ÂN TỨ (PHẦN HAI: CHÚ GIẢI)
PHẦN HAI: CHÚ GIẢI
Dẫn nhập
Để khích lệ một cung cách sống của sự thờ phượng như là một phương tiện cho chức vụ ân tứ, tôi xin trình bày phần tóm tắt của ba bài giảng ở đây. Sứ điệp thứ nhất đưa ra nhưng nguyên tắc nền tảng cho một cung cách sống của sự thờ phượng và chức vụ. Sứ điệp thứ hai bàn đến làm thế nào để bắt đầu quản trị các ân tứ lời nói. Sứ điệp thứ ba là sự nghiên cứu sơ lược sách Ê-phê-sô, bày tỏ thế nào sự thờ phượng dẫn đến sứ mạng.
Chương 5: Sử dụng Các Ân Tứ
Các ân tứ phải trở thành một phần trong cung cách sống của chúng ta, chứ không chỉ đơn thuần là một sự việc thỉnh thoảng mới xảy ra. Ro 12 đưa ra bảy nguyên tắc cho việc sử dụng các ân tứ.
Sống là thờ phượng
Mười một chương đầu của Rôma ghi lại ân điển vô lượng của Đức Chúa Trời trong sự kêu gọi, sự cứu rỗi, sự thánh hóa và đời sống chiến thắng của Cơ Đốc nhân. Trong 12:1, từ ngữ “vậy”chỉ về tất cả những đặc quyền đó. Đặc quyền cũng ám chỉ đến trách nhiệm. Trách nhiệm của chúng ta là làm một tế lễ sống để thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nhận thức được điều nầy, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy thế nào Đức Chúa Trời có thể bày tỏ một ân tứ qua chúng ta vào bất cứ thời điểm nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ sử dụng ân tứ trong những giờ thờ phượng của Hội thánh bỏ qua những cơ hội, khả năng to lớn hơn. Hội thánh phải là một sự thờ phượng sống cho Đức Chúa Trời, phản chiếu tình yêu và sự vinh hiển của Ngài cho thế gian.
Nhấn mạnh sự thờ phượng không chỉ có trong Rôma. nhưng còn có trong Têsalônica, Côrinhtô, Philíp, và Ê-phê-sô.
Lời cầu nguyện của Phao-lô cho người Têsalônica là: “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chổ trách được, khi Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta đến”(ITe 5:23). Từ ngữ “nên thánh”và “không chỗtrách được”được dùng trong những tế lễ. Lòng rộng rãi của người Côrinhtô trong sự dâng hiến đầy tình yêu làm cho Phao-lô chỉ ra chiều cao và chiều rộng của sự thờ phượng: “Vì việc phát tiền bố thí dường ấy chẳng những đỡ ngặt cho các thánh đồ mà thôi, lại xui nhiều người càng thêm lòng tạ ơn Đức Chúa Trời”(IICo 9:12). Phao-lô nói với người Philíp rằng: “Tôi tin chắc rằng Đấng đã khởi làm việc lành trong anh em sẽ làm trọn hết cho đến ngày của Đức Chúa Giê-xu Christ”(Phi 1:6). Những từ ngữ in nghiêng xuất phát từ tiếng Hy lạp nói lên sự bắt đầu và sự kết thúc của một tế lễ trọn vẹn. Lời cầu nguyện của Phao-lô cho người Côlôse ấy là để họ có thể “ăn ở cách xứng đáng với Chúa, đặng đẹp lòng Ngài trong mọi đường”(Co 1:10).
Các thư tín của Phao-lô thường bắt đầu bằng những giáo lý và rồi chuyển đến những khía cạnh thực tế của đời sống tín hữu.Cung cách sống được xây dựng trên nền tảng vững chắc của chân lý đời đời. Tuy nhiên sách Ê-phê-sô cho thấy thế nào sự thờ phượng thật dẫn đến sự thực hành cách mạnh mẽ các lẽ thật đời đời và một lối sống Cơ Đốc năng động.
Tân trí được đổi mới cho phép chúng ta thấy được và chấp nhận ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.Ý muốn của Đức Chúa Trời ấy là chúng ta trở nên giống như Đấng Christ và rằng chúng ta công bố phúc âm cho mọi người. Và chỉ có sự công bình của Đấng Christ trong đời sống của chúng ta mới có thể đáp ứng được bài thử nghiệm của “Cha nhơn lành”. Trong Cựu ước, những tế lễ hoặc là được nhậm hoặc không được nhậm.Chúng không bao giờ đi hàng đôi. Hoặc là các tế lễ không chổ trách được và được dâng lên trong tinh thần thích hợp, đẹp lòng Đức Chúa Trời, hoặc chúng chỉ là sự gớm ghiếc cho Đức Chúa Trời. Ý muốn của Đức Chúa Trời là trọn vẹn. Ngài ước ao rằng đời sống của chúng ta từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt sẽ được dâng lên như là một sự thờ phượng cho Ngài.
Phao-lô khuyên giục chúng ta phải tự xét đoán chính mình, phải từ bỏ khỏi chúng ta những sự kiêu ngạo. Tôi tin rằng mọi Cơ Đốc nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh cũng đều hết sứ mong muốn áp dụng sự xét đoán đó trên tất cả các sự dạy dỗ nữa. Tôi đánh giá cao yếu tố tiên tri và sự thách thức để tiến lên trong đức tin. Tuy nhiên, một số lời tiên tri và sự dạy dỗ chứa đựng một yếu tố tự hủy hoại. Ví dụ, đức tin mù quáng và những hành động tự phụ sẽ làm hư hoại Cơ Đốc nhân. Thái quá trong giáo lý sẽ dẫn đến việc bỏ qua phần lại của Kinh thánh, không đếm xỉa gì đến những hậu quả có thể xảy ra của hành động đó.
Chúng ta không thể quản trị các ân tứ dựa trên những cảm xúc, giáo điều, hay những lời công bố không chính chắn. Một số người có thể nói: “Nhưng Đức Chúa Trời bảo tôi làm điều nầy”hoặc “Bây giờ Hội thánh phải làm điều đó nêu không nó sẽ đi ra ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời.”Chúng ta phải thử và chấp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời là gì. Vào những năm 1960,không có gì lạ khi nghe ai đó nói rằng: “Hãy bán của cải của anh em đi và cứ để cho ma quỉ sở hữu chúng, bởi vì Chúa gần đến rồi !”Những người lãnh đạo có trách nhiệm phải suy xét những gì họ muốn dạy dỗ và nói ra cách rõ ràng hầu cho chúng không bị hiểu lầm.
Sự Tôn Trọng trong Đấng Christ Sẽ Giải Phóng
Trong Ro 12:3 Phao-lô nói rằng: “đừng có những ý nghĩ quá cao về mình, nhưng mỗi người phải khiêm tốn tự xét đúng theo mức độ đức tin Thượng đế ban cho mình”(BDY). Chúng ta thấy về mình như thế nào sẽ quyết định cách chúng ta dự kiến cho những chức vụ cá nhân của mình.
Sự kiêu ngạo làm lệch lạc đi chức vụ của chúng ta. Nó là căn tội của cả nhân loại. Con rắn cám dỗ A-đam và Ê-va với khả năng trở thành giống như Đức Chúa Trời. Con người nổ lực tạo cho mình đường hướng riêng. Và ngay cả cơn bịnh tự ti mà nó đã ăn sâu trong con người cũng căn bản bắt nguồn từ sự kiêu ngạo, một hậu quả của sự sa ngã. Con người, trong khi cố gắng để trở nên giống như Đức Chúa Trời, khám phá ra rằng thậm chí họ không thể trở thành một con người như họ mong muốn. Chúa Giê-xu đã đến để giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi, xác thịt, kiêu ngạo, và sự tự xem mình thấp hèn. Sự trọn lành, sức khỏe, và nhân dạng của con người là ở trong Đấng Christ.
Giăng mô tả nan đề của chúng ta ấy là “sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời”(IGi 2:16).Song song với câu Kinh thánh nầy là Sa 3:6. A-đam và Ê-va, mặc dầu chưa bị sa ngã, thấy rằng trái cây đó có vẻ ăn ngon (mê tham của xác thịt), lại đẹp mắt (mê tham của mắt), và để mở trí khôn (kiêu ngạo). Theo cách ấy, Chúa Giê-xu bị cám dỗ biến đá thành bánh (mê tham), thấy và làm Chúa của các nước thế gian (mê tham của mắt), và nhảy xuống từ trên nóc đền thờ (kiêu ngạo). Nhưng Ngài đã chống cự với những cám dỗ của Satan để Ngài có thể bày tỏ chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Hình 6 làm rõ những sự khác nhau giữa một quan điểm về chính mình theo Kinh thánh và hoặc là sự kiêu ngạo hoặc là sự tự xem mình thấp hèn. Cả sự kiêu ngạo hoặc là sự tự xem mình thấp hèn đều hủy hoại những giá trị đời đời và sự sử dụng các ân tứ. Sự kiêu ngạo hạn chế những khả năng của chúng ta. Sự tự xem mình thấp hèn hạn chế chúng ta trong việc nhận thức được những bất năng của mình. Đức tin trong sự đầy đủ của Đức Chúa Trời giải phóng chúng ta tiến đến năng lực của mình. Cả sự kiêu ngạo lẫn chủ nghĩa trọn vẹn quá khích đều ngăn cản chúng ta hoàn thành Đại Mạng Lịnh. Chỉ có những tín hữu được Đức Thánh Linh ban quyền năng mới có thể làm trọn công tác đó.
Những Cơ Đốc nhân trưởng thành được tự do. Phao-lô là một Cơ Đốc nhân như vậy. Ông vượt lên trên ý kiến của người khác, sự tuân thủ quá mức về luật pháp, sự công bình cá nhân, sự sợ hãi, cũng như sự đòi hỏi quyền lợi cá nhân. Ông đã chết về bản ngã và sống cho Thánh Linh. F. F. Bruce, chú giải IICo 3:17, gọi Phao-lô là “vị sứ đồ của linh tự do.”167
Sự kiêu ngạo thúc đẩy:Kinh thánh thúc đẩy:Tự xem mình thấp hèn thúc đẩy:
Tự lo liệu
Tự tin
Cố gắng để hoàn thành
Xưng nghĩa bởi công việc
Những khả năng và thành công cá nhân
Tôn vinh chính mình
Tuân thủ luật pháp cách cứng nhắcPhụ thuộc Đức Chúa Trời
Để Đức Thánh Linh hướng dẫn
Thỏa lòng
Xưng nghĩa bởi ân điển qua đức tin
Khiêm nhường suy xét mình
Tôn vinh Đức Chúa Trời
Tự do trong Đấng ChristTự nguyền rủa mình
Quá thận trọng
Những lỗi lầm giả dối
Xưng nghĩa bởi công việc
Tự ti
Không thỏa đáng trong những tiêu chuẩn của người cầu toàn
Tuân thủ luật pháp cách cứng nhắc
Hình 6. Những quan điểm về Bản ngã
Một sức khỏe tinh thần và sự khiêm nhường thật không có trong sự hạ thấp phẩm giá của mình. Những lời khoe khoang kiêu ngạo không tôn vinh Đức Chúa Trời, cũng như những lời xúc phạm về chính mình của một người. Trong Ro 12, khiêm nhường xét đoán mình liên hệ đến sự phán xét cuối cùng và ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Trước ngai phán xét của Đấng Christ nhiều lời nhận xét về chính mình của chúng ta sẽ dường như điên dại. Câu hỏi không phải là: Tôi là ai? Nhưng là: Đấng Christ đang làm gì trong đời sống tôi? Công lao của chúng ta được tìm thấy trong Đấng Christ, chứ không phải trong những thành công của chúng ta. Nó không có trong sự tự cố gắng hoàn thành nhưng trong sự hoàn thành trong Đức Chúa Trời qua sự phục vụ Ngài và những người khác. Nó không có trong sự tự xưng nghĩa nhưng trong sự xưng nghĩa của Đấng Christ cho chúng ta. Một cái nhìn đúng đắn về chính mình sẽ dẫn chúng ta chỗ tự do thật của chức vụ. Không phải chúng ta ở đây để tôn cao chính mình hay người khác. Đức Chúa Trời phải được tôn vinh.
Những Chức Năng Khác Nhau Phát Triển Những Chức Vụ Khác Nhau
Không ai có thể, hoặc nên, làm tất cả các chức năng trong Hội thánh. Mỗi người đều có những điểm mạnh và những điểm yếu.Để có thể nhận thấy được chỗ thích hợp của chúng ta trong thân thể Đấng Christ,để thỏa lòng trong chỗ đứng của chức vụ chúng ta, là một điều hết sức quan trọng.Điều nầy cho phép mỗi tín hữu tập trung vào chức vụ (hoặc những chức vụ) của mình, lớn lên trong sự sử dụng nó, và sẵn lòng với những gì Đức Thánh Linh muốn làm qua mình. Phát hiện và chấp nhận vị trí của một người trong Thân thể giải phóng một người để nhận biết và khích lệ chức vụ của những người khác. Đức Thánh Linh tác động đến mỗi tín hữu trong nhiều cách khác nhau.
Hội thánh Đầu tiên là một ví dụ điển hình cho nguyên tắc nầy. Ma-ri là một kiểu dáng trầm tư, tĩnh nguyện. Ma-thê bận rộn với việc tiếp đãi khách. Thô-ma biết cách đặt câu hỏi: ông tìm kiếm chứng cớ.Phierơ là một con người nóng nảy, thích hoạt động, và có đầy đủ phẩm chất của người lãnh đạo. Ba-na-ba là người giảng hòa, tìm cách phát triển chức vụ của những người khác, ngay cả khi họ cố tình chống đối. Phao-lô là con người đầy tình cảm,nhắm mục đích, thông minh, một con người thành tựu bởi những động cơ cao cả. Và A-qui-la và Bê-rít-sin là một đội ngũ giảng dạy cho tất cả các Hội thánh Dân ngoại.
Hội thánh trong thế kỷ thứ nhất thường được cai quản nhiều hơn là một người. Một đội ngũ lãnh đạo làm khuôn mẫu cho sự hiệp một trong sự riêng biệt. Vấn đề khó khăn của những phương pháp hiện tại đối với sự lãnh đạo đơn lẽ ấy là những mục sư thường không xây dựng trên sự riêng biệt nhưng trên sự giống nhau. Những chuyên gia về quản trị cho biết rằng một tổ chức được xây dựng trên sự giống nhau sẽ giới hạn khả năng tăng trưởng. Khi các Cơ Đốc nhân cố gắng giúp đỡ mục sư trong chức vụ của ông, thì trật tự trong Kinh thánh bị đảo ngược. Vị mục sư phải tìm cách giúp đỡ hội chúng để họ hoàn thành chức vụ của họ. Điều nầy đem lại sự tăng trưởng, cả về phần thuộc linh cũng như về số lượng. Chúng ta phải tôn trọng và tận dụng những sự khác nhau trong mỗi cá tính và khả năng.
Một số người sợ sự riêng biệt bởi vì họ tự họ mâu thuẩn. Sự riêng biệt có nghĩa là sẽ có những quan điểm khác nhau.Sách Công vụ cho thấy rằng việc giải quyết mâu thuẩn cách thích hợp là một trong những phương pháp then chốt của sự tăng trưởng trong Hội thánh. Hội thánh Đầu tiên đã đối diện với những nan đề mà chúng có thể làm tan rã Hội thánh.Nhưng bàn tay của Đức Chúa Trời ở giữa mỗi hoàn cảnh.
Chúng Ta Là Những Cá Nhân, Nhưng Tương Quan Với Thân Thể
Ro 21:5 nói rằng: “Cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta là các phần chi thể của nhau.”Chủ nghĩa cá nhân trần tục nói rằng con người là trung tâm. Một số nhà lãnh đạo nói rằng quốc gia là trung tâm. Tuy nhiên,theo Kinh thánh, chúng ta là một phần của Hội thánh. Chúng ta là của nhau.Chúng ta phải biết mình là ai trong Đấng Christ và trong mối liên hệ với những chi thể khác trong Thân thể. Trong việc quản trị các ân tứ chúng ta phải nghĩ đến lợi ích chung. ngay cả khi chúng ta bị những người khác làm tổn thương hoặc những ý kiến của chúng ta bị bác bỏ, chúng ta không được mất đi cái nhìn quan trọng của sự gây dựng Hội thánh để hoàn thành chương trình của Ngài cho thế giới nầy.Chúng ta phải gắng sức không làm điều gì tổn hại duyên cớ của Đấng Christ.
Câu hỏi không phải là: Những ân tứ của tôi là gì? Nhưng là: Những ân tứ và những chức vụ của tôi liên hệ như thế nào với mục đích, sự hướng dẫn, và sự gây dựng Hội thánh? Chúng ta hãy cùng nhau tưởng đến Hội thánh của Đức Chúa Giê-xu Christ. Khi chúng ta sử dụng các ân tứ và chức vụ chúng ta bắt đầu lớn lên và khám phá ra chúng ta là ai trong thân thể Đấng Christ. Khi chúng ta khích lệ người khác quản trị các ân tứ của họ, họ cũng tìm thấy được chi thể được xức dầu và có giá trị của thân thể Đấng Christ. Chúng ta chưa đến đích cuối cùng. Chúng ta là những người hành hương đang cùng tiến về thành trên trời.
Sự Bất Toàn Cá Nhân Dẫn Đến Sự Phụ Thuộc Lẫn Nhau
Ro 12:6 chép rằng: “Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin.”Mọi điều Cơ Đốc nhân có là bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Tài năng của con người không bao giờ có thể thay đổi được thế gian cho Đấng Christ. Chúng ta cảm thấy bất lực khi chúng ta nhận thức được trọng trách ở trước chúng ta. Chúa Giê-xu “đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm của chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta”(IITi 1:9).
