BÓNG TỐI VÀ BÌNH MINH - BÀI 2: CHÉN HY SINH
BÀI 2: CHÉN HY SINH
Chén hy sinh
Tôi đã từng được dự những bữa ăn thật lạ lùng trong suốt cuộc đời đã qua. Từ những bữa ăn hết sức đơn giản, đến những bữa ăn thật cầu kỳ, đầy kiểu cách. Tôi từng được mời dự tiệc tại tòa đại sứ, trên du thuyền sang trọng lênh đênh giữa đại dương, trong các nhà hàng sang trọng. Với những món ‘sơn hào hải vị.’ Tôi cũng từng ăn giữa đồng ruộng, chỉ cơm nguội với mắm sống (ai ở miền Tây thì hiểu rõ cái thú này). Ăn trong căn lều cấm giữa thiên nhiên, bên bìa rừng, bờ biển,triền núi, trong khung cảnh ấm áp với gia đình. Tôi từng ăn từ những con tôm cá tươi vừa bắt, đến những món đồ khô, phải vất vả lắm mới nuốt trôi được.
Với ‘kinh nghiệm ăn uống’ trong cuộc đời suốt nửa thế kỷ qua, tôi có thể nói với quý vị rằng, nếu cho chọn lựa, thì tôi thích một bữa ăn đơn sơ, thân mật, ấm cúng giữa những người thân thương hơn. Thật vậy, càng nghiên cứu Thánh Kinh Tân ước và phân tích việc ăn uống của người thời đó, tôi nghĩ tôi càng cảm thấy gần gũi họ hơn nữa, nhất là bữa ăn giữa Chúa Giê-xu và các môn đồ Ngài. Hầu như không một trường hợp ngoại lệ, họ luôn giữ bữa ăn đơn giản và giữ số người dự chỉ trong vòng nhóm nhỏ với nhau mà thôi. Không có những bữa ăn nhiều món, bày la liệt trên bàn. Không có tiệc tùng với sự trưng bày nhào nhoáng. Và dĩ nhiên không có những nghi thức, lễ nghi trịnh trọng. Không chỗ nào chứng minh điều này cách mạnh mẻ bằng bữa ăn trong lễ Vượt Qua của Chúa Giê-xu và mười hai sứ đồ với nhau.
Họ để cả một ngày của tuần lễ Bánh Không Men để chuẩn bị cho bữa ăn Lễ Vượt Qua.Có thể một số quý vị thắc mắc: “Bữa ăn ấy gồm những món gì nhỉ?” Xin thưa, thực đơn của bữa ăn tối ấy có thể gồm những món như sau: Một con chiên không tì vít,sáu phần rau đắng khô, ba hay bốn ở bánh mì không men, một tô lớn nước chấm làm từ sốt trái cây.
Việc chuẩn bị con chiên cho bữa ăn đòi hỏi phải hết sức cẩn thận. Học giả Erich Kielh cung cấp cho chúng ta những chi tiết tóm tắc về nghi thức cẩn thận này.Mời quý vị chú ý lắng nghe.
“Để tất cả những con chiên của Lễ Vượt Qua (khoảng 10,000 con) được giết và quay trước khi mặt trời lặn, buổi trưa hôm đó được chia ra thành những thời khoảng.Mỗi nhóm được sắp đặt cho một thời khoảng riêng để đi vào khu vực đền thờ. Theo luật Môi-se được chép trong Xu 12:6, ‘cả hội chúng Y-sơ-ra-ên sẽ giết nó (con chiên của Lễ Vượt Qua), vào lối chiều tối.’ Điều này có nghĩa là vào khoảng giữa từ 2 giờ 30 đến 5 giờ 30 chiều.”
“Khách hành hương đi vào Hành lang thầy Tế lễ từ cửa bắc. Mỗi người cắt cổ con chiên mình. Huyết cho chảy vào những thùng chứa bằng kim loại quý, chảy xuống chỗ các thầy tế lễ và được rước trên bàn thờ của lễ thiêu. Như thế sự sống của con chiên vô tội được trả lại cho Đức Chúa Trời. Đoạn khách hành hương mang con chiên đã bị giết của mình rời Hành lang Thầy Tế lễ bằng cửa phía nam. Sau đó con chiên phải được quay. Thường thì người ta dùng cây cọc bằng cây lựu để xỏ ngang con chiên để quay trên lửa. Khi chín, toàn bộ con chiên được đặt trên bàn ăn, không được xẻ ra từng phần.”
Các môn đồ đã trải qua chính xác nghi thức ấy khi họ chuẩn bị bữa ăn cuối cùng với Chúa Giê-xu. Chúng ta hãy cùng nhau đọc bữa ăn này được sứ đồ Ma-thi-ơ ký thuật trong Mat 26:19-30.
“Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua.
Đến tối, Ngài ngồi ăn với mười hai sứ đồ.
Khi đương ăn, Ngài phán rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi rằng có một người trong các ngươi sẽ phản ta.
Các môn đồ lấy làm buồn bực lắm, và lần lượt hỏi Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải tôi không? Ngài đáp rằng:
Kẻ nào để tay vào mâm với ta, ấy là kẻ sẽ phản ta.
Con người đi, y theo lời đã chép về Ngài; song khốn nạn thay cho kẻ phản Con người!Thà nó chẳng sanh ra thì hơn!
Giu-đa là kẻ phản Ngài cất tiếng hỏi rằng: Thưa thầy, có phải tôi chăng? Ngài phán rằng: Thật như ngươi đã nói.
Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta.
Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi;
vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.
Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.
Khi đã hát thơ thánh rồi, Đức Chúa Jêsus và môn đồ đi ra mà lên núi Ô-li-ve.”
Nếu tôi được vinh hạnh sống ở thế kỷ thứ nhất, thì có một quang cảnh đặc biệt chắc chắn tôi muốn được tham dự hay chứng kiến, đó là trong bữa ăn cuối của Chúa Giê-xu với các môn đồ thân tín của Ngài.
