôi nhận thấy trong quang cảnh này rằng Chúa Giê-xu đang lập đi, lập lại trong sự chuyển động (nó không phải chỉ có những chữ, nhưng có một sự chuyển động ở đây), Ngài nói rằng: “Ôi, Cha của con ơi, hãy để điều này qua đi. Nếu có thể được đối với Ngài, Cha ơi, ôi, Cha của con ơi, hãy để nó qua đi. Hãy chọn một cách khác. Có thể có cách nào khác, có chén nào khác. Tất cả mọi sự đều khả thi.”
Bây giờ nếu quý vị là một người phê bình và một nhà tư tưởng máy móc, quý vị tự hỏi, làm thế nào Ngài lại cầu nguyện như thế chứ? Câu trả lời duy nhất mà tôi có thể cho quý vị là đây là nhân tính tuôn trào ra từ trong vườn. Trong một hình thức nào đó, tôi rất cảm kích vì nó được bảo tồn. Nếu không, tôi nghĩ chúng ta đang nhìn vào Chúa Giê-xu như một người máy thiên thượng, trải qua những hành động của sự cứu chuộc như nó là sự sắp đặt thiên thượng, không có gì được bàn cãi hết, không có cảm xúc dính dáng vào, đi lên thập tự giá, và rồi Ngài đã đi. Nó hoàn toàn không giống như thế. Các thần học gia cho chúng ta biết rằng Ngài phải không chỉ là Đức Chúa Trời trọn vẹn, mà Ngài còn là con người trọn vẹn trong mọi khía cạnh, mang những cảm xúc mà tất cả chúng ta đều thỉnh thoảng có.
Tôi không nghĩ có rằng bất cứ ai có thể bước vào cảm xúc này cách trọn vẹn, có lẽ ngoại trừ một tội nhân bị kết án, biết rằng mình chỉ còn một ít thời gian ở giữa người ấy và việc chịu án, án tử hình. Nhưng cảm xúc đó thì lại hoàn toàn khác, bởi vì người ấy nhận lấy hậu quả của việc mình đã làm.
Nhưng trong cảnh này, Con vô tội của Đức Chúa Trời bắt đầu đối diện với hoàn cảnh cách thực tế. Vì vậy trong ngôn ngữ mềm mại và thương cảm, Ngài cầu nguyện:“Nếu được, xin cho chén này qua khỏi Con.” Và rồi Ngài thêm những lời này, là những lời đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống cầu nguyện của tất cả chúng ta: “Nhưng không theo ý Con, mà là theo ý Cha.”
Quý vị có thể đếm được đã bao nhiêu lần quý vị từng nói như thế không? Tôi thì không thể nhớ hết được. Có những lúc tôi đến trước mặt Chúa và thưa với Ngài :“Lạy Cha yêu thương, đây là những ước muốn của con, và con đã kiểm lòng mình một cách tốt nhất, con phải thưa với Cha rằng con thật sự tin rằng đây là ý Cha. Nhưng có thể không phải, vì vậy con muốn theo ý Cha, chứ không phải ý con.Những điều này tiêu biểu cho ước muốn của con, và Cha bảo con dâng chính mình con và những ước muốn của con cho Cha, thì sự vui thích của lòng con sẽ hoàn toàn được thỏa mãn. Cho nên đó là những gì con đã làm, nhưng không theo ý con,mà ý Cha được nên.” Và tất cả điều đó dựa trên lời cầu nguyện mà Chúa Giê-xu đã dâng lên trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Đó chính là chỗ loại cầu nguyện ấy khởi sự.Đó là một lời tuyên bố có giá trị được dùng trong sự cầu nguyện: “Không theo ý con, mà theo ý Cha.”
Chúa Giê-xu không chỉ vào trong vườn đúng giờ, cúi đầu cầu nguyện, và rồi quay trở ra tiếp tục con đường hướng về việc bị bắt và bị đóng đinh. Đó không phải là cách mọi sự đã xảy ra. Chúa Giê-xu cầu nguyện và rồi Ngài quay trở lại cùng ba môn đồ của mình. Sau đó Ngài đi cầu nguyện và quay trở lại cùng họ lần nữa; rồi Ngài đi cầu nguyện và quay trở lại cùng họ. Có một sự di chuyển ở đây. Cho nên từ đó tôi cho rằng Ngài ngã xuống, Ngài cầu nguyện và Ngài bày tỏ qua những lời này: “Không theo ý Con, nhưng ý Cha được nên.” Hầu như quý vị có thể nghe được những lời đó phải không? Quý vị có thể hình dung ra mình là một trong ba môn đồ đang ngồi bên cạnh đó và nghe Chúa Giê-xu thốt lên lời này ở một khoảng cách ngắn.Đây phải là một kinh nghiệm kỳ diệu.