Nếu bạn là một chi thể trong thân thể của Đấng Christ, điều đó có nghĩa rằng bạn không phải là cả thân thể. Phao-lô đưa ra hình ảnh phi lý về một con mắt hoặc một cái tai nói rằng: “Ta là thân thể Đấng Christ” (ICo 12:17). Chúng ta cần nhau. Bạn có những khả năng và điểm mạnh mà tôi không có.Bạn quản trị các ân tứ mà tôi không quản trị. ngay cả khi bạn quản trị cùng một ân tứ với tôi, bạn cũng có một phong cách riêng. Tôi được trở nên trọn vẹn bởi tất cả những tín hữu khác.
Sự chia xẻ các ân tứ của chúng ta là không trọn vẹn. Ro 12:6-8 nhấn mạnh sự tăng trưởng. Chúng ta nói tiên tri tùy theo lượng đức tin của chúng ta. Chúng ta tập trung trên những lãnh vực mà chúng ta biết Đức Chúa Trời có thể dùng chúng ta. Nếu các ân tứ được nhận lãnh cách đầy đủ và trọn vẹn, thì sự khuyên giục về việc sử dụng chúng sẽ là không cần thiết. Nhưng Phierơ đã phải khuyên rằng: “Ví bằng có người giảng luận, thì hãy giảng như rao lời sấm truyền của Đức Chúa Trời”(IPhi 4:11). Và Phao-lô phải khuyên giục Timôthê: “hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta”(ITi 1:6).
Ngoài ra, các ân tứ phải được thử nghiệm.Sự sử dụng chúng có thể sai lầm bởi sự bất toàn của con người. Tình yêu thương có thể giúp đỡ chúng ta lớn lên qua những khó khăn nầy. Nó che đậy những lỗi lầm,không phải nó che dấu tội lỗi, nhưng là nhường chổ để chúng ta lớn lên. Chúng ta sẽ mắc phải những lỗi lầm. Chúng ta bất toàn. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng nhơn từ. Ngài Buông tha chúng ta tự do cho sự phục vụ hoàng tộc của Ngài.
Tinh Thần Tôi Tớ Đem Đến Tất Cả Các Loại Ân Tứ
Ro 12:6-8 kể ra bảy ân tứ, trong đó bốn ân tứ có vẻ ít được chú ý hơn: làm chức vụ (phục vụ), khuyên bảo, bố thí, tỏ lòng thưong xót. Còn lại là ba chức vụ trước nhiều người: nói tiên tri, dạy dỗ,và lãnh đạo.
Trong ICo 12:28-31, Phao-lô cũng liệt kê tương tự, kết hợp các ân tứ ban quyền năng như sứ đồ, tiên tri, và giáo sư với các ân tứ chức vụ như làm phép lạ, chữa bịnh, cứu giúp, quản trị, tiếng lạ, và thông giải tiếng lạ. Ở một mức độ nào đó, quản trị cũng có thể được xem là một ân tứ ban quyền năng, giống như sứ đồ, tiên tri, và giáo sư. Có nhiều sự trùng lặp trong sự vận hành ân tứ và sự tương quan mà nó cần thiết để Hội thánh hoạt động hiệu quả.
Quyền tể trị, đặc tính và khả năng sáng tạo của Đức Chúa Trời được phản chiếu qua sự ban phát các ân tứ. Sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta và sự phụ thuộc vào ân điển của Đức Chúa Trời của chúng ta được gói gọn trong những bản liệt kê nầy. Chúng ta biết mình là ai trong Đấng Christ. Ro 1 đến 11 cho thấy điều nầy. Bây giờ, bởi tình yêu chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta phải phục vụ lẫn nhau. Trong Ro 12, cũng như trong ICo 12 và 13, mọi điều liên hệ đến sự thờ phượng thuộc linh đều liên quan đến việc gây dựng anh em mình. Chúng ta hãy cố gắng hết sức mình để làm con người Đức Chúa Trời muốn. Chúng ta hãy để các ân tứ của Đức Thánh Linh tuôn chảy qua chúng ta.
Các Ân Tứ Vươn Ra Bên Ngoài Hội Thánh
Ro 12:14-21 vẽ lên một cung cách sống mà thậm chí nó chúc phước cho kẻ thù của chúng ta bằng ân điển của Đức Chúa Trời.Hội thánh phải là một cơ chế “đi”. Nhiều Hội thánh đã đang trở thành cơ chế “đến”mà thôi. Vị mục sư đưa ra chương trình và nếu hội chúng trung tín và thuộc linh, họ sẽ đến theo chương trình đó. Nếu chỉ một số ít người đến, sự lộn xộn sẽ xảy ra và một hố ngăn cách phát sinh giữa những người đến (những người “thuộc linh”)và những người không đến. Công việc của Đức Chúa Trời chỉ gò bó trong những chương trình trong Hội thánh, thường là trong những vấn đề tiện nghi và kêu gọi dâng hiến.
Theo Kinh thánh, chúng ta nhóm lại để đi ra hoàn thành sứ mạng của mình. Vị mục sư được ban quyền năng là người tìm cách hướng hội chúng vào trong chức vụ của họ. Ông là người lấy con người làm trung tâm hơn là lấy chương trình làm trung tâm. Ông bày tỏ cho các thành viên của mình làm thế nào để thực hiện chức vụ của họ và đưa ra những cơ hội thuận tiện thích hợp cho chức vụ của họ, hầu cho họ được Đức Chúa Trời sử dụng. Elton Trueblood gọi vị mục sư là người huấn luyện viên của một đội bóng.168 Chiến công của ông là chỉ cho cả đội phương cách để chiến thắng trận đấu. Họ là những người đang giữ quả bóng.
Mục đích của Thân thể là làm tác nhân giảng hòa của Đức Chúa Trời cho thế giới hư mất. Theo đoạn Kinh thánh nầy,chúng ta không tìm cách để thắng hơn kẻ thù nghịch. Chúng ta mang tin lành đến cho họ. Họ có thể được buông tha qua ân điển của Đức Chúa Trời. Họ đang phải chiến đấu trong tuyệt vọng vì những mục đích và kế hoạch mà chính họ không hiểu được. Bây giờ họ có thể tìm thấy sự thỏa nguyện trong Đấng Christ. Đây là lúc chúng ta có thể vươn đến với họ, được Đức Thánh Linh ban quyền năng, tin tưởng vào chiến thắng, và tin chắc vào sự phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời. Sống cho vương quốc là vươn đến với những người thấp hèn, chịu đau khổ, bị hà hiếp,đến với kẻ thù, đem đến cho họ phước hạnh, sự tốt lành và bình an.
Bảy nguyên tắc sử dụng các ân tứ nầy được cột chặt với những yếu tố then chốt về các mục đích và các viễn cảnh mà chúng ta phải có khi quản trị các ân tứ. Chúng ta hãy xây dựng những nguyên tắc nền tảng nầy.
Chương 6: Bắt Đầu Quản Trị Các Ân Tứ
Khi dân Ysơraên ở tại Si-nai, Đức Chúa Trời cảm động bảy mươi trưởng lão nói tiên tri. Hai trong số họ, Ên-đát và Mê-đát, không ra ngoài trại quân như những người khác. Họ cũng bắt đầu nói tiên tri. Giô-suê e rằng họ sẽ chống nghịch lại Môi-se, nhưng Môi-se không sợ hãi.Ông nói: “Ngươi ganh cho ta chăng? Ôi chớ chi cả dân sự của Đức Giê-Hô-Va đều là người tiên tri, và chớ chi Đức Giê-Hô-Va ban Thần của Ngài cho họ”(Dan 11:29).
Lời cầu nguyện nầy không được ứng nghiệm trong thời kỳ Cựu ước. Sự xức dầu tiên tri và ban quyền năng cho chức vụ chỉ xảy ra cho một số ít người. Dân Ysơraên tin rằng khi Đấng Mê-si đến, Đức Thánh Linh sẽ được đổ xuống trên mọi người (Gio 2:28-29). Khi Ma-ri, Ê-li-sa-bét, Si-mê-ôn và An-ne nói tiên tri (Lu 1 đến 4), Đức Chúa Trời dùng những lời đó để tỏ ra rằng thời đại của Đấng Mê-si đã đến. Tất cả dân sự của Đức Chúa Trời có thể được ban quyền năng. Họ sẽ là một dân tộc tiên tri. Lời cầu nguyện của Môi-se sẽ được ứng nghiệm.
Những lời tiên tri theo Kinh thánh đều chỉ về một Đức Chúa Trời chủ tể là Đấng ở trên tất cả và biết tất cả mọi sự.Ngài cao trọng hơn tạo vật của Ngài. Ngài ra lịnh và mọi vật được thiết lập (ví dụ, Es 45:18-25). Sự tiên báo và sự ứng nghiệm của nó bày tỏ sự toàn tri và toàn năng của Ngài. Ngài nắn lên hình dáng của vũ trụ, định giới hạn cho các nước,hướng dẫn đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, bởi vì Ngài có phán với con người qua các tiên tri về tội lỗi và nhu cầu ăn năn của họ, về niềm hy vọng của Ngài giữa nỗi tuyệt vọng của họ, về sự phục hồi địa vị, sự khích lệ, và phước hạnh,chúng ta thấy được rằng Đức Chúa Trời rất gần và rất thân thiết trong cuộc đời của chúng ta. Ngài là Đấng vừa ở bên trong vừa ở bên ngoài chúng ta. Một số người nói rằng Đức Chúa Trời chỉ phán với chúng ta qua Lời được viết ra. Mặc dầu lời tiên tri phải là chủ đề của sự giảng dạy và uy quyền của Kinh thánh, Đức Chúa Trời đã không bao giờ ngừng phán với dân sự của Ngài. Ngài có thể can thiệp vào trong bất cứ hoàn cảnh nào bằng lời đặc biệt của Ngài trong thì giờ Ngài muốn.
Tất cả tín hữu trở thành một dân tộc tiên tri của Đức Chúa Trời (Cong 2:17-18). Người cao tuổi không phải là Hội thánh của ngày hôm qua và người trẻ tuổi không phải là Hội thánh của ngày mai.Tất cả chúng ta phải làm việc như là dân sự của Đức Chúa Trời ngẤy lúc nầy. Dân sự của Đức Chúa Trời khi nhóm nhau lại để thờ phượng phải là một thế giới thu nhỏ của lúc họ đi ra trong thế giới tội lỗi. Sự thờ phượng thật phải phản chiếu qua thái độ và hành động của chúng ta. Sự sống không thể phân chia thành nửa thiêng liêng và nửa kia là trần tục. Chúng ta nhóm nhau lại để thờ phượng và để bổ lại sức hầu chúng ta có thể đụng đến những người khác. Chúng ta đến để học biết tuôn chảy trong Thánh Linh. Chúng ta tương quan và chịu trách nhiệm cho nhau. Và rồi chúng ta đi ra với lòng tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ quản trị qua chúng ta cách kỳ diệu.
Một số người cho rằng các ân tứ chủ yếu chỉ biểu hiện trong giờ thờ phượng của Hội thánh. Nhưng chúng ta không thể tách rời các ân tứ trong giờ thờ phượng của Hội thánh khỏi các ân tứ trong các sứ mạng/truyền giáo. Các ân tứ trong 1Côrinhtô rõ ràng là trong Hội thánh, nhưng Công vụ đem chúng ta đi vào thế giới lạc mất: Đức Thánh Linh có thể làm việc qua chúng ta vào bất cứ khi nào. Truyền giáo dựa trên sự hy sinh cứu chuộc của Chúa Giê-xu và Đại Mạng Lịnh, nhưng sự thúc đẩy truyền giáo đến bởi sự ban quyền năng của Đức Thánh Linh.
Trong mạch văn của ICo 14 ân tứ tiên tri đại diện cho tất cả các ân tứ lời nói được hội chúng sử dụng bằng ngôn ngữ hiểu được. Những ân tứ nầy cần được thử, khích lệ và xác nhận. Phao-lô nói: “Bởi vì anh em đều cứ lần lượt mà nói tiên tri được cả, để ai nấy đều được dạy bảo,ai nấy đều được khuyên lơn. . . . hãy trông mong ơn nói tiên tri”(ICo 14:31,39). Bằng cách hiểu được những nguyên tắc của Phao-lô trong việc chia xẻ ân tứ tiên tri, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về toàn bộ lãnh vực ân tứ.
Nguyên Tắc Hóa Thân
Samuel Shoemaker đưa ra một số nghiên cứu rất thú vị về các Cơ Đốc nhân của thế kỷ đầu tiên, mà chúng ám chỉ về những khía cạnh hóa thân của ân tứ tiên tri:
Nội dung của những lời tiên tri (của họ)là gì? Lúc ấy chưa có Kinh thánh Tân ước. Những tín hữu bình thường nầy không được huấn luyện để đưa ra những lời hướng dẫn thần học. Những lời tiên tri có lẽ là lời chứng cá nhân của chính họ, hay là lời được hà hơi và được ban xuống.Tôi tin chắc rằng họ đang chia xẻ với những người khác về những kinh nghiệm được Đức Thánh Linh ban cho của chính ho.169
Đức Chúa Trời làm việc qua con người.Nhưng phần của con người trong sự sử dụng ân tứ quan trọng như thế nào? Hết sức quan trọng. Trong bất kỳ lời nói nào, người nói là một phần không thể tách rời của lời nói đó. Nền tảng, cá tính, từ ngữ, mức độ trưởng thành, những điểm mạnh và những điểm yếu, và những mối liên hệ của tất cả những điều ấy trở thành một phần của sứ điệp.
Ví dụ, Đức Chúa Trời có thể tác động một vài người để nói ra một lời về Sự Đến Thứ hai. Mỗi người có thể dùng những từ ngữ khác nhau nhưng nói ra cùng một sứ điệp quan trọng. Một Cơ Đốc nhân làm chứng có thể nhấn mạnh trên lời chứng bởi vì Chúa Giê-xu sắp trở lại. Một người mà người bạn rất thương yêu của người ấy vừa mới qua đời có thể nói về sự an ủi và niềm hy vọng mà chúng ta có trong việc Đấng Christ sắp trở lại. Một người khác,người nhạy bén với việc Hội thánh thiếu sự kết ước của những môn đệ thật, có thể khuyên giục sự thánh khiết. Tuy nhiên tất cả đều chia xẻ trọng tâm của một sứ điệp về sự tái lâm của Chúa.
Nếu cách sống của người nói ra lời tiên tri không hiệp với lời của người ấy, sứ điệp sẽ trở thành không rõ ràng. Thật là mâu thuẩn khi nói ra sứ điệp của niềm hy vọng nếu như đời sống của người nói đầy vẻ bi quan và tuyệt vọng. Cũng không thích hợp nếu một người nói ra lời tiên tri với những từ ngữ và giọng điệu giả tạo. Nó phải đến cách tự nhiên. Khi chúng ta dâng trọn chính mình cho Đức Chúa Trời, Ngài sẽ trang bị cho chúng ta cách siêu nhiên.
Biết được lẽ thật nầy về bản chất hóa thân của các ân tứ, Cơ Đốc nhân cần phải học biết làm thế nào để lắng nghe lẫn nhau. Thay vì lắng nghe, chúng ta lại vội vàng xét đoán, cô lập, và trừng phạt.Chúng ta phải lắng nghe trong tình yêu, sự dạy dỗ, khích lệ và xác nhận lẫn nhau.
Nguyên tắc Tiến trình
Trong ân tứ tiên tri nhiều Cơ Đốc nhân chỉ chú trọng trên những lời được nói ra. Tiến trình ít nhất phải bao gồm bốn yếu tố: người chia xẻ, Hội thánh, lời, và những kết quả.
Hãy lưu tâm đến đời sống và nền tảng của người chia xẻ. Có phải người ấy đang lớn lên trong Chúa? Người ấy đang kinh nghiệm điều gì trong lúc nầy? Cơ Đốc nhân phải quản trị ân tứ trong những lúc yếu đuối cũng như khi mạnh mẽ. Có lẽ người ấy cũng cần những người khác quản trị mình. Một tinh thần chịu sự dạy dỗ là điều cần thiết. Bởi vì mọi người đều có thể nói tiên tri, vì vậy đưa ra một lời tiên tri không phải là dấu hiệu của sự sâu nhiệm thuộc linh. Phao-lô nói với những người Côrinhtô rằng họ không phải là người bắt đầu và chấm dứt tri thức. Cho dầu chúng ta vĩ đại như thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn có thể học hỏi từ những thánh đồ đơn sơ nhất. Chúng ta trưởng thành trong sự hiệu quả khi chúng ta học cách quản trị các ân tứ. Chúng ta phải sẵn sàng học hỏi từ những người lãnh đạo và từ những anh em tín hữu.
Hãy hiểu rõ điều Đức Chúa Trời đang làm trong Hội thánh. Trừ khi Hội thánh đi trật đường lối của Đức Chúa Trời, những lời tiên tri luôn luôn nhất quán với những việc Đức Chúa Trời đang làm trong Hội thánh đó, và với mức độ phát triển của hội chúng. Lời tiên tri nầy có sẽ kéo con người lại với nhau không? Các ân tứ là nhằm xây dựng một mối thông công bền chặt.
Lời tiên tri phải được lượng giá. Có những lời tiên tri là theo Kinh thánh và rất ích lợi. Đôi khi chúng ta phải lắng nghe trong tình yêu và xét xem những điều đó có phải bắt nguồn từ những thói quen hay lòng thương tổn. Có những lời khác phải được để ra để suy xét sau. Sự chống đối tức thì chỉ nên áp dụng cho những trường hợp làm tổn thương đến thân thể của Đấng Christ hay thúc đẩy những giáo lý tà giáo.
Trong một vài trường hợp, thử các lời tiên tri chỉ ra sự thiếu đức tin. Nhưng bởi vì “tâm thần của các đấng tiên tri suy phục các đấng tiên tri”(ICo 14:32), nên bất cứ ai sử dụng một ân tứ như vậy nhận thấy được trách nhiệm xây dựng Hội thánh, đặc biệt nếu người ấy không thực hành sự kiểm soát đó. Chúng ta phải mở lòng với sự dạy dỗ đúng đắn. “Chúa phán rằng . . .”có thể là một lời khẳng định bởi lòng kiêu ngạo. Cơ Đốc nhân cần có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời để phân biệt lẽ thật: lời tiên tri phải đứng vững dưới sự tra xét của Kinh thánh. Những lời hướng dẫn chủ quan (như “không được xức dầu”hay “không đủ thuộc linh”) không có giá trị. Hơn nữa,việc chờ đợi sự ứng nghiệm lời tiên tri có những mối nguy hiểm. Trong lúc ấy thân thể Đấng Christ có thể bị làm tổn hại.