Nhiều thế kỳ đã trôi qua kể từ buổi tối đó, và theo thời gian, tôi cảm thấy chúng ta đã đánh mất tầm quan trọng của Bàn Tiệc Thánh. Nhiều nghi thức tôn giáo đã được thêm vào. Từng hồi từng lúc, nhiều sự dạy dỗ của truyền thống được thêm vào.Khiến những điều căn bản không còn là điều của Thánh Kinh nữa. Trong quá trình trải qua hơn 1,900 năm tôi cảm thấy chúng ta đã đánh mất tính đơn giản, sự yên lặng thâm thúy đã vây quanh bàn tiệc giữa Chúa Giê-xu với các môn đệ của Ngài.
Hôm nay tôi muốn mời quý vị cùng hồi tưởng và nắm bắt quang cảnh cảnh một cách tối đa có thể được. Tôi biết với khoảng cách thời gian quá xa, cũng như với những sự sắp xếp của truyền thống và tâm lý, khiến chúng ta càng khó hơn trong việc có được hình ảnh chính xác của Tiệc thánh. Nhưng với sự uyển chuyển, với sự hợp tác và với tinh thần sẵn sàng của quý vị, tôi tin rằng sự tưởng tượng của chúng ta có thể tạo nên quang cảnh bữa tiệc ấy trở lại cho chúng ta. Để rồi một lần nữa, khi chúng ta nhận lấy bánh và chén của Tiệc thánh, chúng ta sẽ có những cảm xúc gần gũi nhất như khi Chúa Giê-xu thiết lập tiệc ấy cách đây 2,000 năm vậy.
Tôi muốn nói đến ba điều liên hệ đến Tiệc Thánh. Trước hết, tôi muốn nói về việc họ đang ở đâu, tiếp theo là những gì họ đã làm, và cuối cùng là việc ấy đã kết thúc như thế nào.
I. HỌ Ở ĐÂU?
Kính mời quý vị mở ra trong Phúc Âm Lu 22:7-13 để quý vị có thể hình dung ra bối cảnh lúc ấy.
“Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt Qua,
Đức Chúa Jêsus sai Phi-e-rơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt Qua cho chúng ta ăn.
Hai người trong: Thầy muốn chúng tôi dọn lễ ấy tại đâu?
Ngài đáp rằng: Khi các ngươi vào thành, sẽ gặp một người mang vò nước; hãy theo người vào nhà.
và nói cùng chủ nhà rằng: Thầy phán cùng ngươi rằng: Phòng khách là chỗ ta sẽ ăn lễ Vượt Qua với môn đồ ta ở đâu?
Chủ nhà sẽ chỉ cho một cái phòng rộng và cao, đồ đạc sẵn sàng; các ngươi hãy dọn ở đó.
Hai môn đồ đi, quả gặp những đều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt Qua.”
Xin quý vị chú ý là trong những câu này không hề cho biết địa chỉ của căn nhà.Không số nhà, không tên đường, ngay cả cũng không nói khu nào trong thành phố Giê-ru-sa-lem nữa. Chúa Giê-xu không hề cho biết bất cứ chi tiết nào liên hệ đến địa chỉ cả. Họ chỉ được bảo là đi ra ngoài và tìm một trường hợp rất bất thường, một người đàn ông không mang vò nước (rất tiếc là bản tiếng Việt không nói rõ giới tính của người mang vò). Vào thời đó người đàn ông không bao giờ mang vò nước, đây là việc của đàn bà. Cho nên đây là trường hợp bất thường nhất, bởi hầu như quý vị không bao giờ nhìn thấy một người đàn ông mang vò nước trên đường. Cho nên có thể người đàn ông này đứng rõ ràng trên đường, có lẽ là người duy nhất mang vò nước tại thời điểm ấy trên thành phố Giê-ru-sa-lem. Vì vậy các môn đồ sẽ không gặp khó khăn gì để tìm người này cả. Họ được bảo phải đi theo người này về đến chỗ cư trú của ông ta. Chúng ta không được cho biết chỗ đó là ở đây, nhưng chúng ta được cho biết những gì họ sẽ nói. Họ được bảo đi theo người đàn ấy vào nhà và hỏi người chủ nhà một câu đặc biệt.
“.. .: Phòng khách là chỗ ta sẽ ăn lễ Vượt Qua với môn đồ ta ở đâu?”
Họ chỉ lập lại những gì Chúa Giê-xu bảo họ nói và sẽ được người chủ dẫn lên lầu,thường là phòng khách của gia đình.
Cũng nên nhớ rằng nhà cửa thời Chúa Giê-xu rất đơn giản, hoàn toàn không cầu kỳ như những ngôi nhà lầu ngày nay. Nó chỉ là một căn phòng vuông với bốn bức tường bao bọc, trông như chiếc hộp. Cả gia đình sống chung trong căn nhà một phòng vuông ấy. Một số người có tiền thì xây thêm một căn gác bên trên ‘chiếc hộp vuông’ ấy, và bắt một cây thang phía bên ngoài. Giúp khách có thể đến và đi mà không làm phiền hay bị làm phiền.
Có lẽ ngôi nhà Chúa Giê-xu sai các môn đồ đi chuẩn bị cho bữa ăn giống như thế.Tôi xin lập lại là nó rất đơn sơ, hoàn toàn không cầu kỳ, phức tạp, hay đẹp đẽ.Chỉ là một căn nhà bình thường, trong trường hợp này thì căn phòng trên gác (hay lầu) khá rộng và có bàn ghế. Các môn đồ leo lên thang và trong căn phòng ấy và chuẩn bị.
Lu 22:13 cho chúng ta biết rằng,
“Hai môn đồ đi, quả gặp những đều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt Qua.”