Nhưng đáng tiếc là họ đã không nghe được Ngài. Câu 37 nói rằng,
“Rồi Ngài trở lại, thấy ba người ngủ; bèn phán cùng Phi-e-rơ rằng: . . .”
Tại sao Ngài phán cùng Phi-e-rơ? Câu này nói Ngài thấy “ba người” đang ngủ. Nhưng nói rằng Ngài phán cùng Phi-e-rơ. Quý vị có biết tại sao Ngài phán cùng Phi-e-rơ không? Bởi vì chỉ vài phút trước đó thôi, trong câu 29, Phi-e-rơ từng đoan quyết với Ngài rằng: “Cho dù tất cả mọi người vấp phạm vì cớ Thầy, nhưng tôi thì chẳng hề làm như vậy.” Đầy ý nghĩa, thành thật, quyết tâm, nhưng không đánh giá đúng về Ngài. Vì vậy cho nên Chúa Giê-xu đến cùng Phi-e-rơ như muốn nói rằng: “Phi-e-rơ, người duy nhất từng nói rằng ‘Tôi sẽ không bao giờ vấp phạm,’ Ngài phán: ‘Si-môn, ngươi ngủ sao?”
Thật thú vị khi Chúa Giê-xu gọi ông là Si-môn phải không quý vị? Bởi vì chữ “Si-môn”có nghĩa là “lắc lư, giao động, không dứt khoát, ủ rũ.” Đó chính là tên tục của ông. Trong thời đó việc chọn tên để đặt cho một đứa bé thường xảy ra rất trễ,hầu phản ảnh được tính tình của đứa bé ấy. Đó là lý do tại sao điều này hết sức quan trọng đối với Phi-e-rơ, khi lần đầu ông gặp Chúa, Ngài phán rằng: “Ngươi là Si-môn, từ đây ngươi sẽ được gọi là Phi-e-rơ. Và Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên đá này.” Phi-e-rơ có nghĩa là “đá.” Nó có nghĩa là “một phần của một vầng đá lớn hơn.” “Ngươi sẽ trở nên giống như đá! Ngươi sẽ không phải luôn luôn là Si-môn!” Nhưng tại thời điểm này, Ngài gọi ông là “Si-môn.” Và điều đó phải như mũi dao đâm thấu vào lòng của Phi-e-rơ. Ngài bảo: “Si-môn, ngươi ngủ à? Ngươi không thể tỉnh thức với Ta một giờ được sao?”
Nhưng mời quý vị xem câu kế. Chúng ta bị lôi cuốn bởi nó. “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện.” Trước đó Ngài chỉ nói “tỉnh thức.” Câu 34 ghi: “Hãy ở đây và tỉnh thức.” Bây giờ thì Ngài lại nói với Phi-e-rơ và hai môn đồ kia rằng: “Tỉnh thức và cầu nguyện.” (Tại sao vậy? “Để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ.” Cám dỗ gì? Chắc chắn phải là điều gì đó hơn việc bị cám dỗ ngủ trở lại lần nữa. Tôi cho rằng đó chính là sự cám dỗ mà họ đã rơi vào trong những giờ tiếp theo sau đó, sự cám dỗ bỏ Chúa. “Các ngươi nghe đây,) ngay bây giờ chính là thời điểm các ngươi có thể làm vững chắc linh hồn mình. Hãy tỉnh thức và cầu nguyện đang khi không có kẻ thù chung quanh, bởi vì khi kẻ thù đến thì sự cám dỗ cũng đến, bỏ Ta mà trốn đi. Tỉnh thức và cầu nguyện hầu để điều đó không xảy ra. Các ngươi sẽ bị cám dỗ bỏ Ta.” (AIFL-860, TS).