Sự lượng giá được thực hiện cách tốt nhất qua một Hội thánh địa phương nơi mà mỗi tín hữu đều chịu trách nhiệm cho mọi người khác. Hãy lưu ý đến những sự hướng dẫn của Phierơ:
1. Có phải những lời tiên tri khởi xuất từ con người mà không có sự thúc đẩy của Đức Thánh Linh? (IIPhi 1:21).
2. Có phải đó là những giáo lý tà giáo chối bỏ quyền làm Chúa của Đấng Christ? (IIPhi 2:1).
3. Có phải động cơ bắt nguồn từ lòng tham? (IIPhi 2:3).
4. Có phải những người nói tiên tri đó cứng lòng và bướng bỉnh? Có phải họ theo những tham giục của bản chất tội lỗi?(IIPhi 2:10).
5. Có phải đời sống và sứ điệp của họ không đem lại sự thỏa lòng? (IIPhi 2:17).
6. Có phải họ dẫn người khác đến những hành vi vô đạo đức? (IIPhi 2:19).
Tiến trình phải đưa đến những kết quả cuối cùng. Đời sống của chúng ta có được đụng đến không? Hội thánh có được gây dựng không? Cơ Đốc nhân có được lớn lên trong khả năng quản trị không? Một nan đề trong những Hội thánh theo phong trào lễ Ngũ tuần là không có khả năng và sợ e sợ những Cơ Đốc nhân lượng giá lời tiên tri và những kết quả của nó. Nhiều gia đình tan vỡ, Hội thánh chia rẽ, và luận lý bị ném qua một bên bởi sự chấp nhận quá đơn giản và không phân biệt các lời tiên tri, xem đó là lời vô ngộ của Đức Chúa Trời. Vấn đề không phải ân tứ đó là gì hay đó có phải là ân tứ không,nhưng là nó có gây dựng thân thể của Đấng Christ không? Có phải mọi người đều có thể được dạy dỗ và được khuyên bảo không (ICo 14:31)? Các ân tứ không được ban cho vì sự vinh hiển của chúng ta hoặc để cho những người khác tôn trọng chúng ta. ngay cả những người chưa tin cũng có thể đáp ứng với những lời tiên tri (ICo 14:24-25). Các ân tứ phải được lượng giá theo lẽ thật của Kinh thánh và sự nhạy bén với Đức Thánh Linh của những người khác.
Nguyên Tắc Thông Giải và Xác Nhận
Ân tứ tiên tri không có nghĩa là sự khởi đầu cho sự hướng dẫn cá nhân. Để minh họa cho điều nầy, chúng ta hãy xem xét ba phân đoạn Kinh thánh trong sách Công vụ. Thứ nhất, tiên tri A-ga-bút nói tiên tri về sự đói kém. Rồi thì mỗi người quyết định dâng hiến tuỳ theo khả năng của mình (Cong 11:27-30). Họ tình nguyện chia xẻ với những anh em tín hữu. Lời tiên tri là một sự chuẩn bị.
Thứ hai, trong khi Hội thánh tại An-ti-ốt thờ phượng và kiêng ăn, Đức Thánh Linh xác nhận Ba-na-ba và Phao-lô cho sứ mạng qua một lời tiên tri. “Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ đặng làm công việc ta đã gọi làm”(Cong 13:2). Lời tiên tri không khởi xuất sự kêu gọi. Họ đã được kêu gọi rồi.
Ví dụ thứ ba liên quan đến việc Phao-lô đi lên thành Giê-ru-sa-lem. Trong Đức Thánh Linh ông biết rằng mình phải đi. “Kìa naybị Đức Thánh Linh ràng buộc nghĩa đen: “trong tâm T/thần”tôi đi đến thành Giê-ru-sa-lem, chẳng biết điều chi sẽ xảy đến cho tôi ở đó; duy Đức Thánh Linh đã bảo trước cho tôi rằng từ thành nầy sang thành khác dây xích và hoạn nạn đang đợi tôi đó. Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Giê-xu, để mà làm chứng về tin lành của ơn Đức Chúa Trời”(Cong 20:22-24, cũng xem Cong 19:21).
Những lời tiên tri xác nhận rằng Phao-lô sẽ bị xiềng xích, và chúng chuẩn bị ông và Hội thánh cho cuộc khủng hoảng sắp đến. Phao-lô biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến một lời tiên tri khác của các môn đồ tại Sê-sa-rê: “Các môn đồ chịu Đức Thánh Linh cảm động, dặn Phao-lô chớ lên thành Giê-ru-sa-lem”(Cong 21:4). Một số người cho rằng việc Phao-lô đi lên thành Giê-ru-sa-lem là ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời.Chúng ta hãy nghiên cứu xa hơn rồi quay lại câu Kinh thánh nầy. Khi A-ga-bút nói tiên tri về việc Phao-lô sẽ bị xiềng, ông không đưa ra một lời chỉ dẫn nào cả (Cong 21:11). Các Cơ Đốc nhân tại Sê-sa-rê nài xin Phao-lô đừng đi (Cong 21:12). Hãy đối chiếu lời tiên tri và ước muốn của những anh em tín hữu của Phao-lô tại Sê-sa-rê. Khi Phao-lô tái xác nhận ông sẵn sàng chịu khổ và chịu chết vì Đấng Christ, họ nói rằng: “Xin cho ý muốn của Chúa được nên”(Cong 21:13-14). Chúng ta có thể an tâm kết luận rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là Phao-lô đi đến thành Giê-ru-sa-lem. Vị đại Sứ đồ của dân ngoại, người đã thành lập nhiều Hội thánh và viết nhiều thư tín, đã không sai lầm ở đây. Thật sự, từ trong ngục tù tại La-mã, ảnh hưởng của ông đã tác động đến người nhà của Sê-sa,La-mã, và cả thế giới. Sau đó ông được thả để thực hiện chức vụ to lớn hơn.
Vậy thì, chúng ta giải thích sự mâu thuẩn trong Cong 21:4 như thế nào? Có phải đây là lời của ma quỉ? Lu-ca nhấn mạnh rằng các môn đồ “chịu Đức Thánh Linh cảm động”mà khuyên giục Phao-lô. Trong mạch văn nầy từ ngữ “Linh”không thể là linh con người. Đồng thời, Phao-lô không nghĩ rằng điều họ đang nói với ông là mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho ông. Mặc khác, hoặc là Phao-lô sẽ phải quở trách họ vì đã nghe Đức Chúa Trời cách sai lệch hoặc ông sẽ phải chấp nhận mạng lịnh nầy. Nhưng ông không làm điều nào cả.
Dĩ nhiên lời giải thích nằm trong bản chất hóa thân của các ân tứ. Chính Đức Chúa Trời phán qua con người. Những môn đồ nầy yêu mến Phao-lô. Họ không thể chịu được khi thấy Phao-lô bị bắt và có thể bị giết; họ muốn báo cho Phao-lô sự nguy hiểm. Đức Chúa Trời đã phán qua nhiều người khác rằng Phao-lô sẽ gặp xiềng xích. Nhưng những người nầy nghĩ rằng Đức Chúa Trời không muốn Phao-lô đi đến thành Giê-ru-sa-lem. Tuy nhiên Phao-lô không thừa nhận lời tiên tri là khởi xuất cho sự hướng dẫn. Lời tiên tri không bao giờ khởi xuất sự hướng dẫn trong Tân ước. Hơn nữa, trong một số ít trường hợp nó là lời hướng dẫn trong Cựu ước, nhưng nó phải được thử. Một người tiên tri đã ngã chết bởi vì không vâng phục và không lượng giá điều được phán với mình (1Vua 13)! Cơ Đốc nhân cần có sự khôn ngoan để phân biệt vấn đề và để biết những bước thực tiễn cần đi.
Một ví dụ khác về sự lượng giá các lời nói xảy ra giữa Chúa Giê-xu và Phierơ. Phierơ có sự mặc khải rằng Chúa Giê-xu là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống. Đây là lần đầu tiên Chúa Giê-xu cho phép công bố Ngài là ai ở trước nhiều người. Nhưng ngay sau đó Phierơ can gián Chúa Giê-xu vì Ngài nói rằng Ngài sẽ chịu khổ và chết. Chúa Giê-xu nghiêm trách Phierơ bằng chính những lời lẽ Ngài dùng để quở trách Satan khi chịu cám dỗ trong đồng vắng (Mat 4:10; 16:23).
Một số người cho rằng Phierơ bị quỉ nhập khi can gián Chúa Giê-xu, bởi vì họ nghĩ từ ngữ satana (Mat 16:23) ở đây chỉ về ma quỉ. Nó nên được dịch là “kẻ chống đối”. Chúa Giê-xu nói rằng những lời của Phierơ không phải từ Đức Chúa Trời nhưng từ con người. Phierơ, bởi không nhận biết điều nầy, đã trở thành kẻ chống lại sứ mạng của Chúa Giê-xu. Phierơ, người hết lòng yêu mến Chúa Giê-xu, đã khuyên giục Ngài chọn con đường dễ dàng hơn.Trong đồng vắng, Satan đã khuyên giục Chúa Giê-xu chọn con đường dễ dàng hơn để đạt được các nước thế gian bằng cách cúi lạy nó thay vì chọn con đường Thập tự giá. Chúa Giê-xu phải đối diện với sự cám dỗ nầy trong suốt chức vụ của Ngài bởi vì nhiều người muốn Ngài trở thành Đấng giải phóng chính trị của họ, họ không muốn Ngài trở thành người đấy tớ chịu đau đớn. Điều nầy chống ngược lại sứ mạng mà bởi đó Chúa Giê-xu đến thế gian.
Nguyên Tắc Phụ Thuộc Lẫn Nhau
Bởi vì chúng ta hiểu biết và chia xẻ ân tứ không trọn vẹn, chúng ta phải phụ thuộc lẫn nhau. Mọi người có thể đến buổi nhóm được chuẩn bị để quản trị các ân tứ. Hãy lắng nghe Đức Thánh Linh đang phán gì với linh của bạn khi những người khác sử dụng các ân tứ. Có thể bạn cảm nhận được sự xác nhận rằng Đức Chúa Trời đang phán điều đó với thân thể của Đấng Christ, bởi vì bạn cảm nhận cùng một sự việc. Đức Chúa Trời không bày tỏ chính mình Ngài chỉ cho một hoặc hai người. Sự mặc khải không đến bởi sự thông giải của chính người tiên tri.
Phao-lô nói rằng: “Nếu một người trong bọn người ngồi, có lời tỏ sự kín nhiệm, thì người trước nhứt phải nín lặng”(ICo 14:30). Câu Kinh thánh nầy mang hai khía cạnh. Thứ nhất, bởi vì Đức Chúa Trời phán điều gì đó với bạn không có nghĩa rằng bạn bị buộc phải nói ra điều đó.Trong một thì giờ thích hợp nó sẽ là tốt nhất cho Hội thánh. Thứ hai, để những người khác có cơ hội để họ sử dụng các ân tứ là điều rất quan trọng. Thường thì những người xông xáo hơn chi phối thì giờ nầy còn những người nhút nhát hơn lại hoàn tòan im lặng. Người nầy chia xẻ, người khác có thể đáp ứng hoặc xác nhận điều đã được chia xẻ. Lần nầy bạn có thể chia xẻ, lần sau bạn có thể xác nhận.Mọi người nên có cơ hội để tăng trưởng qua việc quản trị các ân tứ (ICo 14:29-31).
Hãy lắng nghe dòng chảy của cả buổi thờ phượng. Mỗi phần của nó có thể là một phần của cả công tác mà Đức Chúa Trời đang hành động giữa dân sự Ngài. Nếu điều bạn mong muốn chia xẻ nằm trong công việc của Đức Chúa Trời thì Ngài có thể muốn bạn quản trị một lời tiên tri.
Tôi còn nhớ rất rõ vào một buổi nhóm kia tôi được mời giảng ngay trước giờ thờ phượng. Tôi đã nhận lời tuy không có sự chuẩn bị trước. Sau đó tôi rao giảng một sứ điệp mà tôi đã giảng trước đây.Tôi đổ lòng mình trông cậy vào Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi tôi ngồi xuống,tôi mới nhớ ra là mình đã bỏ xót ba điểm quan trọng trong bài giảng. Nhưng Đức Thánh Linh đã hành động: Ba tín hữu cảm thấy mình cần phải chia xẻ sứ điệp, mỗi người nói đúng một điểm mà tôi đã bỏ xót. Đức Chúa Trời dùng đó để dạy dỗ tôi rằng:không phải chỉ qua bài giảng của tôi Đức Chúa Trời mới có thể phán, Ngài sử dụng cả buổi nhóm, cả thân thể Đấng Christ, để ban ra sứ điệp của Ngài.
Bạn có thể nói ra một lời tiên tri trong buổi nhóm làm chứng, một lời khôn ngoan trong buổi nhóm thờ phượng, một lời tri thức trong một lớp Trường Chúa Nhật và không hề nhận thức đầy đủ về nó. Tuy nhiên ý muốn của Đức Chúa Trời được hoàn thành. Có thể bạn không biết cho đến khi sau nầy nó trở thành một ân tứ rõ ràng. Sự xác nhận của những người khác và chức vụ ân tứ của họ sẽ chứng quyết cho các lời của bạn. Chúng ta biết và chúng ta lần lượt chia xẻ. “Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét”(ICo 14:29). Sự lượng giá đến sau khi vài người đã chia xẻ. Nếu chúng ta lần lượt chia xẻ có nghĩa là chúng ta cũng cần những người khác chia xẻ nữa.
Ân tứ tiên tri rất dễ bắt đầu. Nếu bạn không chắc chắn đó là ân tứ, bạn có thể nói với hội chúng cách khiêm tốn một câu như “Tôi cảm nhận rằng . . .”Bạn không cần phải bắt đầu cách mạnh mẽ như “Chúa phán rằng . . .”Điều quan trọng ấy là chúng ta cùng nhau đến để sẵn sàng lắng nghe và quản trị. Hội thánh không cần phải có nửa giờ để khởi động thuộc linh để sau đó quản trị ân tứ. Phao-lô đưa ra hình ảnh về dân sự của Đức Chúa Trời đã được chuẩn bị: “khi anh em nhóm lại với nhau, ai có bài ca, hoặc bài giảng dạy” (ICo 14:26).
Nguyên Tắc Sự Truyền Đạt Rõ Ràng
Nhu cầu truyền đạt rõ ràng giữa vòng Cơ Đốc nhân rất cần thiết. Các lời tiên tri không cần phải bí ẩn hoặc khó hiểu.Phao-lô sử dụng hình ảnh tiếng kèn (ICo 14:7-11) để minh họa điều nầy: Nếu tiếng kèn không rõ ràng, những người khác không thể phân biệt được sự khác nhau giữa người đang học và người thổi kèn cho chiến trận. Trong trận chiến thuộc linh, sứ điệp phải rõ ràng. Hình thức Truyền tin Shannon-Weaver minh họa cho điều mà tôi gọi là sự truyền đạt rõ ràng. Năm yếu tố của sự truyền tin nầy bao gồm: người gởi,mã hóa, tín hiệu, giải mã, và người nhận. Tôi muốn thêm vào ở đây: người nhận nên trở thành một người gởi khác.
Người gởi là một phần của sứ điệp. Nó phải rõ ràng đối với những người quan sát rằng môi trường (đời sống chúng ta)không mâu thuẩn với sứ điệp. Tội lỗi kín dấu có thể làm cho danh của Chúa Giê-xu bị sỉ nhục và chức vụ của Đức Thánh Linh bị dập tắt hoặc lệch lạc.
Sự mã hóa liên quan đến những từ ngữ thật của sự truyền đạt. Chúng có rõ ràng và có thể hiểu được không? Chúng có theo Kinh thánh không? Chúng có xây dựng những người khác không?
Tín hiệu là điều rất quan trọng. Trong sự truyền đạt bằng vô tuyến, có hai giải tầng sóng mà bởi đó một bản tin được tiếp nhận. Thứ nhất là sóng chuyển tải, nó có cường độ chuyển tải tín hiệu. thứ hai là sóng tín hiệu; nó đi trên đỉnh của sóng chuyển tải để đến máy vô tuyến,đưa ra chương trình thật. Trong sự truyền tin thông thường, tín hiệu có thể là ngôn ngữ thân thể, điệu bộ, hoặc giọng nói. Đối với các ân tứ, những điều đó như là sự xức dầu, tình yêu, thì giờ thích hợp, sự kết ước đời sống với Đấng Christ, một thái độ quan tâm và thông cảm, khiêm nhường, và thuận phục là các phần của một tín hiệu rõ ràng. Độc đoán, gian ác, giả hình, và tự kỷ trung tâm sẽ làm sai lạc tín hiệu. Nếu tín hiệu rõ ràng, Đức Thánh Linh có thể đóng vai trò của sóng chuyển tải đem sứ điệp đến cho người nghe.
Nhiều người nghĩ rằng sự truyền tin chỉ liên quan đến ba yếu tố đầu: người gởi, mã hóa, và tín hiệu. Nhưng đây chỉ là sự truyền tin một chiều. Đối với Cơ Đốc nhân, sứ điệp sẽ không hiệu quả trừ khi nó được tiếp nhận cách chính xác.
Giải mã cũng là yếu tố rất quan trọng.Người nhận có thật sự nghe được những gì truyền đạt không? Lắm lúc chúng ta nghĩ rằng mình nghe được, nhưng trong thực tế chúng ta lại hiểu lầm. Người nhận phải có một tinh thần cởi mở và sẵn lòng lắng nghe điều Đức Thánh Linh đang phán. Người ấy có thể đóng vai trò xác nhận, bổ sung, hoặc lượng giá. Sự giai mã phải được thực hiện trong tinh thần tiếp nhận, không phải phê bình chỉ trích. Những người quản trị các ân tứ có thể bị ngã lòng bởi những thái độ đoán xét của những người khác.