Chúng ta là người Việt Nam, sống trong bối cảnh văn hóa không có sự liên hệ với lịch sử và phong tục của người Do-thái, cho nên chúng ta đã đọc câu này nhiều lần,nhưng vẫn không thật sự hiểu được điều này có nghĩa gì đối với họ, cũng như chúng ta không có khả năng bước vào cảm xúc mà người Do-thái sùng kính bước vào khi nói đến Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua giống như Lễ Cảm Tạ đối với người Mỹ, hay có thể nói, ngày Tết đối với người Việt Nam chúng ta vậy. Mỗi khi nói đến Tết chúng ta có cảm xúc thế nào, thì dân Do-thái đối với Lễ Vượt Qua cũng giống vậy.
Một trong những tập tục đẹp đẽ và quý báu của ngày Tết là việc gia đình sum họp,thăm viếng ông bà, cha mẹ. Tại thời điểm đó, chúng ta thường nhắc lại những kỷ niệm thân thương, đẹp đẽ của gia đình, của dòng họ. Gia đình quây quần bên bàn ăn trong ngày Tết, trò chuyện, vui đùa với nhau là hình ảnh thật khó phai mờ trong ký ức. Đó chính là thời điểm của gia đình và kỷ niệm.
Lễ Vượt Qua cũng vậy. Đối với người Do-thái thì không phải thịt kho, dưa giá,nhưng điều gì đó ý nghĩa vượt xa hơn thế nữa. Như quý vị biết, lễ này bắt nguồn từ thời dân làm nô lệ tại Ai Cập, khi Môi-se từ dưới ánh nắng chói chan của sa mạc, nhận được sự kêu gọi và hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên rời ách nô lệ. Nhưng đêm họ ra đi, Đức Chúa Trời phán bảo Môi-se vài điều. Ngài phán: “Môi-se, Ta muốn con đem những sự hướng dẫn của Ta đến với dân Y-sơ-ra-ên. Bảo họ chọn một con chiên không thẹo, không vít, không què quặt, không tật. Bảo họ bắt lấy một con chiên không tì vít (AIFL-857, TS), và trong một cách đặc biệt, họ giết con chiên đó, đựng huyết nó trong một cái chậu. Đoạn bảo họ phải đem huyết ấy bôi trên mài cửa theo một cách đặc biệt, bởi vì Môi-se, trong đêm nay thiên sứ hủy diệt của Ta sẽ đi qua xứ Ai Cập, và khi thiên nhìn vào cửa nhà nào có bôi huyết, thiên sứ ấy đi “vượr qua,” nhà đó không bị sự chết thăm viếng. Nhưng nếu thiên sứ không nhìn thấy huyết, thiên sứ sẽ vào nhà, và đứa con đầu lòng sẽ bị cất đi. Môi-se, con nên biết rằng không hề có trường hợp ngoại lệ. Cách duy nhất để thiên sứ hủy diệt ‘vượt qua’ là khi nhìn thấy huyết.”
Họ được bảo sửa soạn con chiên mà họ đã giết đó. Họ phải quay nó. Và theo thời gian trôi qua, trong việc lập lại lễ này hàng năm để nhắc nhở nhớ đến nó, người Do-thái đã thêm vào Lễ Vượt Qua những chất liệu khác mà bây giờ trở thành truyền thống trong sự dạy dỗ của Luật pháp – tức kinh Misnah, hay Torah.
Kinh Misnah nói cho chúng ta biết rằng khi chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua, con chiên được quay và sau đó có thêm ba nguyên liệu khác tiêu biểu cho những điều trong thời kỳ họ ở Ai Cập. Nguyên do tôi nhắc đến điều này là bởi vì đó là cách họ phải chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua. Các môn đồ biết rõ những gì cần phải làm. Bởi họ là người Do-thái. Cho nên con chiên được quay và dọn sẵn trên bàn.
Và sau đó có ba lãnh vực khác được thêm vào. Thứ nhất, một chén nước sốt, hay nước chấm gọi là cherosheth. Cherosheth. Đây là một loại sốt nói lên chất hồ vữa mà ông cha họ đã dùng để làm gạch ở Ai Cập. Khi họ ăn loại sốt này chung với chiên quay, họ tự nhắc chính mình nhớ đến những ngày ông cha họ, tổ tiên họ đã trải qua những năm dài tay lấm chân bùn cực nhọc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt của Ai Cập. Mỗi lần họ ăn loại sốt ấy, họ được nhắc nhở mỗi năm một lần về loại hồ, loại vữa, loại bùn mà dân Hê-bơ-rơ đã gánh chịu khi làm nô lệ tại Ai Cập.
Thứ hai, họ cũng chuẩn bị rau đắng bên cạnh loại sốt ấy. Rau đắng là một sự hổn hợp của cải xà-lách, rau diếp, rễ cây, rau bạc hà và rau bồ công anh. Nghe không có vẽ gì ngon hết phải không quý vị? Xin nhớ rằng nó không nhằm mục đích đem lại khẩu vị. Nó là sự cay đắng. Các loại rau này hòa trộn lại với nhau và được đặt trên bàn ăn.
Và cuối cùng, họ được cung cấp bánh mì không men. Chiên quay, con chiên không tì vít, để nhắc họ về huyết đã bôi trên mài cửa của những người Hê-bơ-rơ tin Chúa.Sốt cherosheth, thứ sốt trông giống như hồ vữa làm gạch. Rau đắng, là sự phản ảnh của thời kỳ cay đắng của người nô lệ. Và khi cho loại rau này vào miệng,lưỡi họ bị châm chích, họ có được rõ ràng mùi vị của những năm đau đớn mà tổ phụ họ đã phải trải qua trong sự nô lệ. Và bánh mì không men được chuẩn bị để nhắc họ về Đấng hoàn toàn vô tội sẽ đến để trở thành người giải phóng thuộc linh của họ, chính là Đấng Messiah.
II. HỌ LÀM GÌ?
Chúng ta đọc trong Mat 26:19 rằng các môn đồ đã làm ý như những gì Chúa Giê-xu đã hướng dẫn họ trong việc chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua. Bây giờ thì quý vị biết rõ điều đó có nghĩa gì rồi. Họ đã chuẩn bị chiên, chuẩn sốt cherosheth, chuẩn bị rau đắng và chuẩn bị bánh mì không men. Mọi sự đã sẵn sàng. Trước khi tôi đi nhanh xuyên qua những điều này, tôi muốn dùng vài giây để chỉ cho quý vị thấy những gì họ đã làm khi họ họp lại với nhau trên phòng cao.