Tiên tri Giê-rê-mi đã cho chúng ta một sự soi sáng thích thú về vấn đề làm vững mạnh đời sống chúng ta đang khi mọi sự còn tốt đẹp, hầu cho khi hoàn cảnh trở nên khó khăn, chúng ta có thể chịu được được. Mời quý vị xem trong Gie 12:5. Chúa nhắc tôi câu này nhiều năm trước đây khi tôi đang ở một chỗ vắng vẻ một mình.Chúng ta không còn ở trong sự lo sợ của chiến tranh nữa, nhưng dường như chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại trong thời điểm bình an ấy, tôi đang đọc xuyên qua sách của tiên tri Giê-rê-mi, nghiên cứu về con người này. Và tôi đã khám phá ra sự giúp đỡ rất nhiều khi đọc đến câu này
“Nếu ngươi chạy thi với kẻ chạy bộ, mà còn mỏi mệt, thì làm sao thi được với ngựa?Khi trong xứ yên lặng, ngươi được an ổn, nhưng khi sông Giô-đanh tràn, thì ngươi sẽ làm thế nào?” (Gie 12:5)
Hãy nhìn vào câu ấy xem. Nó là một câu hỏi, câu hỏi của tu từ học, có nghĩa rằng:“Đừng trả lời bằng miệng với ta. Hãy dò xét linh hồn ngươi và tự trả lời cho mình. Ngươi chạy thi với những người chạy bộ. Ngươi ở trong bộ binh. Và nếu ngươi không thể đối phó được với thời điểm của chỉ bộ binh mà thôi, thì ngươi sẽ làm gì khi kỵ binh xuất hiện, khi có chiến trận với ngựa? Chắc chắn là ngươi không thể vượt qua được. Và nếu trong một xứ hòa bình mà ngươi vấp ngã, thì ngươi sẽ làm gì khi ở trong rừng rậm của Giô-đanh (ý là như thế), trong khu vực sa mạc, khi chiến tranh đến?” Đó chính là những gì điều này muốn nói. Hãy lợi dụng những thời gian của sự bình an. Sử dụng những thời điểm của cảnh sóng yên biển lặng. Những thời điểm với lính bộ binh, làm vững mạnh đời sống quý vị, hầu để quý vị sẽ không bị khuất phục khi nó trở nên khó khăn và nặng nề.
Một số quý vị hiện giờ đang kinh nghiệm sự thành công to lớn trong việc làm ăn,thành công hơn bao giờ hết. Một số quý vị hiện nay đang ở trên đỉnh của sự thành công, và trông như ngày mai sẽ càng tốt đẹp hôm. Và tôi xin nói với quý vị ấy rằng, ngay bây giờ quý vị đang ở trong chỗ dễ bị nguy hại nhất, bởi vì trong một thời điểm bình an chính là thời điểm để chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn và đói kém sắp đến.
Đó chính là những gì Chúa Giê-xu nói trong Phúc Âm Mác 14.
“Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ; . . .”(Mac 14:38)
Và tiếp trong câu 39,
“Ngài lại đi lần nữa, và cầu nguyện, y như lời trước.
Ngài trở lại, thấy môn đồ còn ngủ, vì con mắt đã đừ quá; và không biết trả lời cùng Ngài thể nào.”
Rõ ràng là Ngài vực họ dậy lần nữa và bảo: “Các ngươi hãy thức dậy, hãy thức dậy,”và nói với họ cùng lời khuyên trước.
Sau đó, giữa khoảng câu 40 và 41, Ngài rời họ một lần nữa, bởi câu 41 ghi, “Ngài trở lại lần thứ ba.” Nhưng lúc bấy giờ thì có một sự thay đổi toàn bộ. Tôi rất thích câu này. Trong cấu trúc của câu 41 có một lẽ thật sung mãn. “Ngài trở lại lần thứ ba.” Nhưng bây giờ thì không có sự quở trách. Mời quý vị xem sự thay đổi ở đây. “Các ngươi vẫn ngủ và nghỉ ngơi ư?” Quý vị hãy hình dung cảnh đó xem. Ba môn đồ bây giờ thì đang ngủ mê, có thể đang ngáy nửa. Tôi cho rằng lúc đó Chúa Giê-xu quỳ xuống bên cạnh họ và nói với họ rằng: “Các ngươi vẫn còn nghỉ ư? Đã đủ rồi.”