Mặt khác, hầu hết các Cơ Đốc nhân không mang lấy các chức vụ của Đức Thánh Linh cách nghiêm túc. Chúng ta cần phải lắng nghe. Người nhận phải đến với giờ thờ phượng với tinh thần trách nhiệm, cởi mở,và hết lòng đối với sự dạy dỗ của Kinh thánh. Người ấy phải học biết cách hấp thụ các dữ kiện, áp dụng nó vào đời sống chính mình, và được đào luyện trong Đấng Christ.
Nhiều người nghĩ rằng sự truyền đạt rõ ràng và hoàn chỉnh là khi những gì người gởi truyền đi là những gì người nhận hiểu được. Mặc dầu đây là một đại chiến công, nó vẫn là thiếu xót trong sự truyền đạt của Cơ Đốc nhân. Mục đích tối hậu của người gởi ấy là người nhận trở thành một người gởi khác. Người nhận có thể truyền đi sứ điệp trong một phương cách khác và trong bối cảnh chức vụ khác, nhưng người ấy vẫn là một người gởi.
Ba Thành Tố của việc Quản Trị Các Ân Tứ
Có ba thành tố vô cùng quan trọng đối với chức vụ ân tứ hiệu quả: sự thờ phượng, người chia xẻ, và người đáp ứng.
Thứ nhất, một người nào đó phải sẵn sàng để chia xẻ. Bầu không khí cởi mở và yêu thương - không phải phê bình chỉ trích, cầu toàn, và quở trách - là điều cần thiết. Vị mục sư khôn ngoan có thể đưa ra những lời chỉ dẫn để chuẩn bị mỗi người trong vị trí chức vụ hiệu quả nhất của người ấy. Vào thời kỳ đầu của chức vụ, bởi không nhận thức được điều nầy tôi đã áp đặt nhiệm vụ diễn thuyết cho nhiều người mà họ chưa bao giờ làm người diễn thuyết cả. Tôi đã gắng sức đưa họ vào trong khuôn mẫu của tôi. Có lẽ Đức Thánh Linh đã sử dụng một số người trong các ân tứ giúp đỡ, quản trị, và bố thí. Khi chúng ta tìm cách đặt mình vào trong vai trò hiệu quả nhất trong thân thể Đấng Christ, Đức Chúa Trời có thể ban các ân tứ qua chúng ta.
Thứ hai, phải có những người đáp ứng. Một vài Hội thánh dường như được đem về từ vùng Nam cực: Nếu một cây diêm được đốt lên, thì nó bị đóng băng ngẤy. Nếu các ân tứ được chia xẻ, cần phải có một môi trường cởi mở và đáp ứng thích hợp. Biểu hiện một ân tứ không phải là dấu hiệu đặc biệt của sự thánh khiết. Hội thánh Côrinhtô biểu hiện các ân tứ và tánh xác thịt cùng một lúc. Một số người mong muốn trừ bỏ tánh xác thịt khỏi các ân tứ,nhưng Cơ Đốc nhân khôn ngoan biết được sự khác nhau. Nếu chúng ta là một thân thể, thì chúng ta phải để những chi thể khác quản trị chúng ta. Một số người quản trị từ sự mạnh mẽ và một số khác từ chổ yếu đuối. Sự mạnh mẽ thật phản chiếu sự trưởng thành, đời sống thánh khiết, và quan tâm xây dựng những người khác.Chúng ta cần nhiều hơn những người nầy. Những người yếu đuối phải chiến đấu với đức tin của họ, có nhiều nỗi thăng trầm thuộc linh, và có thể không áp dụng Kinh thánh đúng. Chúng ta luôn luôn có những người nầy trong hội chúng của chúng ta. Chúng ta phải từ bỏ họ chăng?
Nhiệm vụ của Hội thánh là phải khơi dậy các ân tứ. He 10:24 nói rằng: “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành.”Một trong những chức vụ to lớn nhất của chúng ta là đem người khác đến chổ họ có thể chia xẻ ân tứ. Phao-lô viết: “Nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho” (ITi 1:6). Ân tứ phải được sử dụng hoặc là nó sẽ bị che dấu. Những ai biết rõ ràng và chia xẻ ân tứ cách tự do với nhau có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời. Họ có thể khích lệ lẫn nhau cùng sử dụng các ân tứ.
Thứ ba, Hội thánh phải học biết cách thờ phượng Đức Chúa Trời khi các ân tứ được quản trị. Là một phần trong sự thờ phượng nầy, chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài đã sử dụng người khác để giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân tứ, và cùng lúc đó, cầu xin Đức Chúa Trời sẽ sử dụng những người khác. Đức Chúa Trời có thể dùng những chiếc bình không giá trị nếu chúng được dâng lên cho Ngài. Điều nầy kéo Hội thánh lại gần nhau hơn trong sự tiếp nhận nhau và trong mối tương quan với nhau.
Hội thánh không bao giờ lạc hậu hay tụt hậu nếu Hội thánh chấp nhận con người như họ vốn có và rồi giúp đỡ để họ phát triển. Những bác sĩ, giáo sư, công nhân xây dựng, sinh viên, những doanh nhân,những người nội trợ - hằng ngày họ phải đối diện với những nỗi thăng trầm của cuộc sống hiện đại. Họ nói ngôn ngữ của chốn thị trường. Khi tin lành và chức vụ của Hội thánh đụng đến đời sống của họ, khi họ cảm thấy họ là những con người quan trọng, có giá trị trong vương quốc của Đức Chúa Trời, và khi họ học quản trị trong quyền năng của Đức Thánh Linh - và rồi họ có thể tác động thế giới.Chức vụ của họ sẽ thích hợp, thay đổi, ngay cả khi họ tăng trưởng với thời gian và trưởng thành trong Đấng Christ. Thay vì một vị mục sư chuyên nghiệp làm tất cả các chức vụ, cả thân thể của Đấng Christ đều tham gia.
Cả ICô-rinh-tô14 tập trung trên sự truyền đạt các ân tứ cách rõ ràng. Phao-lô kết luận cho chương nầy bằng: “Hãy trông mong ơn nói tiên tri”(ICo 14:39). Các tín hữu tại Têsalônica đã phải chịu những giáo lý giả về sự đến của Chúa bởi sử dụng sai lầm một lời tiên tri. Phao-lô không tìm cách ngăn trở ân tứ tiên tri giữa vòng họ, nhưng ông khuyên họ hãy thử và giữ các điều lành (ITe 5:20-21). Khả năng rơi vào cực đoan không nên khiến Cơ Đốc nhân tránh điều lành. Điều đó dập tắt Đức Thánh Linh. Một trong những khả năng an toàn của chúng ta để chống lại những thái quá và cực đoan là ở trong những người biết cách sử dụng các ân tứ. Một sự sử dụng các ân tứ bình thường, lành mạnh sẽ giữ con người không rơi vào cực đoan.
Chúng ta thường bị sai lạc khỏi bản chất thật của lời tiên tri. Chúng ta nhấn mạnh trên việc lời ấy phải một trăm phần trăm là siêu nhiên hay không, hoặc là người chia xẻ sâu nhiệm thuộc linh như thế nào. Và rồi chúng ta thường loại bỏ lời ấy như là thuộc về sa tan nếu nó không giống như điều chúng ta mong đợi.
Chúng ta đang sống trong những thời kỳ khủng hoảng. Chúng ta cần tỉnh thức và sẵn sàng hầu việc Đức Chúa Trời. Chúng ta phải khuyên giục nhau. Khi chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời có thể sử dụng bất kỳ ai trong chúng ta cách kỳ diệu, thì Hội thánh sẽ nhóm lại để sẵn sàng lắng nghe Đức Chúa Trời phán, với đức tin và sự trông mong rằng Đức Chúa Trời có thể đụng đến hoàn cảnh của con người. Nếu chúng ta sẵn sàng chia xẻ, nhằm gây dựng,và thuận phục với việc thử nghiệm và uy quyền, thì chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ sử dụng chúng ta trong lãnh vực tiên tri nầy. Chúng ta không chỉ là những thầy tế lễ của nhau. Chúng ta còn là một dân tộc tiên tri, được Đức Chúa Trời đụng đến và ban quyền năng với một sứ điệp cho thế giới đang chết mất nầy.
Khi Đức Chúa Trời phán với chúng ta, thế gian sẽ biết rằng chúng ta sống trong Chúa Giê-xu. Chúng ta sẽ thấy kẻ bịnh được chữa lành, những cuộc đời được đổi mới, Hội thánh hiệp một, và những con người tìm kiếm chức vụ của họ. Và rồi, khi chúng ta đã học về các ân tứ trong Hội thánh, chúng ta sẽ để Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta quản trị một thế giới đang đau thương và xa cách. W. I. Evans khuyên: “Chúng ta hãy trông cậy chức vụ của mình! Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đang chờ đợi đụng đến công cụ con người yếu đuối,nghèo khổ và tuôn đổ những dòng suối quyền năng thiên thượng cho sự bày tỏ và mặc khải của chính Ngài.”
Chương 7:TẠI SAO PHẢI CHÚ TRỌNG SỰ THỜ PHƯỢNG?
Sứ đồ Phao lô là một nhà truyền giáo giỏi nhất trong mọi thời đại. Ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn còn đang thăm dò về chiều sâu về những điều giáo huấn đơn giản nhưng sâu sắc và chức vụ truyền giáo, việc thành lập Hội Thánh, và giảng dạy của ông. Một nguyên tắc rõ rệt được chỉ dẫn trong hầu hết thư tín của Phao lô, những tín lý, những sự giảng dạy chính xác dẫn đến sự hình thành đúng đắn đời sống của Cơ Đốc Nhân. Gần 2/3 thư tín của ông phản ánh sự nhấn mạnh nầy. Phần cuối của phần thứ ba liên quan đến sự thực hành đầy đủ. Ví dụ, Ro 1-11 là phần giáo lý của thư tín. Ro 12-16 đưa ra các lời chỉ dẫn thực tế.
Êphêsô đã đưa ra một nguyên tắc chính :Sự thờ phượng thật dẫn đến một khải tượng nhằm vươn đến việc đem thế giới về cho Đấng Christ.
Ngồi trong tù ở thành Rôma bị gông xiềng,bị canh giữ, nhưng Phao lô vẫn quan tâm về những nhu cầu của các Hội Thánh, ông cảm thấy cuộc sống của mình gần kề cái chết, Phao lô đã tìm thấy sự giải phóng trong chức vụ của mình, điều đó đã giúp ông vượt lên trên những nghịch cảnh.Thay vì nhìn những vấn đề khó khăn ấy, Phao lô đã nhìn thấy Đức Chúa Trời là Đấng cao hơn hết trên mọi sự. Và qua đó ông cố gắng làm hết sức mình để ngợi khen sự vinh hiển của Ngài.
Đối với Phao lô, sự thờ phượng thật không chỉ đơn thuần bằng những lời nói hay là những hình thức trong nhà thờ,nhưng là một động lực mà nó dẫn đến một cuộc sống được thay đổi để có thể ảnh huởng đến cả thế giới. Ông đã không giảng dạy để làm cho người khác xúc động hay là để đáp ứng những nhu cầu của chính mình, ông chỉ chuyên tâm làm mọi sự để làm vui lòng chỉ một mình Chúa. Cả cuộc đời của Phao Lô và chức vụ của ông là một sự thờ phượng thật đối với Đức Chúa Trời. Mặc dù bị tù nhưng phần thực hành trong thư tín gởi đến người Êphêsô cho thấy cuộc sống của chúng ta phải là một sự thờ phượng sống cho Đức Chúa Trời. Đây là sự giải thoát cho chúng ta. Tại sao Phao lô muốn nhấn mạnh sự thờ phượng? Trước khi chúng ta khảo sát thư tín Êphêsô sâu hơn về vấn đề nầy, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại mục tiêu của Đức Chúa Trời trong thời kỳ Cựu ước.
Từ Sáng Thế Ký trở đi, Đức Chúa Trời đã và đang tìm kiếm tất cả những ai thành tâm thờ phượng Ngài. 11 chương đầu của sách Sáng Thế Ký đã mô tả về sự gia tăng và sự suy thoái của con người, mong ước của Đức Chúa Trời để cứu họ, con người là đỉnh cao trong sự tạo dựng và mang ảnh tượng của Ngài. Con người, được tạo dựng trong ảnh tượng của Đức Chúa Trời, sẽ đồng trị với Ngài và cùng bước đi trong mối tương giao với Ngài. Tiếc thay,Ađam đã phạm tội, nhưng Đức Chúa Trời nhơn từ đã chuẩn bị một phương cách cứu chuộc, vì vậy tạo vật của Ngài có thể phụng sự Ngài một lần nữa.
Cain đã giết Abên, tội ác đầu tiên là kết quả của việc tranh cãi với nhau về sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Sự cứu chuộc một lần nữa đã được bày tỏ trong sự phán xét và sự bảo vệ Cain sau khi giết Abên -em mình. Giải pháp về chiếc tàu trong thời kỳ băng hoại của Nôê đã chứng tỏ lòng mong muốn cứu chuộc con người của Đức Chúa Trời. Con người đã được giao một nhiệm vụ: “Hãy sanh sản thêm nhiều và làm cho đầy dẫy trên mặt đất”(Sa 9:1).
Sa 10 - 11 đã cung cấp đỉnh cao của đề tài trong giai đoạn nầy. Chúng ta có ba chủ đề theo thứ tự sau: bản biểu các nước,nguyên nhân tháp Babên, và gia phổ của Áp-ra-ham. Theo niên đại, sự ký thuật về tháp Babên trong Sa 11 nên đi trước bản biểu các nước trong Sa 10. Mục đích của Đức Chúa Trời trong sự sắp đặt lại thứ tự đã chỉ dẫn cho chúng ta biết những nơi mà các quốc gia được thành lập và Đức Chúa Trời đã phân tán dân sự cuả Ngài giữa các nước như thế nào. Sự phân tán nầy chỉ là ngẫu nhiên, bởi vì sự bất tuân của dân sự của Đức Chúa Trời tại tháp Babên.
Kế đến đỉnh cao ở những chương nầy : Sự kêu gọi Áp-ra-ham. Trong vòng dân sự của Ngài, Đức Chúa Trời đã chọn Áp-ra-ham để hướng dẫn những người trung tín , làm cha của dân Ysơraen và mọi dân tộc trên đất. Qua Áp-ra-ham và hậu dụê của ông, Đức Chúa Trời đã ban phước cho thế gian. Từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị một dân tộc để hướng họ đến một nhiệm vụ, như Ralph Witer đã nhận xét : “Kinh Thánh không phải là cơ sở cho những sứ mệnh, nhưng sứ mệnh là cơ sở cho Kinh Thánh.”
Khi dân Ysơraên bắt đầu phát triển thành một quốc gia hùng mạnh ở bán đảo Synai, Đức Chúa Trời đã hứa ban phước nhiều cho họ nếu như họ làm một dân tộc thánh khiết để chứng tỏ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Nhưng dân Ysơraên đã nhanh chóng quên sứ mệnh ấy. Họ đã phạm tội thờ hình tượng, và trở nên đồi bại biến sự thờ phượng thật thành những nghi lễ hình thức. Thậm chí ngay cả những quốc gia bên cạnh cũng biết rằng dân Ysơraên đã không còn trung tín với Đức Chúa Trời. Do đó Đức Chúa Trời đã phải phán xét dân Ysơraên. Đầu tiên dân Asyri đã chiếm lấy vương quốc phía Bắc. Tuy nhiên,vương quốc phía nam đã không hề nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ đoán xét họ: Dẫu sao đi nữa họ vẫn là dân sự của Đức Chuá Trời. Những vị vua từ dòng dõi của Đavít vẫn còn cai trị, đền thờ vẫn ở thành Giê-ru-sa-lem; họ đang ở trong đất hứa; họ không gian ác như những dân tộc phía Bắc (họ nói những điều như vậy). Vào năm 568 TC, họ bị bắt làm phu tù ở Babylon.
Trong suốt thời kỳ ấy, dân Ysơraên đã chịu đựng những cơn khủng hoảng lớn. Nền thần học mà họ tin vào, những phương cách truyền thống dạy về sự hy sinh, sự nhận thức từ trước của họ về việc mình là một dân tộc được chọn lựa đã bị tiêu tan. Họ đã tái phạm, họ thông dâm, thờ lạy hình tượng, đối xử với anh em mình không công bằng, họ thờ ơ với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, nhưng lại giữ những vẻ bên ngoài của tôn giáo.
Có nhiều tiên tri đã nói về tình trạng nầy. Êsai đã nói về một hy vọng mới: Đấng Mêsi sẽ đến từ một dân sự mới của Đức Chúa Trời, thần của Ngài sẽ tràn đầy trên Đấng ấy đến nổi không thể đo lường được.Đấng ấy sẽ là một người đầy tớ chịu thống khổ, nhưng Ngài sẽ đắc thắng một cánh vinh quang trong sứ mênh của mình.
Mặc dầu Giêrêmi không nói về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; Nhưng ông nhấn mạnh về giao ước mới đã đựơc ghi khắc trong tâm trí và tấm lòng của dân sự Ngài, khi tất cả mọi người biết về Đức Chúa Trời từ người hèn mọn nhất cho đến người cao trọng nhất (Gie 31:31-34). Ông cũng nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời đang dùng người Babylon để phán xét họ. Thành Giê-ru-sa-lem bao gồm đền thờ tráng lệ đã bị tiêu hủy. Tuy nhiên trong suốt thời kỳ đem tối nhất, Giêrêmi đã nói Đức Chúa Trời vẫn yêu mến dân sự của Ngài, giao ước nầy là một giao ước mới dựa trên những nguyên tắc đời đời đã được tìm thấy trong giao ước với Ápraham và Môise. Tôn giáo của họ cần được ghi khắc vào trong tâm trí.