“Đến tối, Ngài ngồi ăn với mười hai sứ đồ.” (Mat 26:20)
Trong thời gian qua nhiều người trong quý vị đã nghe tôi có lần nhắc đến bức tranh Lễ Tiệc Thánh nổi tiếng của họa sĩ Leonardo da Vinci. Một tác phẩm tuyệt vời đối với thời gian nghệ thuật, nhưng cực kỳ không đúng đối với thế giới của Cơ-đốc giáo. Bức tranh “Bữa Ăn Cuối” của ông ta quả rất độc đáo. Nhưng chắc chắn nó không xác thực nếu đem so sánh với bức tranh trong Thánh Kinh.
Trong bức tranh của họa sĩ Vinci, mọi người đều ngồi mặt hướng về phía trước như chúng ta thường thấy. Nhưng quý vị khi giao lưu quý vị không đồng ngồi chỉ cùng một bên bàn. Đó không phải là cách họ đã ngồi. Hơn nữa, thời đó họ không có chiếc bàn cao 6, 7 tấc như trong bức tranh. Hơn thế nữa, họ không ngồi trên những chiếc ghế có thành dựa cao như trong bức tranh nghệ thuật. Chính xác là vào thời đó khi đến bên bàn ăn, họ ngồi hay nằm nghiêng trên sàn nhà. Họ có những chiếc gốc nhỏ để nằm nghiêng chống cùi chỏ trên ấy.
Họ không ăn bằng đủa, nĩa hay muỗng, mà ăn bốc bằng tay. Họ dùng miếng bánh không men như là cái muỗng. Quý vị thấy đấy, bánh mì họ dùng thời đó cũng không giống như bánh mì chúng ta thường biết ngày nay. Mà nó như là một chiếc bánh phồng,hay bánh đa dầy, mềm, hình dáng không đồng đều. Khi ăn, họ xé miếng bánh ra dùng như chiếc muỗng, múc rau đắng vào và kẹp lại. Họ cũng dùng tay xé một miếng thịt cừu quay, và chấm những thứ ấy vào nước sốt cherosheth, và ăn! Miếng ăn này được gọi là “sop!”
Thông thường vào thời đó thì người khách danh dự, hay người khách được tôn trọng nhất trong bàn ăn, sẽ được chủ nhà đích thân trao cho miếng ‘sop.’ Trong trường hợp này, thì chủ bữa ăn chính là Chúa Giê-xu. Và ai là người được trao cho miếng ‘sop’? Giu-đa Ích-ca-ri-ốt! Quả là một hành động của ân điển. Nếu là quý vị và tôi, chắc chắn chúng ta sẽ trao miếng ‘sop’ cho Giăng, hay Phi-e-rơ hay Ma-thi-ơ. Nhưng với Chúa Giê-xu, thì Ngài trao nó cho Giu-đa, như muốn nói lên rằng: “Hãy xem này, không phải là quá trễ đâu. Hãy hiểu rằng, khi ngươi nhận miếng ăn, không phải là ngươi bị đuổi ra đâu, trừ khi ngươi từ chối nó.”
Bây giờ chúng ta trở lại với bữa ăn. Họ ăn bữa chung với nhau đang khi nằm nghiêng xung quanh bàn ăn. Và đang khi ăn, Chúa Giê-xu phán với họ một số điều.
Tôi muốn quý vị nhớ rằng những môn đồ này không có 19 thế kỷ để suy nghĩ về bữa ăn cuối. Họ đang trải qua kinh nghiệm này, một số trong họ đây chỉ là lần thứ ba ăn chung với Chúa Giê-xu. Họ đã từng đi theo Ngài khoảng ba năm rồi. Nhưng họ chưa bao giờ giữ Lễ Tiệc Thánh lần nào cả. Hoàn toàn không hề có chuyện như thế. Cho nên đây là lần đầu tiên họ dự Tiệc Thánh.
Như vậy thì đọ đang làm những gì? Họ đang nằm nghiêng trên sàn nhà chung quanh bàn ăn. Chiếc bàn thấp làm bằng gỗ, chỉ cách sàn nhà 2,3 tấc thôi. Trên bàn ăn đặt những vật thực mà chúng ta vừa nói đến. Và họ đang ăn với nhau, có lẽ họ cũng đứng lên đi tới đi lui, vui vẻ cười đùa với nhau. Thực tế thì một trước giả Phúc Âm cũng cho chúng ta biết rằng họ đang buồn về việc ai là lớn nhất trong thiên đàng. Quý vị có thể hình dung ra quang cảnh ấy.
Ngày nay chúng ta liệt các sứ đồ vào hàng thánh. Họ từng là người dốt nát, không biết lý lẽ. Họ không hiểu hết mọi sự. Họ không hề có ý niệm gì hết về việc Chúa Giê-xu rời họ trong đêm ấy để lên thập tự giá. Họ bị vây quanh bởi sự bối rối.
III. HỌ KẾT THÚC NHƯ THẾ NÀO?
Cho nên chúng ta đọc thấy rằng đang khi họ ăn, đang khi họ nằm nghiêng chung quanh bàn ăn, thì Chúa Giê-xu mô tả về một người trong bọn họ sẽ phản Ngài. Quý vị đã biết rõ câu chuyện rồi, nên chúng ta sẽ không đi sâu vào. Chúng ta xuống đến 26:26,
“Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ . . .”
Đoạn Ngài phán một số điều.