Nếu có cảnh nào đó đáng cho các họa sĩ vẽ, thì chính là cảnh này đây. Đó là một quang cảnh của sự thực tế. Hầu như họ đã bị sa sút rồi, đang ngủ. Chúa Giê-xu bên cạnh họ như một người mẹ ở bên cạnh một đứa con đang ngáy ngủ bảo: “Đã đủ rồi.” Ngài muốn nói gì ở đây? Rõ ràng là Ngài muốn nói rằng: “Ta đã đến với Đức Chúa Cha trong sự cầu nguyện. Ta nhìn thấy con đường duy nhất phải trải qua là thập tự giá. Ta chấp nhận nó.” Và trong tinh thần đầu phục ấy, Ngài phán cách ngọt ngào rằng,
“.. . thôi, giờ đã tới rồi; nầy, Con người hầu bị nộp trong tay kẻ có tội.”
Và trong sự yên tịnh Ngài phán,
“Hãy chờ dậy, đi hè; kìa, đứa phản ta đã đến gần.”
Trước giả Phúc Âm khác nói rằng có các thiên sứ đến giúp đỡ Ngài trong khi chiến đấu trong sự cầu nguyện. Nhưng khi Ngài đến với những người này và vực họ dậy lần thứ ba, thì có một sự hoàn toàn yên lặng trong cả bốn sách Phúc Âm, như là Ngài đã lẻn ra khỏi khu vườn vậy.
Và một trước giả cho chúng ta biết là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt đã ở ngay đó.
“Ngài đương còn phán, tức thì Giu-đa, là một trong mười hai sứ đồ thoạt đến với một toán đông cầm gươm và gậy, . . .” (Mac 14:43)
Và rồi họ đã bắt Ngài. Trong khi Ngài đang phán, quý vị có thể nghe được tiếng xào xạc của bọn lính, quý vị có thể thấy được các ngọn đuốc đang lấp lánh phía sau,và Chúa Giê-xu bảo: “Đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy làm theo.”
Tôi tự hỏi không biết có ai trong quý vị đang lắng nghe hiện ở trong sự tranh chiến sâu thẩm trong linh hồn quý vị không? Có lẽ quý vị đang ở trong một quyết định đầy thử thách gắt gao. Đức Chúa Trời đa làm điều gì đó rất rõ ràng cho quý vị,đây là những gì Ngài muốn nơi quý vị, đây là ý muốn của Ngài trên đời sống quý vị. Nhưng nó liên hệ đến việc từ bỏ một số đặc quyền mà quý vị đang vui hưởng,và nó rất quan trọng và ý nghĩa đối với quý vị. Hãy đi theo đường lối của Đức Chúa Trời, bất kể đau đớn như thế nào, dù đó là điều không bao giờ được thoải mái.
Có thể một số quý vị bắt đầu chú ý đến điều này hôm nay, thí dụ, một số quý vị đang độc thân, và có thể kế hoạch của Đức Chúa Trời cho quý vị là tiếp tục sống độc thân trong một thời gian nữa chẳng hạn. Và điều này quả khó cho quý vị mang lấy, bởi quý vị đang nghĩ đến những lợi ích. Có lẽ quý vị nào đó vừa mất người bạn đời của mình. Có do những vết thương, những vết thẹo đau đớn của quá khứ,quý vị không còn có người bạn đời bên mình nữa. Và quý vị nghĩ rằng, quý vị sống như thế bởi vì đó là sự chọn lựa của Đức Chúa Trời, nhưng rồi bất ngờ sự việc trở nên rất rõ ràng rằng đó có thể không phải là sự chọn lựa của Ngài.
Tôi không bao giờ quên được một nữ y tá mà tôi có dịp tiếp xúc, tư vấn trước đây khi hầu việc Chúa trong chức vụ khác. Cô từ thành phố khác đến và bắt đầu mục vụ trong chỗ làm của cô, và rồi cô bị tiếng sét ái tình đánh vào, cô nghĩ rằng đó là nguyên do Đức Chúa Trời đưa cô đến thành phố ấy. Thời gian trôi qua, qua một loạt sự kiện, bất ngờ mọi sự thay đổi. Anh chàng kia bỏ rơi cô và ra đi, chiếc nhẫn đính hôn vẫn còn trên ngón tay cô, nhưng mọi sự trở nên một kinh nghiệm đau thương cho cô. Cô đến gặp tôi với nước mắt lưng tròng, cô ngồi xuống và nói rằng: “Tôi sẽ quay trở về thành phố của mình. Tôi sẽ trở về nhà.” Tôi hỏi: “Với những gì có đang cảm thấy hiện nay, cô có nghĩ gì về ngày mai không?” Cô đáp:“Tôi đã trải qua ba tháng thật khó khăn để cuối cùng khám phá ra rằng nó có thể là ý muốn của Đức Chúa Trời, ít nhất là trong một thời gian, tôi sẽ không nghĩ đến việc yêu đương nữa.” Và rồi có một sự rút lui, không phải là cảm xúc bệnh hoạn, nhưng chỉ là một sự đầu phục yên lặng – đó là kế hoạch của Ngài.