Êxêchiên nói về một sự hy vọng, ông đã nhìn thấy khải tượng của trũng hài cốt khô và chỉ có thể dẫn giải điều đó qua sự phục hưng của dân Ysơraên. Đức Chúa trời đã phán bảo Êxêchiên nói tiên tri với những hài cốt khô và các hài cốt nầy sẽ sống như một sức mạnh thần linh truyền vào đời sống họ. Ông nói về một ngày khi dân sự của Đức Chúa Trời có một tấm lòng bằng thịt và một tinh thần mới (Exe 36:26).Nhiều người trong tình trạng bị giam cầm, mong ước và chờ đợi một ngày khi đức tin thật sẽ được làm mới lại trong sự thánh khiết và quyền năng.
Trong thời kỳ Kinh thánh bị lu mờ, có nhiều nổ lực để tìm kiếm những người giáo sư công chính, thành lập một cộng đồng thánh khiết của dân sự Đức Chúa Trời. Một số người Ysơraên tin rằng nếu như toàn thể quốc gia của họ luôn giữ ngày Sa-Bát một cách chính xác thì Đấng Mê Si sẽ đến. Mặc dù những nổ lực nầy tập trung vào những công việc, những kiến thức đặc biệt và những tri thức cá nhân, một vài nổ lực tích cực đã đem đến kết quả.Kinh Thánh đã được sao chép cách cẩn thận, con người đã bắt đầu tuyên đoán về Đấng Mêsi, và tấm lòng họ đã chuẩn bị để đón chờ.
Khi Đức Chúa Jesus bắt đầu chức vụ,Ngài đã được đổ đầy Đức Thánh Linh, các môn đồ của Ngài cũng đã được mặc lấy Đức Thánh Linh giống như vậy và họ trở thành những con người mới của Đức Chúa Trời.Hội thánh Chúa trong thời kỳ Tân ước đã phát triển qua sự đầy dẫy Đức Thánh Linh, mặc dù gặp nhiều trở ngại. Sự việc Anania và Saphira lừa dối đã làm lay động đức tin đơn sơ của các tín đồ trong những Hội thánh mới. Vấn đề đối với góa phụ Hy Lạp đã làm chia rẽ Hội thánh Chúa. Vấn đề người Do Thái và người ngoại ban đã đe dọa và kiềm hảm sự tăng trưởng của Hội thánh ngẤy từ ban đầu, thay vào đó tất cả những vấn đề nầy đã trở thành cơ hội cho dân sự Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu thương, đức tin và sự khôn ngoan. Sự tăng trưởng lớn mạnh nầy đã đem lại kết quả tốt đẹp. Họ hầu việc Đức Chúa Trời là Đấng trên tất cả mọi sự. Đức Thánh Linh đã kiểm soát họ, hơn thế nữa Đức Chúa Trời đã biến đổi Sau lơ từ một người bắt bớ những Cơ Đốc Nhân thành một Phao Lô trong chức vụ hầu việc Ngài một cách thành công.
Không nghi ngờ gì, những kết quả lớn lao của Phao lô trong việc gây dựng Hội thánh đã đến vùng Tiểu Á. Thư tín Êphêsô đã được dùng như là một cơ sở để huấn luyện và truyền giảng. Hơn hai năm toàn vùng Tiểu Á nầy đã tiếp nhận Chúa Giê-xu qua Phao lô. Đó là những Hội thánh trong vùng Tiểu Á mà thư Êphêsô đã viết. Phao lô đã được tràn đầy ân điển của Đức Chúa Trời trong suốt cuộc đời của ông và sự cai trị của Ngài trên những công việc ở Hội thánh. Mặc dù Phao lô bị tù đày gian khổ, gặp nhiều thử thánh và nhiều nan đề trong Hội thánh nhưng ông vẫn nhấn mạnh về sự thờ phượng.
Sau việc chào thăm, Phao lô đã hướng Hội thánh vào sự thờ phượng Đức Chúa Trời bằng sự ngợi khen . Nó bao gồm ba khổ thơ. Trong Eph-6, Phao lô đã ngợi khen Chúa, vì Ngài đã chọn lựa và ban phước cho chúng ta. Trong Eph-12 ông đã ngợi khen Chúa Jêsus vì những ơn phước đặc biệt và sự cứu rỗi Ngài dành riêng cho dân Do Thái. Trong Eph 3 -14, ông đem bài ca ngợi đến đỉnh cao bằng cách nói về công việc của Đức Thánh Linh trong việc không những mang người ngoại đến sự cứu rỗi mà còn mang cả sứ mạng phục vụ Đức Chúa Trời cho đến khi kế hoạch cứu chuộc được thực hiện một cách trọn ven. Ông đã thu hút họ vào sự thờ phượng thật bằng nguyên cả một câu dài trong đoạn-14 . Kế đến trong đoạn 1 câu 15 -23 Phao lô đã chuyển qua những bài ca khác và ông đã tiếp đến trong Êphesô . Ông đã ca ngợi Đức Chúa Trời về những ơn phước của Ngài.
Cơn phục hưng mạnh mẽ tại Êphêsô bắt đầu từ một vài người được biến đổi ở nhà hội. Trong chức vụ của Phao lô, Aquila và BêRítsin đã ở cùng ông để cũng cố những thành quả đạt được. Khi Phao lô đến thăm, ông đã không đặt câu hỏi về sự cứu rỗi mà chỉ hỏi về sự tiếp nhận Đức Thánh Linh trong Cong 19 : 2 “Từ khi anh em tin, có nhận lãnh được Đức Thánh Linh chăng?”.172 Đối với Phao lô, sự cứu rỗi dẫn đến sự phục vụ được mặc lấy Đức Thánh Linh của Đức Chuá Trời. Cầu nguyện theo như một lời cầu nguyện của một tội nhân thì chưa đủ tư cách để bước vào thiên đàng. Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta vào sứ mạng hòa giải thế giới với chính Ngài. Thật là quan trọng cho một Hội thánh học về sự ban quyền năng Thánh Linh và những ân tứ Thánh Linh ngẤy từ ban đầu. Gần 10 năm sau đó, khoảng 62 sau Chúa, Phao lô đã phản chiếu hình ảnh mà ông đã thiết lập ngẤy từ ban đầu.Trong Eph 3 - 14 “Anh em đã tin và được ấn chứng bằng Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa”. Markus Barth đã nói như sau: “Ấn chứng là một sự chỉ định,là một cái hẹn, là một dụng cụ thánh cho chức vụ công khai - Chức vụ bao gồm quyền năng để hiểu, để chịu đựng, cầu nguyện, ca ngợi và để sống trong hy vọng”.173
Phao lô đã ao ước tất cả Cơ Đốc Nhân đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Điều nầy có mục đích gì? Những ai giảng dạy có liên quan đến ân phước thứ 2 thì không đồng ý mục đích đó. Sự vận hành thánh khiết đã coi bí quyết thứ 2 như là một kinh nghiệm của sự thánh hóa và làm sạch những vết dơ trong chúng ta. Phong trào Keswick khẳng định rằng phong trào thứ 2 là sự mặc lấy quyền năng cho việc phục vụ; những thiết bị thiêng liêng đã được ban cho. Kế đến , ngày nấy những người theo nhóm ân tứ tập trung vào giá trị của sự thờ phượng của ngôn từ; đôi khi dẫn đến sự xao lãng những lập trường trước.Có phải những mục đích nầy đã loại trừ lẫn nhau không? Có thể điều nầy thật sự phân rẽ sự thánh khiết, phục vụ và sự thờ phượng không?.
Sự thánh hóa căn bản có nghĩa là bày tỏ mục đích sự thánh khiết, nó không phải là một sự thích nghi đối với những tiêu chuẩn bên ngoài nhưng là một sự thay đổi bên trong khiến cho chúng ta sống có kết quả cho Đức Chúa Trời. Mặc lấy quyền năng là điều rõ ràng về công việc của Đức Thánh Linh. Sứ mệnh to lớn là phải đầy dẫy Đức Thánh Linh. Những linh hồn phải được cứu. Sứ mệnh phải đi trước dựa vào quyền năng thánh khiết. Tuy nhiên mục đích tối hậu là sự thờ phượng. Chúng ta muốn tất cả chúng ta đều là những khúc nhạc ngợi khen Đức Chúa Trời khi kế hoạch cứu rỗi của Ngài được hoàn tất thì mọi đầu gối phải quỳ xuống trước Ngài và mọi lưỡi sẽ xưng nhận Đức Chúa Giê-xu Christ là con Đức Chúa Trời (Phi 0 -11). Đó là điều mà trong sự thờ phượng,chúng ta có thể nhìn xem Đức Chúa Trời trong sự vinh quang và quyền năng của Ngài. Ở đó chúng ta làm mới lại động cơ truyền giảng của chúng ta đối với thế giới hư mất và đứng trước những thách thức của Hội thánh. Tất cả 3 phần của những từ nầy, có thể hiểu một cách chính xác đều có những mối liên hệ hổ tương và dẫn đến sứ mệnh.
Chúng ta hãy xem kết quả không hổ tương của 3 yếu tố trong sứ mệnh của chúng ta.
Một người có thể được ban quyền năng (BQN), thấy những phép lạ xẩy ra, biết những kỷ thuật để dẫn đến phong cách của sự thờ phượng, khao khát thờ phượng Đức Chúa Trời một cách chân thành (TP),nhưng tách rời ra khỏi sự thánh khiết (TK) thì không thể nào có sự phục hưng xảy ra. Danh Chúa Jesus không được tôn cao. Con người cảm thấy rằng họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà vẫn phục vụ Ngài, nhưng họ đã quên rằng Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, trọn cả cuộc đời chúng ta phải thánh khiết trước mặt Ngài như là một sự thờ phượng thật và sống động. Hãy dùng công thức như sau :
BQN + TP - TK = Cơ Đốc Giáo thỏa hiệp.
Nếu như Hội thánh thờ phượng một cách tự do, được ban cho ân tứ, dạy dỗ mạnh mẽ về sự thánh khiết nhưng lại không áp dụng về sự đầy dẫy Đức Thánh Linh thì Hội thánh đó sẽ không tăng trưởng và kiêu ngạo về những tiêu chuẩn thuộc linh, năng lực sẽ bị tiêu hao, ân tứ sẽ bị suy giảm,sự thờ phượng trở nên vô ích, sự chinh phục thế giới nầy cần phải được trang bị và Hội thánh sẽ trở nên một câu lạc bộ tự xác nhận “xin ban phước cho chúng tôi”. Thật vậy, sự nguy hại đó rất lớn, hơn nữa thế giới đã chưa nghe được Tin lành. Nếu như chúng ta không học về những gì Đức Thánh Linh không phán dạy cho Hội thánh Ngài. Đôi khi chúng ta bằng lòng với những gì chúng ta đạt được. Tuy nhiên điều tệ hại hơn là chúng ta cứ luôn giảng Tin lành cho những người đã là tín hữu trong Hội thánh.
TP + TK - BQN = Cơ Đốc Giáo không tăng trưởng.
Sự kết hợp giữa sự thánh khiết và quyền năng Thánh Linh đã đem lại hiệu quả nhưng lại đánh mất sự tự do trong việc nhận lấy sức mạnh từ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên đó là sự kết hợp có thể chấp nhận được đối với nhiều người. Một vài Hội thánh đã bằng lòng không thực hành những ân tứ trong việc thờ phượng, sự thánh khiết và sự ban Thánh Linh trở nên tiêu biến trong chính họ, những gì đạt đựợc về phần thuộc linh chỉ còn là tượng trưng bởi vì khải tượng quá rộng lớn còn chúng ta hoàn toàn đánh mất sự cảm động. Tuy nhiên, Phao lô đã thấy nhu cầu về sự tự gây dựng cho chính mình, nhu cầu của việc cầu nguyện, ngợi khen trong Thánh Linh. Ông đã trông thấy nhu cầu cho phép người khác gây dựng ông qua các chức vụ ân tứ. Điều nầy xảy ra đầu tiên trong việc thờ phượng.
TK + BQN - TP = Cơ Đốc Giáo Kiệt Sức
Không có hai yếu tố nầy thì không nên có yếu tố thứ ba. Bi thảm thay một số Hội thánh đã cố gắng để có một yếu tố nhưng lại không có yêu tố kia. Khi chúng ta nhận thức và hiểu rõ việc ban quyền năng Đức Thánh Linh có ý nghĩa trên sự thờ phượng thánh khiết thì chúng ta có thể biết được lý do tại sao Phao Lô đã đặt những điều nầy ưu tiên cho tín hữu Êphêsô. Những Hội thánh ở vùng Tiểu Á tiếp bước sự nhấn mạnh của Hội thánh mẹ ở tại Êphêsô. ngay cả những người chưa thấy Phao lô cũng sẽ làm quen với những khuôn mẫu nầy. Cơn phục hưng đã lan tràn đến những Hội thánh nhánh ở vùng Tiểu Á.
Tại sao phải chú trọng vào sự thờ phượng?Tín hữu tại Êphêsô đã đưa ra 5 lý do:
Tất cả để ca ngợi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Êphêsô 1.
Êphêsô 1 cho chúng ta biết về mục tiêu của ba ngôi Đức Chúa Trời vận hành trong và xuyên suốt Hội thánh của Ngài với mục đích để ngợi khen sự vinh hiển của Ngài. Ba lần cụm từ “để ngợi khen sự vinh hiển của Ngài”được lập lại trong thư tín thứ 1. Vấn đề không phải là chúng ta làm được bao nhiêu cho Chúa, chúng ta khéo léo chừng nào hay là chúng ta được ban cho bao nhiêu ân tứ. Nhưng điều tốt hơn hết là Đức Chúa Trời được vinh hiển trong mọi công việc. Đây là sự tự do. Trách nhiệm của chúng ta là dâng lên cho Chúa đời sống, sự khôn ngoan và những ân tứ Ngài đã ban cho nhằm mục đích thờ phượng Ngài. Trách nhiệm của Ngài là ban quyền năng, vận hành qua chúng ta và làm cho chúng ta theo hình ảnh của Đấng Christ.
Hội Thánh Đầu tiên Quyền năng vượt qua những trở ngại
Êphêsô 2-3.
Êphêsô mô tả Cơ Đốc Nhân như là những người nhận ân điển của Đức Chúa Trời và trở nên một công dân đồng hành với dân sự, và là thành viên trong nhà của Ngài, sống động trong đấng Christ, liên hiệp trong mối thông công với Đức Chúa Trời và với những người khác, cũng là người thừa kế cùng với dân Ysơraên và là người nhận lãnh, cũng là người điều hành những điều mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, những Cơ Đốc Nhân ở Hội thánh đầu tiên đã nhận thức rằng họ ở trong Đấng Christ.
Điều nầy thật kỳ diệu, nó đã phá tan bức tường thành kiến về văn hóa. Ngăn cản lớn nhất trong sự truyền giảng là đem Tin Lành vượt xa hơn ngôn ngữ và luật lệ của người Do Thái để người ngoại cũng có thể đến với vương quốc của Đức Chúa Trời. Điều đó có thể đến qua một cái nhìn trọn vẹn về Đức Chúa Trời, chúng ta đang sống trong Đấng ấy và những gì Ngài mong ước cho thế giới. Với lý do đó khi chúng ta được chạm đến ân điển của Ngài,những sự khác biệt về con người cũng bị suy giảm hay được đánh giá sâu sắc. Đức Chúa Trời ban cho tất cả chúng ta cùng một Đức Thánh Linh.
Không có một sự tham khảo nào về đại mệnh lệnh trong sách Công Vụ và những thư tín của Phao Lô. Tuy nhiên sự chấp nhận của Hội thánh đầu tiên về điều đó đã phản ánh những gì họ đã nói và họ đã làm. Hội thánh đầu tiên đã trãi qua những kinh nghiệm về sự tràn đầy Đức Thánh Linh . Họ đã được ban cho sự khôn ngoan, các dấu hiệu, các điều kỳ diệu và sự hiệp nhất thánh khiết trong sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Nhiều Cơ Đốc Nhân đã kinh nghiệm ngày lễ Ngũ tuần trên chính họ và giúp họ làm những điều mà chính họ không thể làm.
Phao lô luôn luôn nhận biết rõ về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của mình và sứ mệnh đặc biệt của ông đối với dân ngoại. Ông đã nói về sự khải thị đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với ông và ông luôn đòi hỏi sự xác nhận về điều đó trong sự lãnh đạo ở Hội thánh Giêrusalem. Điều đó nằm trong sự ràng buộc đối với sứ mệnh mang tính cá nhân nầy và quyền năng ân tứ Thánh Linh mà Phao Lô đã thành lập Hội thánh một cách hiệu quả xuyên qua vùng Trung Đông của thế giới. Sự thật của vấn đề nầy là Hội thánh không bao giờ có thể hoàn thành đại mệnh lệnh của Đức Chúa Trời bằng cách cố gắng vâng giữ điều đó bằng sức mạnh của chính họ. ngay cả nếu như tâm thần thì sẳn sàng mà thể xác thì yếu đuối. Vì thế chúng ta cần mặc lấy quyền năng Thánh Linh và sự thăm viếng của Đức Chúa Trời một cách cá nhân trên đời sống của chúng ta.
Hội Thánh là trường học để chuẩn bị cho chúng ta.
Êphêsô 4
Trong Eph 4 và song song trong 1 Côrinhtô 14 và Ro 12, hình ảnh của Hội thánh được xem như là trường học của Đấng Christ. Những cụm từ dưới đây đưa chúng ta vào bối cảnh của trường học. Trong Eph 4 đã dùng :
“Ngài ban ... các thánh đồ để phục vụ đắc lực cho Ngài ... sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết về con của Đức Chúa Trời ... không như trẻ con nữa ... bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc ... Nhưng anh em học biết Đấng Christ thì chẳng phải như vậy ... Hãy nói thật với kẻ lân cận mình.” Và trong ICo 14 có một cụm từ như sau : “Tất cả đều được chỉ dẫn và khích lệ ... tôi mong muốn ... hướng dẫn người khác ... tiên tri cho những tín hữu ...cân nhắc cẩn thận về những gì đã nói.”. Trong Ro 12 nói về sự biến đổi tâm trí , sự thử nghiệm và xác nhận ý muốn Đức Chúa Trời, nghĩ đến ngày phán xét của Chúa cách nghiêm chỉnh và thực hành ân tứ của Chúa cách chuyên tâm.