Xin quý vị hãy dừng đây chốc lát và suy nghĩ điều này. Để chúng ta có thể gần gũi và cảm nhận được quang cảnh Lễ Tiệc Thánh đầu tiên cách tối đa, tôi muốn làm một điều có vẽ rất khác thường trong chương trình phát thanh của chúng ta hôm nay. Tôi muốn mời tất cả quý vị thính giả đang lắng nghe đài cùng dự Tiệc Thánh trong giờ này. Dù quý vị và tôi cách nhau một khoảng không gian rất xa, nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn có thể cùng hòa mình vào bối cảnh bữa ăn tối cuối cùng giữa Chúa Giê-xu và các môn đồ Ngài. Nhất là khi lần đầu tiên Tiệc Thánh được cử hành. Cho nên tôi đề nghị quý vị, nếu được, ngay giờ này hãy tìm một miếng bánh và một ly nước mà Hội Thánh của quý vị thường dùng trong Tiệc Thánh, và để bên cạnh, hầu chúng ta sẽ dự Tiệc Thánh chung với nhau. Quý vị thính giả nào không tìm được bánh và nước, thì có thể cùng dự qua việc hòa mình vào bối cảnh,hay hình dung ra buổi Tiệc Thánh mà quý vị sẽ dự trong nhà thờ sắp tới.
Bây giờ chúng ta trở lại với quang cảnh bữa ăn cuối của Chúa Giê-xu với các môn đồ trên phòng cao. Các môn đồ đang ăn uống và vui vẻ với nhau về bữa tiệc Lễ Vượt Qua. Ngay cả có lẽ họ cũng đang trò chuyện với nhau về những ngày của thời kỳ làm nô lệ ở Ai Cập mà ông cha họ đã được Đức Chúa Trời giải phóng dưới sự lãnh đạo của Môi-se. Đoạn họ để ý thấy Chúa Giê-xu không ở trong cuộc trò chuyện nữa. Ngài đã đứng lên, hay ngồi thẳng dậy. Tiếp theo họ nghe tiếng bánh được bẽ ra. Họ nghe tiếng bẽ bánh một lần nữa. Họ nhìn Ngài đang khi Chúa rất nghiêm trang. Ngài lấy bánh và làm một điều mà Chúa không hề làm trước đây trong các bữa ăn Lễ Vượt Qua. Đây là lần thứ nhất. Ngài cúi đầu xuống, và tôi tin chắc rằng họ đã cầu nguyện trước khi ăn bữa tối ấy, nhưng Chúa Giê-xu lại cầu nguyện lần nữa. Chúng ta không biết Ngài đã cầu nguyện những gì. Có lẽ Ngài cầu nguyện để họ có thể cảm nhận được tầm quan trọng của đêm đó, đêm cuối cùng mà Ngài ở với họ. Các môn đồ không hề biết rằng đó là đêm cuối cùng với Thầy mình. Nhưng Chúa Giê-xu thì đã biết rõ. Và sau khi Chúa lấy bánh bẽ ra, tạ ơn, và phán với những người này rằng: “Hãy lấy ăn đi, này là thân thể ta.” Chúa Giê-xu chưa bao giờ nói như thế trước đây. Nó là lần đầu tiên. Cho nên họ bị bối rối.
Trải nhiều thế kỷ qua, các thần học gia đã bị bối rối và tranh cãi nhiều về lời tuyên bố này của Chúa Giê-xu. Một số truyền thống dạy rằng bánh trong Lễ Tiệc Thánh, trở thành thịt thật của Chúa Giê-xu khi bỏ vào trong miệng. Một số khác dạy rằng khi vị tư tế đứng trước hội chúng và bẽ bánh ra, nó trở thành thân thể của Chúa Cứu Thế. Người khác nữa thì dạy rằng nó là thân thể thuộc linh của Chúa Cứu Thế. Tôi nghĩ câu trả lời tốt nhất là quan niệm đơn giản và trực tiếp.Nó là hình bóng của thân thể Ngài. Nó là một biểu tượng của thân thể Ngài đã được ban cho chúng ta trên thập tự giá.
Tôi luôn mang theo bức hình gia đình tôi ở trong bóp, cũng giống như nhiều người trong quý vị vậy. Mỗi khi có ai nói với tôi rằng: “Tôi muốn xem gia đình của Mục sư.” Tôi liền móc bóp ra và đưa cho người ấy xem gia đình của tôi. Dĩ nhiên bức hình không phải là gia đình của theo nghĩa đen rồi phải không quý vị? Nó chỉ là một bức ảnh. Nhưng tôi nói: “Đây là gia đình của tôi đấy!” Đó chính xác là những gì Chúa Giê-xu đã phán đêm ấy. Ngài nói với những người này rằng: “Đây là thân thể Ta. Điều này là biểu tượng cho thân thể Ta, là điều ví các ngươi mà phó cho trong vài giờ nữa.”
Tôi muốn mời quý vị làm điều đó hôm nay. Chúng ta sẽ trở lại với chén trong giây lát đây, nhưng trước hết chúng ta hãy nhận lấy bánh. Tôi xin chuẩn bị nó với vài lời hướng dẫn ở đây.
Trong chức vụ, mỗi khi ban Tiệc thánh, tôi thường bảo người dự khi nhận bánh, hãy giữ đó, cho đến khi mọi người đều có, đoạn tôi bảo: “Chúng ta hãy ăn bánh này để nhớ đến Chúa,” và tất cả cùng dự một lượt. Tôi nghĩ rằng hầu hết quý vị cũng từng làm như thế. Nhưng quý vị biết không, Chúa Giê-xu không hề làm như thế.Tôi nghĩ sứ đồ Phao-lô cũng đã không làm như thế. Tôi tin rằng có những thời điểm trong quá trình chuyền nhau bánh và sau đó là chén, Đức Chúa Trời phán với từng tấm lòng khác nhau tại những thời điểm khác nhau, và khi đó họ đưa miếng bánh vào miệng mình. Cho nên để chính xác với sự thật của Tiệc thánh ban đầu,tôi muốn tất cả quý vị trở nên tự nhiên với điều đó. Nói cách dễ hiểu, quý vị có thể bỏ bánh vào miệng mình bất cứ khi nào quý vị được cảm động đang khi dự Tiệc thánh. Nếu quý vị nào đã chuẩn bị bánh, xin hãy cầm lên, và cúi đầu yên lặng. . . . , bởi vì chúng ta không được cho biết là họ hát trong thời điểm ấy.Tôi muốn chúng ta lập lại cách gần nhất có thể được những gì các sứ đồ đã kinh nghiệm khi dự Tiệc thánh lần đầu ấy. Quý vị có thể bỏ bánh vào miệng bất khi nào quý vị muốn. Và sau một thời điểm yên lặng, chúng ta sẽ tiếp tục với chén.