Có thể đó chính là hoàn cảnh của một số quý vị hôm nay. Có thể quý vị đã khám phá chính mình trải qua một loạt biến cố, bất ngờ mặt đối mặt với những gì một năm trước đây quý vị tin rằng sẽ không bao giờ là sự thật trong cuộc đời mình,nhưng bây giờ nó lại là sự thật. Trong giữa hoàn cảnh đó, Đức Chúa Trời đặt quý vị vào trong giữa khu vườn kinh nghiệm, nói rằng: Ta muốn ý ta được thành trên đời sống con. Ta muốn con từ bỏ những đặc quyền của mình. Ta muốn con sẵn sàng chấp nhận ý muốn của Ta bất cứ như thế nào. Ta muốn con hãy chấm dứt việc dằn co với Ta. Ta muốn thực hiện đường lối Ta trên con.” Đây chính là những gì được gọi trong Thánh Kinh Tân ước là “chén của quý vị – chén của quý vị.”
Có thể Đức Chúa Trời vừa chỉ ra điều gì đó đời sống quý vị ngay giờ này, và bất ngờ quý vị nhận thức ra rằng điều đặc biệt mà Đức Chúa Trời vừa chỉ ra đó không còn có bất cứ chỗ nào trong cuộc đời quý vị cả. Có thể đó là một mối quan hệ không đúng đắn. Có thể đó là một sự đối xử bất công đối với người khác. Có thể đó là một thành kiến, hay một sự thù hận, hay một thái độ gây tổn thương. Và quý vị biết rằng điều đó không thể được tiếp tục. Quý vị đang ở trong vườn. Quý vị đang tranh chiến, đang vật lộn, đang dằn co!
Trong một quang cảnh rất thực, nó là thời điểm quý vị bước đi chỗ mà Chúa Cứu Thế đã bước đi, và quỳ gối với Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Hãy dùng nói như là thời điểm để kiểm điểm đời sống của quý vị, thưa với Chúa rằng: “Chúa ơi, không theo ý con, bèn là ý Cha được nên.”
Tôi khám phá ra trong đời sống cá nhân mình rằng có ít nhất bốn giai đoạn mà Chúa dẫn chúng ta trải qua trong tiến trình đem chúng ta đến chỗ mà tôi gọi là sự đầu phục trọn vẹn.
Thứ nhất, tất cả chúng ta phải trải qua sự tăm tối trong khu vườn Ghết-sê-ma-nê riêng của mình. Giống như Chúa Giê-xu đã “đến chỗ đó,” mà chúng ta đã đọc qua, và chúng ta cũng phải như vậy.
Thứ hai, trong khi ở tại đó, chúng ta phải giải chịu đau đớn xuyên qua sự thống khổ của mình. Không có bất cứ ai có thể trải qua diễn tiến này thay chúng ta được cả. Giống như Chúa Giê-xu, chúng ta cầu nguyện, chúng ta tuôn đổ mồ hôi, và chúng ta chờ đợi hoàn toàn trong sự cô đơn.
Thứ ba, trong sự thống khổ của chúng ta, chúng ta phải từ bỏ ý muốn riêng của mình. Trong sự dằn co căng thẳng của quyết định này, nó là một trận chiến chính yếu giữa hai ý muốn: ý muốn của chúng ta và ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể trả giá, van xin, nhưng cuối cùng, nếu chúng ta muốn hòà vào trong chiến thắng, chúng ta phải trao sự điều khiển cho Ngài. Chính ngay tại điểm này – chính xác là tại thời điểm đó –sự thống khổ sẽ tan biến và một sự tiến bộ sẽ xảy ra. Những sự tranh chiến chấm dứt. Một giải pháp yên tịnh hòa nhập vào.