Chúng ta tập hợp lại để thờ phượng Chúa bởi vì trong sự hiệp nhất, chúng ta học được sự dâng mình của chúng ta để chứng tỏ sự thờ phượng Ngài. Hội thánh không phải là một nơi chủ yếu cho những công việc của Đức Chúa Trời được thực hiện; nhưng Hội thánh là nơi chủ yếu mà người ta học hỏi công việc Đức Chúa Trời. Chúng ta học về sự thực hành những ân tứ thuộc linh. Chúa Jesus là một nhà quản trị, một giáo sư giảng dạy và là mục đích tối hậu của ngôi trường nầy. Đức Thánh Linh đã dạy dỗ chúng ta trong chức vụ và để chúng ta đến với người khác. Chúng ta sẽ được tăng trưởng khi chúng ta đến thờ phượng và thông công với nhau. Sự thờ phượng dẫn chúng ta đến sự thông công sâu nhiệm hơn. Chúng ta học hỏi về sự yêu thương và chấp nhận người khác như bản chất của họ. Chúng ta tìm kiếm sự gây dựng lẫn nhau. Chúng ta nhận thấy mỗi thành viên nầy cần đến những thành viên khác. Sự thông công sâu hơn có thể đưa chúng ta đến sự yêu mến Chúa nhiều hơn. Chúng ta phát triển lối sống của mình để phản chiếu sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Những đời sống được thay đổi ảnh hưởng đến thế giới.
Eph 5-6.
Những công việc có liên quan đến sự thờ phượng thật rõ ràng . Khi Đức Chúa Trời tác động thật sự vào chúng ta thì cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi. Eph 2 - đề cập đến một chuỗi quan hệ giữa con người với con người nhằm để xây dựng trên những nguyên tắc trường tồn. Những mối quan hệ nầy là một phần trong sự thờ phượng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Mối quan hệ của Chúa với Hội thánh được hình thành trên cơ sở những mối quan hệ cá nhân đối với Hội thánh. Những cư xử trong gia đình , mối quan hệ chủ - tớ là những cơ hội cho chúng ta tôn vinh Đức Chúa Cha trên trời. Chúng ta sống không phải cho những gì trong cuộc sống nầy nhưng cho tình yêu Đấng Christ mà chúng ta có thể chia xẻ lẫn nhau. Đối với Phao lô, thần học là ân điển và đức tin là lòng biết ơn. Ba chương đầu đã làm cho chúng ta tràn đầy ân điển của Đức Chúa Trời, và Phao Lô đã đáp ứng sự biết ơn đó.
Vợ - Chồng là một món quà của Thượng Đế ban cho loài người. Mặc dù đối với họ vấn đề hôn nhân là quan trọng để cân nhắc,nhưng vấn đề chính là họ có đáp ứng lại những gì đối với ân điển của Đức Chúa Trời hay không. Vấn đề quan trọng được đặt ra là sự đầu phục và bình đẳng trong vai trò lãnh đạo đối với chồng và vợ. Câu hỏi là liệu chúng ta có đối xử với nhau theo ân điển của Chúa hay không?. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dựa trên nguyên tắc uy quyền và tự do, kỷ luật và dể dãi, những hoàn cảnh chung quanh và sự di truyền. Câu hỏi quan trọng là làm như thế nào cuộc đời tôi phản chiếu ân điển của Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh?
Người chủ phải nhận thức rằng họ cũng là tôi tớ của một người chủ trên trời là Đức Chúa Trời, và phải đối xử với nhân viên của họ giống như Đức Chúa Trời đã đối xử với họ, nhờ đó nhân viên có thể cất đi những nặng nhọc trong công việc của họ như chính Chúa là người chủ của họ vậy cho đến kỳ họ sẽ nhận lãnh phần thưởng từ trời cho dù cuộc sống của họ không mấy công bằng. Cuộc cách mạng về đời sống mới nầy đã trình bày sự xâm nhập của vương quốc Đức Chúa Trời vào thế giới trong thế kỷ đầu tiên nầy.
Sự thờ phượng đưa đến sự đắc thắng trong trận chiến thuộc linh.
Ê-phê-sô 6
Eph 10-14 cho chúng ta biết cách để chống lại Satan. chúng ta không thể chống lại ma quỉ bằng học vị của mình, tài sản thừa kế của gia đình, sự mưu trí của con người hay bằng địa vị xã hội. Satan sẽ cười vào chúng ta, chúng ta phải chiến đấu bằng chính những khí giới mà Đức Chúa Trời cung cấp. Trong Es 11:4-5 và 59:17 đã vẽ lên một bức tranh chính Đấng Mêsi đã mặc lấy khí giới nầy. Bây giờ chúnh ta phải đặt ưu tiên vào việc mặc lấy khí giới để chống lại kẻ thù.
Một vài học giả cho thấy, khí giới của Đức Chúa Trời được trọn vẹn khi đặt vào trong Chúa Jesus Christ. Làm sao chúng ta có thể nhận ra dây nịt lưng bằng lẽ thật, mão trụ bằng sự cứu chuộc, áo giáp bằng sự công bình, giày dép bằng sự sẵn sàng của phúc âm hòa bình, gươm của Thánh Linh? Những điều nầy được thực hiên trong Đấng Christ . Chúng ta phải được mặc lấy trong sự tạo dựng mới, đó chính là Đức Chúa Giê-xu Christ (xem IICo 7).Và điều nầy chỉ xảy ra khi chúng ta để Đấng Christ hướng dẫn đời sống của chúng ta, và khi chúng ta dành thời gian ở trong sự hiện diện của Ngài, ngắm xem bản chất của Ngài và đồng thời hiểu rõ sự dẫn dắt của Ngài. Khi Satan tấn công,chúng ta không nên tấn công bằng áo giáp hay bằng gươm nhưng bằng danh xưng và bản tánh của Đức Chúa Giê-xu Christ. Chúng ta hãy để Đức Chúa Trời chiến đấu thay cho chúng ta. Trong Ngài chúng ta có sự chiến thắng. Quả thực, Phao lô đã khẳng định, chúng ta hơn cả những người đi chinh phục.
Chương 8: SỰ BẮT ĐẦU
Các sách phúc âm không kết luận theo hình thức : Mathiơ ghi nhận đại mạng lệnh mà Hội thánh chưa hoàn thành dưới uy quyền được ban cho bởi Chúa Giê-xu . Mác kết luận và để lại cho độc giả sự mong muốn về quyền năng, và sự dư dật trong Chúa là Đấng có thể cất đi bất cứ hoàn cảnh nào cho dù vấn đề không còn hy vọng gì nữa. Sách Luca và Công Vụ có cùng chung một vấn đề. Lu 24 không phải là một sự kết luận. Hội thánh đầu tiên đã thực hiện sứ mệnh và công việc mà Đức Chúa Trời đã hoàn thành trên đất và sách Công Vụ cũng vậy. Sách Giăng chương 21 nhắc đến Phierơ về mạng lệnh của Chúa sau sự sống lại của Ngài, ám chỉ rằng Hội thánh sẽ phải thực hiện.
Tất cả những thư tín của Phao-lô nhằm để công bố sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến. Những ân tứ của Thánh Linh ban cho như là một tài sản mà Hội thánh sẽ nhận lãnh. Sách Hêbêrơ đã khích lệ chúng ta “lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho chúng ta”(He 12:1). Khải-huyền kết luận rằng : “Lại Chúa xin hãy đến - Amen”(Kh 22:20).
Mặc dù sẽ không có sự khải thị mới nào để thay thế hoặc vượt qua Kinh thánh, Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục phán dạy và Thánh Linh ban quyền năng cho Hội thánh của Ngài.
Vì vậy, quyển sách nầy không có một chương nào mang tính cách kết luận. Tôi hy vọng rằng cuốn sách nầy sẽ phục vụ cho nhiều Hội thánh khi bắt đầu trong chức vụ ân tứ. Sự bắt đầu cho những sinh viên là khi tốt nghiệp, khi họ đã hoàn tất khóa học của mình. Một Cơ Đốc Nhân không nên hài lòng với những kiến thức của mình, nhưng phải vui mừng về sự tăng trưởng và trưởng thành của mình. Phải biết rằng, chúng ta vẫn là những sinh viên, điều đó đánh dấu cho việc học đúng. Những học bổng Kinh Thánh phải dẫn đến sự thực hành đức tin của chúng ta và trang bị cho người Cơ Đốc trong chức vụ của mình .
Hội thánh là một trường học khi những tín hữu tập hợp lại, họ học làm thế nào để sử dụng ân tứ và để trở thành môn đệ của Chúa Jesus. Họ học cách gây dựng lẫn nhau. Khi họ ra đi, họ có thể áp dụng quyền năng của Đức Chúa Trời vào trong từng hoàn cảnh trong cuộc sống. Những ân tứ được sử dụng cách tốt nhất qua cách sống và thái độ tâm trí mong muốn sự hướng dẫn của Chúa và tiếng của Đức Thánh Linh phán qua mọi tín hữu trong mọi lúc. Rủi thay
đây chính là điều rất ít ai hiểu được.ngay khi phong trào về Đức Thánh Linh được nghĩ đến bằng những gì xảy ra cho một học viện, hoặc cho con người, như là một liều thuốc bổ, lại không có điều gì có ý nghĩa tiếp tục xảy ra. Thật sự, ngay cả biểu tượng của lễ Ngũ tuần cũng có thể bị sử dụng sai lạc như là chỉ để gợi lên một điều gì đó bên ngoài thêm vào cho đức tin. Sự tuôn chảy của Đức Thánh Linh chỉ có trong những cá nhân. Đó không chỉ đơn thuần là một thứ bổ sung, nhưng là một phong trào qua toàn bộ một đơn vị (cộng đồng và /hoặc cá nhân) của một quyền năng mà nó đổi mới toàn bộ một hoàn cảnh.174
Vì trận chiến thuộc linh, Cơ Đốc Nhân phải sử dụng quyền năng của Thánh Linh . Những luận lý thuộc linh đã chỉ dẫn chúng ta phải nói rõ để đội quân Cơ Đốc cùng tiến bước. Sự thông công của chúng ta sẽ cho thế giới biết chúng ta là ai.Không ân tứ nào bị dập tắc nhưng tất cả mọi ân tứ phải được dùng trong một phương cách riêng vào trong một mục đích đã định. Thế giới cần xem, nghe và biết về cuộc sống được biến đổi mà chúng ta có trong Đức Chúa Jesus Christ.
Tuy nhiên qua nhiều năm Hội thánh Chúa thường đặt sai một câu hỏi. Thay vì hỏi về vương quốc của Đức Chúa Trời, quyền năng và sự vinh hiển Ngài, thì họ lại hỏi về quyền năng cá nhân, uy tín và địa vị. Nhưng không ai có thể nhận lãnh sự vinh hiển từ Đức Chúa Trời. Chúng ta phải học cách đặt câu hỏi đúng.
Liên quan đến những ân tứ thuộc linh câu hỏi được đặt ra không phải là chúng ta có ân tứ nào mà là chức năng gì của những ân tứ đó được thực hiện trong thân thể Đấng Christ. Thay vì cố gắng xác định ai là người thuộc linh nhất trong vòng chúng ta, chúng ta nên học cách đánh giá sự đóng góp của nhau. Thay vì tranh cải người phụ nữ nên có vị trí trong chức vụ quần chúng thì chúng ta nên nhấn mạnh những cách thức chính xác của chức vụ.Thay vì hỏi những ân tứ nào siêu nhiên thì chúng ta cần phải nhận thức những ân tứ cách cụ thể, cần phải được thử nghiệm và nên được hoan nghênh như là một sự khích lệ để tăng trưởng khi chúng ta học cách để áp dụng chúng. Thay vì áp dụng những lý thuyết thần học thì chúng ta nên chia xẽ những ân tứ của Đức Chúa Trời ban cho trong tình yêu thương. Thay vì cơ cấu “đến”thì chúng ta sử dụng cơ cấu “đi”. Chúng ta nên đặt những câu hỏi cần thiết để tôn vinh Đức Chúa Trời, xây dựng Hội thánh và tác động đến thế giới.
Là con người, Hội thánh thường chấp nhận những thái cực. Một thái cực là sử dụng các ân tứ cách chủ quan, xem những người còn lại trong Hội thánh là không thuộc linh. Thái cực kia là phản ứng lại với những kinh nghiệm tiêu cực bằng cách lẫn tránh: Lửa thì cần phải sợ bởi vì sự lan tràn của nó, hoặc là, như một câu thành ngữ Trung Hoa đã nói “Chúng ta nên cắt những ngón chân cho vừa với đôi giày”. Quan điểm đầu tiên là tự hủy diệt: Mặc dù sự đói khát nhiều hơn về Chúa cần được khen ngợi, nhưng nên tránh đi những nguyên tắc Kinh Thánh cứng ngắt vì chúng sẽ phá hủy đi những cơn phục hưng mà chúng ta đang tìm kiếm. Quan điểm thứ 2 là tự chiến bại: Một Hội thánh thờ ơ với những nguồn ân tứ sẽ làm cho chính nó sẽ bị mất đi tính hiệu quả trong thế giới.
Đức Chúa Trời tìm kiếm những con người để hoàn thành sứ mạng của Ngài. Với một dân số thế giới đang tiến dần về 6 tỉ người, một thách thức về sứ mệnh đó lớn hơn bao giờ hết. Trong việc tác động để làm khô cạn đi chính thống đã dẫn đến sự mong muốn khôi phục Cơ Đốc Giáo ở thế kỷ thứ nhất. Sự kêu cầu về quyền năng và sự thánh khiết đã vượt quá mức bình thường. Đức Chúa Trời đã không làm thất vọng sự kêu cầu nầy. Đức Thánh Linh đã được đổ đầy trên mọi người khiến cho mọi tín hữu trở thành những thầy tế lễ và những nhà tiên tri cho thế giới, một thế giới hư mất và đói khát bởi vì không có sứ điệp Tin lành. Hội thánh cần phải đứng ở vị trí tốt nhất, phải cần được sàng lọc bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời do đó Hội thánh mới có thể hoàn thành sứ mệnh của mình.
Theo một số thống kê, lên đến 352 triệu người công bố mình là người nhận lãnh ân tứ.175 Những con số nầy đại diện cho những viên tượng tổ chức và giáo lý khác nhau, cho mức độ kinh tế và giáo dục,cho những nền văn hóa khác nhau, cho những biểu hiện sáng tạo của Đức Thánh Linh làm việc trong con người. Lần đầu tiên, những Cơ Đốc nhân là những người cải đạo và những giáo sĩ ra từ những vùng không thuộc miền Tây thế giới nhiều hơn từ miền Đông. Trong những quốc gia nầy, những giáo lý Ngũ tuần được chấp nhận và áp dụng. Sự dạy dỗ đúng đắn sẽ khích lệ việc tiếp tục sử dụng các ân tứ cách không sợ hãi. Với sự cân bằng của việc giảng dạy, những chức vụ của Thân thể,thờ phượng, cũng như đức tin, hy vọng, và tình yêu thương, Hội thánh sẽ chiến thắng và chiến thắng. Đức tin luôn dẫn chúng ta vượt qua những nơi chúng ta đang đứng, nhưng không vượt qua nơi mà chúng ta sẽ phải đến.
Lời cầu nguyện của tôi ấy là mỗi Hội thánh sẽ năng động tiến và những lãnh vực của các ân tứ thuộc linh. Mọi tín hữu đều phải quyết định Hội thánh nào mình sẽ gia nhập vào và theo sự lãnh đạo trong việc sử dụng các ân tứ. Những người lãnh đạo là rất quan trọng. Mặc dầu Đức Chúa Trời ban cho con người ân tứ lãnh đạo, họ cũng cần hội chúng xác nhận quyền lãnh đạo của họ. Những thành viên nhạy bén, khích lệ, sẵn lòng sẽ giúp đỡ người lãnh đạo lớn lên, vượt qua những khả năng và quan điểm của mình. Hội thánh cùng nhau học hỏi và tăng trưởng. Khi chúng ta trở nên nhạy bén với Đức Thánh Linh và với nhau, Chúa Giê-xu sẽ trở thành vị giáo sư của chúng ta và hướng dẫn chúng ta để hoàn thành chương trình của Ngài.
Mọi điều Cơ Đốc nhân làm là để thờ phượng Đức Chúa Trời. Ngài là vị khán giả, và đời sống chúng ta là sân khấu của sự cứu chuộc mà trên đó sự thờ phượng của chúng ta được trình diễn. Người truyền đạo không lao động cách cực nhọc trong Lời Đức Chúa Trời để gây ấn tượng cho hội chúng, nhưng giới thiệu Lời ấy như là một của lễ dâng lên cho Chúa. Chúng ta không làm việc vì cớ để gây ấn tượng hoặc chứng tỏ tầm vóc thuộc linh, nhưng như là một sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Điều nầy giải phóng các chức vụ của chúng ta. Chúng ta không còn bị ràng buộc bằng những ý kiến của người khác nhưng chỉ tìm cách trung tín với sự kêu gọi của Đấng Christ. Từ dòng chảy của sự thờ phượng chúng ta tìm thấy được sự ban quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời.Các ân tứ sẽ là một phần của cách sống bình thường của Hội thánh để gây dựng và truyền giáo. H. W. Robinson nói rằng:
Các tín hữu không “gia nhập”một Hội thánh, là điều đã tồn tại cách trọn vẹn mà không cần có họ; họ góp phần tạo thành Hội thánh, bằng chính tầm vóc thật của họ, bằng cách đánh thức phần của chính họ trong lợi ích của thân thể. Vì vậy sự soi dẫn thật của tín hữu được diễn đạt qua một câu nói nổi tiếng của một thần học gia Đức: “Tôi sẵn sàng làm cho Đấng Nhân Từ Đời Đời điều mà chính tay Ngài làm cho một con người.”Trong ý nghĩa nầy chúng ta có thể nói đúng rằng Hội thánh là Sự Hóa Thân tiếp tục của Đấng Christ.176
R. B. Chapmen thêm:
Mỗi cá nhân của một ekkllesia như vậy sẽ là một chứng nhân quyền năng (Cong 1:8), sở hữu tình cảm sâu sắc của người làm con đối với Chúa, e rằng mình sẽ làm tổn thương hay làm buồn Ngài. Sự bày tỏ của quyền năng Đức Chúa Trời sẽ là chức năng thông thường trong cộng đồng của họ (Cong 4:33), là những người sẽ được mọi người tôn trọng và yêu mến và qua họ nhiều linh hồn sẽ được cứu mỗi ngày (Cong 2:47).177
Amen! Nguyện điều đó được như vậy. Nguyền xin Hội thánh được đầy dẫy năng lực của mình và tác động đến thế giới.