Kính mời quý vị cúi đầu lắng lòng yên lặng trong giờ này. Hãy sửa sọan lòng mình, công bố sự tha thứ của Chúa đối với tội lỗi của chúng ta ngay giờ này.
Chúa yêu thương, xin giúp chúng con bước vào trong kinh nghiệm của những gì đã xảy ra đối với các sứ đồ khi xưa trong đêm ấy. Chúng con đã và đang được soi sáng trải qua nhiều thế kỷ, qua sự dạy dỗ của chúng con, qua Lời của Ngài, nhưng xin giúp chúng con trong đức tin đơn giản quay trở lại với căn phòng cao xưa, nơi Chúa Giê-xu và các môn đệ Ngài đã chuyền nhau bánh, và bảo họ hãy nhận lấy và ăn, nhắc họ nhớ đến thân thể của Chúa Giê-xu đã đổ ra vì cớ họ. Chúng con cảm tạ và ngợi khen thân thể đã đổ ra của Ngài. A-men.
Trong sự yên lặng ngay tại chỗ của quý vị hiện tại, cũng như trong phòng cao khi xưa,nếu quý vị có thể đọc được sự suy nghĩ của các môn đồ, chắc chắn quý vị sẽ nghe được câu hỏi của họ rằng: “Có phải Thầy thật sự sẽ chết không? Có phải điều này sẽ xảy ra rất sớm không? Điều gì sẽ xảy đến cho chúng ta? Còn vương quốc thiên đàng thì thể nào? Có phải tất cả đều luống công không?” Có thể tâm trí của họ lúc đó tràn đầy những câu hỏi như thế. Nhưng chúng ta hoàn toàn không thấy ghi lại một câu nói nào của họ cả. Có lẽ lúc đó hoàn toàn yên lặng.
Đang khi mùi vị của bánh vẫn còn trong miệng các môn đồ, thì Chúa Giê-xu nâng một cái cup, hay cái ly lên. Bảng Kinh Thánh tiếng Việt của chúng ta dịch là “Ngài lấy chén.” Trải suốt thời gian qua, người ta đã dùng nhiều loại cup hay ly khác nhau – đa số là những cái ly to bằng bạc. Công chúng cũng được hướng dẫn để tin rằng cái ly Chúa Giê-xu đã dùng đêm đó vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Tôi hoàn toàn không tin điều đó. Thật sự thì dường như hoàn toàn không có gì đặc biệt hay tinh vi về cái ly mà Ngài đã dùng cả. Có rất nhiều cái ly trên bàn lúc đó, và Chúa Giê-xu đã nhặt một cái lên. Chúng ta không được nói cho biết là Ngài đã chọn một cái ly. Có thể đó chỉ là một cái ly nhỏ bằng đất nun. Có 13 cái ly trên bàn lúc đó, không nghi ngờ gì cả, và tất cả đang đựng đầy rượu, là loại nước uống phổ thông trong các bữa ăn thời đó. Các môn đồ đã uống từ những chiếc ly đó trong suốt bữa ăn. Cho nên lúc ấy, Chúa Giê-xu tìm và nhặt cái ly gần Ngài lên, và nói về ý nghĩa củ những gì chứa đựng trong chiếc ly ấy. Ngài đã nói về huyết của mình.
“Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi;”
Vì vậy họ đã nhận lấy chén và truyền cho nhau. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt đã ra đi. Cho nên 11 sứ đồ còn lại đã cùng uống chung từ chên ấy. Sau khi giáp vòng, chiếc ly được đặt trở lại chỗ cũ trên bàn. Tôi thật sự không tin là các môn đồ đã hiểu được những gì Ngài vừa nói.
Đang khi đọc phân đoạn này, tôi thắc mắc về việc Chúa Giê-xu đã ‘tạ ơn’ về điều gì?Ngài đã cầu nguyện xin Chúa ban phước trên bữa ăn rồi mà. Ngài cũng đã cầu nguyện cho bánh rồi. Tại sao lại cầu nguyện lần nữa chứ? Ở đây đơn giản không nói rằng “Ngài cầu nguyện.” Mà nói rằng: “Ngài tạ ơn.” Chữ “chén” được sử dụng ở đây cũng đã được sử dụng từ chính môi miệng Chúa Giê-xu khi Ngài cầu nguyện,
“Cha ơi! nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha. “
Nó là một chữ chỉ về sự thống khổ. Rõ ràng trong trường hợp của Chúa Giê-xu, thì nó là một chữ chỉ về sự chết bởi việc bị đóng đinh trên thập tự giá. Và Ngài đã tạ ơn về chén ấy (AIFL-858,TS).Tôi tin rằng phát xuất từ sự vâng phục theo ý Đức Chúa Cha mà Ngài đã nhận lấy chén, chén của sự chết, từ tận đáy lòng , Chúa Giê-xu sẵn sàng trả giá cho nợ tội của chúng ta. Nhưng tôi tin rằng phát xuất từ sự yêu thương của Ngài dành cho những người sẽ tin theo Ngài trong những thế hệ sẽ đến, cho quý vị và tôi,mà Ngài đã dâng lời tạ ơn. Ngài đã nhận lấy chén bởi sự vâng phục. Ngài đã tạ ơn bởi sự yêu thương về những gì chén ấy sẽ đem đến. Chính xác là Ngài đang có hình ảnh của những người này trong trí, bởi vì đang khi họ truyền nhau uống thì Ngài đã phán rằng,
“.. . từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.”(Mat 26:29)
Lúc đó thì họ đã biết rõ đấy là lần cuối, bởi Chúa Giê-xu muốn nói rằng: “Các ngươi sẽ không bao giờ có Lễ Vượt Qua khác nữa với Ta. Ta sẽ ra đi. Sẽ không bao giờ có một Lễ Vượt Qua khác trên đất này như chúng ta đang có nữa. Nhưng Cha Ta có một vương quốc, và rồi sẽ đến một ngày khi chúng ta cùng uống chung chén với Cha trước sự hiện diện của Đức Chúa Cha.” Và tin chắc chắn rằng ngay cả Chúa Giê-xu cũng nói rằng số lượng sẽ tăng lên hàng triệu, hàng tỷ người sẽ cùng uống chung chén ấy lúc đó. Quả là một ngày đầy vinh hiển phải không quý vị?Trong Nước của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu sẽ ban chén ấy cho chúng ta.