Và thứ tư, sau khi đã chấp nhận ý muốn của Cha trên ý riêng của mình, lúc đó chúng ta sẵn sàng đối diện với Gô-gô-tha của riêng mình. Nói cách khác, việc vác thập tự giá và bước theo Chúa Giê-xu chỉ có thể mang được khi chúng ta đã trải qua Ghết-sê-ma-nê riêng của mình.
Giống như chính Chúa Giê-xu phán dạy. Quý vị còn nhớ trong Phúc Âm Lu 9:23 không?
“Nếu ai muốn theo Ta (qua điều đó Ngài muốn nói đến việc làm gương về đời sống sống mà Ngài đã sống), hãy tự bỏ mình đi (đó là Ghết-sê-ma-nê), vác thập tự giá mình mà theo Ta (và đó chính là Gô-gô-tha).”
Đây là câu hỏi chính yếu: “Quý vị có thật sự muốn bước theo Chúa Cứu Thế cách gần gũi như thế không?” Chỉ có một mình quý vị mới có thể trả lời câu hỏi đó được mà thôi. Có thể quý vị trả lời đang khi tôi cầu nguyện.
Kính lạy Cha yêu thương, cám ơn Cha về những nguyên tắc cuối cùng mà chúng con vừa rút ra được từ cảnh vườn Ghết-sê-ma-nê. Hôm nay chúng con ghi nhớ rằng tất cả chúng con, thật sự thì mỗi một chúng con, đều phải trải qua sự đen tối của vườn Ghết-sê-ma-nê riêng của mình. Không ai có thể đi đến đó thay cho chúng con được cả. Chúng con phải tự mình đến chỗ đó với những nhu cầu riêng của mình, đến trước mặt Cha. Giống như Chúa Cứu Thế và mỗi một chúng con.
Chúng con cũng đã học được rằng trong khi ở tại đó, mỗi chúng con đều phải trải qua sự thống khổ riêng của mình. Một lần nữa, đây không phải là điều mà ai đó có thể mang thay chúng con. Cha ơi, xin giúp chúng con, và giúp những ai đang lắng nghe hôm nay đang khi họ cầu nguyện và chờ đợi trong cô đơn. Đang khi họ tranh đấu, đổ mồ hôi trải qua thời điểm này để từ bỏ ý riêng của mình và thay vào đó bằng ý muốn của Cha.
Chúng con cũng học được hôm nay rằng trong sự thống khổ của mình, chắc chắn cũng phải từ bỏ ý riêng mình. Đây quả là một sự tranh chiến. Đối với một số người, nó rất to lớn. Chúa ơi, Ngài sẽ khám phá ra rằng chúng con van xin một sự trả giá và cố tìm mọi kỹ thuật vận động có thể được để thoát ra khỏi điều này. Nhưng rồi chúng con nhận thức đặc biệt hôm nay rằng sự thống khổ sẽ không tan biến cho đến khi có một sự chiến thắng xảy ra. Cha ơi, xin giúp chúng con đang khi chúng con trải qua tiến trình này và đang khi sự tranh chiến trở thành sự quyết tâm yên lặng.
Và cuối cùng Chúa ơi, khi đã chấp nhận ý muốn của Ngài trên chúng con, thì chúng con sẵn sàng để đối diện với bất cứ điều gì phía trước. Đối với Chúa Cứu Thế Giê-xu thì nó là Gô-gô-tha. Đối với chúng con thì có thể nó là cái chết của vài giấc mộng nào đó; hay từ bỏ một vài ước muốn lâu dài; hoặc vài hy vọng chờ đợi đã lâu. Cha ơi, xin giúp chúng con đến với Con Ngài. Bắt chước đời sống mà Ngài đã sống. Học cách nào để tự bỏ chính mình như Ngài đã làm tại Ghết-sê-ma-nê. Để hiểu sự đòi hỏi của việc các thập tự giá để chúng con có thể bước theo Cha.
Chúa ơi, hôm nay chúng con phó dâng mình trong cánh tay sử dụng của Ngài. Chúng con dâng tương lai của mình cho Ngài. Và chúng con tin cậy với sự hiện diện của Ngài. Xin giúp chúng con chiến đấu trải qua thời điểm cô đơn này với Ngài.Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh quý báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu.A-men!
Bài 2 Bài 4
Bài 2 Bài 4
Leave a Comment