PHỤ LỤC
Có Phải Sự Chữa Lành Ở Trong Sự Cứu Chuộc
Có phải Sự chữa lành ở trong Sự Cứu Chuộc
Nhiều giáo phái đã chứng kiến những ân tứ chữa lành. Những chuyên gia phát triển Hội thánh công bố rằng những dấu kỳ phép lạ là lý do chính của sự tăng trưởng nhanh chóng của Hội thánh trên toàn thế giới. Sách Mác nhấn mạnh điểm nầy: Khoảng 18 phần trăm sách tin lành Mác tường thuật những câu chuyện chữa lành (121 câu của 677 câu). Và trong mười chương đầu của ông (chức vụ của Chúa Giê-xu cho đến khi vào thành Giêrusalem), hơn một nửa (220 của 425 câu) liên hệ đến các phép lạ. Rõ ràng, chữa lành và giải phóng tương quan mật thiết với nhau trong sự công bố Vương quốc Đức Chúa Trời. Alan Richardson chỉ ra rằng một chìa khóa để Cơ Đốc giáo chiến thắng ngoại giáo trong thế giới cổ xưa là quyền năng để giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi ma quỉ.
Một số Cơ Đốc nhân tin rằng các ân tứ chữa các bịnh chỉ có trong thế kỷ đầu tiên, vào thời kỳ trước khi Kinh thánh hoàn thành, những người khác tin rằng sự chữa lành chỉ dựa trên quyền chủ tể của Đức Chúa Trời, còn những người khác nữa thì tin rằng các sự chữa lành là các dấu hiệu của sự xâm nhập của Vương quốc Đức Chúa Trời, là một sự biểu hiện trước của vinh hiển hầu đến. Những người Ngũ tuần luôn cho rằng sự chữa lành ở trong Sự cứu chuộc.
Căn bản Kinh thánh
Vấn đề trong sự bàn luận nầy là có phải sự chữa lành ở trong Sự cứu chuộc hay không? Đấng Christ đã đến thế gian đem đến quyền năng của Vương quốc là điểu rất hiển nhiên. Mặc dầu chúng ta chưa kinh nghiệm được tất cả các sự ứng nghiệm phước hạnh của vương quốc Đức Chúa Trời,lúc nầy chúng ta có thể chia xẻ các phước hạnh đó. Một phân đoạn Kinh thánh quan trọng cho sự diễn giải là Es 53:4-5 “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta, mà chúng ta tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.”
Mặc dầu những câu Kinh thánh nầy chủ yếu nói về sự cứu rỗi dân Ysơraên, thì những câu Kinh thánh nầy có thể nói về sự chữa lành thuộc thể cũng như thuộc linh hay không? Chúng tôi tin rằng nếu những câu Kinh thánh nầy liên hệ đến sự chuộc thế cho thì trong đó có cả sự chữa lành thuộc thể. Fee thừa nhận rằng: “đoạn văn trong Ê-sai không rõ ràng.”Lại nữa, “đây rõ ràng là một ẩn dụ cho sự cứu rỗi,”và, hơn nữa: “trong truyền thống tiên tri sự cứu rỗi như vậy cũng bao hàm cả sự chữa lành của những vết thương của con người xảy ra trong sự đoán xét của họ.”
Rất khó để lẫn tránh những ngụ ý thay thế trong đoạn Kinh thánh nầy. Động từ nasa (chịu) được dùng thường xuyên trong Lêviký 16 để chỉ về sự chuộc tội của các tế lễ. Điểm tương phản của các đại từ:“người”/ “chúng ta”, “của người”/ “của chúng ta”(53:4-6,8,11-12) đem lại đặc tính thay thế của đoạn Kinh thánh nầy; nó nói về một công tác mà chỉ có người đầy tớ chịu khổ mới có thể hoàn thành vì tội lỗi của chúng ta.
Từ ngữ “sự đau ốm”(choli) được dùng trong Cựu ước chủ yếu để chỉ về các bịnh tật trong thân thể và đôi khi là các vết thương (ví dụ, Phu 7:15 “tật bịnh”; 28:59 “chứng độc bịnh hung”; 28:61 “các thứ chứng bịnh”). Từ ngữ makob (“gánh”trong Es 53:4) được dùng để chỉ sự đau đớn, hầu hết là về phần tâm linh hoặc tinh thần, dù rằng đôi khi chỉ về thuộc thể.182 Người đầy tớ chịu thống khổ là “con người buồn bực”(makob, Es 53:3). Người “gánh sự buồn bực của chúng ta”(Es 53:4). Từ ngữ “được lành bịnh”(53:5) tiên báo về sự hoàn tất của sự cứu chuộc. Cụm từ “bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ”là điều tiên tri về thập tự giá.Vì vậy, Es 53:5 đưa ra hình ảnh của một chữa lành được hoàn tất qua những vết thương của một người đầy tớ.
Ý nghĩa không chỉ đơn giản rằng Vị Tôi Tớ của Đức Chúa Trời cùng thông công trong những sự đau khổ của chúng ta, nhưng rằng Ngài mang lấy trên chính thân Ngài những sự đau khổ mà chúng ta phải chịu hoặc đáng phải chịu, và vì thế cất bỏ chúng (như Mat 8:17), nhưng là mang lấy chúng trên chính thân Ngài, để Ngài có thể giải phóng chúng ta khỏi chúng.
“Do đó,”theo Claus Westermann, “sự chữa lành được đem đến cho những người khác (câu 5) bởi những lằn roi của Ngài cũng như sự tha thứ tội lỗi của họ và sự tiêu trừ sự đoán phạt mà họ phải chịu, mà có thể nói rằng, sự khốn khổ của họ.”
Đức Thánh Linh hà hơi trên những tác giả Tân ước để họ liên hệ đến phân đoạn Kinh thánh nầy như là một sự ứng nghiệm trong Đấng Mê-si. Cả Mat 8:17 và IPhi 2:24 liên hệ đến Es 53 trong mối tương quan đến sự cứu rỗi và sự chiụ khổ thay. Robert Gundry nói về những chổ trưng dẫn trong Mathiơ “Những chỗ trưng dẫn trong Mathiơ từ Ê-sai đều xảy ra trong các phần tóm tắt về công tác cứu rỗi của Chúa Giê-xu. (Cũng xem Mat 27:57; so sánh Es 53:9.)” David Hill nói rằng: “Trong thời Mathiơ, Es 53 được diễn giải theo nghĩa của Đấng Mê-si và được áp dụng cho Chúa Giê-xu.” Fee, nghiên cứu Tân ước về Es 53, chỉ ra rằng Chúa Giê-xu, Phao-lô, và Hội thánh Đầu tiên luôn trông đợi rằng Đức Chúa Trời sẽ chữa lành các tật bịnh vật lý, rằng họ chấp nhận đoạn văn nầy “vừa như là sự ẩn dụ về sự cứu rỗi (IPhi 2:24) vừa như một lời hứa về sự chữa lành thân thể (Mat 8:17).”
Philíp trưng dẫn Es 53:7-8 trong Công vụ (Cong 8:32-35) và Phao-lô trưng dẫn Es 52:15 trong Rôma (Ro 15:21) đều trong bối cảnh xem Đấng Christ như là một người đầy tớ chịu thống khổ. Thật sự, sự hiểu biết của chính Chúa Giê-xu về chức vụ của Ngài liên quan chặt chẽ đến những đoạn Kinh thánh nói về người đầy tớ chịu thống khổ. (Xem mối liên hệ chặt chẽ giữa Ê-sai 53 và Mac 8:31; 9:12,31; 10:45. Cũng xem IPhi 2:22,24; so sánh Es 53:5,9.)
Một số người không chấp nhận Es 53 là lời tiên tri về Đấng Mê-si hay là sự dạy dỗ về sự cứu chuộc. Họ tin rằng Chúa Giê-xu áp dụng đoạn Kinh thánh nầy cho chính Ngài, chứ không phải sự ứng nghiệm lời tiên tri cũng không phải là kết quả của sự luận giải. Lý lẽ nầy nêu lên sự tự do mà bởi nó các tác giả Tân ước và Chúa Giê-xu sử dụng các đoạn Kinh thánh Cựu ước. Rõ ràng Es 52:13 đến 53:12 bàn luận về sự cứu chuộc của người đầy tớ chịu thống khổ. Nó được tất cả các phần trưng dẫn trong Tân ước xác nhận.
Mat 8:16-17 trưng dẫn điều gì trong Es 53:4? Phảichăng đây là chổ trưng dẫn về sự cứu chuộc, sự mang lấy tội lỗi và bịnh tật,hay chỉ là dấu hiệu của việc xác nhận quyền Đấng Mê-si của Chúa Giê-xu? Một số người nghĩ rằng đoạn Kinh thánh trong Mathiơ không liên quan đến Sự cứu chuộc hoặc sự chịu khổ thay cho bởi vì những động từ Hy lạp không ám chỉ đến Sự cứu chuộc, nhưng đơn giản chỉ là những sự chữa lành kỳ diệu để tiêu trừ sự khốn khổ (elaben: “cất đi”, ebastasen: “tiêu trừ”). Tuy nhiên, W. F. Albright và C. S.Mann nói rằng: “Trong văn cảnh của Ê-sai53, sự đồng hóa Chúa Giê-xu với Người Tôi Tớ dường như không chỉ đòi hỏi việc tiêu trừ sự khốn khổ đơn thuần.” Mat 8:17 trưng dẫn Es 53:4 phải liên quan đến công tác cứu chuộc của Đấng Christ, và ở đây nó được áp dụng cho sự chữa lành thân thể.
Đấng Christ thật là một con người độc nhất của lịch sử, là Đấng Mê-si, là Đức Chúa Trời-Con người; chúng ta không thể so sánh chức vụ của Ngài với chức vụ của chúng ta trong bất cứ lãnh vực nào.Nhưng chúng ta cũng không thể cô lập Mat 8:16-17 khỏi bối cảnh Hội thánh Đầu tiên của nó. Mathiơ viết sau khi Chúa Giê-xu chịu thống khổ. Ông tìm cách chứng minh cho những độc giả người Giu-đa của ông rằng Đấng Christ chịu đóng đinh và đã sống lại là Đấng Mê-si và rằng Ngài đã làm ứng nghiệm những điều nói về Ngài trong Cựu ước. Sự chữa lành mà Đấng Mê-si đem đến bao gồm cả sự giải phóng tâm linh, tình cảm, thân thể vật lý, kinh tế, và chính trị. Hội thánh Đầu tiên tin điều nầy. Họ thấy các phép lạ làm cho Hội thánh tăng trưởng . Như MacDonald kết luận rằng:
Sự chống đối rằng những câu Kinh thánh nầy không thể chỉ về Sự cứu chuộc bởi vì đã chưa bị đóng đinh, là không có căn cứ. Ngài là “Chiên Con bị giết từ buổi sáng thế,”và trên căn bản nầy Ngài cũng có thể và đã tha tội trước thời kỳ thập tự giá.
Hãy chú ý đến thể song song của Đại mạng Lịnh với chức vụ của chính Chúa Giê-xu:
“Chúa Giê-xu đi . . . dạy dỗ . . . giảng tin lành . . . chữa lành”(Mat 4:23).
“Chúa Giê-xu đi . . . dạy dỗ . . . giảng tin lành . . . chữa lành”(Mat 9:35).
“Khi đi đàng, hãy rao giảng . . . chữa lành”(Mat 10:7-8).
“Hết thảy quyền phép . . . đã giao cho ta. Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân(khiến muôn dân thành môn đồ ta) . . . làm phép báp têm . . . và dạy”(Mat 28:18-20).
Trong cả thể song song ngữ pháp và nội dung thần học, khuôn mẫu cho chức vụ của Chúa Giê-xu và các môn đệ của Ngài như nhau. Trong hai mối quan hệ thực tập, Chúa Giê-xu đã ban cho các môn đệ quyền phép để chữa lành kẻ bịnh. Mặc dầu Mat 28 không nói đến sự chữa lành, rất có thể nó được xếp vào dưới “hết thảy quyền phép”mà Đấng Christ đã nhận. Rồi đến lượt Chúa Giê-xu thấy chức vụ và quyền phép của Ngài được ban cho các môn đệ của Ngài.
Hơn nữa, như các phép lạ chữa lành đi sau sự huấn luyện các môn đệ trong Mathiơ (chương 8-9 và 5-7), một số các phép lạ như vậy được Lu-ca ký thuật trong bối cảnh huấn luyện môn đệ (Lu 5:27 đến 6:49). Nói cách khác, những phép lạ nầy không chỉ công khai xác nhận các lời công bố của Chúa Giê-xu, nhưng còn là một sự huấn luyện cẩn thận các môn đệ của Ngài trong chức vụ của họ. Lu-ca hiểu rằng điều bắt đầu trong sách tin lành của ông với việc mở đầu cho chức vụ trên đất của Chúa Giê-xu vẫn cứ tiếp tục sau khi Ngài thăng thiên (trong sách Công vụ). Các tác giả các sách tin lành xem Hội thánh là chức vụ tiếp tục của Đấng Christ trên đất.Các phép lạ không phải là những thứ phụ, nhưng liên quan chặt chẽ với chức vụ.Vì vậy Gundry nói rằng (liên hệ với Mat 8:17): “Cùng với sự tha tội . . . một thân thể vật lý khỏe mạnh được xem là tượng trưng cho kỷ nguyên của Đấng Mê-si (Es 29:18; 32:3-9; 35:5-6). Vì vậy, chúng ta đã làm đúng khi theo nghĩa đen của Mathiơ.”
Vấn đề sự chữa lành trong Sự cứu chuộc phải bắt đầu với sự sa ngã của loài người trong Sa 3. Sự rủa sả bao gồm: Hình ảnh Đức Chúa Trời trong chúng ta bị hủy hoại, thiên nhiên và sinh vật không còn sanh trái cho con người như chúng đã từng, và mọi người đều phải đối diện với đau khổ và phải chết phần thân thể. Từ giữa lời rủa sả nầy Đức Chúa Trời nhen lên một tia hy vọng mà nó sẽ ra từ người nữ. Đấng Mê-si sẽ đến để hủy diệt tất cả mọi điều thuộc về con rắn. Dấu hiệu của Đấng cứu chuộc bắt đầu từ Vườn Ê-đen. Sự cứu chuộc đó nói lên điều gì? Tất nhiên, tất cả những ảnh hưởng của lời rủa sả đó đều quay ngược lại.
Hình ảnh Đức Chúa Trời bị phá hủy trong con người có thể bắt đầu được khôi phục qua sự tăng trưởng để giống với ảnh tượng của Đấng Christ: Cơ Đốc nhân là những tạo vật mới trong Đấng Christ (ICo 5:17).Vũ trụ cũng như thân thể đều được cứu chuộc (Ro 8:21,23). Đấng Christ có quyền trên sự chết (ICo 15:54-57). Các viễn cảnh của một thân thể vinh hiển, một trời mới và đất mới, và mối thông công đời đời với Đức Chúa Trời đã được sắm sẵn bởi vì Đấng Christ đã đảo ngược các ảnh hưởng của lời rủa sả bằng cách đánh bại Satan ở Gôgôtha. Ngài đã cứu chuộc con người khỏi sự rủa sả của Luật pháp (Ga 3:13).
Trong Cựu ước, sự rủa sả đó bao gồm cả xiềng xích trói buộc tâm linh cũng như thể xác. Dân Ysơraên phải nhìn vào con rắn bằng đồng để được chữa lành thân thể và tâm linh. Đây là hình ảnh của sự chết của Chúa Giê-xu trên đồi Gôgôtha. Nếu cả sự tha thứ và sự chữa lành đến bởi việc nhìn vào hình ảnh đó, thì sự ứng nghiệm của hình ảnh đó cao trọng hơn là dường nào? Thật sự, mỗi phước hạnh mà chúng ta nhận lãnh hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều là kết quả của công tác cứu chuộc của Đấng Christ. Turner đúc kết cho sự thảo luận nầy khi ông chỉ ra rằng sự trình bày của các sứ đồ về phúc âm áp dụng cho cả con người, chứ không phải chỉ có phần hồn đã lìa khỏi xác như trường phái Plato hoặc Aristote. Nói về những người Ngũ tuần, ông nói rằng:
Họ đặt sự chữa lành vào lại trong nghị trình thuộc linh, và đặt nó vào trong sự cứu chuộc (so sánh Mat 8:17; Es 53:4),là nơi nó thuộc về - thật ra lợi ích nào của sự cứu rỗi mà không xuất phát từ sự cứu chuộc?