Bây giờ thì chúng ta sẽ nhận lấy chén. Và như quý vị và tôi đều biết, chúng ta đang dùng một cái ly nhỏ bằng thủy tinh hay bằng nhựa, chứa đựng một ít nước nho,hay bất cứ loại nước nào khác có màu trông giống như thế, tất cả những điều này không bao giờ có thể so sánh với chén và nước thật lúc ấy. Nhưng như quý vị biết, cũng không cần phải như thế. Những gì quý vị uống và uống từ ly bằng gì không quan trọng. Nó chỉ là một cái ly mà thôi. Nhưng cái ly quý vị cầm trong tay là hình ảnh về huyết của Chúa Cứu Thế. Tôi muốn yêu cầu quý vị cầm nó và nhìn vào nó. Quý vị hãy cầm nó trong tay mình đang khi yên lặng lắng lòng, và rồi quý vị muốn uống nó bất khi nào quý vị muốn. Nhưng xin quý vị đừng đặt ly không ngay xuống, giống như nhiều người vẫn thường làm khi dự Tiệc thánh trải suốt thời gian qua. Tôi thấy có nhiều người quan tâm đến việc đặt ngay ly không xuống để người có trách nhiệm sớm thu lại. Hôm nay tôi muốn quý vị hãy uống và tiếp tục cầm cái ly trong tay, tiếp tục lắng lòng suy nghĩ về nó một thời khoảng nữa, trước khi đặt nó xuống. Xin tha thứ cho việc dường quá sơ đẳng này của tôi, nhưng tôi không muốn có bất cứ sự máy móc nào trong ấy có thể cướp mất ý nghĩa của những gì nước nho nói lên về chén của Chúa Giê-xu.
Chúa yêu thương, một lần nữa chúng con dâng lời cảm tạ Chúa hôm nay. Chúng con cảm tạ Cha về Con Ngài đã tạ ơn cho chúng con và về việc Ngài nhận lấy thập tự giá vì cớ tình yêu. Đang khi chúng con nhận lấy chén này, cầu xin chúng con có thể nếm và thấy rằng Chúa thật tốt lành. Trong danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, Cứu Chúa của chúng con. A-men!
Có thể cần 10 phút, có lẽ 15 hay 20 phút, để thời gian trôi qua và mùi vị của nước nho vẫn ở trong miệng họ, giống như nó hiện đang ở trong miệng quý vị vậy. Quý vị có nếm được mùi vị của nó không? Quý vị thấy đấy, Ngài đã thiết lập để chúng ta nếm lấy. Quả quan trọng và ý nghĩa như thế nào. Không phải chỉ đơn giản cảm xúc, hay đọc, hay nghe, hay nhìn thấy, nhưng nhận vào bên trong thân thể của chúng ta sự kỷ niệm. Quý vị có nếm được chưa?
Tiếp theo đó Ngài đã nói cho họ biết rằng Người Chăn sẽ bị đánh. Và trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm đó, Ngài đã ở trong mồ mã. Ngài bảo họ rằng chiên trong bầy sẽ bị tản lạc. Và đúng ý như những gì Ngài đã nói, mỗi người trong bọn họ đã chạy trốn. Không lâu ngay sau khi Ngài bị bắt mỗi một môn đồ điều bị tản lạc.Ngài đã biết họ sẽ quay trở lại.
Chúa Giê-xu ám chỉ về một giao ước mới – đóng ấn bằng huyết của Ngài– là giao ước Ngài thiết lập với những ai tin nhận Ngài bằng đức tin. Tội lỗi sẽ được tha thứ như tiên tri Giê-rê-mi đã nói trước. Gie 31:31-34,
“Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa.
Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy.
Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta.
. .. Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.”
Chính xác thì sự tha thứ của Đức Chúa Trời đem lại điều gì cho chúng ta? “Nó cất đi tất cả mọi quá phạm và nguồn gốc của sự xa cách Chúa trong quá khứ, nó bảo đảm một tình trạng của ân điển cho hiện tại, và nó hứa hẹn sự thương xót và giúp đỡ thiên thượng trong tương lai. Nó là sự trọn vẹn không thể diễn tả hay truyền đạt trong một từ hay một công thức.” Quả là một món quà vô giá mà Chúa Cứu Thế đã bảo đảm cho chúng ta!
Những lời tiếp theo của Chúa Giê-xu chứa đựng một sự mất nát, nhưng cũng ban cho các môn đồ sự hy vọng. Ngài phán,
“Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta.”(Mat 26:29)
Đây là sự ám chỉ về thời điểm huy hoàng khi Chúa Cứu Thế sẽ ngồi tại bữa tiệc thiên thượng vĩ đại trong vương quốc của Cha Ngài – với tất cả lịch sử đã hoàn tất tại tiệc cưới Chiên con. Như lời của nhà giải kinh William Barclay kết thúc:
“Đúng vậy, đây là đức tin thiên thượng và sự lạc quan thiên thượng. Chúa Giê-xu sắp ra khỏi vườn Ghết-sê-ma-nê, bị xét xử trước tòa Công luận, bị đóng đinh trên thập tự giá – tuy nhiên, Ngài vẫn nghĩ về các từ ngữ của một Nước Trời. Đối với Chúa Giê-xu, thì thập tự giá không bao giờ là sự thất bại, mà nó là con đường đến sự vinh hiển. Ngài đang trên đến đi đến Gô-gô-tha, nhưng đồng thời Ngài cũng đang trên đường đi đến một ngôi báu.” Quả là những lời thật to lớn phải không quý vị?
Bữa ăn này nổi bậc với ý nghĩa của cõi đời đời. Mặc dù bị khâm liệm trong sự bí mật và truyền thống xưa, Lễ Vượt Qua đã biến đổi trở nên lễ Tiệc Thánh của Cơ-đốc giáo.
Xin qb hiểu rằng các sứ đồ sẽ không hoàn toàn nhận thức điều này cho đến sau này,nhưng lúc ấy thì họ hát với Chúa Giê-xu một trong những Thi Thiên truyền thống của Lễ Vượt Qua. Thi 118:1-3
“Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời.
Nguyện Y-sơ-ra-ên nói rằng, Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời.
Nguyện nhà A-rôn nói rằng, Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời.
Nguyện những người kính sợ Đức Giê-hô-va nói rằng, Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời.”
Thi 118:22-29
“Hòn đá mà thợ xây loại ra, Đã trở nên đá đầu góc nhà.
Điều ấy là việc Đức Giê-hô-va, Một sự lạ lùng trước mặt chúng tôi.
Nầy là ngày Đức Giê-hô-va làm nên, Chúng tôi sẽ mừng rỡ và vui vẻ trong ngày ấy.
Đức Giê-hô-va ôi! xin hãy cứu; Đức Giê-hô-va ơi, xin ban cho chúng tôi được thới-thạnh.
Đáng ngợi khen đấng nhơn danh Đức Giê-hô-va mà đến! Từ nơi nhà Đức Giê-hô-va chúng tôi đã chúc tụng người.
Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, Ngài đã ban cho chúng tôi ánh sáng. Hãy cột bằng dây con sinh Vào các sừng bàn thờ.
Chúa là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ cảm tạ Chúa; Chúa là Đức Chúa Trời tôi, tôi sẽ tôn cao Chúa.
Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời.”
Thưa quý vị thính giả thân mến, mỗi lần chúng ta họp lại quanh bàn Tiệc thánh với bánh và chén để xưng nhận tội lỗi, và sau đó ăn bánh và uống chén, hát bài thánh ca tin cậy của chúng ta, thì chúng ta làm điều đó trong sự nhớ đến Chúa và cái chết mà Ngài đã chét hầu chúng ta có thể sống.
Sau khi đã chai sẻ bữa ăn Lễ Vượt Qua trên phòng cao, bữa ăn tiệc ly, Chúa Giê-xu và các môn đồ rời khỏi đó đi xuyên qua thung lũng Kidron để đến một khu vườn trên núi Ô-li-ve. Như từ những gì chúng ta đọc thấy trong Phúc Âm Lu-ca, chúng ta biết rằng Cứu Chúa của chúng ta thường tìm đến nơi yên tịnh trên núi Ô-li-ve, rõ ràng là chính vườn Ghết-sê-ma-nê. Cũng đáng để chúng ta chú ý thấy rằng Ngài không hề chọn việc chạy hay ẩn trốn. Chúng ta rất dễ bị cám dỗ làm điều đó khi biết rằng sự nguy hiểm đã gần kề. Thay vào đó, Chúa Giê-xu đã hướng dẫn môn đồ của Ngài đến một chỗ quen thuộc, không hề sợ việc bắt bớ đang ở trước mặt. Chúa Giê-xu đã hướng dẫn môn đồ của Ngài đi ra bước vào một đêm tối để đối diện với thế giới tàn bạo, hung dữ đang chờ đợi kết án tử hình Ngài.
Chúa Giê-xu không thể trả giá cho tội lỗi của chúng ta bằng việc cứ ẩn trốn trong chỗ an toàn trên phòng cao, và chúng ta cũng không thể vẫn cứ ở chỗ an toàn trong nhà thờ. Chúng ta phải đi vào trong thế giới mỗi ngày, nơi mà sự hiện diện của Chúa Cứu Thế Giê-xu trong đời sống của chúng ta sẽ tạo nên trong chúng ta một tình yêu thương, một sự chịu đựng, một khả năng trong ở độc đáo ngay cả trong một thế giới dung bạo, thù hận, xấu xa này.
Thêm bất cứ điều gì vào quang cảnh thân mật đầy ấn tượng này có thể sẽ làm giảm đi sự tác động của nó. Có lẽ quý vị cho phép tôi hướng dẫn một lời cầu nguyện đơn giản của sự hứa nguyện trong phần kết thúc bài học này của chúng ta.
Kính lạy Cha yêu thương, xin tha thứ cho chúng con về việc đã nhiều lần dự Lễ Tiệc Thánh, nhưng đã thất bại trong việc nắm lấy ý nghĩa quan trọng và tính biểu tượng của bánh và chén. Quả là một sứ điệp vĩ đại đang chờ đợi chúng con mỗi lần chúng con dừng lại trong sự yên lặng để nhớ đến Chúa! Trong tính đơn giản của bữa tiệc, chúng con nhớ đến tình yêu đời đời của Ngài, tính thương xót cao độ, kiên quyết trong sự vâng phục, ân điển vô bờ bến. . . sự đau đớn mà Ngài đã chịu và giá mà Ngài đã trả,
Cám ơn Cha, Cha ơi, chúng con cám ơn Cha về Chúa Cứu Thế của chúng con, về sự hoàn tất trên thập tự giá và về gương mẫu của sự vâng phục mà Ngài đã vẽ lên. Với sự hứa nguyện sâu xa, chúng con hướng lòng mình về Ngài như chưa bao giờ từng có trước đây trong đời sống của chúng con. Chúng con thành tâm cầu nguyện trong danh quý báu của Chúa Cứu Thế Giê-xu. A-men!
Bài 1 Bài 3
Bài 1 Bài 3
Leave a Comment