Dựa trên điểm cơ bản nào khác mà Hội thánh quản trị ân tứ chữa lành? Tại sao Gia-cơ lại dạy chúng ta phải mời các trưởng lão của Hội thánh đến xức dầu và cầu nguyện để một người được chữa lành?Chẳng phải chính Hội thánh và tất cả các ân tứ của Đức Thánh Linh đều là kết quả của Sự cứu chuộc của Đấng Christ sao? Làm thế nào chúng ta có thể giảng về một thân thể phục sinh vinh hiển nếu thân thể không được kể đến trong sự cứu chuộc của chúng ta? Đức Chúa Trời bởi chính bản tánh của Ngài là Giê hô va -Rô phê ca, là Đức Chúa Trời Đấng chữa lành. Ngài ban danh xưng của Ngài để bày tỏ bản tánh Ngài khi cung cấp sự chữa lành cho nguồn nước trong đồng vắng. Từ ngữ Hy lạp sozo vừa có nghĩa là sự cứu rỗi vừa có nghĩa là sự chữa lành. Chúa Giê-xu đến để cứu toàn bộ con người. Chức vụ của Ngài và của các môn đồ cho thấy điều đó.Chúa Giê-xu chữa lành không chỉ đơn giản vì cớ chữa lành cho con người, nhưng để Đức Chúa Trời được vinh hiển, chức vụ của Ngài được xác nhận, kẻ khốn khổ được buông tha, con người được kéo gần đến sự hiểu biết sâu xa hơn về chức vụ Đấng Mê-si của Ngài và những trách nhiệm của họ. Tất cả những điều Ngài làm đều dựa trên công tác mà Ngài đến để thực hiện tại Gôgôtha.
Kinh thánh đưa ra hai thời kỳ: thời kỳ trước và thời kỳ sau. Thời kỳ sau là khi Đấng Mê-si đến. Đức Thánh Linh sẽ được đổ xuống trên mọi người, nhiều phép lạ được thực hiện. Các dấu hiệu không bị giới hạn trong phần đầu của thời kỳ cuối cùng, cũng không phải chỉ trong một thời kỳ tạm thời giữa thời kỳ trước và thời kỳ sau. Vương quốc Đức Chúa Trời của Đấng Mê-si sẽ là một Vương quốc chữa lành, thay đổi đời sống, cứu chuộc, giải phóng.Cùng lúc đó, những phước hạnh nầy chỉ là của đặt cọc cho sự phước hạnh của sự đầy trọn của tương lai trong Đấng Christ.
Phương Pháp Hóa Thân đối với Sự Chữa Lành
Chỉ tin vào các phép lạ như là công việc chủ tể của Đức Chúa Trời đã bỏ qua nhiều phần Kinh thánh trưng dẫn nói lên rằng Đức Chúa Trời tôn trọng đức tin của những người tìm kiếm Ngài, dựa trên công tác vĩ đại mà Ngài đã thực hiện tại Gôgôtha. Quan điểm nầy không đặt một trách nhiệm nào trên con người và thường dẫn đến một quan điểm thụ đông về đức tin.“Nếu Đức Chúa Trời muốn”trở thành một câu nói biện minh cho sự thiếu một đức tin năng động.
Mặt khác, một số người tin rằng sự chữa lành hoàn toàn là vấn đề chọn lựa của con người, bởi vì Đấng Christ đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta và cho bịnh tật của chúng ta. Giao ước của Đức Chúa Trời trở thành trách nhiệm của con người bởi vì Đức Chúa Trời đã làm xong phần của Ngài. Họ tin rằng bịnh tật là hậu quả trực tiếp của tội lỗi trong đời sống một người. Mặc dầu quan điểm nầy khích lệ một đức tin năng động, thì người thực hành đức tin ấy luôn cảm thấy tội lỗi bởi sự tự hào và kiêu ngạo. Những người không được chữa lành cũng cảm thấy mình có tội, cho rằng mình đau yếu là do một tội lỗi nào đó, hoặc do thiếu đức tin, hoặc thiếu cầu nguyện.
Nhưng nếu Đức Chúa Trời cứ bị quấy rầy bởi mọi thứ thiếu hụt trong đời sống chúng ta, thì điều nầy nói lên điều gì về bản tánh của Đức Chúa Trời? Có phải Ngài là Đấng bất thường, hay thay đổi, hay xét nét, hoặc Ngài là Đấng yêu thương, nhơn từ, và thành tín? Cả quan điểm quyền chủ tể lẫn quan điểm ý chí tự do đều không trả lời cách thỏa mãn cho những câu hỏi về phần của Đức Chúa Trời và phần của chúng ta trong vấn đề chữa lành.193
Một số người nhấn mạnh trên sự chữa lành lạ lùng, tức thời. Họ cho rằng người bịnh không nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc thuốc men, vì làm như vậy là tỏ ra thiếu đức tin hoặc mức độ đức tin thấp kém. Theo họ, những người được chữa lành cách từ từ không phải được chữa lành bởi ân tứ chữa bịnh, nhưng bằng những cách khác, như sự đặt tay của các trưởng lão,sự xức dầu, cầu nguyện bởi đức tin, hoặc hay ba người hiệp ý với nhau trong sự cầu nguyện.
Mặc dầu trên đây là những phương pháp chữa lành khác nhau, thì phương pháp nầy không cao trọng hoặc thuộc linh hơn phương pháp kia. Mọi sự chữa lành đều phát xuất từ sự quan phòng của Đức Chúa Trời.
Trong sự chữa lành, Đức Chúa Trời có phần của Ngài, chúng ta có phần của chúng ta. Chữa lành không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, nhưng là trách nhiệm của toàn thể anh chị em tín hữu yêu thương chăm sóc nhau trong Đấng Christ. Một số sự chữa lành có thể xảy ra cách lạ lùng, số khác cách từ từ. Nhưng mục đích tối hậu vẫn là trưởng thành để giống với ảnh tượng của Đấng Christ.
Mặc dầu Đức Chúa Trời chữa lành, chúng ta cũng có trách nhiệm trong sự chữa lành đó. Bởi vì mỗi phần trong thân thể chúng ta đều tương quan với nhau và ảnh hưởng đến những chi thể khác (xem hình 7). Nhiều bịnh tật liên quan đến tình cảm, tâm trí, và nhận thức của chúng ta.
Tội lỗi trong tâm thần có thể ảnh hưởng đến thân thể. Đưa vào tâm trí những tư tưởng tiêu cực như giận dữ, ngã lòng,ganh ghét có thể ảnh hưởng đến thân thể, những mối quan hệ, lời nói, những cảm xúc của chúng ta. Ăn những thức ăn không thích hợp, không dè giữ sự hiệp một trong các mối quan hệ, không tăng trưởng thuộc linh - tất cả những điều đó ảnh hưởng đến toàn bộ con người.
Thân thể
Hành vi Tâm trí
Những quan hệ Những cảm xúc
Lời nói Tâm thần
Hình 7. Những yếu tố của một con người đối với sự chữa lành
Đấng Christ đang tìm cách hủy diệt kẻ thù và tất cả những tay chân của nó. Ngài chỉ muốn những gì tốt nhất cho chúng ta. Những bước sau là trách nhiệm của con người trong việc nhận lãnh sự chữa lành.
Thứ nhất, ăn năn tội. Bịnh tật có thể hoặc không có thể là kết quả của tội lỗi trong đời sống của chúng ta. Đối với người đau bại được dòng từ mái nhà xuống, Chúa Giê-xu nói rằng căn bịnh là do tội lỗi (Mac 2:5); nhưng đối với người mù từ thủa sanh ra, Chúa Giê-xu nói đó không phải là tội lỗi của ông hay của cha mẹ ông (Gi 9:3). Một số người (như những người đến an ủi Gióp) cho rằng Gióp bị bịnh bởi tội của ông, tuy nhiên, Đức Chúa Trời lại xưng rằng ông là công bình (Giop 1:8; 2:3). Trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là tra xét lại đời sống mình và ăn năn bất cứ tội lỗi nào nếu có.
Thứ hai, tra xét những lãnh vực liên quan trong đời sống của bạn (xem hình 7). Thay vì tập trung trên nhu cầu phép lạ tức thì, chúng ta phải có trách nhiệm tăng trưởng trong tất cả các lãnh vực khác trong đời sống của chúng ta nữa.
Trong lời nói của chúng ta liên quan đến Lời Đức Chúa Trời - Chúng ta ca ngợi hay phàn nàn? Chúng ta có đối diện với các cảm xúc của mình hay chúng ta chôn dấu chúng? Cách sống chúng ta có hợp với tâm thần của chúng ta chăng? Chúng ta có đem vào trong tâm trí những điều gây dựng không? Chúng ta có để đủ thì giờ để thờ phượng, cầu thay hơn là để tiếc nuối, nặng gánh lo âu? chúng ta có tha thứ cho người khác làm tổn thương chúng ta không?Chúng ta ăn uống, nghỉ ngơi và vận động thích hợp chưa? Chúng ta có để dành thì giờ để tương giao với Đức Chúa Trời bằng cách học Kinh thánh và cầu nguyện không? Tất cả những điều nầy vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng trong ảnh tượng của Đấng Christ và ý muốn của Đức Chúa Trời.
Thứ ba, đem tâm trí của bạn vào trong Lời của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ rằng chỉ có lời của Đức Chúa Trời là chân lý và đời đời. Mọi điều khác sẽ qua đi. Chúng ta xây dựng trên những nền tảng đời đời. Điều nầy làm cho đức tin chúng ta mạnh mẽ để chúng ta không làm theo đời nầy.
Thứ tư, hãy nhận biết rằng chúng ta đang ở trong trận chiến thuộc linh. Chúng ta phải đánh trận bằng đức tin. Phủ nhận đau đớn hoặc bịnh tật trong thân thể là tự lừa dối. Nhưng hãy để những yếu đuối đó đem chúng ta đến sự hạ mình. Francis MacNutt diễn tả điều nầy như sau:
Tôi nghĩ rằng đo là một điều gì đó giống như trận ném bom trong cuộc chiến tranh. Tôi có thể biết rằng Đức Chúa Trời không muốn có chiến tranh; Tôi có thể tin chắc rằng Ngài chỉ muốn hòa bình.Nhưng bởi vì tôi đang sống trong thế giới lầm lạc nầy, tôi cố gắng để tồn tại,để chịu đựng cách tốt nhất mà tôi có thể trong khi những bom đạn đang rơi xuống.Tôi không nói rằng Đức Chúa Trời muốn chiến tranh, nhưng rằng chính kẻ thù làm điều đó. Tôi muốn trở về nhà, khỏi hiểm nguy, khỏi nguồn nước độc hại. Tuy nhiên, tôi đang ở đây, vì vậy tôi cố gắng hết sức để chịu đựng giữa sự gian ác nầy, cho đến khi nó qua đi. Tôi không nói rằng những điều ác là ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong một nghĩa nào đó, tôi chấp nhận chiến tranh, bởi vì đó là một phần của thế gian. Nhưng tôi cũng nói rằng chiến tranh là địa ngục, và tôi cầu nguyện cho hòa bình! Đối với bịnh tật cũng vậy.
Việc chúng ta cần các ân tứ chữa các bịnh ngụ ý rằng chúng ta không được miễn trừ khỏi những đau đớn của thân thể vật lý nầy. Những người lãnh đạo Cơ Đốc vĩ đại - đã sử dụng những chức vụ chữa lành cách quyền năng - đã đối diện với những đau đớn của thân thể. A. B. Simson, người sáng lập Hội Truyền giáo Hải ngoại, George và Stephen Jeffreys, những người sáng lập Hội thánh Ngũ tuần Hải ngoại, và mục sư Hsi của Hội Truyền giáo Nội địa Trung hoa, đã phải chịu đựng những đau đớn của thân thể. Hêbơrơ chương 11 ký thuật lại những người đầy tớ của Đức Chúa Trời chịu khốn khổ bởi cớ hầu việc Đức Chúa Trời. C. S. Lewis nói rằng: “Đức Chúa Trời thầm thì với chúng ta trong những sự vui mừng của chúng ta, nói với chúng ta trong lương tâm chúng ta, nhưng lại la lớn tiếng trong những đau đớn của chúng ta: Đó là loa phóng thanh của Ngài để kêu gọi thế giới câm điếc nầy.196
Trong trận chiến thuộc linh, nghe được những lời đặc biệt mà Đức Chúa Trời phán với bạn là điều rất quan trọng. Những nguyên tắc chung được áp dụng cho mọi trường hợp trong mọi lúc, nhưng những trường hợp đặc biệt đòi hỏi những lời khôn ngoan đặc biệt. Lấy trường hợp chiếm thành Giê-ri-cô là ví dụ. Dân Ysơraên không áp dụng những nguyên tắc chung để chiếm thành nầy như những thành khác. Họ đã phải đi vòng quanh thành bảy lần. Đức Chúa Trời không cần phải lặp lại một phương pháp nào cho mọi trường hợp. ngay cả khi chúng ta gặp phải một trở ngại nào, dường như chúng ta được kêu gọi phải đi vòng quanh nó bảy lần (cho rằng chúng ta có thể). Khi chúng ta đã cầu nguyện nguyện kỹ cho một vấn đề, chúng ta sẽ biết phải tin vào điều gì và sẽ tăng trưởng trong đức tin để công bố điều đó.
Thứ năm, trong khi con người tập trung trên sự chữa lành thân thể, mong muốn chủ yếu của Đức Chúa Trời là cho sự cứu rỗi của chúng ta và tăng trưởng để giống với ảnh tượng của Đấng Christ (Ro 8:28-30). Ngài mong muốn rằng những người khác được đem vào Vương quốc qua đời sống của chúng ta. Mặc dầu sự chữa lành thân thể là điều quan trọng, nó không phải là sự ưu tiên hàng đầu. Tiếc thay, đối với những người bịnh nó trở thành mối quan tâm duy nhất của họ. Lời cầu nguyện của chúng ta phải là “Lạy Chúa, xin sử dụng mọi phương cách và mọi hoàn cảnh để đem sự vinh hiển về cho Ngài.”
Thứ sáu, hãy ca ngợi Đức Chúa Trời và yên nghĩ trong Ngài. Có những lãnh vực không thuộc về sự hiểu biết của chúng ta. Chúng ta hoàn thành những lãnh vực trong trách nhiệm của mình và để phần còn lại cho Đức Chúa Trời. Chúng ta phải làm tất cả những gì chúng ta có thể cho sức khỏe, sự trọn lành của chúng ta, cũng như cho sự tăng trưởng để giống với ảnh tượng của Đấng Christ; chúng ta có thể lớn lên giữa những hoạn nạn của mình. He 11 nói về một số người khi sống bởi đức tin bị ném đá, bị cưa xẻ, bị chém giết. Chúng ta không có những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi của chúng ta. Hãy thực hiện phần của mình và để phần còn lại cho Đức Chúa Trời. Ca ngợi giúp chúng ta nhìn xem thế giới từ quan điểm của Đức Chúa Trời. Chúng ta cảm tạ mà vào các cửa Ngài, ngợi khen mà vào hành lang Ngài (Thi 100:4). Sự ca ngợi dâng vấn đề lên cho Đức Chúa Trời; đó là một bước của đức tin, nếm trước điều tốt nhất mà Đức Chúa Trời dành cho. Đó là một thái độ sống bày tỏ ân điển của Đức Chúa Trời cho những người khác.
Ở đây chúng ta không thể bàn luận đầy đủ tất cả những vấn đề liên quan đến những đau đớn và bịnh tật. Nhiều trường hợp cho thấy có những người có đầy đủ những phẩm chất cần thiết nhưng chưa được chữa lành. Bịnh tật không phải là điều đáng xấu hổ nếu chúng ta không đánh mất chiến thắng trong tâm thần mình và trở nên cây đắng và thất bại. Thời gian và phương pháp thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể tin chắc rằng chúng ta có một thân thể trọn vẹn đang chờ chúng ta trên thiên đàng.
Chúng ta hãy tóm tắt lại chương nầy. Mặc dầu sự chữa lành ở trong Sự cứu chuộc, rõ ràng mục đích đầu tiên và tối hậu của Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi con người và sự trở nên giống với ảnh tượng của Đấng Christ của họ. Khi một người bởi đức tin tiếp nhận Đấng Christ, người ấy có sự sống đời đời.
Ý muốn của Đức Chúa Trời ấy là chữa lành, trừ khi Ngài có một ý muốn cao hơn cho một hoàn cảnh nào đó. Có thể nói rằng,Đức Chúa Trời luôn luôn mong ước điều tốt nhất cho chúng ta để chúng ta có thể tôn vinh Ngài cách hiệu quả nhất. Các ân tứ của Ngài đều có mục đích, để chúng ta có thể gây dựng Hội thánh và vươn đến với tha nhân. Chúng ta phải cứ nhìn xem Ngài, không phải nhìn vào hoàn cảnh. Chúng ta đánh giá điều gì là tốt nhất trên căn bản tạm thời, nhưng Đức Chúa Trời biết điều gì là tốt nhất trên căn bản đời đời.
Hội thánh Đầu tiên đã không đưa ra những giáo lý sai lầm để cố giải thích mọi câu hỏi về sự chữa lành thiên thượng. Mục đích của họ là dùng quyền năng của Đức Chúa Trời để hoàn thành sứ mạng. Họ tiến đến trong quyền năng của lễ Ngũ tuần. Tuy nhiên, họ nhận biết rằng Đức Chúa Trời chấp nhận họ bởi sự cứu chuộc con người tội lỗi mà Chúa Giê-xu đã thực hiện. Cơ Đốc nhân là những tội nhân được cứu bởi ân điển. Sự trưởng thành không được đo lường bằng những sự mặc khải, nhưng bằng một tấm lòng yêu thương, một tâm trí khôn ngoan, một tinh thần khiêm nhường, và một mục đích của sự giảng hòa.
Sự tỏ mình của Phao-lô cho các trưởng lão tại Ê-phê-sô phản chiếu điều nầy cách tốt nhất (Cong 0:19-27). Ông đã có thái độ đúng đắn: khiêm nhường và nhiều nước mắt. Ông có phương pháp đúng: giảng tin lành trọn vẹn và tất cả những gì ích lợi cho họ. Ông có mục đích đúng: sự cứu rỗi cho mọi người. Vương quốc mà ông rao giảng không phải cho chính ông; ông sẽ không gặp lại họ. Ông cố gắng hết sức để rao giảng cho Đức Chúa Trời. “Mọi điều đó đến bởi Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta nhờ Đấng Christ mà được hòa thuận lại cùng Ngài, và đã giao chức vụ giảng hòa cho chúng ta”(IICo 5:18).Amen. Nguyện điều đó cũng ở trong chúng ta.
Leave a Comment